Đọc giúp bạn|“Đại gia” ximăng VICEM: Chủ yếu là … “buôn đá”

by finandlife26/06/2014 09:25

Lỗ trong 9 tháng đầu năm và lãi trong 3 tháng cuối năm

Để được hoạt động, bất kỳ nhà máy xi măng nào cũng có mỏ đá riêng. Thế nhưng các nhà máy xi măng không khai thác mỏ của mình mà đi mua… ngoài luồng.

Giám đốc một công ty làm nhiệm vụ buôn đá cục khai thác từ đáy hồ cạn, tên T. tiết lộ: "Khai thác mỗi m3 đá mất 45.000 đồng/m3, bao gồm chi phí nhân công, thuốc pháo, xe. Sau đó, đá này được chở tới các trạm nghiền bán lại cho nhà máy xi măng có giá 110.000 đồng”. Nhưng điều bất ngờ hơn đến từ lời kể của T: "Chúng em không được nhận hết 110.000 đồng/m3. Khi nhà máy thanh toán tiền, chúng em chỉ được giữ lại 85.000 đồng/m3. Phần còn lại 30.000 đồng/m3 chúng em phải nộp lại cho các "các bác” trong nhà máy. Không có tiền "cắt phế” thì làm sao "các bác” chịu mua đá của "thổ phỉ”.

Và nếu nhân chênh lệch giá đá khai thác và giá đá hoạch toán là 65.000 m3 đá, ngành xi măng đã "ăn” vào lợi nhuận khoảng 2.800 tỷ đồng. Còn tính theo giá "cắt phế” 30.000 đồng/m3 lại cho "các bác nhà máy” thì tổng tiền "ăn” vào lợi nhuận là 1.290 tỷ đồng. Vậy phần lợi nhuận này đã chui vào túi ai (?).

Tại thời điểm ấy, giá cổ phiếu HT1 trên sàn chứng khoán là 5.300 đồng/cổ phiếu. Có nghĩa là cứ mỗi cổ phiếu HT1, vốn nhà nước phải mua (thực chất là bắt nợ) đắt thêm 4.700 đồng, tương ứng với mức chênh lệch 564 tỷ đồng cho 120 triệu cổ phiếu. Đây chính là số vốn nhà nước đã "mất trắng” do phi vụ cấn nợ bằng cổ phần tăng thêm thông qua việc mua cổ phiếu HT1 của VICEM.

-----------------------------------

Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) trong 3 năm trở lại đây luôn báo lãi, và mức lãi luôn nằm trong định mức được phép. Nhưng, có một sự thực được hé ra, các công ty thành viên của VICEM ít làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ximăng thành phẩm mà chủ yếu nghiệp đi... "buôn đá”.

Lỗ đều đặn, lãi nhịp nhàng

Lật lại báo cáo tài chính của Vicem mấy năm qua sẽ nhận thấy rằng, dù tình hình buôn bán sản xuất xi măng có khó khăn hay thuận lợi ra sao thì kết quả kinh doanh của VICEM đều đặn được chia làm 2 phần: lỗ trong 9 tháng đầu năm và lãi trong 3 tháng cuối năm. Cuối kỳ, VICEM đương nhiên lãi. Ví dụ, năm 2013 doanh thu 9 tháng của VICEM đạt 20.000 tỷ đồng, nhưng chốt sổ hàng 3 quý vẫn lỗ 219 tỷ đồng. Bất ngờ đến cuối năm, VICEM tiêu thụ được 23 triệu tấn sản phẩm, doanh thu 30.000 tỷ đồng, biến từ lỗ sang lãi 528 tỷ đồng.

Hoặc năm 2012 doanh thu 9 tháng đầu năm của VICEM đạt 20.000 tỷ đồng, báo lỗ 200 tỷ đồng song cuối năm tài chính, VICEM lội ngược dòng tổng doanh thu 28.830 tỷ đồng đạt lợi nhuận 540 tỷ đồng, tiêu thụ được 22,34 triệu tấn sản phẩm. Trước đó nữa, vào năm 2011, 3 quý đầu năm VICEM lỗ 200 tỷ đồng nhưng cuối năm bất thình lình lãi 540 tỷ đồng.

Nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh của VICEM nhận thấy, lợi nhuận của VICEM được cài số lùi. Cũng suốt trong 3 năm này, khi các doanh nghiệp ngoài VICEM bán clinker cho nhau ở mức giá 630.000 đồng - 650.000 đồng/ tấn trong khi giá thành sản xuất chỉ từ 550.000 đồng - 580.000 đồng/tấn. Tức là chỉ riêng việc bán clinker đã đủ mang lại lợi nhuận, thì VICEM diễn tiến ngược lại: Dù "buôn bán nội bộ” cho nhau, không phải mua đi bán lại giữa các doanh nghiệp bên ngoài, nhưng VICEM khẳng định "lỗ”. Vấn đề chi phí sản xuất thực tế đang là câu hỏi lớn được nhiều người đặt ra đối với VICEM.

Nghiệp "buôn đá” ngoài luồng

Ngày nắng nóng đầu tháng 6, lần theo con đường ghồ ghề, phủ bụi trắng xóa vào khu khai thác, lưu giữ nguyên liệu Nhà máy xi măng Hải Phòng (Minh Đức - Thủy Nguyên) thuộc thành viên của VICEM thấy duy nhất 1 trạm nghiền hoạt động, xung quanh có các xe ben đang chở đá đổ vào. Một trong những tài xế xe ben khẳng định, họ vào chở đá vào bán cho Nhà máy xi măng Hải Phòng.

Để được hoạt động, bất kỳ nhà máy xi măng nào cũng có mỏ đá riêng. Thế nhưng các nhà máy xi măng không khai thác mỏ của mình mà đi mua… ngoài luồng. Phải chăng các mỏ đá không đủ cung ứng nguyên liệu cho vòng đời của nhà máy. Hay ở phía sau có mảng đen khác? Khi đi mua ngoài, họ có thể đội thêm chi phí, kê khai giá tăng gấp đôi. Theo kiểu, mua 1 nhưng kê giá 2, mất tiền Nhà nước chứ nhà mình không mất tiền. Quanh khu vực xã Minh Đức có nhiều núi đá vôi. Hoạt động khai thác đá cũng diễn ra dưới dạng "thổ phỉ”. Tức là người bên ngoài nhà máy đến xã Minh Đức khai thác đá rồi bán lại cho nhà máy xi măng.

Giám đốc một công ty làm nhiệm vụ buôn đá cục khai thác từ đáy hồ cạn, tên T. tiết lộ: "Khai thác mỗi m3 đá mất 45.000 đồng/m3, bao gồm chi phí nhân công, thuốc pháo, xe. Sau đó, đá này được chở tới các trạm nghiền bán lại cho nhà máy xi măng có giá 110.000 đồng”. Nhưng điều bất ngờ hơn đến từ lời kể của T: "Chúng em không được nhận hết 110.000 đồng/m3. Khi nhà máy thanh toán tiền, chúng em chỉ được giữ lại 85.000 đồng/m3. Phần còn lại 30.000 đồng/m3 chúng em phải nộp lại cho các "các bác” trong nhà máy. Không có tiền "cắt phế” thì làm sao "các bác” chịu mua đá của "thổ phỉ”.

Rõ là đang có sự chênh lệch cực lớn giữa đá khai thác với đá bán cho các nhà máy xi măng, và một phần "phế” quá cao đang được "các bác nhà máy” giữ lại. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến tại sao các nhà máy xi măng mà chủ xị là các lãnh đạo chỉ thích đi mua đá ngoài, ít tự mình đi khai thác để sản xuất. Thực tế ấy cũng diễn ra ở Ninh Bình với việc mua nguyên liệu rẻ ghi sổ đắt. Nhiều chủ khai thác đá tại Ninh Bình khẳng định họ bán đá nguyên liệu cho nhà máy với giá 112.000 đồng - 120.000 đồng/m3.

Vậy làm sao các nhà máy xi măng có thể mua đá ngoài dễ dàng, qua mắt được cơ quan quản lý trong khi bản thân họ có chức năng phải khai thác? Ở Ninh Bình, hay Hải Phòng hay bất kỳ nơi nào có nhà máy xi măng các nhà máy thực hiện cơ chế khai thác dưới dạng doanh nghiệp. Nhưng về bản chất là khoán cho các cai thầu. Khi có đá thành phẩm mua bán như giữa các doanh nghiệp với nhau. Anh Hải- một cai đá ở Gia Viễn (Ninh Bình) kể: "Em đầu tư mọi thứ từ nhân công đến máy móc, rồi chủ thanh toán cho em 42.000 đồng/m3. Đến nhà máy đã được hô biến lên 110.000 đồng/m3. Như vậy, giá nguyên liệu đầu vào của mặt hàng xi măng vì vậy đã bị thổi giá ở mức cao hơn 2 lần so với giá thực tế khai thác”.

Và chỉ cần làm phép nhẩm sơ bộ lấy con số năm 2012: Toàn ngành xi măng tiêu thụ hơn 61 triệu tấn, trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 47 triệu tấn, riêng VICEM tiêu thụ khoảng 24 triệu tấn. Để có 61 triệu tấn xi măng thành phẩm, cần phải khai thác 61 triệu tấn đá tương đương 43 triệu m3 đá. Và nếu nhân chênh lệch giá đá khai thác và giá đá hoạch toán là 65.000 m3 đá, ngành xi măng đã "ăn” vào lợi nhuận khoảng 2.800 tỷ đồng. Còn tính theo giá "cắt phế” 30.000 đồng/m3 lại cho "các bác nhà máy” thì tổng tiền "ăn” vào lợi nhuận là 1.290 tỷ đồng. Vậy phần lợi nhuận này đã chui vào túi ai (?). Lợi nhuận của Vicem toàn năm 2013 là 528 tỷ đồng chỉ tương đương khoảng 50% tổng số tiền ước tính do chênh lệch giá nguyên liệu khai thác thực tế và mua vào của các thành viên. Kinh doanh kiểu thổi giá, cắt phế khiến cho VICEM lỗ cũng là dễ hiểu.

Báo cáo không đề ngày và những cổ phiếu cắt cổ

Nhưng nếu lỗ triền miên và cuối kỳ cũng báo lỗ thì dễ bị cơ quan quản lý soi xét, bắt giải trình. Trở lại với các cú điều chỉnh ngoạn mục từ lỗ 9 tháng sang cả năm lãi của VICEM, rõ ràng đặt ra nhiều nghi vấn.

Chẳng hạn, VICEM Hà Tiên (Kiên Giang) là thành viên của VICEM dù được ưu ái kinh doanh đá "trong nhà”, được "thổi giá” nhưng đến năm 2013 đã nợ với các chủ nợ là thành viên của VICEM 1.261 tỷ đồng. VICEM Hà Tiên được sự cho phép của Tổng công ty mẹ tăng vốn đúng bằng tổng số nợ để cấn trừ nợ bằng…cổ phần.

Và theo biên bản đại hội cổ đông bất thường ngày 24/8/2013 của VICEM Hà Tiên, thì "trên cơ sở tính toán giá trị sổ sách và thị trường chứng khoán hiện nay, đại hội cổ đông thông qua mức giá phát hành là 10.000đ/cổ phần”. Song trên thực tế trong thời gian từ ngày 22/8 đến 28/8/2013, giá thị trường cổ phiếu của Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) chỉ quanh quẩn ở mức 4.900 - 5.100 đồng/ cổ phiếu, tức là chỉ bằng 50% giá do VICEM Hà Tiên quyết định đưa ra chào bán.

Chưa hết, đại hội này đồng ý để VICEM, công ty "mẹ” của VICEM Hà Tiên, cấn nợ toàn bộ lượng 120 triệu cổ phần phát hành tăng thêm, để nâng tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ tại đây từ 67,38% lên 79,69%. Trong báo cáo (không đề ngày) gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, VICEM Hà Tiên thông báo ngày 20/12/2013 đã bán xong toàn bộ 1.200 tỷ đồng cổ phiếu cho Tổng VICEM. Tại thời điểm ấy, giá cổ phiếu HT1 trên sàn chứng khoán là 5.300 đồng/cổ phiếu. Có nghĩa là cứ mỗi cổ phiếu HT1, vốn nhà nước phải mua (thực chất là bắt nợ) đắt thêm 4.700 đồng, tương ứng với mức chênh lệch 564 tỷ đồng cho 120 triệu cổ phiếu. Đây chính là số vốn nhà nước đã "mất trắng” do phi vụ cấn nợ bằng cổ phần tăng thêm thông qua việc mua cổ phiếu HT1 của VICEM.

Với việc mua cổ phiếu cấn nợ với giá cao gấp đôi giá thị trường thì các nguyên tắc, quy định về bảo tồn vốn nhà nước đã mặc nhiên bị VICEM… bỏ qua. Phải chăng, những khoảng mờ trong điều hành đang được biến hóa khôn lường?

Hà Linh - Thúy Hằng

 

ĐẠI ĐOÀN KẾT

Tags:

Economics | Stocks

Kiếm tìm bản thân nơi mắt người

by Life23/06/2014 14:30

Bạn vẫn thường thấy mình thức dậy vội vàng, chọn mãi một bộ đồ, lao ra đường ăn một món ăn không thích.

                                                                                                       Mộc Diệp Tử

Sẽ có một buổi sáng bất chợt nào đó, bạn thức dậy mà không cần biết mình hôm nay sẽ làm gì, sẽ gặp ai, bạn chỉ muốn nằm lại trên giường, để mặc những tia nắng ấm áp bên ngoài mời gọi, để mặc những dự định kế hoạch đang nhắc nhở, bạn muốn trở thành một con người hoàn toàn tự do, không vướng bận, một con người của những nỗi cô đơn tự tại.

Sẽ có một ngày như thế, bạn không bất ngờ đâu. Vì đó là ngày mà tiềm thức của chúng ta trở về trạng thái vô thức, ngày mà chúng ta được sống với bản năng nguyên thủy nhất của con người, ngày mà chúng ta được đối diện với con người thật của chính mình mà những nguyên tắc, những ràng buộc, những tham vọng, những hư danh đã cột chặt chúng ta lại dưới một bản ngã khác. Tôi gọi đó là ngày của những tự do tìm về.

Bạn sẽ thức dậy rồi bỏ mặc mình với bộ đồ nhàu nhĩ, với mái tóc rối bù không chải, bạn không cần phải bận tâm soi mình trong gương, cân nhắc mặc bộ đồ nào để bước ra đường, không cần bận tâm nghĩ mình trông có kỳ cục không trong ánh mắt người ngoài, không cần đau đầu vì một kế hoạch đang thúc ép bạn đến nghẹt thở, bạn sẽ nằm lại ở trên giường thêm một lúc, thời gian dường như lắng đọng, chỉ còn bạn với những suy nghĩ rất riêng cứ miệt mài trôi đi, trôi đi, như một dòng chảy vô tận…

Bạn biết là bạn sẽ tiếp tục những ngày tháng quay cuồng trong vô vàn sức ép đến từ cuộc sống. Bạn quá quen với nó, thậm chí, bạn từng có lúc sợ mình yếu đuối mà gục ngã, sợ mình chán nản mà bỏ cuộc, hoặc bạn sợ nếu mình cho phép mình nghỉ ngơi quá sớm quá nhiều sẽ khiến bản thân lười biếng mà ngừng cố gắng.

Con người có thể làm quen, chịu đựng được khó khăn, vất vả mà tôi luyện cho mình một sức bền chiến đấu, nhưng nếu cứ nuôi mình trong ảo vọng nhàn nhã thì chẳng mấy họ trở thành những con sâu ngủ vùi trong cái kén, chỉ nghĩ thế giới này rộng được nhường ấy. Những con sâu ấy không bao giờ trở thành bướm để bay được ra ngoài nhìn bầu trời bao la, cảnh vật xinh đẹp vì nó không có động lực và khát khao chiến thắng bản thân mình. Nhưng cũng có những con bướm kiêu hãnh trên chiến thắng đầu tiên để suốt đời cô đơn vì không muốn quay về ngủ lại trong cái kén xấu xí năm xưa nó đã chui ra.

Bạn chợt hỏi, bạn sẽ mãi mãi làm con sâu lười biếng kia hay con bướm kiêu hãnh nhưng cô độc giữa đời? Rồi bạn nghĩ đến một buổi sáng nào đó, bạn thức dậy, bạn nằm trên giường với mái tóc rối, với bộ áo nhàu, uống một tách cà phê pha vội, gặm một chiếc bánh mỳ không nhân, lười biếng nghe một bản nhạc nhẹ, thế mà bạn thấy hài lòng, bạn chụp cái ảnh với nụ cười híp mắt, đăng lên trang cá nhân chẳng quan tâm đồng nghiệp, bạn bè nói bạn trông thảm hại như nào, bạn đã có câu trả lời thật rõ ràng cho mình.

Làm bướm hay làm sâu thì cả đời này, cái bạn cần cũng chỉ là sự hài lòng của bản thân. Bạn có thể làm sâu, chỉ nhỏ bé trong thế giới chật hẹp của mình, nhưng bạn hãy hạnh phúc. Bạn có thể làm bướm, lấp lánh trên bầu trời rộng lớn, nhưng bạn hãy biết hài lòng với vị trí của bản thân, chấp nhận mình trong mọi khoảnh khắc dù xấu hay đẹp.

Bạn vẫn thường thấy mình thức dậy vội vàng, chọn mãi một bộ đồ, lao ra đường ăn một món ăn không thích nhưng mới lạ đang được quảng cáo để có cái để tám phét, bước đến chỗ làm, chỗ học, tự sợ hãi: "Trông mình có ngớ ngẩn không", trước khi bước vào. Những con sâu thì muôn đời không dám thử cái mới, vì sợ mình đã xấu lại xấu hơn. Những con bướm thì muôn đời sợ mình mất đẹp, mất phong độ nên cũng chẳng dám phá bỏ cái vỏ lấp lánh vốn có để làm những điều mới mẻ mình thích. Nhưng mà, hãy thôi việc tìm kiếm bản thân trong ánh mắt của người khác. Tin tôi đi, những người khác kia sẽ chẳng quan tâm trông bạn ra sao đâu vì họ cũng đang bận tâm tìm kiếm bản thân họ trông thế nào trong mắt bạn. Thấy không, một vòng tròn rắc rối rõ là vô nghĩa?.

Sao bạn không thử cho mình một buổi sáng thức dậy, không bận tâm mình làm sâu hay làm bướm, nhìn một ánh bình minh thật đẹp, hài lòng với món điểm tâm đơn giản tự làm, nghe một bản nhạc nhẹ nhàng, và khởi đầu với những việc mình thích nhưng bình thường không dám làm, hoặc đôi khi chẳng cần làm gì cả… Ừ, sẽ có một buổi sáng nào đó, bạn thức dậy, trong đầu bạn chỉ có một suy nghĩ, bạn muốn sống là chính mình.(st ngoisao.net)

Tags:

StoriesofLife

DXG| Cổ phiếu lướt sóng

by finandlife21/06/2014 10:11

DXG là một cổ phiếu bất động sản thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Công ty này đã duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh (ttm) liên tục 7 quý liên tiếp bất chấp tình trạng khó khăn chung của ngành.

Ngoài ra, thời gian vừa qua xuất hiện khá nhiều thông tin mới về việc thay đổi cổ đông trong công ty như:

  • Mutual Fund Elite liên tục mua vào cổ phiếu, đến ngày 14/05/2014 số lượng sở hữu DXG của quỹ này đã lên đến 5.4 triệu cổ phiếu, chiếm 7.18%.
  • Hay trong ngày hôm qua (18/06/2014), thị trường xuất hiện tin Chủ tịch Lương Trí Thìn đăng ký bán thỏa thuận 10 triệu cổ phiếu DXG.

Sự xuất hiện nhiều thông tin gần đây cùng với quá trình cải thiện lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp cổ phiếu giao dịch sôi động và tạo ra tín hiệu Breakout ngày 18/06/2014. Theo phân tích kỹ thuật, nhiều khả năng giá sẽ diễn biến tăng trong thời gian tới và sớm chạm vùng kháng cự 16.5.

 

Trên đây là những diễn biến ngắn hạn, phục vụ cho nhà đầu tư muốn tận dụng sóng. Đối với những nhà đầu tư dài hạn, chuyên viên phân tích của chúng tôi đưa ra một vài lưu ý đặc biệt (mời liên hệ với VFS Research), trong những lưu ý đó, nổi bật lên là việc phát hành liên tục của công ty này thời gian qua. Nếu như năm 2009, DXG chỉ có 80 tỷ vốn điều lệ thì đến cuối 2014 con số này có thể lên đến 1250 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc cổ phiếu bị pha loãng quá nhanh và giá trị mà công ty mang lại cho cổ đông không theo kịp.

 

Nguồn: finandlife

Tags:

Stocks

Tỷ giá bị phá 1% vào ngày 19/06/2014

by finandlife20/06/2014 11:31

HSBC nhận định đây không phải là khởi đầu của xu hướng tăng tỷ giá

Việc nâng tỷ giá USD-VND từ 21036 lên 21246 không gây nhiều bất ngờ vì tỷ giá đã có những chuyển biến từ vài ngày trước và những tuyên bố gần đây của Ngân hàng Nhà nước. HSBC cho rằng triển vọng tỷ giá trong thời gian tới sẽ tiếp tục ổn định, bởi vì cán cân dòng tiền và dự trữ ngoại hối tốt. Tuy nhiên lãi suất thực thấp hơn có thể dẫn đến rủi ro khi nhu cầu và lạm phát bắt đầu tăng lên.

Thực tiễn

Đây là động thái nâng tỷ giá đầu tiên kể từ ngày 28 tháng 06 năm 2013. Tín hiệu này không bất ngờ khi lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước có một số phát biểu, SBV có thể nâng tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu “nếu việc đó xảy ra cũng không vượt quá mức 2%”.

Một số hàm ý

Đây là đợt điều chỉnh nhỏ, khó gây nên sự ảnh hưởng thái quá về đồng tiền yếu.

Đồng Việt Nam được hỗ trợ khá tốt bởi cán cân dòng tiền và dự trữ ngoại hối. Cán cân thương mại không thâm hụt nhờ xuất khẩu, cùng với đó, dòng FDI tăng lên.

Tuy nhiên, lãi suất thực đang rất gần với vùng âm trong vài tháng trở lại đây và thanh khoản VND khá dồi dào dẫn đến nhu cầu USD tăng lên vì mức chênh lệch lãi suất hẹp hơn. Nếu chính sách vẫn tiếp tục nới lỏng, lạm phát có thể tăng lên và ảnh hướng đến sự phá giá tiếp theo trong tương lai.

Bất chấp việc tăng lên của dự trữ ngoại hối, các nhà làm chính sách vẫn chưa sẵn lòng giảm mức dự trữ này xuống. Và thông điệp của Ngân hàng Nhà nước là “rủi ro tỷ giá trong phần còn lại của năm 2014 chỉ là 1%”.

-----------------------------------------

VND depreciation: Not the start of a trend

The SBV announced that the reference rate for USD-VND would be raised from 21036 to 21246 implying a depreciation of the VND by around 1%. This should not come as a major surprise given USD-VND had been trading on the top side of the daily band and given recent comments from the SBV Governor. We still think the outlook for the VND should be relatively stable from these levels over the coming year, given the better balance of flows and build-up of FX reserves. However lower real interest rates could pose a risk further out if demand and inflation start to pick up.

Facts

The SBV moved the daily reference rate higher by 1% from 21036 to 21246. This is the first shift in the rate since 28 June 2013, when the currency was weakened by around 1% versus the USD. There had been some comments from the SBV Governor about the VND in recent weeks, as he stated that while the USD-VND rate could be adjusted to support exports, “if there is any adjustment it cannot exceed the 2% margin level”.

Implications

While we had expected the VND to remain relatively stable versus the USD through the course of this year, we had been wary of risks posed from relatively loose monetary policy (see Asian FX Focus: Winning by default, not on merit, 13 May 2014). But this one-off and small depreciation of the VND should not lead to an aggressive weakness in the currency, in our view.

The VND has been better supported by the more balanced nature of FX inflows in the last year. The trade balance has been relatively neutral, thanks to improving exports as much as soft import growth. At the same time, FDI inflows have picked up and have averaged nearly USD1bn per month this year. Together, these flows have allowed the SBV to increase their FX reserves buffers, with our estimates suggesting that reserves have risen by nearly USD10bn in the last year.

However, real interest rates have been pushed much closer to negative territory in recent months and VND onshore liquidity has been relatively flush with interbank interest rates softening. This has led to an increased demand for USD given narrower interest rate differentials. While we do not expect the latest, small depreciation to cause much concern about the path for the VND, there is no doubt a risk that if policy is seen as too loose then concerns about rising inflation and further depreciation could rise.

Despite the rise in FX reserves policymakers are clearly less willing to draw down on these reserves too soon, given they have allowed the FX rate to adjust without embarking on significant policy resistance. Given that the VND has only depreciated by half of the maximum 2% level stated by the SBV, there is a risk of a further 1% depreciation later in the year, if policy makers feel it is necessary, though our base case is for a relatively stable VND for the coming months.

 

Nguồn: finandlife dịch|HSBC Research

Tags:

Economics

Great Graphic| Tăng trưởng của loại hình quỹ ETF

by finandlife20/06/2014 10:00

Nguồn: http://blog.kurtosys.com/

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu