Dòng tiền toàn cầu đầu 2018

by finandlife13/02/2018 13:11

Outflow chủ yếu tại Mỹ và nhóm Ex-Eurozone

Trong tuần đầu tháng 02, Outflow tại Mỹ lên tới -32.9 tỷ USD, là mức cao nhất kể từ khi có số liệu. Ngoài Mỹ, nhóm Tây Âu và một vài thị trường EM cũng có outflow tăng mạnh. Tổng outflow của khu vực Tây Âu là -3.28 tỷ USD, mặc dù rất khiêm tốn so với outflow tại Mỹ nhưng cũng là mức cao nhất 80 tuần ở khu vực này. Ngược lại, Nhật bản và đa phần các thị trường EM, đặc biệt là tại Châu Á vẫn tiếp tục có inflow.

Nhật bản có inflow tuần thứ 10 liên tiếp và đạt giá trị cao nhất kể từ quý 4/2016, +4.7 tỷ USD. NHTW Nhật bản được cho là có chính sách tiền tệ nới lỏng nhất trong số các thị trường phát triển và triển vọng sáng sủa của sức cầu tại Mỹ khiến giới đầu tư chú ý hơn đến Nhật bản.

EM tiếp tục có inflow nhưng tổng giá trị inflow giảm

Nhóm quỹ được ưa chuộng nhất khi đầu tư vào EM là nhóm GEM tiếp tục có inflow tuần 6 nhưng giá trị inflow giảm xuống còn +1 tỷ USD, chỉ bằng ¼ của tuần trước đó. Tương tự, EM Châu Á, nơi có những thị trường lớn nhất và có sức hút nhất cũng có inflow giảm xuống +1.3 tỷ USD so với +2.4 tỷ và +3.3 tỷ USD của 2 tuần liền trước.

Khu vực Châu Mỹ Latin cũng có inflow rất tích cực, đặc biệt Brazil có inflow lên tới 165 triệu USD, cao nhất 6 tuần. Tính tổng thể, các quỹ đầu tư vào quốc gia này đã có inflow liên tục 7 tuần với kỳ vọng NHTW Brazil sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục.

Tại khu vực Châu Á, Hàn Quốc hoàn toàn nổi bật với inflow lên tới +529 triệu USD. Inflow vào Hàn Quốc đã tăng mạnh kể từ đầu tháng 11/2017 và trong vòng 4 tháng, inflow vào Hàn Quốc đã lên tới +6.1 tỷ USD trong khi 10 tháng đầu năm 2017 tổng inflow xấp xỉ bằng 0.

Trung Quốc từ chỗ có inflow cao đã giảm về dưới 1 tỷ USD còn Ấn độ từ chỗ đang có inflow đã chuyển sang outflow.

 

Trong nhóm ASEAN-5, Thailand và Việt nam có inflow. Ngược lại Indonesia, Malaysia và Philippines có outflow, đây cũng là những nước thường bị outflow khi đồng USD tăng giá.

Cú rớt mạnh của chứng khoán có làm thay đổi chiến lược phân bổ tài sản toàn cầu?

Trước tuần sụt giảm vừa qua, tính từ đầu năm 2018, tổng lượng vốn rót vào các quỹ cổ phiếu trên toàn cầu là 107 tỷ USD, gần gấp 5 lần so với cùng kỳ 2017. Inflow vào trái phiếu trong cùng thời gian của năm 2018 và 2017 lần lượt là 28 tỷ và 32 tỷ USD. Sở dĩ có sự thay đổi lớn của dòng vốn trong năm 2018 là do giới đầu tư đang rất tự tin vào triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, kéo theo thay đổi trong chiến lược phân bổ tài sản theo hướng gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

SSI Research

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu