NKG – Update Q2.2015 earnings

by finandlife22/07/2015 17:01

NKG has announced Q2 earnings and accumulated 6 months first half of 2015 with quite positive results. We are pleased to update investors following a few key points:

- Galvanized corrugated steel (GCS) still the main product of the company with the proportion of 75% in the structure of commodities. According to the first 6 months VSA, GCS company’s market share accounts for 13%, continued to maintain the No.2 country after only HSG.

- Meanwhile, the proportion of Steel Box (SB) structures 21% of company goods, also recorded continuous growth over the years. Nam Kim SB accounted for 4.89% in the total sales volume of enterprises in Vietnam Steel Association and among the top 10 in production.

- The output of the whole company 6 months of this year reached 157,000 tons, an increase of nearly 11% compared to 6 months last year. However, Net sales only reached approximately 2,500 billion, down 16.7% compared to 3,000 billion of the same period. Cause by Hot rolled material input prices fell sharply forced the company to reduce prices to customers which makes net sales decreased in value.

- Gross profit (GP) Q2 this year has improved strongly to 8.6% against 5.8% compared to just 5.8% in the same period last year. And this is the key help the company profit growth this year impressed. The reason for the improvement of the GP Q2, partly we think that speed Q2 sales prices of the company this year (-24.6%) slower pace of HRC input prices (-27.7%). On the other hand, the new cold rolling mill in operation helped companies active in cold rolled materials instead of purchasing from other units as before. And we appreciate this is not the main reason for GP current improvements that will continue to maintain a positive future.

- In addition, interest expense and other operating expenses were reduced, making the final result increased profits. Particularly Q2, EAT was 45.3 billion, up more than 2 times the 24.4 billion of Q2.2014. In 6 months of this year, EAT reached 65.8 billion, an increase of almost 2 times over the same period. EPS ttm reached 2,700, with a closing price 15,300 VND, P/E ratio is only about 5.7.

- Thus, after the 6 months of, the company has completed expansion investment factory Nam Kim 2 with a closed process, bringing total capacity present to 450,000 tons finished product per year. Nam Kim 3 Projects slated for the product in September 2016 and the end of 2017 to complete the whole project, the company increased the capacity by approximately 2 times compared to today.

- Based on the current situation, we expect the 2015 production of approximately 340,000 tons products, increased 10% compared to 2014 and down 15% compared to the company plan. And based on careful, we also reduced the forecast Net sales value of the year to 5,432 billion (previous forecast was 7,160 billion), down 7% compared with the implementation of 2014, due to concerns selling price will continue at low levels.

- However, GP will continue to hold high level (8.1%), due to the closed process. While financial expenses and cost of sales, which we expect will increase by the company’s use of debt increases and expand advertising sales until the end of the year. Accordingly, EAT will be approximately 150 billion, up from a previous forecast of 100 billion.

- The company expects to end the year to complete the issuance of 20 million shares to strategic shareholders with price >= 15,000 VND per share as plan. Thus, with 150 billion EAT, we expect diluted EPS of 2015 near 2,400, up 25% despite dilution level is over 58% compared to 2014. With the current price, the P/E will be approximately 6.4, we recommend BUY with a price level around 15,000 VND or below, with the target P/E 8 is 19,000 VND in the last 6 months.

 

Analyst Nguyen Ngoc Thanh, VFS Research

Tags:

Stocks

Note nhanh 20/07/2015|Xuất khẩu tôm sẽ khả quan hơn

by finandlife20/07/2015 17:21

Sau một thời gian giá tôm giảm mạnh khoảng 25-30% so với cùng kỳ năm trước, giá tôm tại ĐBSCL đang dần ổn định và tăng trở lại từ khoảng đầu tháng 6 (tăng từ 6,000 – 20,00 đồng/kg trong gần 1 tháng nay). Nguyên nhân do gần đây các doanh nghiệp chế biến đẩy mạnh thu mua tôm nguyên liệu để đáp ứng các đơn hàng của đối tác. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết những tháng đầu năm khiến sản lượng tôm không nhiều giúp đẩy giá tăng.

Thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm cả nước trong 6 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 1.2 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2014. Tại ba thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU và Nhật Bản có sự sụt giảm khá lớn. Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh kèm theo xuất khẩu gặp nhiều khó khăn khi giảm sức cạnh tranh về giá, tổng kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2015 từng được cảnh báo sẽ giảm 17% so với năm trước. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), từ nay đến cuối năm, tình hình xuất khẩu tôm sẽ có diễn biến khả quan hơn.

Cụ thể, cuối tháng 6 vừa qua, sản lượng tôm của Ấn Độ giảm, nguồn cung của Indonesia không đạt như kế hoạch, sản lượng tôm của Thái Lan mặc dù được dự báo tăng mạnh trong năm nay nhưng trên thực tế chỉ gần bằng năm ngoái… Đồng thời, mùa thu hoạch tôm ở các nguồn cung này hiện đã kết thúc trong khi các nước nhập khẩu chính lại đang vào mùa tiêu dùng. Đây sẽ là cơ hội để tôm Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm. Vasep dự báo trong tháng 7 giá tôm có thể sẽ hồi phục và tăng mạnh vào giữa tháng 8 khi nhu cầu từ thị trường Mỹ và các thị trường khác tăng lên trong khi nguồn cung giảm xuống. Giá tôm có thể tăng từ 5 - 10% sẽ là những yếu tố tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, đặc biệt là tôm đã qua chế biến có chất lượng và uy tín như của FMC.

Thông tin cập nhật từ FMC, ước tính 6 tháng đầu năm, sản lượng chế biến tôm thành phẩm các loại của FMC tăng 9% so cùng kỳ 2014. Tuy nhiên, doanh thu tiêu thụ đạt 58.4 triệu USD, giảm 1.5% so với cùng kỳ 2014 do đơn giá tiêu thụ trung bình giảm (năm 2014 là 13.6USD/kg, nay chỉ còn 12.6USD/kg). Do tỷ giá tăng so với cùng kỳ, chúng tôi ước tính Q2, doanh thu FMC tăng khoảng 9.3% yoy, lợi nhuận tăng 6% yoy, theo đó 6 tháng 2015 hoàn thành 40% kế hoạch LNTT 100 tỷ cả năm. Với triển vọng khả quan hơn trong xuất khẩu tôm 6 tháng cuối năm, chúng tôi cho rằng nhiều khả năng FMC có thể đạt được 90% lợi nhuận cả năm, EPS 2015 ước đạt 3,500 đ/cp.

 

Analyst Nguyễn Trịnh Ngọc Thủy, VFS Research

Tags: ,

Economics | Stocks

Báo cáo phân tích cổ phiếu VHL Vigalcera Hạ Long

by finandlife14/07/2015 10:08

Công ty cổ phần Vigalcera Hạ Long (VHL) là công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gạch ngói, gạch ốp lát bằng đất sét nung truyền thống. VHL là công ty có quy mô lớn nhất trong ngành trên sàn niêm yết, với tổng tài sản và doanh thu năm 2014 lần lượt đạt 890 tỷ và 1,450 tỷ đồng.

Chúng tôi cho rằng VHL sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong nhiều năm tới nhờ kịp thời tăng năng lực sản xuất để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đang tăng nhanh trong khu vực Đông Bắc Bộ.

Với dự báo EPS năm 2015 của VHL đạt mức 7,000 đồng, chúng tôi khuyến nghị mua vào cổ phiếu VHL với giá mục tiêu 50,000 đồng.

“Lưu ý: đây là loại cổ phiếu đầu tư lâu dài, không phù hợp cho nhà lướt sóng cũng như cho người đầu tư với kỳ vọng sinh lời theo tuần.” finandlife

-------------------------------------------------

GIỚI THIỆU

Công ty cổ phần Vigalcera Hạ Long (VHL) được thành lập từ năm 1978, hoạt động chính của công ty hiện nay là sản xuất và kinh doanh sản phẩm gạch ngói với thương hiệu khá nổi tiếng: Gạch ngói Vigalcera Hạ Long. VHL có trụ sở và nhà máy chính đặt tại tỉnh Quảng Ninh.

Hiện nay, VHL là công ty sản xuất gạch ngói đất sét nung có quy mô lớn nhất trên sàn với tổng số lao động lên đến 3,350 người; tổng tài sản của công ty đạt hơn 952 tỷ đồng và tổng doanh thu 12 tháng gần nhất của VHL lên đến 1,500 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của VHL đang phục hồi mạnh nhờ vào 2 nguyên nhân chính: Ngành bất động sản và xây dựng đang phục hồi nhanh; VHL cắt giảm chi phí rất hiệu quả trong 2 năm qua. Chúng tôi tin VHL sẽ còn tiếp tục tăng trưởng cao trong vài năm tới. Với mức P/E hiện nay chỉ bằng ½ so với P/E trung bình của thị trường, chúng tôi đánh giá VHL là một cổ phiếu còn nhiều tiềm năng trong cả ngắn hạn và dài hạn.

SẢN PHẨM CHÍNH

Sản phẩm gạch ngói Vigalcera Hạ Long được chia thành 3 nhóm: 1) Gạch xây;  2) Ngói lợp các loại  và  3) Gạch ốp lát (gạch cotto, gạch clinker)

Năm 2014, VHL sản xuất gần 180 triệu viên gạch xây, tăng 12% so với năm 2013. Ngói các loại trong năm qua cũng có sản lượng đạt 127 triệu viên, tăng 6% so với năm 2013. Lượng gạch ốp lát đạt 7.1 triệu mét vuông sản phẩm, giảm nhẹ so với mức sản lượng 7.3 triệu mét vuông sản phẩm năm 2013. 

ĐẦU VÀO

Nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm gạch ngói các loại của Viglacera Hạ Long là đất sét truyền thống. Phần lớn nguồn đất sét cung cấp cho các nhà máy hiện nay của công ty được khai thác tại khu vực Giếng Đáy. Theo công ty, lượng đất sét nguyên liệu tại đây đủ để công ty sản xuất liên tục trong 8-10 năm tới. Để đảm bảo cho sự phát triển của VHL trong dài hạn, hiện nay công ty đang thăm dò và xin cấp phép khai thác đất sét tại 3 mỏ mới cũng tại Quảng Ninh. Nguồn đất sét có chất lượng tốt, trữ lượng còn lớn và rất gần nhà máy giúp VHL có được lợi thế cạnh tranh khá tốt so với nhiều công ty sản xuất gạch ngói khác trong khu vực.

Ngoài đất sét truyền thống làm nguyên liệu chính, VHL còn sử dụng đất sét trắng tại Đông Triều, Quảng Ninh; oxit tạo màu nhập từ Trung Quốc; điện; than và xăng dầu làm nhiên liệu. Hiện nay VHL đang dần thay thế nhiên liệu bằng dầu khí để thay cho nhiên liệu bằng than, quá trình này đã góp phần giúp cho công ty giảm chi phí rất tốt trong năm 2014.

Hoạt động sản xuất của VHL đang sử dụng rất nhiều lao động. Để tạo ra hơn 1,400 tỷ đồng doanh thu năm 2014, VHL cần đến 3,350 lao động, doanh thu trung bình trên mỗi lao động đang ở mức 35 triệu đồng/tháng. Trong dài hạn, VHL sẽ đứng trước áp lực tăng năng suất lao động lên mức cao hơn nhiều so với hiện nay khi mà tốc độ tăng lương đang cao hơn tốc độ tăng giá bán sản phẩm của công ty.

NHÀ MÁY VÀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT

Viglacera Hạ Long hiện nay đang có 4 nhà máy đang hoạt động rất ổn định.

Tất cả 4 nhà máy này đều đặt tại tỉnh Quảng Ninh, từ đây sản phẩm sản xuất ra được chuyên trở  đến các đại lý của công ty tương đối nhanh (gần 60% doanh số của công ty nằm trong bán kính 150km bao quanh 4 nhà máy sàn xuất). Trong năm nay, VHL đã đầu tư thêm nhà máy mới: Nhà máy gạch clinker vừa đi vào hoạt động với vốn đầu tư 250 tỷ đồng đặt tại huyện Đông Triều, Quảng Ninh cũng đang có tình hình sản xuất rất tốt với lượng sản phẩm sản xuất ra đều đạt tiêu chuẩn thiết kế và được thị trường tiêu thụ toàn bộ.

Sản phẩm gạch ngói của VHL được sản xuất tại 2 nhà máy: Tiêu Giao và Hoành Bồ. Tổng công suất gạch ngói của 2 nhà máy này hiện nay đang ở mức 280 triệu viên QTC/năm. Nhà máy gạch Cotto Giếng Đáy của VHL cũng đang vận hành rất tốt với tổng công suất thiết kế và sản lượng năm 2014 lần lượt đạt 7.5 và 7.3 triệu mét vuông sả sản phẩm QTC/năm.

 

ĐẦU RA VÀ THỊ TRƯỜNG:

Sản phẩm gạch ngói của VHL được tiêu thụ chủ yếu tại khu vực Đông Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) và khu 4 cũ (phía Bắc của khu vực Bắc Trung Bộ: Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định). Do đặc tính của sản phẩm gạch ngói xây dựng nên sản phẩm của VHL có mức đóng góp vào doanh thu càng nhỏ khi thị trường càng xa. Nếu thị trường trong bán kính 150km quanh nhà máy chiếm gần 60% doanh số, thì thị trường miền Trung chỉ chiếm 5.5% và miền Nam chỉ chiếm 2.9% tổng doanh số của công ty hàng năm.

Thị phần: Tại khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh, VHL là công ty có quy mô và thị phần lớn nhất trong ngành sản xuất gạch ngói, theo sau là công ty cổ phần Gốm Đất Việt với công suất 180 triệu viên QTC/năm.

HỆ THỐNG PHÂN PHỐI RỘNG KHẮP KHU VỰC:

Sản phẩm gạch ngói của Viglacera Hạ Long được tiêu thụ thông qua hơn 300 đại lý cấp 1 và hàng trăm đại lý cấp 2. Hệ thống đại lý của VHL chủ yếu phân bổ ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

 

ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:

Tại khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh, VHL là công ty có quy mô và thị phần lớn nhất, theo sau là công ty cổ phần Gốm Đất Việt. Trong 2 năm trở lại đây, sản phẩm gạch cotto của Gốm Đất Việt đang có tốc độ tăng trưởng khá tốt, năm 2014, sản lượng gạch lát Cotto của Gốm Đất Việt đã vượt 5 triệu mét vuông sản phẩm, chỉ thấp hơn 30% sản lượng của Viglacera Hạ Long. Mặt hàng gạch ngói các loại của Gốm Đất Việt hiện nay cũng đang có công suất lên đến 180 triệu viên QTC/năm, thấp hơn 40% so với tổng công suất của Viglacera Hạ Long hiện nay. Mặc dù có giá bán cao hơn Gốm Đất Việt, nhưng sản phẩm của Vigalcera Hạ Long lại có mức tăng trưởng tốt và ổn định hơn nhờ hệ thống hàng trăm đại lý, cửa hàng rải rác trong khu vực của mình, trong khi đó, sản phẩm của Gốm Đất Việt thường tập trung vào các dự án xây dựng lớn, tiêu thụ ít ổn định hơn so với VHL.

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp:

Bên cạnh đối thủ trực tiếp là Gốm Đất Việt, Viglacera Hạ Long còn đối diện với sự cạnh tranh từ các sản phẩm gạch ốp lát của Vicostone và CMC, nhưng sự cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế hiện nay chưa thực sự đáng lo ngại. Dòng gạch ceramic nói chung và gạch ốp lát Cotto của VHL nói riêng thường có nhu cầu khá ổn định và hầu như không thể bị thay thế hoàn toàn bởi dòng gạch granite nói chung.

LỢI THẾ CẠNH TRANH

Ngành sản xuất gạch ngói truyền thống có sản phẩm rất ít khác biệt, các công ty trong ngành cạnh tranh với nhau giựa vào lợi thế về chi phí (quy mô nhà máy và khoảng cách vận chuyển nguyên liệu/sản phẩm có yếu tố quyết định đến chi phí) và hệ thống phân phối của mình. Vigalcera Hạ Long là công ty có lợi thế tốt nhất hiện nay trong khu vực Đông Bắc Bộ về cả 2 mặt này.

VỊ THẾ TRONG NGÀNH

Trong lĩnh vực sản xuất gạch ngói, gạch ốp lát, Viglacera Hạ Long là công ty có quy mô lớn trong tốp đầu:

               Doanh thu năm 2014 đạt 1,440 tỷ đồng, chỉ đứng sau VCS

               Lợi nhuận sau thuế (83 tỷ đồng) chỉ đứng thứ 2 sau VCS

               Biên lợi nhuận: Ôn định ở mức 20% - đứng thứ 3 sau VCS và GMX.

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

Trong ngành sản xuất gạch ngói các loại, phần lớn các công ty đều đang sử dụng đòn bẩy tài chính tương đối cao. Bốn công ty lớn nhất trên sàn hiện đang có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn trung bình chỉ ở mức 0.35 lần. Trong đó, VHL có tỷ lệ đòn bẩy và vay nợ ở mức thấp hơn.

NĂM 2013 TRỞ LẠI ĐẦY ẤN TƯỢNG BẰNG NỘI LỰC

Năm 2012 là năm thứ 3 liên tiếp doanh thu bán hàng của VHL sụt giảm. Thị trường bất động sản đóng băng, ngành xây dựng trì trệ làm doanh thu năm 2012 chỉ đạt 1,228 tỷ đồng, giảm hơn 6% so với năm trước, nhưng lợi nhuận gộp lại giảm mạnh đến hơn 20% và chỉ đạt 212 tỷ đồng -  mức thấp kỷ lục trong vòng 5 năm của công ty. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế của VHL chạm mức 0 đồng.

Sang năm 2013, ngành xây dựng chưa hoàn toàn phục hồi, doanh thu bán hàng của công ty tăng nhẹ trở lại với 1,262 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với năm 2012. Nhưng ám ảnh từ mức lợi nhuận 0 đồng của năm trước đã làm lãnh đạo công ty quyết định cắt giảm chi phí mạnh tay: Trong năm 2013, VHL đã cắt giảm 434 lao động – một con số cắt giảm kỷ lục của Viglacera Hạ Long; chi phí nguyên vật liệu cũng được công ty cắt giảm đáng kể tại tất cả 3 nhà máy; năm 2013, sản lượng bán hàng tăng rất chậm, nhưng để giảm mạnh chi phí, mở rộng biên lợi nhuận từ 17% lên 21%, VHL đã thực thi chính sách thay đổi cơ cấu sản phảm rất hiệu quả: Giảm sản xuất gạch xây – sản phẩm tiêu thụ nhiều nguyên liệu, nhiên liệu nhưng lợi nhuận thấp là gạch và tăng cường sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm có biên lợi nhuận rộng hơn như ngói trang trí, gạch cotto, chiến lược này đã góp phần làm giảm chi phí nguyên vật liệu đáng kể. Thực thi hàng loạt chính sách trên một cách hiệu quả đã giúp VHL tăng mạnh lợi nhuận gộp lên hơn 25% so với năm 2012 (trong khi doanh thu chỉ tăng nhẹ hơn 2%).

Hoạt động tài chính trong năm 2013 cũng đánh dấu một nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo: cắt giảm gần 70 tỷ đồng nợ vay ngân hàng (hơn 20%) giúp công ty giảm mạnh chi phí tài chính trong năm.

VHL kết thúc năm 2013 rất thành công: lợi nhuận sau thuế đạt 51 tỷ đồng, tăng gấp 170 lần so với năm 2012.

PHỤC HỒI MẠNH TỪ 2014

Năm 2014, nền kinh tế phục hồi và khởi sắc trở lại, ngành bất động sản phá băng, lĩnh vực xây dựng dân dụng bắt đầu tăng trưởng trở lại giúp doanh thu của Viglacera Hạ Long tăng trưởng 14% so với năm 2013. Mặc dù lợi nhuận gộp chỉ tăng 11%, nhưng dư nợ vay và lãi suất cho vay giảm nhanh trong năm 2014 đã giúp VHL cắt giảm được 22 tỷ đồng chi phí lãi vay, giảm gần một nửa so với năm 2013. Cả năm 2014, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 84 tỷ đồng, tăng 65% so với 2013.

 

DỰ ÁN NHÀ MÁY MỚI: NHÀ MÁY GẠCH CLINKER

Từ năm 2010, Viglacera Hạ Long đã khởi công xây dựng nhà máy gạch clinker tại huyện Đông Triều, Quảng Ninh với tổng vố đầu tư 250 tỷ đồng. Năm 2014 VHL tiến hành phát hành 7 triệu cổ phiếu, huy động thêm gần 70 tỷ đồng nguồn vốn để tập trung đầu tư mạnh cho nhà máy. Đến tháng 5/2015, giai đoạn 1 của nhà máy gạch clinker đã chính thức đi vào vận hành với dây truyền có công suất thiết kế đạt 2 triệu mét vuông sản phẩm mỗi năm.

Sản phẩm gạch clinker của nhà máy mới này vẫn là một loại gạch đất sét nung như gạch Cotto Viglacera Hạ Long, nhưng được công ty cải tiến nhiều để có độ bền cao hơn, có thể chịu đựng được trong nhiều điện kiện khắc nghiệt và cũng giá bán cao hơn so với gạch cotto hiện nay của công ty. Đến nay, sản phẩm gạch clinker của nhà máy Clinker Đông Triều đang được bán ra rất thành công cho cả thị trường trong và ngoài nước (Malaysia, Hàn Quốc). Hoạt động bán hàng đang tiến triển rất tốt đã thúc đẩy ban lãnh đạo công ty quyết định đầu tư tiếp giai đoạn 2 của nhà máy với vốn đầu tư 120 tỷ đồng để nâng tổng công suất nhà máy lên 4 triệu mét vuông sản phẩm QTC/năm ngay trong năm nay.

Chúng tôi đánh giá nhà máy gạch Clinker Đông Triều sẽ giúp VHL tăng trưởng tốt từ cuối năm nay trở đi. Nhu cầu còn lớn về xây dựng các khu du lịch, resort ven biển; các công trình công nghiệp và dân dụng khác có nhu cầu về gạch lát đất sét nung có độ bền vượt trội … sẽ tạo ra cơ hội lớn giúp VHL tiêu thụ thành công sản phẩm gạch ốp lát clinker mới của công ty.

DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2015

Năm 2015, nhóm sản phẩm gạch ốp lát sẽ tăng trưởng khá tốt nhờ nhà máy gạch clinker bắt đầu hoạt động và bán hàng thành công từ đầu quý 3. Sản lượng bán ra năm nay của nhà máy gạch clinker theo chúng tôi sẽ đạt khoảng 600,000 mét vuông, tương đương 30% công suất của dây truyền số một. Nhà máy gạch clinker đi vào hoạt động sẽ giúp doanh số sản phẩm gạch ốp lát của VHL đạt 7.8 triệu mét vuông, tăng 10% so với năm 2014. Doanh thu nhóm sản phẩm gạch ốp lát dự báo sẽ đạt khoảng 700 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2014. Nhóm sản phẩm ngói các loại sẽ tiêu thụ được khoảng 140 triệu viên và mang về cho công ty khoảng 780 tỷ đồng doanh thu, tăng 10% so với năm 2014.

Với sức tiêu thụ sản phẩm rất tốt như trên, doanh thu của công ty năm 2015 theo chúng tôi ước tính sẽ đạt khoảng 1,640 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2014. Lãi gộp đạt 350 tỷ đồng, dù chỉ tăng 18% so với cùng kỳ, nhưng chi phí tài chính giảm 36% sẽ làm lợi nhuận sau thuế cả năm của công ty đạt 112 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2014.

EPS năm 2015 của VHL sẽ đạt khoảng 7,000 đồng/cổ phiếu, tăng 36% so với năm 2014. Với con số này, VHL sẽ là một trong những công ty có EPS cao nhất sản HNX.

TRIỂN VỌNG DÀI HẠN

Đô thị hóa đang tăng chóng mặt

Trong nhiều năm qua, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam luôn thuộc nhóm cao nhất Châu Á. Dân số đô thị năm 2010 ở mức 26% thì 4 năm sau đã tăng lên gần 35%. Theo dự báo của chính phủ, tỷ lệ dân số đô thị của Việt Nam sẽ đạt khoảng 45% vào năm 2020. Diện tích đô thị hiện nay cũng đã tăng 40% so với cách đây 10 năm. Dự báo, đến năm 2020, tổng diện tích đô thị cả nước sẽ lên đến 460,000 ha, tăng gấp 3 lần so với diện tích đất đô thị hiện nay. Tốc độ đô thị hóa tăng chóng mặt sẽ làm tăng nhu cầu về xây dựng nhà ở và nhu cầu về vật liệu xây dựng trong 5 năm tới.

Ngành xây dựng tăng trưởng ngày càng nhanh

Từ 2013 đến nay, ngành xây dựng (cùng với ngành công nghiệp) đang làm động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế. Nếu năm 2013, tốc độ tăng trưởng GDP ngành xây dựng chỉ cao hơn GDP của nền kinh tế 0.5%, thì đến năm 2014, khoảng cách này là 1.1% và đến quý 1-2015, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành xây dựng đã vượt 2.4% so với GDP của cả nước. Ngành xây dựng đang tăng trưởng ngày càng nhanh hơn so với nền kinh tế là một động lực rất lớn cho các công ty sản xuất vật liệu xây dựng như VHL có thể tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung. Tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 20% trong quý 1-2015 của VHL là một chứng minh rất rõ cho xu hướng này.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

VHL đang đi vào quỹ đạo tăng trưởng cao nhờ vào cả 3 yếu tố:

               Chủ động tái cơ cấu sản phẩm để tăng trưởng tốt hơn

               Nhu cầu sản phẩm đang tăng nhanh nhờ tốc độ đô thị hóa và ngành xây dựng trong khu vực đang tăng rất nhanh.

               Mở rộng năng lực sản xuất với nhà máy gạch clinker

Từ năm 2015, sản phẩm gạch clinker của nhà máy gạch Clinker Đông Triều sẽ được tung ra thị trường, chúng tôi đánh giá rất cao tiềm năng của sản phẩm mới này. Với đặc tính vượt trội và mức giá cạnh tranh của gạch clinker Viglacera Hạ Long, VHL có thể sẽ tận dụng tốt làn sóng đầu tư với hàng loạt nhà đầu tư lớn như Vingroup; Sun Group; FLC; Las Vegas Sands; Texhong; Amata; Limitless World… đang tập trung đầu tư vào khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh. Với năng lực sản xuất đang tăng lên đáng kể và năng lực cạnh tranh khá tốt của Viglacera Hạ Long, chúng tôi đánh giá VHL tăng trưởng rất tốt trong nhiều năm tới.

Dự báo, EPS năm 2015 của VHL đạt 7,000 đồng, với mức giá ngày 07/07/2015 ở mức 33,800 đồng, VHL đang được giao dịch với hệ số P/E forward = 4.8 lần, thấp hơn gần 60% so với mức 11.5 lần của HNX Index.

Tiềm năng tăng trưởng còn nhiều trong khi mức giá hiện tại đang ở mức thấp là cơ sở để chúng tôi tin tưởng cổ phiếu VHL có thể sẽ giúp nhà đầu tư gặt hái được nhiều thành công trong tương cả ngắn và dài hạn.

Trong ngắn hạn (12 tháng), chúng tôi khuyến nghị MUA VÀO cổ phiếu VHL với mức giá mục tiêu 50,000 đồng, cao hơn 48% so với mức giá hiện nay (giá mục tiêu đã bao gồm cổ tức năm 2015).

RỦI RO

1.            Rủi ro tài chính: Với hệ số thanh toán nhanh hiện chỉ ở mức 0.4 lần, tình hình tài chính của công ty sẽ trở nên căng thẳng nếu xảy ra biến động thị trường lớn làm công ty không thể tiêu thụ được sản phẩm như mong đợi.

2.            Rủi ro thanh khoản: Trong 30 ngày qua, khối lượng giao dịch của VHL chỉ đạt trung bình 5,000 cổ phiếu/phiên. Mức thanh khoản thấp của VHL sẽ gây khó khăn hoạt động mua vào và bán ra cổ phiếu trên thị trường.

3.            Ngoài ra, VHL cũng đối diện với rủi ro kinh doanh (bị các đối thủ như Gốm Đất Việt … chiếm thị phần; tình hình kinh tế vĩ mô diễn biến xấu làm tiêu thụ hàng chậm lại…) và rủi ro quản trị liên quan đến phần vốn nhà nước khá cao…

 

Nguồn: Analyst Nguyễn Văn Tiến, VFS Research

Tags:

Stocks

DHC Cập Nhật Đại Hội Cổ Đông 2015

by finandlife29/06/2015 14:53

Ngày 27/6/2015 vừa qua, VFS Research đã tham dự Đại hội cổ đông thường niên năm 2015 của công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre (DHC).

Nay chúng tôi xin gửi nhanh đến các anh/chị những thông tin và phân tích quan trọng về DHC như sau:

1)       Báo cáo hoạt động 2014 và kế hoạch cho năm 2015

Năm 2014 là năm đầu tiên DHC gặt hái thành công kể từ khi công ty bắt tay vào tái cơ cấu mạnh mẽ. Với gần 46,000 tấn giấy kraft và 17.4 triệu bao bì bán ra, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên mức kỷ lục: Tổng doanh thu đạt 544 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đã lên đến 43.1 tỷ đồng, tương đương EPS đạt gần 2,800 đồng. tăng 60% so với năm 2013. Để có được thành công rất đáng kể này, bên cạnh các yếu tố vĩ mô hỗ trợ mạnh (kinh tế phục hồi, lãi vay ngân hàng giảm), DHC đã chủ động thực thi rất hiệu quả hàng loạt chính sách giúp công ty tăng doanh thu và lợi nhuận:

-         Tổ chức lại và tăng cường hoạt động bán hàng (giấy và bao bì)

-         Thay đổi cơ cấu sản phẩm giúp tăng doanh thu

-         Cắt giảm mạnh chi phí nhiên liệu, nguyên liệu và chí nhân công

Năm 2015, DHC tiếp tục tập trung vào hoạt động bán hàng: Tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới, có chính sách hấp dẫn hơn cho khách hàng (ví dụ: cho khách thanh toán chậm hơn…); công ty dự kiến từ 2015 sẽ cơ cấu lại sản phẩm để tăng giá bán bình quân, tăng biên lợi nhuận: tăng tỷ lệ sản phẩm giấy Testliner lên 50% (2014 chỉ ở mức 40%), và hạ tỷ lệ giấy Medium xuống còn 50% (2014 chiếm 60%); đầu tư thêm cho hoạt động sản xuất bao bì … Với các chính sách trên, DHC đặt kế hoạch năm 2015 với sản lượng giấy kraft đạt 45,000 tấn; bao bì bán ra đạt 19.5 triệu sản phẩm; Doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt: 568 tỷ đồng và 46 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 5% và 7% so với năm 2014.

2)       Kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2015 và dự báo năm 2015

Tại đại hội, Tổng giám đốc công ty - ông Nguyễn Bá Phương đã báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 5 tháng đầu năm 2015 như sau:

Doanh thu: 250 tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế: 24 tỷ đồng

Với khả năng sản xuất và bán hàng rất tốt hiện nay của công ty, chúng tôi dự báo DHC sẽ có những kết quả lạc quan trong 6 tháng đầu năm nay:

 

6 tháng đầu năm
2014

6 tháng đầu năm
2015

thay đổi

Doanh thu

250

305

22%

Lợi nhuận sau thuế

22

30

40%

EPS (ttm)

2,600

3,300

27%

Chúng tôi dự báo quý 2 năm nay, doanh thu của DHC sẽ đạt 155 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ; Lợi nhuận sau thuế đạt 17.5 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ quý 2 năm 2014.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2015, doanh thu đạt 305 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ; Lợi nhuận sau thuế đạt 30 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ.

Năm 2015, Bên cạnh việc bán hành thành công, giúp công ty tiêu thụ được khoảng 52,000 tấn giấy công nghiệp và gần 20 triệu đơn vị bao bì các loại, DHC đã và đang hưởng lợi rất lớn từ giá giấy nguyên liệu trung bình đang ở mức thấp hơn so với 6 tháng đầu năm và cả năm 2014. Khoảng giữa năm 2014, DHC mua giấy nguyên liệu (chủ yếu từ Nhật Bản) với giá trên 200 USD mỗi tấn, đến nay, do giá xăng dầu thế giới giảm và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang hạ nhiệt, giá giấy nguyên liệu mà DHC nhập từ Nhật Bản hiện chỉ ở mức 195 USD/tấn. Từ đầu 2015 đến nay, DHC bắt đầu tăng cường nhập giấy nguyên liệu từ thị trường Campuchia, mức giá mà công ty mua thừ thị trường này đang ở mức rất cạnh tranh: chỉ từ 160 USD đến 170 USD cho mỗi tấn. Giá giấy nguyên liệu giảm, trong khi giá bán trung bình tăng nhẹ (do tăng tỷ trọng giấy tesliner tăng từ 40% năm trước lên lên 44% vào thời điểm hiện nay) giúp DHC đạt được biên lợi nhuận tốt hơn so với 2014. Trên cơ sở đó, chúng tôi dự báo hoạt động kinh doanh năm 2015 của DHC với những kết quả lạc quan:

Doanh thu: 610 tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế: 60 tỷ đồng

EPS (chưa pha loãng): 3,800 đồng

3)       Cổ tức 2015

Đại hội cổ đông công ty cũng thông qua phân phối lợi nhuận năm 2014 với mức cổ tức 20%: 10% bằng tiền mặt (đã tạm ứng trong tháng 5 vừa qua) và 10% bằng cổ phiếu (sẽ chốt danh sách ngày trong tháng sau). DHC dự kiến sẽ chi trả cổ tức 2015 (bằng tiền hoặc/và cổ phiếu) ở mức tối thiểu 18%. Theo chúng tôi, DHC sẽ giữ nguyên mức cổ tức của năm 2015 như 2014, tức là 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu. Lý giải cho việc chưa tăng cổ tức bằng tiền mặt trong năm nay, đại diện DHC đã chia sẻ với chúng tôi: công ty đang tập trung nguồn vốn để đầu tư nhà máy Giao Long 2, vì vậy sẽ chi trả cổ tức như trên để giữ lại lợi nhuận tái đầu tư.

4)       Kế hoạch đầu tư nhà máy Giao Long 2

Đại hội cổ đông năm nay của công ty cũng đã thông qua kế hoạch đầu tư nhà máy giấy Giao Long 2 với các nội dung sau:

 

đơn vị

Giá trị

Tổng vốn đầu tư

tỷ đồng

660

Thời gian đầu tư

 

2015

Thời gian hoàn thành

 

2017-2018

Có sản phẩm để bán

 

2018

Sản phẩm

 

Giấy công nghiệp

Công suất

 

600 tấn/ngày

Địa điểm

 

Châu Thành, Bến Tre

Sản lượng hòa vốn

tấn

72,300

IRR

%

32%

Thời gian thu hồi vốn

năm

3

ROI

%

18%

Chúng tôi đánh giá kế hoạch đầu tư nhà máy giấy Giao Long 2 là một bước ngoặt rất quan trọng trong quá trình phát triển dài hạn của DHC. Nếu từ 2019, nhà máy có thể vận hành được 80% công suất thiết kế, doanh thu hàng năm có thể đạt 1,600 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tiềm năng có thể đạt đến 130 tỷ đồng mỗi năm (tính toán của chúng tôi dựa trên giá bán giấy của nhà máy thấp hơn 10% so với giá bán hiện nay của công ty ). Nếu nhà máy Giao Long 2 có thể vận hành thành công như công ty mong đợi, EPS của DHC sẽ tăng trưởng rất tốt trong dài hạn và có thể cán mức 8,000 đồng/cổ phiếu vào năm 2020 (đã điều chỉnh pha loãng).

5)       Kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ

Để có vốn đối ứng đầu tư vào nhà máy Giao Long 2, DHC đang chuẩn bị (đã thông qua tại đại hội) phát hành 6 triệu cổ phần cho đối tác chiến lược với giá không thấp hơn 22,800 đồng/cổ phiếu để thu về hơn 130 tỷ đồng. Phần còn thiếu, DHC sẽ dùng lợi nhuận giữ lại trong 3 năm: 2015, 2016 và 2017.

6)       Kết luận và khuyến nghị

Với những kết quả rất tốt trong ngắn hạn: 6 tháng đầu năm 2015,doạnh thu và lợi nhuận sau thuế có thể đạt 305 tỷ đồng và 30 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 22% và 40% so với cùng kỳ 2014, với dự án đầu tư nhà máy giấy Giao Long 2 nhiều tiềm năng, và với mức giá thị trường của DHC hiện đang ở mức khá hấp dẫn: P/E = 7.3 lần P/B = 1.3 lần (tính đến quý 2/2015),

Chúng tôi đánh giá DHC là một cổ phiếu tăng trưởng cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn và khuyến nghị mua vào DHC với giá mục tiêu ngắn hạn ở mức 26,000 – 27,000 đồng.

Bài liên quan:

Phân tích và khuyến nghị DHC 

DHC Company Visit 13/03/2015

 

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, VFS Research

Tags:

Stocks

Phân tích nhanh cổ phiếu LSS của Công ty Mía Đường Lam Sơn

by finandlife25/06/2015 10:51

Công ty CP Mía đường Lam Sơn (LSS) là một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn và uy tín trong ngành mía đường. Những khoản đầu tư lớn trong những năm gần đây chưa kịp phát huy hiệu quả trong bối cảnh ngành đường khó khăn khiến tỷ suất sinh lời của LSS mặc dù cải thiện trong năm 2013-2014 nhưng vẫn rất thấp so với trung bình ngành.

Năm 2015, lợi nhuận của LSSkỳ vọng sẽ tăng trưởng cao nhờ nâng tỷ trọng đường RE/RS từ 50-50 lên 80-20 và ghi nhận dần những hiệu ứng tích cực từ các dự án gia tăng năng lực sản xuất đã, đang và sắp triển khai. Trong vài năm tới, khi các chiến lược đầu tư trọng điểm phát huy hiệu quả tương đối, kỳ vọng sẽ mang lại sự phục hồi mạnh mẽ hơn cho LSS. Tuy nhiên đây là bước tiến lâu dài và sẽ còn phải đối mặt với nhiều rủi ro thách thức.

Phương pháp định giá DCF của chúng tôi theo nguyên tắc thận trọng cho thấy cổ phiếu LSS đang giao dịch ở mức khá rẻ so với giá trị doanh nghiệp. Giá trị hợp lý theo tính toán của chúng tôi khoảng 17,960 đồng/cổ phiếu, cao hơn 70% so với giá đóng của ngày 23/06/2015. Chúng tôi khuyến nghị MUA VÀO đối với cổ phiếu này cho mục đích đầu tư dài hạn.

-----------------

DOANH NGHIỆP MÍA ĐƯỜNG QUY MÔ LỚN

Công ty CP Mía đường Lam Sơn (LSS), trải qua hơn 35 năm hoạt động trong lĩnh vực mía đường, dưới sự dẫn dắt và gắn bó của Chủ tịch Lê Văn Tam từ những ngày nhà máy bên bờ vực phá sản (1986-1989) do thiếu nguyên liệu trầm trọng. Đến nay, đã trở thành một trong những đầu tàu kinh tế của xứ Thanh với lợi thế về quy mô vùng nguyên liệu lớn (~17,000 ha), sản lượng đường cao hằng năm (~100,000 tấn/năm) vàchiếm 8% sản lượng đường tiêu thụ của cả nước năm 2014.

ĐÃ HOÀN TẤT ĐẦU TƯ LỚN NĂM 2012

Giai đoạn 2010-2012, LSS đã liên tục giải ngân cho các khoản đầu tư lớn nổi bật như DA nâng công suất nhà máy đường 2 từ 4,000TMN lên 8,000TMN, DA nhà máy điện năng lượng tái tạo từ bã mía, DA làm mới cây mía hạt đường Lam Sơn... Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành mía đường đi vào khó khăn, giá đường giảm mạnh, nguồn thu bị tiết giảm, lợi nhuận mang lại chưa tương xứng với quy mô tài sản. Đến nay, các dự án trọng điểm đã đi vào hoạt động ổn định hơn và dần đóng góp những hiệu quả tích cực.

NĂNG LỰC SẢN XUẤT CÒN THẤP SO VỚI THIẾT KẾ

Với lượng mía ép hằng năm khoảng 1 triệu tấn, có thể thấy công ty chỉ mới sử dụng 60-70% tổng công suất thiết kế khi vào vụ, hiệu suất khai thác chưa lớn và dư địa tăng trưởng vẫn còn nhiều.

NỖ LỰC DUY TRÌ DOANH THU TRONG KHÓ KHĂN

Mặc dù phải đối mặt với khó khăn chung của ngành mía đường những năm gần đây như tình trạng cung vượt cầu, giá đường lao dốc, nạn nhập lậu gia tăng, thời tiết diễn biến phức tạp khó lường, các thông tin trái chiều về hội nhập…, doanh thu LSS nhìn chung vẫn được duy trì (chỉ giảm nhẹ 5%/năm giai đoạn 2011-2014). Tuy nhiên sản lượng đường tiêu thụ gia tăng 15-18%/năm trong khi giá bán đường vụ 2014/2015 chỉ còn bằng một nửa so với vụ 2010/2011. Biên LN gộp đã sụt giảm mạnh từ năm 2012 so với thời kỳ đỉnh cao trước đó.

Dòng tiền SXKD mạnh GIÚP giảm áp lực nợ vay

Việc gia tăng vay nợ giai đoạn 2011-2012 để tài trợ cho các dự án trọng điểm khiến chi phí lãi vay tăng đột biến đã tạo gánh nng lên biên lợi nhuận mỏng của DN trong thời buổi ngành mía đường khó khăn.

Tuy nhiên, nhờ duy trì ổn định nguồn thu, dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN khỏe mạnh đã giúp DN nhanh chóng tất toán các khoản nợ vay dài hạn 2 năm sau đó. Đến nay, dư nợ vay đã giảm bớt và lãi suất ở mức ưu đãi hơn nhiều. Cơ cấu nguồn vốn về trạng thái cân bằng và khả năng thanh toán an toàn hơn. Bên cạnh đó, vốn cổ phần của LSS vừa tăng thêm 200 tỷ cuối năm 2014 do chuyển đổi từ trái phiếu phát hành năm 2012.

NĂNG SUẤT & CHẤT LƯỢNG MÍA TĂNG QUA CÁC VỤ

Nguyên liệu mía thường chiếm khoảng 80% giá thành sản xuất đường. Do đó, để gia tăng năng lực cạnh tranh và lợi nhuận, chương trình làm mới cây mía được LSS triển khai quyết liệt trong những năm gần đây. Bằng việc áp dụng thâm canh, bón phân, quy hoạch vùng trồng, nghiên cứu ứng dụng CNC trong cung cấp giống mía... năng suất và chất lượng mía vùng Lam Sơn tăng nhanh qua các niên vụ và dự kiến sẽ tăng mạnh trong 1-2 năm tới. Vừa qua, LSScũng đã đầu tư thử nghiệm máy thu hoạch hiệu John Deere của Mỹ trong cơ giới hóa, có thể thay thế 250-300 lao động/ngày, được đánh giá là thành công cả về năng suất và hiệu quả.

TĂNG TỶ TRỌNG ĐƯỜNG RE CẢI THIỆN BIÊN LN

Kể từ sau khi đầu tư mở rộng, nâng công suất và đổi mới công nghệ nhà máy đường 2, tiếp đó là hoàn thành dự án ‘‘Hoàn thiện công suất đường’’ và đưa vào vụ ép 2014/2015 thành công giúp nâng tỷ trọng sản lượng đường RE/RS lên 80/20 thay vì 50/50 như trước đó. Đường RE có chất lượng cao hơn đường RS nên có giá bán cao hơn sẽgiúp cải thiện đáng kể biên LN gộp trong năm nay. Theo Chủ tịch LSS, hiện đường luyện RE chỉ mới đáp ứng được khoảng 15% nhu cầu. Việc gia tăng sản phẩm này đã giúp LSS kéo được nhiều khách hàng là những nhà sản xuất lớn như Cola Cola, Pepsi, Kinh Đô và ký kết các hợp đồng dài hạn, mua số lượng lớn…

TĂNG NGUỒN THU TỪ CÁC PHẾ PHỤ PHẨM SAU ĐƯỜNG

Mật rỉ - Nhiên liệu Ethanol

Bên cạnh việc sản xuất đường (thường mang lại 85-90% tổng DT), LSS còn sở hữu nhà máy cồn sản xuất nhiên liệu ethanol (lên men từ phụ phẩm mật rỉ thu được trong quá trình kết tinh đường) với công suất 15-20 triệu lít cồn/năm, doanh thu mang lại khoảng 200-300 tỷ đồng/năm và có biên LN gộp lên đến 30%, cao hơn nhiều so với việc bán mật rỉ thông thường (biên LN gộp chỉ 1%).

Tuy nhiên nhà máy này đã phải tạm dừng từ tháng 7/2013 do vấn đề ô nhiễm môi trường và đang trong quá trình khắc phục mục tiêu hoạt động trở lại vào năm 2016.

 

Điện từ bã mía

Ngoài ra LSS còn có nhà máy nhiệt điện 12.5 MW vừa tận dụng nguồn bả mía để phát điện, tiết kiệm chi phí và chủ động năng lượng cho sản xuất sinh hoạt, kỳ vọng mỗi năm tăng thêm trên dưới 100 triệu KW/h điện cho mạng lưới Quốc gia. Tuy nhiên biên LN mang lại không cao.

Vừa qua, Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành ngày 24/03/2014 với nội dung chính là điều chỉnh giá điện sinh khối lên hơn 35-40% sẽ giúp các doanh nghiệp mía đường có nhà máy nhiệt điện hưởng lợi.

KQKD Q1/2015 SỤT GIẢM MẠNH

DTT chỉ đạt 273.9 tỷ đồng, giảm 35.9% yoy và LNTT ở mức gần 9 tỷ đồng, giảm đến 48.9% yoy và còn cách xa con số dự kiến 16 tỷ đồng trước đó của LSS. Theo đó, LSS chỉ mới hoàn thành 16% kế hoạch DT và 9% kế hoạch LN năm 2015.

Mặc dù biên LN gộp tiếp tục cải thiện nhẹ khi đạt 14% (cùng kỳ 2014 là 13.5% và cả năm 2014 là 11.9%) và CP lãi vay giảm mạnh 50% nhưng CP bán hàng tăng mạnh 69% và CP quản lý doanh nghiệp chỉ giảm 9% nên tỷ trọng 2 khoản CP này trên DTT tăng mạnh lên 8.7% DTT (cùng kỳ 2014 là 4.6% và cả năm 2014 là 4.8%) đã ăn mòn LN.

Hàng tồn kho cuối Q1/2015 ở mức 718.9 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng thời điểm năm trước.

GIÁ ĐƯỜNG CÓ XU HƯỚNG TĂNG TRỞ LẠI

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh và lợi nhuận bằng biện pháp hạ giá thành sản xuất là giải pháp mang tính lâu dài và sẽ vướng phải không ít khó khăn, thách thức do đó chưa thể mang lại những chuyển biến tích cực nhanh trong ngắn hạn. Với kết quả kinh doanh Q1/2015 giảm sút do nhu cầu thị trường yếu và giá đường vẫn ở mức thấp, chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh của LSS sẽ diễn biến tích cực hơn ở các quý sau khi giá đường có xu hướng tăng do kiểm soát tốt hơn lượng đường nhập lậu và nhu cầu cải thiện.

KẾ HOẠCH 2015 LỢI NHUẬN TĂNG TRƯỞNG CAO

Năm 2015, LSS đặt ra kế hoạch DTT đạt 1,716 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2014 và LNST đạt 78 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2014, cổ tức ở mức 8% (tăng so với mức 5.5% năm 2014). So với tài liệu ĐHCĐ trước đó, LNTT theo kế hoạch đã điều chỉnh giảm 20 tỷ đồng còn 100 tỷ đồng dựa trên đánh giá lại về kế hoạch sản xuất cồn và điện của năm 2015. Cụ thể:

§   Nhà máy cồn chưa đưa vào hoạt động trở lại do đó ảnh hưởng đến doanh số, dự kiến sẽ chuyển sang hoạt động năm 2016.

§   Lợi nhuận nhà máy điện chưa đạt kế hoạch, công suất tối đa chỉ được dưới 50 triệu kWh. Dự kiến năm 2016 sẽ tăng hơn.

Theo đó, Ban lãnh đạo LSS cho rằng khả năng hoàn thành kế hoạch 2015 sẽ đến từ đẩy mạnh bán đường tinh luyện.

ĐỊNH GIÁ TƯƠNG ĐỐI HẤP DẪN

Kế từ năm 2012, khi DA nâng cấp khi nhà máy đường 2 gắn với nhà máy điện đi vào hoạt động, khoản khấu hao tăng cao đã làm giảm mạnh lợi nhuận của doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) dựa trên những giả định về cải thiện biên LN gộp và doanh thu tăng trưởng nhẹ qua các năm, chúng tôi xác định giá trị hợp lý của doanh nghiệp ở mức 17,960 đồng/cp, cao hơn 71% so với thị giá ngày 23/06/2015. 

Chúng tôi cho rằng năm 2015, LSS có khả năng hoàn thành 95% kế hoạch DT và LN đề ra. Theo đó, EPS 2015 ước đạt 937 đồng/cp, P/E 2015 khoảng11.6 lần (trung bình ngành là 10.4 lần).

RỦI RO – THÁCH THỨC

Thách thức đến từ chương trình “Làm mới lại cây mía, hạt đường” của LSS do đặc tính đất đai, diện tích trồng mía tại đây đang rất manh mún, nhỏ lẻ, nông dân khó có thể cơ giới hóa sản xuất, trình độ thâm canh tăng năng suất của người trồng mía còn thấp, việc áp dụng các giải pháp khoa học tiến bộ một cách đại trà không đơn giản, dẫn tới năng suất không cao. Giải pháp của Công ty là đầu tư trung tâm giống công nghệ cao, hướng nông dân tổ chức lại đồng ruộng, cách thức canh tác để tới đây có thể nâng năng suất, chất lượng đường. Tuy nhiên, đây là kế hoạch dài hơi và không hề đơn giản.

Thị trường mía đường năm 2015 được dự báo vẫn trong tình trạng cung vượt cầu. Ước lượng đường tồn kho năm 2015 theo Bộ NN&PTNT (chưa tính đường nhập lậu lên đến 500 nghìn tấn/năm) vào khoảng 481 nghìn tấn, trong khi năm 2014 khoảng 200 nghìn tấn. Điều này sẽ tiếp tục tạo áp lực lên giá đường trong nước, trong khi thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục khó có khả năng tăng giá.

Giá thành đường của Việt Nam luôn đứng vào hàng cao nhất thế giới. Niên vụ 2014/2015, giá mía nguyên liệu trong nước dao động từ 800,000-1 triệu đồng/tấn mía 10 CCS (tại Thái Lan và Brazil chỉ khoảng 600.000 đồng/tấn). Theo đó nếu chưa thể tăng năng lực cạnh tranh trong thời gian tới, khi hàng rào thuế quan khu vực ASEAN được dỡ bỏ, cạnh tranh của các doanh nghiệp mía đường trong nước sẽ vô cùng khó khăn.

Theo lộ trình hội nhập AFTA, chậm nhất đến đầu năm 2018, nước ta sẽ xóa bỏ bảo hộ đối với mặt hàng đường, thuế suất thuế nhập khẩu là thuế suất cam kết theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) 5%, đồng nghĩa với việc tự do hóa nhập khẩu đường trong các nước ASEAN.

 

Nguồn: Analyst Nguyễn Trịnh Ngọc Thủy, VFS Research

Tags:

Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu