Doanh số bán xe THACO vượt đỉnh mọi thời đại

by finandlife01/03/2018 00:34

Tags:

Stocks

[VCSC Research] ACB: Giải quyết tài sản cũ giúp lợi nhuận không còn bị ảnh hưởng

by finandlife28/02/2018 08:32

Chúng tôi nâng khuyến nghị dành cho Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG lên KHẢ QUAN và điều chỉnh tăng giá mục tiêu lên 53.000VND/cổ phiếu, tỷ lệ tăng 19%.

Lợi nhuận ròng tăng mạnh 60% so với năm 2016 lên 2.100 tỷ đồng một phần nhờ khoản lãi bất thường từ việc hoàn nhập dự phòng chứng khoán đầu tư và tỷ lệ chi phí/thu nhập giảm từ 62% năm 2016 xuống 54% năm 2017.

ACB đánh dấu bước ngoặt khi dự phòng cho tất cả các tài sản có vấn đề từ năm 2012 và trở thành ngân hàng thứ ba của Việt Nam giải quyết hết toàn bộ trái phiếu VAMC.

VCSC Research

-------------------

ACB là số ít ngân hàng chất lượng và đã trích lập hết dự phòng. EPS 2018 ước đạt gần 5k đồng, BV gần 21k đồng. Fair so với ngành đạt 65-70k đồng/cổ phiếu.

Cái hay của ACB là những con số kinh doanh đều tăng mạnh qua các quý trong 2018

FINANDLIFE

Tags: ,

Stocks

VN quá nhanh nhảu

by finandlife27/02/2018 09:10

Nếu chỉ hơn 2 tuần trước, thị trường toàn cầu trải qua sự u ám kinh hoàng khi chỉ số tài sản toàn cầu mất hơn 10% trong thời gian cực ngắn, chỉ số biến động VIX đo lường sự bât ổn chứng khoán Mỹ tăng gần 4 lần, thì hiện nay mọi thứ dần trở về với quỹ đạo bình thường.

Còn nhớ nhà quản lý quỹ Ray Dalio bảo rằng, “If you're holding cash, you're going to feel pretty stupid,” ai mà biết được, thị trường hồi phục theo cách như thế này.

Giá dầu đang dần quay về đỉnh cũ, Dow 30 cũng thế, Nikkei cũng vậy, cả Shanghai cũng phục hồi hình chữ V.

Thị trường chứng khoán VN thì nhanh nhảu hơn, nếu các thị trường kia vẫn còn đang trên đường test đỉnh, thì VNIndex gần như vươt qua đỉnh cũ, lấy lại hết những gì đã mất. Chỉ số đo độ biến động/rủi ro thị trường chứng khoán VN đã hạ nhiệt rất nhanh, thậm chí còn về thấp hơn cả giai đoạn trước “Black Swan”.

Tất cả diễn biến đó làm nhà đầu tư vào VN cảm giác như tự thân nó có thể chinh phục mọi đỉnh cao nếu không có cú shock nào từ bên ngoài.

FINANDLIFE

Tags:

Economics | Psychology | StockAdvisory

SSI Research nâng giá mục tiêu VCB

by finandlife21/02/2018 21:36

Thời buổi này, các báo cáo phân tích phải liên tục sửa giá mục tiêu theo “định hướng thị trường”. Banking trước đây ao ước P/B 2x thì nay nghiễm nhiên được 3x. Chả thế mà cả dòng cứ ào ào tiến lên.

FINANDLIFE

--------------

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB: HOSE): Đứng số 1 về lợi nhuận và tiềm năng lớn từ lợi thế phát hành vốn mới

Nguyễn Thị Thùy Linhlinhntt1@ssi.com.vn

Tăng trưởng lợi nhuận bền vững từ việc mở rộng cho vay khách hàng cá nhân và chi phí tín dụng giảm

VCB công bố lợi nhuận trước thuế năm 2017 tăng trưởng mạnh 32,2% YoY lên 11.337 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra ở mức 9.200 tỷ đồng. Kết quả này cao hơn 10,1% so với ước tính của chúng tôi là 10.293 tỷ đồng, chủ yếu là nhờ thu nhập lãi ròng và thu nhập từ hoa hồng và phí tăng 18,4% YoY và 20,6% YoY so với dự báo của chúng tôi chỉ ở mức tăng 14,1% YoY và 14,8% YoY, và tỷ lệ CIR giảm xuống còn 40,4%, tốt hơn nhiều so với dự báo của chúng tôi là 42,5%. Năm 2017, VCB chuyển dư nợ cho vay theo hướng tăng tỷ trọng cho vay cá nhân (tăng từ 25,3% trong năm 2016 lên 32,7% trong năm 2017). Điều này đã cải thiện lãi suất cho vay trung bình và thu nhập từ phí của phân khúc khách hàng cá nhân. Chi phí huy động của VCB giảm với tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi) của khách hàng được cải thiện trong khi ngân hàng đã cắt giảm lãi suất huy động và Kho bạc Nhà nước đang tăng tiền gửi dài hạn tại VCB. VCB đã bán một phần khoản đầu tư của mình tại một số ngân hàng để đáp ứng yêu cầu của Thông tư 36/2014. Tổng cộng, thu nhập ngoài lãi tăng 17,5% YoY. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm xuống còn 1,14% vào cuối năm 2017 từ mức 1,48% trong năm trước, đây là mức thấp nhất trong hệ thống các ngân hàng. Hệ số bao nợ xấu (LLR) tăng lên 130,7% từ mức 116,8% cuối năm 2016.

2018 – Thêm một năm tăng trưởng mạnh mẽ

Chúng tôi tin rằng VCB sẽ ghi nhận KQKD tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2018, nhờ vào thu nhập lãi ròng bền vững, thu nhập từ phí tăng mạnh, thu nhập bất thường đáng kể từ việc bán cổ phiếu trong danh mục đầu tư và chi phí tín dụng được cải thiện. Chúng tôi dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 15.107 tỷ đồng (+33,3% YoY), dựa trên các giả định sau: (i) tăng trưởng tín dụng 18% YoY trong năm 2018, (ii) tỷ lệ NIM là 2,48% so với năm 2017 là 2,47% (iii) 1.640 tỷ đồng thu nhập bất thường từ chuyển nhượng cổ phiếu, và (iv) tỷ lệ nợ xấu là 1,14% và chi phí tín dụng là 1,1% năm 2018 so với 1,23% vào năm 2017.

Quan điểm đầu tư và định giá

Chúng tôi nâng giá mục tiêu 1 năm thêm 44% lên 64.200 đồng/cp (từ mức 44.600 đồng/cp) dựa trên PB 2018 là 3,0x (so với ước tính trước đó là 2,8x), ước tính kết quả kinh doanh 2018 điều chỉnh, BVPS 2018 điều chỉnh do định giá lại doanh mục đầu tư của VCB, và giả định rằng VCB sẽ nâng vốn thành công thêm 10% tại PB là 3,0x trong năm nay. Do đó, chúng tôi nhắc lại khuyến nghị NẮM GIỮ cổ phiếu VCB.

SSI Research

Tags: ,

Stocks

Dòng tiền toàn cầu đầu 2018

by finandlife13/02/2018 13:11

Outflow chủ yếu tại Mỹ và nhóm Ex-Eurozone

Trong tuần đầu tháng 02, Outflow tại Mỹ lên tới -32.9 tỷ USD, là mức cao nhất kể từ khi có số liệu. Ngoài Mỹ, nhóm Tây Âu và một vài thị trường EM cũng có outflow tăng mạnh. Tổng outflow của khu vực Tây Âu là -3.28 tỷ USD, mặc dù rất khiêm tốn so với outflow tại Mỹ nhưng cũng là mức cao nhất 80 tuần ở khu vực này. Ngược lại, Nhật bản và đa phần các thị trường EM, đặc biệt là tại Châu Á vẫn tiếp tục có inflow.

Nhật bản có inflow tuần thứ 10 liên tiếp và đạt giá trị cao nhất kể từ quý 4/2016, +4.7 tỷ USD. NHTW Nhật bản được cho là có chính sách tiền tệ nới lỏng nhất trong số các thị trường phát triển và triển vọng sáng sủa của sức cầu tại Mỹ khiến giới đầu tư chú ý hơn đến Nhật bản.

EM tiếp tục có inflow nhưng tổng giá trị inflow giảm

Nhóm quỹ được ưa chuộng nhất khi đầu tư vào EM là nhóm GEM tiếp tục có inflow tuần 6 nhưng giá trị inflow giảm xuống còn +1 tỷ USD, chỉ bằng ¼ của tuần trước đó. Tương tự, EM Châu Á, nơi có những thị trường lớn nhất và có sức hút nhất cũng có inflow giảm xuống +1.3 tỷ USD so với +2.4 tỷ và +3.3 tỷ USD của 2 tuần liền trước.

Khu vực Châu Mỹ Latin cũng có inflow rất tích cực, đặc biệt Brazil có inflow lên tới 165 triệu USD, cao nhất 6 tuần. Tính tổng thể, các quỹ đầu tư vào quốc gia này đã có inflow liên tục 7 tuần với kỳ vọng NHTW Brazil sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục.

Tại khu vực Châu Á, Hàn Quốc hoàn toàn nổi bật với inflow lên tới +529 triệu USD. Inflow vào Hàn Quốc đã tăng mạnh kể từ đầu tháng 11/2017 và trong vòng 4 tháng, inflow vào Hàn Quốc đã lên tới +6.1 tỷ USD trong khi 10 tháng đầu năm 2017 tổng inflow xấp xỉ bằng 0.

Trung Quốc từ chỗ có inflow cao đã giảm về dưới 1 tỷ USD còn Ấn độ từ chỗ đang có inflow đã chuyển sang outflow.

 

Trong nhóm ASEAN-5, Thailand và Việt nam có inflow. Ngược lại Indonesia, Malaysia và Philippines có outflow, đây cũng là những nước thường bị outflow khi đồng USD tăng giá.

Cú rớt mạnh của chứng khoán có làm thay đổi chiến lược phân bổ tài sản toàn cầu?

Trước tuần sụt giảm vừa qua, tính từ đầu năm 2018, tổng lượng vốn rót vào các quỹ cổ phiếu trên toàn cầu là 107 tỷ USD, gần gấp 5 lần so với cùng kỳ 2017. Inflow vào trái phiếu trong cùng thời gian của năm 2018 và 2017 lần lượt là 28 tỷ và 32 tỷ USD. Sở dĩ có sự thay đổi lớn của dòng vốn trong năm 2018 là do giới đầu tư đang rất tự tin vào triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, kéo theo thay đổi trong chiến lược phân bổ tài sản theo hướng gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

SSI Research

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu