25 Years of Learning and Laughter

by Michael06/07/2016 15:04

By Bill Gates  | July 5, 2016

I don’t remember the exact day I first met most of my friends, but with Warren Buffett I do. It was 25 years ago today: July 5, 1991.

I think the date stands out in my mind so clearly because it marked the beginning of a new and unexpected friendship for Melinda and me—one that has changed our lives for the better in every imaginable way.

Warren has helped us do two things that are impossible to overdo in one lifetime: learn more and laugh more.

Over the last quarter-century of our friendship, we’ve done a lot of both. Melinda and I often find ourselves recounting some gem of wisdom Warren shared with us, or, chuckling when we recall something funny he said or did.

To mark the anniversary of our friendship, I thought I would share some of my favorite memories of our time together.

An Awkward Start: At first glance, Warren and I may seem like a mismatch. I’m a technology nerd. He’s an investor who doesn’t use email. In fact, I never expected to be friends with him.

In 1991, when my mother called me to come out to our vacation home on Hood Canal to meet a group of friends, including Warren, I didn’t want to go. I told her I was too busy at work. Warren would be interesting, my mother insisted. But I wasn’t convinced. “Look, he just buys and sells pieces of paper. That’s not real value added. I don’t think we’d have much in common,” I told her. Eventually, she persuaded me to go. I agreed to stay for no more than two hours before getting back to work at Microsoft.

Then I met Warren. He started asking me some questions about the software business and why a small company like Microsoft could expect to compete with IBM and what were the skillsets and the pricing. These were amazingly good questions that nobody had ever asked. We were suddenly lost in conversation and hours and hours slipped by. He didn’t come across as a bigshot investor. He had this modest way of talking about what he does. He was funny, but what impressed me most was how clearly he thought about the world. It was a deep friendship from our very first conversation.

Oreos for Breakfast: One thing that was surprising to learn about Warren is that he has basically stuck to eating what he liked when he was six years old. He did move past baby food, of course, but he mostly eats hamburgers, ice cream, and Coke. (That’s one reason it’s so fun to go out to dinner with him.) I remember one of the first times he stayed at our house and he opened up a package of Oreos to eat for breakfast. Our kids immediately demanded they have some too. He may set a poor example for young people, but it’s a diet that somehow works for him.

“We love what you’ve done with the dining room, Warren!” When Warren invited Melinda and me to stay at his house in Omaha for the first time, he gave us a tour. When we got to the dining room, we saw that there were no seats on the chairs. Warren was as surprised as we were. “What’s going on?” he said, examining his chairs. Eventually, he learned that the cushions had been removed months before to get reupholstered, but he had not noticed until then. (He must have been eating his Oreos and ice cream in the kitchen.) We’ve been laughing about that visit ever since.

For World-Class Advice, Press 2: At my office I have just two numbers on speed dial: my home and Warren. If Warren has time for a call, it’s the highlight of my week. I’m constantly learning things from him. Warren and I love to talk about companies, politics, world events, and new innovations. And it’s really exciting to have somebody who's studying these things with a bit of a different background. He’s got that economic investor’s eye and I have much more of a technologist’s eye towards things. As trustee of our foundation, Warren is an amazing thought partner to Melinda and me. When faced with a challenge, we often ask ourselves, “What would Warren do?” It usually leads us to the best answer. Warren and I are mostly peers, but sometimes he is so much wiser than I am, he’s like a father figure to me.

Emotionally Invested: Warren earned a reputation as the “Oracle of Omaha” for his shrewd approach to investing in business. But he’s equally gifted at investing in people. I’m always amazed how he is able to draw people in and make it fun for them to learn from him. Even though he keeps up a hectic schedule, Warren finds time to nurture friendships like few other people I know. He picks up the phone and calls to say hello. He regularly sends articles he’s read in the mail that he thinks Melinda or I will find interesting.

I’ve learned many things from Warren over the last 25 years, but maybe the most important thing is what friendship is all about. It’s about being the kind of friend you wish you had yourself. Everyone should be lucky enough to have a friend who is as thoughtful and kind as Warren. He goes out of his way to make people feel good about themselves and share his joy about life.

To this day, every time I go to Omaha (which I try to do whenever I can), Warren still drives out to the airport to pick me up.

It’s a small gesture, but it means the world to me. I’m always impatient for the plane doors to open because I know Warren will be waiting with a new story or a joke and I’ll be learning and laughing with him all over again. 

Thanks for your friendship, Warren. It’s been an amazing 25 years. I look forward to making many more memories with you in the years ahead.

Tags:

StoriesofLife

Lỗ hổng margin

by Michael04/07/2016 13:32

(TBKTSG) - Theo luật, các công ty chứng khoán được phép cấp margin tỷ lệ 5:5 cho nhà đầu tư đối với những cổ phiếu đủ tiêu chuẩn. Tức, nhà đầu tư có một đồng tài sản sẽ được công ty chứng khoán cho vay thêm một đồng để mua cổ phiếu đủ chuẩn.

Với số lượng cổ phiếu đủ chuẩn đang cao ngất ngưởng, cùng với quy định lỏng lẻo về cổ phiếu được phép margin, các đội đánh chuyên nghiệp đang khai thác tối đa lỗ hổng này để sinh lãi, và khuếch trương thanh thế.

Mẹo nhận diện cổ phiếu bị đội lái sử dụng

Có một số mẹo để nhận biết những cổ phiếu được các đội đánh, đội lái sử dụng để thu hút dòng tiền, tạo ra những trò chơi vô tiền khoán hậu và tìm cách hè đổ vỏ lên đầu những công ty chứng khoán, nhà đầu tư cá nhân tay mơ khác.

Thứ nhất, các cổ phiếu có vòng quay cổ phần (share turnover) cao ngất ngưởng. Tiêu chí này được tính bằng cách lấy khối lượng giao dịch một thời gian đem chia cho khối lượng cổ phiếu lưu hành. Người ta thường sử dụng tiêu chí này để đo mức độ thanh khoản của một cổ phiếu. Theo đó, vòng quay cổ phần càng cao cho thấy thanh khoản cổ phiếu đó tốt và ngược lại. Trên thị trường Việt Nam thời gian qua xuất hiện những cổ phiếu có vòng quay vốn cổ phần lên đến gần 3,5 lần trong một tháng, nghĩa là chỉ trong vòng một tháng, tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch gấp 3,5 lần so với tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành. Một doanh nghiệp, mà lượng cổ phiếu trao tay khủng khiếp như vậy sẽ đặt dấu chấm hỏi lớn về độ ổn định quản trị.

Thứ hai, các cổ phiếu có mức độ pha loãng kinh hoàng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có một sợi dây liên hệ rất mật thiết giữa những cổ phiếu có vòng quay cổ phần cao và mức độ tăng vốn lớn. Theo đó, những cổ phiếu có vòng quay cổ phần cao thường có lịch sử phát hành phi mã, cổ phiếu pha loãng không tưởng. Có những cổ phiếu chỉ có quy mô vài chục tỉ đồng vốn góp vào năm 2013 nhưng đến nay, con số đó đã lên vài trăm tỉ đồng, cá biệt có doanh nghiệp chỉ vỏn vẹn 1 tỉ đồng vào năm 2013 nhưng nay đã là 200 tỉ đồng.

Thứ ba, lịch sử tăng vốn khủng khiếp lại không đi kèm với sự cải thiện các chỉ số hiệu quả hoạt động. Hầu hết những doanh nghiệp này thường có tỷ suất sinh lãi trên vốn cổ phần rất thấp, chỉ vài phần trăm. Điều đó, phần nào cho thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn không theo kịp tốc độ tăng của vốn.

Thứ tư, rất nhiều cổ phiếu trong danh sách này luôn nằm sẵn trong tay các môi giới, họ cố gắng đẩy các cổ phiếu đó từ công ty chứng khoán này sang công ty chứng khoán khác, ẩn dưới mỹ từ “deals vài chục tỉ, deals vài trăm tỉ”. Nếu đã là một thành viên có liên quan đến các bộ phận môi giới các công ty chứng khoán, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên về mức độ xuất hiện những “deals” được chào từ các cổ phiếu nằm trong danh sách bên trên.

Cách thức hoạt động

Một nhóm nhà đầu tư mua và sở hữu một lượng lớn cổ phiếu của một công ty không có gì đặc sắc. Vì là công ty không đặc sắc nên giá sẽ rất rẻ (nhiều người gọi vui là “cổ phiếu rau muống”). Sau khi mua đủ số lượng, nhóm nhà đầu tư này sẽ cố gắng đẩy giá cổ phiếu và tạo thanh khoản nhằm thu hút nhà đầu tư mới, cũng như dư luận. Có một điều kỳ lạ trên thị trường chứng khoán, đó là, khi một cổ phiếu tăng giá mạnh, nhà đầu tư sẽ nhìn vào đó, cổ phiếu đó luôn có mặt trong danh sách tăng giá mà các công ty chứng khoán tổng kết năm. Và nó như một luồng thông tin cộng hưởng tự phát, cứ lan tỏa một cách miễn phí.

Khi giá cổ phiếu lên một vị thế mới, thường phải gấp đôi, gấp ba giá ban đầu, thì những dự án vĩ cuồng bắt đầu được tung ra dưới dạng thông tin ở thì tương lai. Các nhà môi giới hiểu rõ lòng tham của những nhà đầu tư tay mơ, lấy các cổ phiếu đó làm ví dụ cho việc kiếm tiền dễ dãi. Câu chuyện đi bán đã có sẵn trong tay, và nó chính là câu chuyện mà nhóm nhà đầu tư ban đầu thêu dệt. Các bạn môi giới bỗng trở thành những đại sứ thông tin tốt bụng và cực dễ dãi.

Một lớp nhà đầu tư mới mua vào cổ phiếu, và giá cổ phiếu giờ đây có thể đã tăng lên gấp năm, gấp bảy lần so với ban đầu. Nhóm nhà đầu tư cũ sẽ toan tính một con đường mới, vừa giúp tiếp tục tận dụng lỗ hổng để sinh lãi và vừa khuếch trương thanh thế trên thị trường chứng khoán. Khi đó, M&A một doanh nghiệp khác là một ý không tồi.

Lỗ hổng margin ở đâu?

Nếu không nhờ margin từ các công ty chứng khoán, quá trình tạo thanh khoản và nâng giá sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu nhóm nhà đầu tư này chỉ bỏ ra 20 tỉ ban đầu thì theo luật, công ty chứng khoán cho vay tiếp 20 tỉ để nhóm nhà đầu tư này mua cổ phiếu. Họ có thể cố tình mua đẩy giá cổ phiếu lên, vì như vậy, họ sẽ được lợi, vì khi giá cổ phiếu tăng, thì tài sản đảm bảo của họ lên giá, và theo nguyên tắc 5:5, công ty chứng khoán tiếp tục cấp thêm sức mua cho nhà đầu tư này mua thêm cổ phiếu.

Và cứ thế, khi giá cổ phiếu tăng gấp đôi, nhà đầu tư từ chỗ ban đầu chỉ bỏ ra 20 tỉ đồng đã sở hữu tài sản lên đến 80 tỉ đồng; trong đó, 20 tỉ đồng là nợ vay cũ, tài sản có của nhà đầu tư nâng lên 60 tỉ đồng.

Không dừng lại ở đó, nhà đầu tư tiếp tục sử dụng margin để nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu lên. Giờ đây với vốn tự có 60 tỉ đồng, công ty chứng khoán sẽ cấp khoản vay tương ứng 60 tỉ đồng để nhà đầu tư đi mua cổ phiếu. Như vậy, thương vụ trót lọt, nhà đầu tư đã một bước nâng tài sản từ 20 tỉ đồng lên 120 tỉ đồng chỉ sau một thời gian.

Tôi giả định, 20 tỉ đồng đầu tư ban đầu của nhà đầu tư thực chất cũng chỉ là tiền đi vay mượn. Giờ đây, nhà đầu tư có thể dễ dàng bán ra cổ phiếu đang được thị trường tay mơ săn đón, thu về 20 tỉ đồng trả nợ (giả sử lãi suất = 0 cho đỡ rắc rối). Vậy, nhà đầu tư vẫn đang còn 40 tỉ tài sản tự có, và vẫn vay được 40 tỉ từ công ty chứng khoán để sở hữu 80 tỉ giá trị cổ phiếu công ty, mà bản chất họ đã rút hết vốn đầu tư ban đầu ra rồi.

Tới bước này, nhà đầu tư sẽ có hai cách để thoái vốn và chốt lãi. Cách thứ nhất những nhà đầu cơ tay mơ hay làm, là đi tìm các công ty chứng khoán cũng tay mơ nốt, ký với họ hợp đồng hợp tác tạo thanh khoản (đối với cổ phiếu không nằm trong danh sách margin), hoặc repo cổ phiếu cho công ty chứng khoán để rút tiền ra, mà bản chất là ôm tiền bỏ đi, phần cổ phiếu kia công ty chứng khoán muốn làm gì làm.

Cách thứ hai, cho người chuyên nghiệp và tham lam hơn. Họ sẽ tìm cách để công ty của họ (bản chất cũng là một công ty bị rút ruột như công ty tôi đề cập ở trên) mua lại công ty này với mức giá trên trời. Thông qua thương vụ này, họ thoái vốn hoặc chốt lãi.

Chứng khoán tăng giá, doanh nghiệp được M&A, nhà đầu tư khôn lõi ban đầu rút vốn êm đẹp và lãi khủng. Khi họ đang tận hưởng mùa hè ở Hawaii nhờ tiền margin của các công ty chứng khoán thì ở trong nước, các công ty chứng khoán kia phải bạc tóc nhìn giá cổ phiếu rớt sàn liên tiếp mà không sao bán giải chấp được.

 

Huỳnh Ngọc Thương, TBKTSG

Tags:

Economics | Psychology

What Hungry Investors Really Want from Their Financial Advisers

by Michael30/06/2016 14:22

Meir Statman draws analogies (sự tương đồng) between investor behavior and nutrition, in his book What Investors Really Want. For example, we all know that the best way to eat nutritious, low-cost meals is by dining on healthy food at home. But that’s just not fun for most of us: We’d much rather indulge (thích thú) in rich foods at expensive, fancy restaurants.

Có sự tương đồng giữa hành vi nhà đầu tư và vấn đề dinh dưỡng. Ví dụ, chúng ta đều biết cách tốt nhất để ăn bổ, rẻ là nấu tại nhà. Nhưng rõ ràng đó không phải là cách vui cho mọi người, chúng ta thích dùng bữa tại những nhà hàng mắc mỏ, được trang hoàng hơn.

Investors want what Statman calls “utilitarian benefits.” We know that a diversified, low-cost portfolio is theoretically best, but we’d rather have the amusement (trò giải trí) and bragging (khoe khoang) rights of expensive, risky investments like hedge funds and specialized equity managers.

Chúng ta ai cũng biết việc đa dạng hóa, và danh mục chi phí thấp là một lý thuyết hoàn hảo, nhưng chúng ta thích trò giải trí và quyền khoe khoang mắc mỏ, những thương vụ đầu tư mạo hiểm như các hedge funds và những nhà quản lý chứng khoán chuyên nghiệp.

In keeping with the dining analogy, investment advisers are like waiters catering (phục vụ cho) to the diverse appetites (sự thèm ăn) of their clients. Clients want their advisers (waiters) to guide them through their investment choices (menu selections). A successful financial adviser recognizes that the ingredients for satisfying clients are as follows:

Nhà tư vấn như các phục vụ bàn ở nhà hàng, khách muốn họ hướng dẫn việc chọn lựa menu, nhà tư vấn tài chính thành công nhận biết những thành phần cho sự thỏa mãn khách hàng.

Menu: A successful waiter needs a good menu with tasty selections that serve a variety of palates (khẩu vị). A successful financial consultant needs a variety of solutions that meet a wide range of investor needs.

Menu: Nhà tư vấn tài chính cần những giải pháp đa dạng để nói cùng tiếng nói với khách hàng.

Selection: A successful waiter helps diners select something from the menu they will like. A successful consultant identifies client needs and matches them to a solution that will make them happy.

Lựa chọn: Nhà tư vấn thành công xác định nhu cầu và đáp ứng giải pháp giúp khách vui.

Follow up: A successful waiter asks for feedback and makes changes as necessary. A successful financial consultant monitors progress toward the achievement of goals and recommends changes along the way.

Theo sát: người bồi bàn hỏi cảm nhận của khách để thay đổi khi cần. Người tư vấn đầu tư theo dõi tiến trình đạt mục tiêu và khuyến nghị thay đổi trong suốt thời gian đó.

Menu of Models

A tasty menu item has quality ingredients and is skillfully prepared. In investing, we create models, each designed for a specific type of investor. Risk is the quality ingredient, and packaging that risk to provide the highest return is the skillful preparation.

Menu ngon miệng có những thành phần chất lượng và được chuẩn bị đầy kỹ năng. Trong đầu tư, chúng ta tạo ra những models, mỗi cái được thiết kế cho từng loại khách hàng. Rủi ro là thành phần chất lượng, và việc gói rủi ro đó lại để có thể cung cấp một mức sinh lãi cao nhất là bước chuẩn bị đầy kỹ năng.

Most models start by identifying points on the efficient frontier, like the five points shown in the graph below. Each numbered portfolio theoretically provides the highest return for the indicated level of risk. Harry Markowitz won a Nobel Prize in 1990 for his theory of portfolio choice, recognized as the birth of modern portfolio theory (MPT). The efficient frontier is the centerpiece of MPT.

Efficient Frontier

Most do not realize that another Nobel Prize-winning theory refines the efficient frontier. William F. Sharpe also won the Nobel in 1990 for his capital asset pricing model (CAPM), which demonstrates that risk control is best achieved with cash, among other things. As shown in the graph below, the capital market line, which blends the “market” with cash, dominates the efficient frontier by providing higher returns for the same level of risk. (It’s important to realize that the “market” in this context is the entire world of risky assets, not just the US stock market.) This represents a challenge, because we can’t know the real composition (cấu tạo, thành phần) of the current market, but we can guess. Here is an example:

Example of a World Market Portfolio Estimate

 

 

Capital Asset Pricing Model (CAPM)

Other refinements (cái hay) to models are like the house specialties that set some restaurants apart. Models can be refined in two ways:

Market views can adjust asset weightings — timing. For example, the current bond manipulation to zero interest argues for shorter duration bonds because there is no reward for taking duration risk.

Active rather than passive managers can be used. Investors want active managers, and advisers want to give clients what they want, but it’s very difficult to identify skillful active managers. Advisers don’t want to spend the time, energy, and money that it takes to identify skill (as summarized in this infographic), so active managers who underperform are the norm (chỉ tiêu).

Choosing a Model

Selecting a model is like placing a dinner order. There are three ways in which investors can choose:

Risk-based is like the diner who asks the waiter for a recommendation. Investors don’t know their risk capacity. They want their advisers to tell them. Risk questionnaires can help, with the guidance of an adviser.

Rủi ro cơ bản giống thực khách người hỏi bồi bàn khuyến nghị món ăn. Những nhà đầu tư không biết kích cỡ rủi ro của họ. Họ muốn những nhà tư vấn cho họ biết. Những câu hỏi rủi ro có thể giúp ích, với hướng dẫn của một nhà tư vấn.

Age-based uses a target date fund glide path to identify an appropriate asset mix. It’s like older diners ordering bland, soft food versus youngsters ordering the more exotic dishes.

Goals-based uses a model that is expected to earn a return that will produce the desired objective. Calculators help advisers solve for the return that will match cash flows with targeted ending wealth. Then a model is selected that is expected to earn at least that desired return. Goals-based investors are like discriminating diners seeking a culinary treat. Even though they are the most challenging, they are also the most likely to appreciate good service.

Follow Up

Just as waiters help diners through the various courses of the meal, advisers help their clients navigate through phases of life, monitoring progress toward the achievement of objectives and making changes as necessary. We call this “portfolio navigation.” If we’ve exceeded expectations, we can save less (spend more) and/or reduce risk. If we’re trailing expectations, we can save more (spend less) and/or increase risk. Investors have choices.

Portfolio Navigation

Investors want to make money, just as diners want great food and great service. But both also want to have fun and brag about the experience. Successful advisers are like successful waiters: Both require three key competencies that, while easy to understand, are challenging to do right.

Nhà đầu tư muốn tạo rao tiền, như những thực khác muốn đồ ăn và dịch vụ tuyệt hảo. Nhưng cả hai đều muốn vui vẻ và được khoác lác về những trải nghiệm. Những nhà tư vấn thành công giống những bồi bàn thành công: Cả hai cần đến ba tố chất, dễ hiểu nhưng đầy thử thách để làm đúng.

 

Source: Ron Surz, blogs.cfainstitute.org

Tags:

Economics

QHD khi không còn gái quê

by Michael29/06/2016 16:10

Một năm trước em còn gái quê, ngày khách đến với em vài ba người, mỗi lần vài ba trăm. Giờ đây em bắt đầu được đưa đón, ngày cả trăm lượt khách tới lui, mỗi lần cũng đã lên đến vài ba chục ngàn.

Chỉ một năm trôi qua, em đã đổi khác, mới hơn, đẹp hơn và phần nào gột bỏ lớp phèn đóng ở gót chân thôn nữ.

…nhưng vẫn chưa đâu em, ngày trở thành Ngọc Trinh vẫn còn phía trước, cố lên em.

Ký tên: Vũ Khắc Fin

 

Bài viết mang tính chất thư giãn, nhân ngày QHD đạt khối lượng giao dịch 110 ngàn cổ phiếu/phiên.

Tags: ,

Stocks

Sự kiện Brexit và tác động với Việt Nam

by Michael24/06/2016 12:21

Dưới đây là bài viết hay nhất về Brexit đăng trên báo Việt Nam. Cảm ơn anh Hồ Quốc Tuấn, cựu sinh viên TCDN ĐHKT, K26.

--------------------------------------

Brexit là cụm từ có lẽ đã trở nên quen thuộc với những người quan tâm tình hình kinh tế và chính trị trên thế giới trong nhiều tháng qua. Nó chỉ về một sự kiện sẽ diễn ra vào hôm nay, thứ Năm, ngày 23/6 - khi người dân Anh sẽ đi bỏ phiếu lựa chọn rời khỏi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU).

Đây cơ bản là một phần trong những hứa hẹn của Thủ tướng Anh David Cameron trong quá trình tranh cử vào năm 2015. Khi đó ông hứa sẽ tổ chức bỏ phiếu quyết định Anh rời khỏi EU hay ở lại EU nếu ông tái đắc cử. Cho nên về cơ bản, đây là một phần trong trò chơi tranh cử của chính trường Anh, nhưng nó đang trở thành một trong những tâm điểm thu hút sự quan tâm của thế giới vào thời điểm này.

Brexit và thị trường tài chính

Sự kiện này hiện đang là một tâm điểm chú ý của thị trường tài chính toàn cầu từ nhiều tuần qua. Những diễn giải về biến động của giá vàng, ngoại tệ, chứng khoán đều đề cập đến tác động của Brexit. Về căn bản, tất cả được qui về cho hai yếu tố: thanh khoản và sự bất định.

Không ai biết điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả trưng cầu dân ý là Anh sẽ rời khỏi EU. Tất cả những vấn đề về thỏa thuận thương mại, lao động, nhập cư lẫn thuế quan đều sẽ có thể thay đổi. Nhiều công ty dọa sẽ rời khỏi Anh nếu Anh ra khỏi EU còn nguồn nhân lực chất lượng cao lẫn nhân công giá rẻ từ nước ngoài vào Anh cũng không biết sẽ ra sao. Vì Anh là một nền kinh tế có liên hệ chặt chẽ với những cường quốc kinh tế khác và là một trung tâm tài chính của thế giới, sự hỗn độn ở Anh không ít thì nhiều sẽ có những tác động lên kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính, ít nhất là trong ngắn hạn. Nhiều con số ước tính được đưa ra, nhưng phần lớn là toàn là dự báo trong khi kịch bản cơ bản nhất thì cũng không ai biết nó có hình thù ra làm sao! Cho nên các nhà kinh tế có tiếng trên thế giới đưa ra những đánh giá rất chênh lệch với nhau, tới mấy điểm phần trăm GDP của Anh.

Đây mới chính là điểm đáng sợ. Nó thể hiện rõ không có gì là chắc chắn nên nhiều nhà đầu tư đã chọn đứng ngoài thị trường trong khi một số khác mở những vị thế đầu cơ với những mức mạo hiểm có thể gọi là điên khùng. Sự bất định vừa làm tăng độ biến động (volatility) của giá tài sản trên thị trường tài chính vừa làm giảm thanh khoản của nó. Hai thanh khoản và độ biến động này lại tương tác với nhau theo chiều là thanh khoản thấp thì một vài giao dịch có thể làm thị trường rung lắc mạnh nên thị trường tài chính những ngày qua được hình dung là có độ biến động rất cao.

Cho đến ngày 21/6, diễn biến thị trường tài chính và các tỷ lệ cá cược xem ra ngầm định là khả năng Anh rời khỏi EU là thấp, với việc giá vàng quay đầu giảm trong khi giá đồng bảng Anh tăng lại mạnh, trong khi một số tỷ lệ cá cược gần như khẳng định là cơ hội Anh rời khỏi EU là ở mức cực thấp trong nhiều tuần gần đây. Tuy nhiên, điều này ngầm định rằng thị trường sẽ bị bất ngờ nếu kết quả bầu cử cho thấy Anh rời khỏi EU.

Đồ thị diễn biến đồng Bảng Anh và giá vàng trước Brexit

Bảng Anh (màu xanh, bên dưới) tăng trở lại còn giá vàng (màu vàng, bên trên) giảm lại từ ngày 19 đến 21/6 do các ước tính và điều tra ý kiến cho thấy khả năng Anh rời khỏi EU là thấp

Có người đã gọi điều này là sự chủ quan của thị trường trước những lá phiếu không dựa vào lý trí của người dân Anh. Nếu kết quả là Anh rời khỏi EU sau ngày 23/6, diễn biến thị trường sẽ trừng phạt những nhà đầu tư chủ quan và cả những lá phiếu không dựa vào lý trí đó. Và khi đó, vàng sẽ là kênh đầu tư hưởng lợi đầu tiên, bên cạnh đó các khoản đặt cược vào việc độ bất ổn sẽ càng tăng lên.

Nếu Anh rời khỏi EU thì sẽ phải có rất nhiều cuộc thương thảo về tất cả những vấn đề về thương mại, tài chính, lao động với EU và những nước khác do những hiệp định do EU ký trước đây với những nước này có thể sẽ không còn hiệu lực sau khi Anh rời khỏi liên minh này. Chẳng hạn Anh còn được hưởng bao nhiêu lợi ích trong giao thương với cộng đồng kinh tế Châu Âu? Anh có buộc phải chấp nhận áp đặt từ phía liên minh tiền tệ và tài khóa (nghĩa là thị trường tài chính của Anh sẽ phải chấp nhận những chính sách kiểm soát ngặt nghèo không cần thiết đối với thị trường tài chính) để đổi lại những quyền lợi thương mại hay không? Liệu Anh có xoay trục sang buôn bán với châu Á thay vì các nước láng giềng hay không? Liệu có nước nào trong EU sẽ theo chân của Anh rời khỏi EU? Nếu có, liệu đồng euro có sụp đổ?

Đây là những câu hỏi không ai biết chắc chắn câu trả lời và có thể mất nhiều năm thương thảo để biết kết quả. Điều đó nghĩa là nếu Anh rời khỏi EU, bất ổn chỉ mới bắt đầu trên phạm vi toàn cầu. Điều đáng sợ là các chính phủ và thị trường tài chính đều không có chuẩn bị gì cho chuyện đó. Họ đều nghĩ: mọi việc rồi sẽ ổn thôi. Chúng ta cũng nên hi vọng như vậy.

Brexit và Việt Nam

Mặc dù gần đây Hong Kong, Việt Nam và Campuchia là 3 cái tên bị “điểm danh” bởi Wall Street Journal là những thị trường có thể bị tác động xấu nhiều hơn các thị trường khác trong khu vực châu Á nếu Anh rời EU, nhưng bản thân bài viết đó cũng lập lờ nói rằng các thị trường này chỉ là bị tác động xấu hơn một chút so với các thị trường khác trong khu vực, do có quan hệ thương mại chặt chẽ hơn với Anh.

Như đã nói ở trên, nếu Anh rời khỏi EU, không ai biết thương mại của họ với ai sẽ tăng lên và với ai sẽ giảm đi, vì không biết họ sẽ đẩy mạnh hợp tác thương mại với ai (ai sẽ lên lãnh đạo họ cũng còn chưa biết!). Khả năng nhiều nhất là Anh sẽ vẫn ưu tiên thương mại với các nước châu Âu láng giềng, vốn chiếm gần một nửa xuất khẩu của Anh. Ngoài ra họ có thể đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc, một trong những nước có hoạt động thương mại mạnh với họ, và nhiều hàng hóa của Anh xuất sang châu Âu chỉ là trung gian, sau đó cũng chuyển về châu Á và Trung Quốc là một thị trường lớn. Trong khi đó, quan hệ thương mại trực tiếp giữa Anh với Việt Nam chưa phải là chặt chẽ như Trung Quốc (bao gồm Hong Kong), nên Việt Nam sẽ ít bị ảnh hưởng lớn (cả Anh và Việt Nam đều không phải nằm trong top 10 đối tác thương mại của nhau). Vì vậy, tác động trực tiếp của Brexit tới Việt Nam là không lớn.

Tuy nhiên, về dài hạn hơn, Brexit có thể là cơ hội cho Việt Nam và khối ASEAN vì nếu Anh cần đa dạng hóa thị trường để không phụ thuộc nhiều vào các nước láng giềng đang ít thân thiện với họ hơn, thì họ cần phải đẩy mạnh hơn quan hệ với các nước ở châu Á. Đông Nam Á và Nam Á là những lựa chọn tự nhiên để bổ trợ cho những thị trường mà Anh đã có vị thế nhất định như Trung Quốc và các nước Ả Rập. Đây là xu thế tất yếu dù có Brexit hay không, nhưng nếu có Brexit, nó có thể đẩy mạnh hơn nỗ lực của Anh để đẩy mạnh quan hệ với ASEAN. Tất nhiên, Việt Nam phải cạnh tranh với các nước trong ASEAN để chiếm phần, và đây vẫn là những phỏng đoán xa vời. Người ta vẫn chưa biết Anh có ra khỏi EU hay không mà, và thị trường tài chính tin là không.

Điều chắc chắn duy nhất là thị trường sẽ không lặng yên sau những diễn biến vào ngày 23/6. Sẽ mất nhiều tiếng đồng hồ để kiểm phiếu sau 10 giờ tối ngày 23/6 và đến sáng sớm ở Anh thì theo dự kiến là người ta chỉ biết được kết quả của khoảng phân nửa số khu vực tham gia trưng cầu dân ý. Do đó, thị trường sẽ phải chờ nhiều tiếng đồng hồ với những đồn đoán. Và sau khi trưng cần dân ý, cho dù là Anh không rời khỏi EU, đây chỉ mới là bắt đầu cho những cuộc marathon về đòi hỏi cải tổ khối EU. Tình trạng hỗn loạn hiện nay của khối kinh tế này về nhiều mặt sẽ vẫn là rủi ro mà thị trường phải chú ý trong thời gian dài nữa. 

Hồ Quốc Tuấn (Giảng viên Đại học Bristol, Anh)

---------------------------------

Bài Brexit diary

TS Giang Le

Tôi thường không chia sẻ công việc cá nhân lên blog và mạng xã hội, nhưng đây là ngoại lệ vì muốn ghi lại một sự kiện rất quan trọng trong lịch sử finance thế giới và của cá nhân. Bài này có nhiều thuật ngữ chuyên môn và những chi tiết kỹ thuật tôi xin phép không giải thích thêm, nhiều chi tiết về trading/strategy tôi cũng không muốn/được phép nói rõ. Một số thời điểm và số liệu trong bài có thể không chính xác, mong các bạn thông cảm. Bài này cũng không tranh luận Brexit đúng hay sai, chỉ thuần tuý về finance.

-2W

2 tuần trước ngày bỏ phiếu dù hầu hết các polls cho thấy phe Leave sẽ thắng, phân tích của giới kinh tế và chính trị cho rằng Brexit khó xảy ra vì thiệt hại cho kinh tế Anh sẽ rất lớn. Không chỉ các IB/broker, hầu hết các báo lớn, các tổ chức quốc tế, central bankers và các đảng chính trị lớn của Anh (trừ UKIP) đều ủng hộ Remain. Xác suất Remain trên thị trường cá cược, thường đúng hơn kết quả polls, cũng vậy. Một điểm khá quan trọng nữa là tâm lý sợ rủi ro nên muốn giữ status quo, nhiều người đến phút cuối sẽ sợ thay đổi vì hiện tại dù không đúng như ý mình nhưng là thứ mình đã biết, vote Leave chưa biết nước Anh sẽ về đâu. Đây là lý do nhiều cuộc referendum khác thất bại, cuộc trưng cầu tách Scotland năm 2014 là một ví dụ.

Họp IC (investment committee) tôi đề xuất đặt cược vào cửa Remain, chủ yếu là long GBP và FTSE. Thực ra strategy này không hẳn cá cược vào một sự kiện chính trị, các mô hình dự báo của chúng tôi đều cho thấy GBP và FTSE đã undervalued khá nhiều vì thị trường lo lắng khả năng Brexit. Nếu không có referendum tôi vẫn sẽ long GBP và FTSE nhưng strategy sẽ hơi khác một chút và có lower leverage. Đáng ra betting vào Remain còn có thể short Gilt, nhưng các mô hình FI (fixed income) của tôi bị trục trặc nên đã phải stop-out ra trước đó và chưa kịp chỉnh sửa. Như vậy portfolio của tôi chỉ có equities và currencies nhưng tôi khá confident vì không mấy khi nhận định tình hình thị trường và kết quả mô hình support nhau như vậy.

-1W

Một tuần trước giờ G, portfolio bị âm nhẹ vì phe Leave càng ngày càng thắng thế trong các polls, betting odds bắt đầu cân bằng, GBP mất giá còn vàng liên tục lập đỉnh. Đúng lúc đó Jo Cox bị ám sát làm dư luận Anh đổi chiều rất nhanh. Hai ngày sau poll đầu tiên cho thấy Remain vượt lên, betting odds đổi chiều và các IB/brokers tiếp tục khẳng định vào Remain, lần này rất chắc chắn. Tất cả các thị trường, từ equity, FI, currency đến commodity và oil đều không có dấu hiệu gì bất ổn. IC quyết định giữ nguyên strategy.

Day 0

Sáng 23/6 (giờ Úc) portfolio của tôi đã có lời đáng kể. SurveyMonkey, một trong những survey ít ỏi dự báo đúng cuộc bầu cử Nghị viện Anh năm ngoái, có kết quả cuối cùng: Remain sẽ thắng. Xác suất Brexit trên thị trường cá cược chỉ còn trên 20%. Phân tích số liệu swaps (DCTT), options (CME) đều cho thấy market không tin khả năng có Brexit. Đồng GBP vượt qua 1.48, có lúc lên đến 1.50, giá vàng lao dốc, 10y Bund yield dương trở lại. Vix tăng hai ngày trước đó nhưng đã chựng lại, G3 Libor vẫn ổn định.

Team của tôi tính xong VaR và làm một số scenario analysis, worse case xác định GBP sẽ giảm 15%, FTSE mất 10% nếu Leave bất ngờ thắng. Họp IC có 2 ý kiến: (i) take profit vì khả năng upside không còn nhiều mà rủi ro Brexit vẫn có, (ii) stay on vì cả VaR và worse case cũng không bị thiệt hại nhiều, nếu Leave thắng khả năng GBP vượt 1.55 trong tầm tay. Phương án (ii) được chọn vì expected return (tính với xác suất 85% Remain thắng) vẫn dương nhưng IC yêu cầu tăng hedge (chủ yếu short Nikkei, Euro Stoxx và long JPY, CHF, short EUR).

Phân tích biểu đồ và thời điểm công bố kết quả của 382 điểm bỏ phiếu, một kế hoạch emergency exit được đưa ra cân bằng giữa tỷ lệ Brexit và P&L của portfolio. Khi 75% kết quả được công bố cho thấy Brexit nhiều khả năng sẽ thắng và P&L còn trên một ngưỡng nhất định thì sẽ unwind các positions, ưu tiên cho GPB và FTSE trước nhưng phải đảm bảo net leverage không quá lớn.

7pm Chairman từ London gọi điện thông báo chuẩn bị đi bầu cử. Tình hình thời tiết không thuận lợi vì mưa lụt một số nơi. Tuy nhiên không khí trong giới finance ở London rất lạc quan về khả năng Remain thắng, tình hình turnout có vẻ tốt. Về nhà mở FB ra thấy Vũ Thành Tự Anh report từ Oxford các điểm bầu cử rất vắng, nhưng tự nhủ chắc đám sinh viên và giáo sư Oxford lười nên bỏ phiếu qua mail hết rồi. Yên tâm đi ngủ.

Day 1

Sáng thứ Sáu 24/6 đến office sớm hơn thường lệ (cho ông con trai nghỉ học hôm nay để khỏi phải chở đến trường :-) ), nhưng đã thấy một cậu trader đến rồi đang ngồi xem Bloomberg TV. Thực ra không cần đến sớm vì đến tận 9:30am (giờ Úc) mới có kết quả của local đầu tiên, nhưng cuối cùng cả office ai cũng đến sớm hết. Kết quả poll cuối cùng của YouGov trong ngày 23/6 (giờ Anh) cho biết Remain sẽ thắng 52/48, tiếc rằng đây không phải exit poll. Nigel Farage, lãnh tụ UKIP và phe Leave, gần như đã chấp nhận thua cuộc vào phút cuối cùng trước giờ kiểm phiếu khi tuyên bố: "It looks like the Remain will edge it". Tất cả các monitor bật news feed của Bloomberg, BBC, WJS... Dự kiến kết quả của local đầu tiên sẽ từ Sunderland vào khoảng 9:30am.

9:10: Bloomberg cho biết Newcastle đã kiểm phiếu xong nhưng kết quả too close to call. Vài giây sau đó BBC đưa tin Newcastle vote Remain, margin rất thấp. Kết quả cuối cùng margin chỉ là 51/49, thấp hơn nhiều so với dự báo 64% sẽ vote Remain.

9:25: Kết quả Sunderland công bố Leave thắng 61/39, vượt xa dự báo 55/45. Một cú shock lớn trên thị trường currency, đồng GBP lập tức rớt từ 1.49 xuống 1.44 chỉ trong vài giây. Điều mà thị trường và rất nhiều người (trong đó có chúng tôi) lo ngại là turnout demography có thể bất lợi cho phe Remain có vẻ đang trở thành hiện thực ở Newcastle và Sunderland, hai local đáng kể đầu tiên. Có vẻ như phe Leave đã có turnout lớn hơn rất nhiều dự kiến nên cán cân lệch hẳn về phía họ. Vì là referendum nên kết quả theo nguyên tắc one-person-one-vote, cho nên turnout rất quan trọng. Trước ngày bầu cử đã có ý kiến lo ngại ngày thứ Năm là ngày làm việc nên turnout ở London và trong giới trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Không ai quan tâm đến ý kiến này cho đến đúng phút giây này, hoá ra quan sát của Tự Anh chính xác.

9:45: Khoảng 10 local đã có kết quả, phe Remain vẫn hơn vài trăm phiếu nhưng tình hình có vẻ tiếp tục tồi tệ, tỷ lệ Leave của các khu vực Leave thắng đều lớn hơn dự kiến. Vài phút sau có tin City of London Remain thắng nhưng turnout chỉ hơn 73%, kết quả 60/40 kém xa dự kiến 75/25. Các local phụ cân London cũng có turnout không tốt. Quay qua nhìn biểu đồ của BBC thì phe Leave đã vượt tổng số vote của phe Remain. Từ giờ phút này trở đi phe Remain không bao giờ đuổi kịp nữa. Một trader thông báo tình hình liquidity châu Á rất tệ, chỉ trừ JPY-cross, hầu hết các đồng tiền khác không có liquidity.

10:15: Điểm local quan trọng tiếp theo là Swindon, dự kiến Leave thắng 55/45. Đây là local mà một số analyst cho rằng có thể phe Remain sẽ lật ngược thế cờ hoặc chí ít cũng thu hẹp khoảng cách. Kết quả không có gì bất ngờ, tỷ lệ Leave thắng không khác gì dự kiến, turnout 76%. Trong khi đó một loạt local nhỏ liên tiếp có surprise khi phe Leave thắng áp đảo vượt quá mong đợi. GBP leo lên 1.45 được một lát bắt đầu rớt trở lại, dễ dàng vượt qua 1.44. Lúc này mới quay qua nhìn các stockmarket châu Á, hồi sáng còn thấy Nikkei xanh bây giờ đã đỏ hết. Điển an ủi lớn nhất là các hedge đều move đúng như dự định.

10:30: Kết quả một số local của Scotland và Northern Ireland không có gì surprise, Remain thắng nhưng quá nhỏ để thay đổi cán cân. Biểu đồ trên BBC cho thấy phe Leave tiếp tục gia tăng khoảng cách hơn 20K vote. Đến khi 38 local thông báo kết quả thì Leave đã có hơn 100K khoảng cách. Ngạc nhiên là thị trường châu Á và futures markets dù đỏ nhưng không rớt thêm nữa. Một trader thông báo các broker/dealer cho biết họ đợi ngưỡng 50% report sẽ quyết định. Kế hoạch của tôi là ngưỡng 75%, như vậy sẽ đi sau thị trường khoảng 30-45 phút, băt đầu lo.

11:30: Phe Leave vượt ngưỡng 1 triệu, dự kiến bên nào đạt 16.5 triệu sẽ thắng. Còn khá xa nhưng Bloomberg cho biết đã có người dự báo khả năng Leave thắng là 50.2%, trong khi đó betting odd cũng bắt đầu favor Leave. GBP trượt xuống dưới 1.40, EUR dưới 1.12, AUD dưới 0.75, trong khi đó JPY vượt 103, CHF vượt 0.97. Kết quả Midland và Northern England không có gì bất ngờ Leave tiếp tục thắng. BI cho biết Lindsay Lohan đang tweet liên tục ủng hộ Remain. Lindsay Lohan? Vào giờ này?

12:00pm: Phe Leave nới rộng khoảng cách ra 200K, một bình luận viên nói có vẻ như đây sẽ chỉ còn là cuộc chiến giữa England vs London (+Scottland). Cuối cùng cũng nghe tin Lambeth và Wandsworth, hai local gần London, Remain thắng áp đảo với 79/21 cao hơn tỷ lệ dự kiến, nhưng turnout vẫn không vượt 75%. Tỷ lệ turnout 71% của Scotland cũng thấp hơn dự kiến làm chiến thắng của phe Remain ở đây bớt sức nặng. Nên nhớ trong referendum này turnout cực kỳ quan trọng chứ không chỉ tỷ lệ thắng.

12:30: Ngưỡng 50% local report sắp đạt, phe Leave đã hơn gần 500K, có lẽ Remain cần phép mầu mới lật ngược được thế cờ. Đúng như các broker thông báo, liquidity bắt đầu tăng vọt và mọi asset đều rớt mạnh trừ JPY và CHF (tất nhiên yield của JGB, Bund và cả Gilt giảm liên tục, nhưng tôi đã stay out of FI nên chỉ đứng nhìn thị trường này). Team của tôi tính correlation cho thấy các hedges vẫn rất tốt, thậm chí một số correlation còn cao hơn dự kiến (hedge tốt hơn). GBP giảm 7%, futures FTSE giảm 5% vẫn chưa đến một nửa worst case scenario của tôi.

1:00: Khoảng cách vẫn trên dưới 500K, phe Leave đã vượt 10 triệu vote. Theo đúng kế hoạch tôi sẽ phải chuẩn bị unwind vì khả năng Leave thắng đã quá gần và ngưỡng 75% report sắp đến. Tuy nhiên panic sell ở thị trường châu Á giúp cho 2 hedging positions của tôi (short JPY & Nikkei) vượt quá expectation, nên dù thị trường bắt đầu hoảng loạn strategy của tôi vẫn tiếp tục up so với previous day close. Tôi quyết định delay thêm một thời gian vì đằng nào Tokyo cũng đang nghỉ trưa.

1:30: Đã có 80% report và portfolio của tôi vẫn up, GBP đã tụt xuống 1.34, FTSE mất 8%. Thi trường châu Á đỏ rực, JPY xuống sát 100 nhưng các đồng tiền khác rớt thảm hại. Bloomberg cho biết ngân hàng trung ương Hàn quốc, Philippines, Malaysia tuyên bố sẽ can thiệp vào thị trường FX. Trong khi đó RBA và PBoC vẫn im hơi lặng tiếng, cũng dễ hiểu vì cả Úc và TQ đều muốn đồng tiền mình yếu đi. Có tin BoJ/MoF họp khẩn cấp và Kuroda sẽ có press conference. Mấy ngày trước báo chí đã đưa tin các CB lớn (Fed, ECB, BoE, BoJ, SNB) đã lên kế hoạch can thiệp đồng thời như đã làm sau vụ động đất ở Nhật năm 2011. BoJ lo ngại đồng JPY lên giá quá mạnh nhưng chưa thấy Mark Carney lên tiếng gì khi GBP rớt thê thảm. Có lẽ BoE không lo ngại bankrun, mà nếu có cũng phải vài tiếng nữa khi London open.

2:00: Kuroda tuyên bố sẽ bơm liquidity cho market và activate swap lines nhưng không đả động gì đến intervention. Tại sao BoJ chưa can thiệp, vì thấy chưa cần thiết hay chưa thoả thuận coordination được với các CB khác? Nhưng thực ra đây là một điều may mắn cho tôi vì nếu BoJ can thiệp JPY có thể đổi chiều và các hedge của tôi sẽ không perform tốt nữa. Như vậy nếu BoJ đang đàm phán với ECB và Fed thì tôi phải unwind ngay lập tức. Nhưng đúng lúc này tôi phát hiện ra mình đã mắc một sai lầm chết người. Tôi đã short Euro Stoxx futures để hedge FTSE, nhưng Eurex đến tận 4pm (giờ Úc) mới open. Hôm qua tôi khi tính ngưỡng 75% tôi không để ý điều này và cứ nghĩ nếu Leave thắng sẽ unwind ngay lập tức mà quên là phải đợi Eurex mở cửa.

Đổ thêm dầu vào lửa, một trader thông báo CME vừa activate circuit breaker với e-Mini là một hedging short khác của tôi, dự kiến phải đến tối (giờ Úc) mới có thể trade lại được. Quay qua FX, GBP tiếp tục lao dốc khi BBC, Sky đồng loạt kết luận Leave đã thắng trong khi JPY có vẻ đã chựng lại sau tuyên bố của Kuroda, CHF và EUR cũng không chạy theo GBP nữa. Correlation breakdown! Không thể chậm chễ được nữa tôi yêu cầu một trader đóng ngay GBP-JPY và một nửa equity portfolio. Vì chưa thể trade e-Mini và Euro Stoxx tôi phải để lại một phần FTSE để giữ net leverage không đổi. Vài phút sau các trade được hoàn thành, tất cả gain từ buổi sáng đã bị mất sạch chỉ trong chưa đầy 10 phút.

3:30: Leave đã chính thức thắng, BBC news feed bây giờ chỉ còn những phát biểu đổ lỗi của các chính trị gia. Một số IB/broker bắt đầu phân tích ảnh hưởng hậu Brexit, không hiểu các analyst ở đó có viết sẵn không mà ra bài nhanh thế. Một số dự báo Euro Stoxx mở cửa sẽ rớt 15-19%, có lợi cho tôi vì FTSE mới chỉ rớt 10%. Đáng tiếc là FX calm down trở lại, GBP ngóc đầu dậy quãng 1.36, JPY cũng vượt 102. Cũng may dù tôi đã sell GPB đúng đáy nhưng JPY và AUD hedge khá tốt. Bây giờ chỉ còn chờ xử ý nốt số equity còn lại.

4:00: Eurex mở cửa, các cash market châu Âu cũng mở cửa. Ngạc nhiên là cash FTSE 100 chỉ rớt hơn 5% at open, nhưng hoá ra gần nửa số stock trong đó bị suspend. Lúc này CME cho phép trade e-Mini trở lại nhưng không reset ngưỡng circuit breaker, nghĩa là chỉ cần một sụt giảm nhỏ là exchange này sẽ lại ngừng giao dịch e-Mini. Tôi yêu cầu trader đóng nốt equity position một phần để tuân theo kế hoạch exit từ ngày hôm qua, một phần vì giá sàn của e-Mini sẽ không còn đảm bảo hedging strategy được nữa.

4:30: Mọi thứ đã xong, Leave thắng 52/48 với hơn 16.8 triệu vote, turnout 72%, không tệ nếu tính chung nhưng turnout demography đã giết phe Remain: những nơi vote Leave có turnout vượt quá dự kiến trong khi London (và Scotland) không đạt kế hoạch 75%. Báo chí lúc này chỉ còn bàn tán về số phận PM David Cameron và khi nào Anh sẽ activate Article 50. Tweet của một phóng viên cho biết Cameron sẽ resign còn Boris Johnson tuyên bố chưa nên activate A50. Rộ lên tin Scotland và Northern Ireland sẽ tổ chức referendum tách khỏi GB.

5:30: David Cameron tuyên bố resign sau khi thua canh bạc lớn nhất đời mình. Ông đã thua và kéo theo nước Anh vào một tương lai đầy bất định. Tôi cho rằng năm ngoái khi đối mặt với một UKIP đang lên Cameron đã sử dụng lời hứa sẽ tổ chức Brexit referendum để lấy phiếu, chắc mẩm rằng không bao giờ phe Leave có thể thắng. Một mũi tên nhắm 3 đích: vừa thắng cử, vừa giữ lại EU membership, vừa triệt hạ UKIP. Cameron bắn trúng mục tiêu thứ nhất, thắng vang dội tháng 5/2015, nhưng trượt mục tiêu thứ 2. Chính mục tiêu thứ 3, điều mà Cameron không còn khả năng bắn nữa vì đã resign, mới là điều làm tôi lo ngại hơn cả việc Anh rời khỏi EU. UKIP mà nói rộng hơn là phong trào nationalism cực hữu ở Anh và khắp châu Âu sẽ trỗi dậy. Không chỉ suy thoái/bất ổn kinh tế mà các rủi ro chính trị/địa chính trị trên toàn thế giới sẽ làm người dân mọi nơi khốn khó hơn nhiều. Bài học là: turnout rất quan trọng các bạn ạ.

6:00: Viết nốt mấy cái report/analysis ngắn cho IC. Dù có một vài sai lầm và chậm trễ, portfolio của tôi nói chung không tệ so với 2 tuần trước. Thực ra tôi đã đặt cửa sai nhưng hedging tốt và đặc biệt là rất may mắn trong tuần cuối cùng trước bầu cử. Theo văn hoá VN phải thắp nhang vái lạy tạ ơn Jo Cox.

 

7:00: Đóng cửa office về nhà. Trên xe bất ngờ nghe Louis Armstrong hát What a wonderful world. Đúng vậy, 48 giờ qua chỉ là một hạt cát trong wonderful world này thôi, cứ phải "bình tĩnh mà sống".

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu