Great Graphic|Phân kỳ giữa Châu Âu và Mỹ

by finandlife03/09/2014 15:01

Biểu đồ này được cập nhật bởi Bloomberg, cho thấy chỉ số PMI sản xuất của Mỹ (đường màu trắng) có một sự phân kỳ rõ ràng so với chỉ số PMI của Châu Âu (đường màu vàng).

Biểu đồ bên dưới cho thấy tốc độ lạm phát của Mỹ (đường màu trắng) có xu hướng tăng và cao hơn rất nhiều so với Châu Âu (đường màu vàng).

 

Điều này cho thấy áp lực giảm giá đồng Euro cao hơn so với USD. Những hợp đồng xuất khẩu của Việt Nam vào 2 thị trường này nên chốt theo USD sẽ có lợi hơn so với Euro.

 

Nguồn: finandlife|marctomarket.com

Tags:

Economics

Đọc giúp bạn|Mô hình công ty spin-off

by finandlife02/09/2014 16:17

Để có thể triển khai các kết quả nghiên cứu, việc thành lập các doanh nghiệp công nghệ để thương mại hóa các kết quả này là một việc không thể thiếu. Thành lập các công ty khởi nghiệp do chính nhà khoa học đồng sở hữu với cơ quan nghiên cứu chính là mô hình công ty spin-off (university spin-off company hoặc technology spin-off company) rất phổ biến ở các nước phát triển.

Nhà phát minh được hưởng cổ phần

Khái niệm “university spin-off company” hoặc “academic spin-off company” không mấy phổ biến ở Việt Nam, nhưng rất phổ biến ở các nước phát triển, đặc biệt ở các nước có nền khoa học phát triển, và thậm chí ngay nước láng giềng nhỏ bé của Việt Nam là Singapore.

Công ty công nghệ spin-off được hiểu là các công ty công nghệ triển khai các kết quả nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học với hình thức đồng sở hữu của cơ sở nghiên cứu và nhà phát minh, và được quản lý độc lập với cơ sở nghiên cứu. Công ty này phát triển và sản xuất sản phẩm từ công nghệ được phát triển bởi nhà nghiên cứu, và bán sản phẩm ra thị trường thông qua các kênh phân phối thích hợp. Hoặc ở quy mô thấp hơn, công ty spin-off có thể là một kênh trung gian để tiếp tục phát triển công nghệ nhằm chuyển giao tới các doanh nghiệp sản xuất lớn hơn.

Hình thức công ty “spin-off” xuất hiện lần đầu tiên ở Vương quốc Anh vào cuối thế kỷ 19. Mô hình này nhanh chóng phát triển ở Mỹ và Anh từ giữa đến cuối thế kỷ 20, với một mốc quan trọng vào năm 1980, với Đạo luật Bayh-Dole được phê duyệt ở Mỹ nhằm luật hóa hoạt động của mô hình công ty này. Từ đây, mô hình này nhanh chóng được phát triển ở nhiều nước như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản,... và trở thành một giải pháp thích hợp cho phép nhà phát minh vừa giữ được tài sản trí tuệ, vừa thu được lợi nhuận từ kinh tế đồng thời cơ sở nghiên cứu cũng được hưởng lợi ích lâu dài.

Để có thể thành lập được các công ty spin-off thì điều đầu tiên (quan trọng nhất) là nhà nghiên cứu tạo ra được kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng (cho thị trường) và có khả năng thương mại hóa. Và cơ sở nghiên cứu sẽ hỗ trợ việc thương mại hóa thông qua các quỹ đầu tư khởi nghiệp (các trường đại học lớn trên thế giới đều có ngân quỹ như thế này) và đầu tư cho nhà nghiên cứu nhằm hình thành công ty (tất nhiên bằng sáng chế (patent) sở hữu trí tuệ luôn được đăng ký trước đó để bảo vệ sản phẩm trí tuệ bởi luật pháp).

Điểm quan trọng ở đây là nhà phát minh không phải là người làm thuê cho khoản đầu tư này mà được cùng hưởng cổ phần trong doanh nghiệp (đồng thời là người sáng lập và lãnh đạo mảng kỹ thuật, công nghệ của công ty). Với những công nghệ cần có vốn đầu tư ban đầu lớn mà cơ sở không đủ khả năng đầu tư, họ sẽ kêu gọi đầu tư từ các nguồn đầu tư bên ngoài (quỹ đầu tư, doanh nghiệp,...) để cùng góp vốn. Đây chính là cách Đại học Quốc gia Singapore hỗ trợ PGS. Phan Toàn Thắng cách đây hơn 10 năm để mở công ty dựa trên phát minh tế bào gốc cuống rốn của anh.

Có thể phân biệt công ty “university spin-off” và các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up entrepreneurs) theo bảng so sánh dưới đây:

Từ kinh nghiệm Singapore

Trong khối ASEAN, Singapore tuy là một quốc gia nhỏ chỉ với hai trường đại học nghiên cứu chính (Đại học Quốc gia - NUS, và Đại học Công nghệ Nanyang - NTU), cùng với hệ thống các viện nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ (A*STAR) là những nơi ươm mầm cho các công ty công nghệ spin-off. Chỉ tính trong năm năm (1998-2003), đã có hơn 70 doanh nghiệp spin-off được thành lập từ các cơ quan này. Với nguồn đầu tư dồi dào từ ngân sách chính phủ cùng với cơ chế thoáng trong thủ tục hành chính, Singapore là một trong những quốc gia năng động nhất châu Á trong việc phát triển mô hình spin-off.

Đặc điểm quan trọng của các công ty spin-off là quy mô khởi đầu nhỏ và vừa với số vốn đầu tư không quá lớn (tất nhiên tùy thuộc từng lĩnh vực cụ thể) và dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Giáo sư Xiaogang Peng (Đại học Arkansas, Mỹ) trong bài tổng quan về cơ hội và thách thức đối với mô hình spin-off đã ví mô hình spin-off giống như các con thuyền nhỏ đi trên sóng nước, dễ dàng thích ứng với các con sóng dữ nhờ sự linh động.

Mô hình các công ty spin-off nhỏ và vừa hiện đang được yêu thích và đầu tư mạnh ở nhiều quốc gia châu Âu do khả năng tạo việc làm tốt, tận dụng cơ sở hạ tầng nghiên cứu từ chính các trung tâm nghiên cứu phát triển, nơi được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại đủ khả năng phục vụ cho cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu phát triển, vừa tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo từ đây. Với quy mô nhỏ và vừa, khả năng thu hồi vốn của spin-off nhanh hơn cùng với chi phí thấp hơn cho việc xây dựng cơ sở vật chất cũng như chi phí quản trị.

Bên cạnh đó, các trường đại học lớn hiện nay còn tính đến sự “xung đột” giữa chức năng làm học thuật (của nhà nghiên cứu) và chức năng làm kinh doanh (khi quản lý doanh nghiệp spin-off) nên đều có những văn bản thỏa thuận rất rõ ràng về phân công các nhiệm vụ mà nhà khoa học cần hoàn thành.

Đến câu chuyện Việt Nam

Trở lại với Việt Nam, không thể thừa nhận một thực tế đáng buồn là nền khoa học còn ở mức thấp so với mặt bằng thế giới. Nhưng ở trong bức tranh tối về nền khoa học Việt Nam thì vẫn có một số điểm sáng của một số nhà khoa học có năng lực, có tâm huyết và say mê với nghề nên đã tạo ra một số kết quả có ý nghĩa khoa học và ứng dụng, cũng như tiềm năng thương mại hóa.

Tuy nhiên, thuật ngữ spin-off dường như còn khá mới mẻ và mô hình này thực chất chưa được phát triển. Ở nhiều trường đại học và cơ sở nghiên cứu, các kết quả có tính ứng dụng và thương mại hóa thường được chuyển giao một cách vội vã và chưa tính đến lợi ích lâu dài cho chính nhà nghiên cứu và cơ sở nghiên cứu, hoặc trong nhiều trường hợp các kết quả bị bỏ qua vì không có tiền đầu tư làm thương mại hóa. Trong một bài phỏng vấn gần đây trên Tạp chí Kiến thức ngày nay, PGS. TS. Phạm Văn Nho (Đại học Quốc gia Hà Nội), người theo đuổi các nghiên cứu ứng dụng vật liệu nano đã “than thở” rằng các sản phẩm của ông không có khả năng đưa đến thị trường vì vừa thiếu tiền khởi nghiệp, vừa không đủ khả năng giới thiệu bán sản phẩm,...

Những bức xúc của PGS. Nho cũng chính là một thực tế phản ánh sự thiếu hỗ trợ từ chính trường đại học và nhà nước trong việc hỗ trợ các nhà khoa học thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu. Bên cạnh việc thiếu các nguồn đầu tư thì chính sự thiếu cơ chế khởi nghiệp nhằm cân bằng lợi ích kinh tế của nhà khoa học và cơ quan quản lý cũng là một nguyên nhân gây khó khăn. Và mô hình spin-off chính là một giải pháp tốt cho những lợi ích này.

Để có thể phát triển được mô hình này, điều đầu tiên tất nhiên phải đến từ chính nghiên cứu của các nhà khoa học: các kết quả có tính ứng dụng. Thứ hai là hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cần chặt chẽ để giúp nhà nghiên cứu có thể bảo vệ sản phẩm của mình. Thứ ba là các quỹ đầu tư khởi nghiệp từ chính phủ trực tiếp cho các cơ quan nghiên cứu cho mục đích spin-off, cùng với hệ thống pháp lý chặt chẽ, rõ ràng quy định về quyền lợi các bên (nhà nghiên cứu, cơ quan sở hữu,...), và cơ chế thông thoáng, thủ tục hành chính gọn nhẹ. Và thứ tư, cần sự quản lý độc lập (theo đúng mô hình spin-off) của các công ty khởi nghiệp khỏi hệ thống hành chính và học thuật của trường đại học, viện nghiên cứu nhằm để các công ty này vận hành theo đúng cơ chế thị trường.

Rất mong Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan điều hành nghiên cứu khoa học (Quỹ NAFOSTED,...) cần nghiên cứu xây dựng các quỹ khởi nghiệp spin-off để hỗ trợ các nghiên cứu ứng dụng, cùng với việc xây dựng hệ thống văn bản pháp quy nhằm luật hóa mô hình này.

 

Ngô Đức Thế, TBKTSG

Tags:

Economics

Thailand ‘gears up’ as China ‘goes South’

by finandlife27/08/2014 09:00

Hôm rồi dự Hội Thảo “Tiến trình Đàm phán TPP” được TS Nguyễn Đức Thành phân tích tầm quan trọng của những hiệp định tự do khác, trong đó có hiệp định tự do Asean, hiệu lực từ 2015. Khi Asean là một tổ chức thống nhất, nhà đầu tư nước ngoài nhìn vào Asean như một khu vực kinh tế chung, do vậy, việc quyết định đầu tư sẽ phụ thuộc nhiều vào hệ thống doanh nghiệp bổ trợ tốt, chất lượng nhân lực tốt… Hiện, Thái Lan đang khá nghiêm túc trong chuẩn bị để tận dụng việc hội nhập này. Họ đòi hỏi sinh viên phải học thêm 1 thứ ngôn ngữ khác trong khu vực và định hướng khả năng làm việc bên ngoài lãnh thổ Thái Lan trong những năm tới.

Phải thừa nhận Thái Lan đã có cách tiếp cận và chiến lược khá tốt trong những thập niên qua. Các vấn đề liên quan đến mặt trái của dòng vốn đi vào một nền kinh tế phần nhiều phụ thuộc vào năng lực quản lý, kiểm soát của quốc gia đó, còn tiền là “THẬT”. Ngay cả trong chiến lược “hướng Nam” của Trung Quốc, Thái Lan cũng xây dựng chiến lược để tận dụng xu hướng này, đặc biệt là tận dụng nguồn vốn đầu tư FDI và thương mại 2 chiều. Trong khi đó, Việt Nam lại bị một số học giả “khuynh tả” cho rằng “đây là cơ hội để thoát Trung”. Đúng hay sai lịch sử sẽ ghi lại, nhưng thiết nghĩ “một cơ thể đang tuổi lớn”, cái quan trọng nhất là dinh dưỡng đầy đủ để nó có thể trở thành cậu thanh niên khỏe mạnh, chứ chưa phải lúc để lo nghĩ quá nhiều về việc “chúng ta sẽ nghỉ hưu thế nào”.

--------------------------------

Thailand must start thinking seriously about how to be China’s first choice among the 10 Asean countries under Beijing’s “Going South” strategy to boost trade with Asean to US$1 trillion by 2020 from $500 billion currently.

Speaking at a session on China and its companies in the Asean Economic Community, Chansak Fuangfu, director and senior executive vice president of Bangkok Bank, pointed out that many countries in Asean wanted to cash in on China’s trade activities.

The seminar was hosted by Bangkok Bank, The Nation, China Daily and Asia News Network, among others.

Chansak said the Thai government must do what it could to enhance trade, but Thai companies had to prepare themselves as well.

The government needs to promote use of the yuan as a trade currency, streamline the regulatory and tax systems, and encourage better Chinese-language skills.

He said that as Chinese companies increasingly moved south, competitive challenges for Thai companies would rise, so the Thai government needed to rethink its investment-promotion strategy, not only to attract foreign direct investment into Thailand but also promote Thai FDI into the region.

“Thai outward FDI needs to be coordinated, and we can learn much from the Chinese government’s ‘Going Out’ model,” he said.

The Chinese government is pursuing a new development strategy as its east coast is now too expensive for manufacturing.

It has implemented Go West, Going South and Going Out policies. As part of the Going South strategy, Nanning and Kunming are the key gateways linking southern and western China to Asean.

China’s cooperative agreements with the Greater Mekong Subregion, plus bilateral relationships, have led to major infrastructure projects, including road and rail (Southern Economic Corridor).

These have contributed to trade between China and Asean growing more than nine-fold over the past decade to a projected $500 billion this year.

China is now a key part of the Asean economy and Beijing wants to double trade with Asean to $1 trillion by 2020.

Chansak said Thailand was the regional hub for Chinese companies, as its low logistics costs enable them to control their AEC supply chains from here.

He noted that over the past five years, Beijing had actively promoted investment overseas by Chinese companies, including into Asean, as it aims to build China’s corporate presence internationally.

China’s FDI into Asean has grown 40-fold over the past decade to more than $6 billion annually.

China plans to increase its total accumulated investment in the region to $150 billion by 2020 from the current $30 billion.

For Asean, “Going South” and “Going Out” are the most important strategies, as they will help make China more competitive in the long run. Chinese companies are making more mergers and acquisitions and expanding investment in Asean.

Chansak raised the example of the joint venture between Thai conglomerate Charoen Pokphand Group and Shanghai Automotive to produce right-hand-drive cars under the formerly British MG brand in Thailand.

Sarasin Viraphol, executive vice president for strategy for China at CP Group, said Asean had become an international stage for China, where it is increasing its role in technological ventures apart from automotive products and consumer electronics.

But he said China should keep in mind the environmental impacts of its operations, as well as their sustainability amid limited resources.

Wang Helin, managing director of ZTE (Thailand) Co, the local unit of a Chinese integrated telecommunication solution provider, said at the same session that the development tendencies in Asean countries were basic infrastructure and innovation in mobile and cloud solutions.

Asean countries provide big potential for broadband businesses, he said, because of their high economic growth rates while broadband penetration remains relatively low.

However, he acknowledged that Chinese companies were not familiar with communicating in English, which would be a challenge for those keen on penetrating the Asean market.

 

Nguồn: finandlife|Sucheera Pinijparakarn, The Nation

Tags:

Economics

Thống kê kết quả kinh doanh quý 2 năm 2014

by finandlife24/08/2014 07:39

Kết quả sản xuất kinh doanh Quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết nhìn chung cho thấy bức tranh sáng sủa hơn so với Quý 1. Trong đó, đáng chú ý nhất là sự cải thiện của tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần. Điều này cho thấy sự tích cực đến từ nhu cầu thị trường và đầu ra của các doanh nghiệp niêm yết.

Mặc dù vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh trong Quý 2 vẫn tồn tại những khó khăn như Quý 1. Chi phí đầu vào và chi phí bán hàng tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu khiến biên lợi nhuận sụt giảm. Các chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận vì thế không theo kịp tăng trưởng doanh thu. Điều này khá tương đồng với các báo cáo PMI của HSBC theo đó, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng và quy định hạn chế tải trọng mới của chính phủ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chi phí đầu vào và chi phí bán hàng tăng. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh cao khiến doanh nghiệp chưa thể tăng giá bán tương ứng.

Chúng tôi cho rằng, trong các quý tới, khi nhu cầu tiếp tục cải thiện, giá cả đầu ra sẽ tăng bù đắp mức tăng của giá đầu vào, qua đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và cải thiện các chỉ tiêu biên lợi nhuận.

 

Tổng doanh thu thuần và lãi gộp của 579* doanh nghiệp niêm yết Quý 2/2014 tăng 15.2% so với cùng kỳ. Trong khi đó tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ tăng 8.7%, tổng lợi nhuận sau thuế tăng 6.5% so với Quý 2 năm trước.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần tăng 12.5%, Lợi nhuận gộp tăng 7.0%, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế lần lượt tăng 4.9% và 4.4% so với cùng kỳ năm trước.

*Thống kê của chúng tôi không bao gồm các doanh nghiệp ngành Ngân hàng. Chúng tôi cũng loại bỏ VIC (cùng kỳ có khoản doanh thu tài chính cao đột biến) và khoản lợi nhuận khác đột biến của GAS trong Quý 1/2013 

Quý 2/2014 doanh thu thuần tăng 15.2% so với cùng kỳ trong khi giá vốn tăng nhanh hơn khiến lãi gộp chỉ tăng 7.8%. Biên lãi gộp trong kì chỉ đạt 16.3% giảm khá so với mức 17.4% cùng kỳ và 16.8% trong Quý 1.

Chi phí tài chính tiếp tục giảm so với cùng kỳ nhờ chi phí lãi vay giảm. Chi phí quản lý doanh nghiệp được kiểm soát tương đối tốt, tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu. Đáng chú ý là khoản chi phí bán hàng tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ. Mặc dù vậy nhờ tăng trưởng doanh thu cao nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn tăng 8.7%, cao hơn nhiều so với mức tăng 1% trong Quý 1.

Các khoản lợi nhuận khác trong Quý 2 giảm 10.1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên khoản lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết tăng 191.2% giúp lợi nhuận trước thuế tăng 9.2% (Quý 1 tăng 0.5%), lợi nhuận sau thuế tăng 6.5% so với cùng kỳ (Quý 1 tăng 2.3%).

Phân tích chi tiết chi phí bán hàng có thể thấy, chi phí bán hàng tăng mạnh trong Quý 2 do các doanh nghiệp đẩy mạnh quảng cáo, khuyến mãi nhằm giữ thị phần trong bối cảnh cạnh tranh cao hơn (tiêu biểu như VNM) hoặc nhằm mở rộng thị phần (tiêu biểu như MSN). Bên cạnh đó, việc chi phí vận chuyển tăng do quy định tải trọng mới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí bán hàng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 

Quý 2/2014 có 493 trên tổng số 579 doanh nghiệp báo lãi, cao hơn so với 448 doanh nghiệp báo lãi của Quý 2/2013. Tổng lãi của các doanh nghiệp báo lãi cũng lớn hơn cùng kỳ. Số doanh nghiệp báo lỗ cũng giảm với chỉ 85 doanh nghiệp báo lỗ so với 106 doanh nghiệp cùng kỳ. Tuy vậy, tổng lỗ của các doanh nghiệp báo lỗ lại tăng so với cùng kỳ.

Luỹ kế 6 tháng, tổng số doanh nghiệp báo lãi là 497 doanh nghiệp, cao hơn so với 473 doanh nghiệp báo lãi 6 tháng cùng kỳ.

 

Quý 2/2014 có 347/579 doanh nghiệp có kết quả lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ, cao hơn so với tỷ lệ 341/579 của Quý 1/2014.

Luỹ kế 6 tháng, có 341/579 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận. 

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, có 211/514* doanh nghiệp thực hiện trên 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Trong đó có 28 doanh nghiệp đã hoàn thành vượt kế hoạch và 49 doanh nghiệp thực hiện từ 75 – 100% kế hoạch lợi nhuận.

 

Tại thời điểm 30/6/2014, tổng tài sản của các doanh nghiệp niêm yết tăng 8.6%, Vốn chủ sở hữu tăng 8%, tổng vay nợ tăng 2.2% và tổng Hàng tồn kho tăng 8.2% so với cùng thời điểm năm trước.

 

Phân tích chi tiết cho thấy, kết quả kinh doanh có sự phân hoá theo nhóm ngành. Ngành Du lịch & giải trí có kết quả sụt giảm lợi nhuận mạnh nhất trong Quý 2 và luỹ kế 6 tháng đầu năm. Tiếp theo là các doanh nghiệp ngành hoá chất (phân bón; nhựa, cao su & sợi…).

Ngành bảo hiểm và Dịch vụ tài chính (chủ yếu là môi giới chứng khoán) sau khi có kết quả tăng trưởng tương đối khả quan trong Quý 1 lại có lợi nhuận sụt giảm trong Quý 2 do diễn biến thị trường tài chính, chứng khoán không thuận lợi. Mặc dù vậy kết quả lợi nhuận luỹ kế 6 tháng của các doanh nghiệp này vẫn tăng trưởng ở mức khá cao.

Trong khi đó, một số ngành như y tế, bán lẻ, hàng cá nhân & gia dụng, Xây dựng & vật liệu, Dầu khí, Tài nguyên cơ bản… tiếp tục có kết quả lợi nhuận tăng trưởng khả quan trong Quý 2.

Ngành bất động sản có sự cải thiện lợi nhuận mạnh mẽ nhất (+390%) phần nào thể hiện sự cải thiện của hoạt động kinh doanh bất động sản trong nước.

 

Số liệu thống kê kết quả kinh doanh Quý 2/2014 của 21 doanh nghiệp trong VN 30 (không bao gồm các Ngân hàng và VIC) đã công bố BCTC Quý 2 và GAS cũng cho kết quả khá tương đồng với tổng thể. Doanh thu thuần tăng trưởng mạnh 23% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận gộp chỉ tăng 7.6%. Chi phí bán hàng tăng đến 40% khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế giảm lần lượt 6.4% và 5.2% so với cùng kỳ.

Nguồn: VFS Research

Tags: ,

Economics | VietnamData | Quarter

Góc nhìn cập nhật 18/08/2014

by finandlife21/08/2014 09:04

… Bàn về tình hình vĩ mô chung

Sau giai đoạn tăng trưởng GDP chậm lại và lãi suất đi vào chu kỳ suy giảm, quý 2/2014 cho thấy tốc độ tăng trưởng bắt đầu được cải thiện, số lượng đơn đặt hàng mới đã liên tục tăng, tình hình lao động cũng có sự tiến triển.

Bảy tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ đã tăng 11.4% so với cùng kỳ. Kết quả kinh doanh các doanh nghiệp niêm yết quý 2/2014 cũng cho thấy bức tranh tương tự, khi doanh thu tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Tuy vẫn còn nhiều vấn đề cần được làm rõ, trong đó, đóng góp từ thị trường xuất khẩu có phần mạnh hơn so với nội địa, nhưng nhìn chung những con số này cho thấy sự hồi phục kinh tế đáng ghi nhận.

Theo khảo sát PMI của HSBC, chi phí nguyên liệu đầu vào đã tăng trưởng mạnh trong nhiều tháng qua, trong khi đó, giá bán chỉ mới tăng nhẹ 2 tháng trở lại đây, đã cho thấy sự khó khăn trong việc đẩy chi phí sản xuất, kinh doanh từ doanh nghiệp sang người tiêu dùng tại Việt Nam. Đó rõ ràng là biểu hiện của tổng cầu trong nước tăng trưởng chưa tương xứng với mức độ phục hồi chung của nền kinh tế thế giới. Nhờ vậy mà góp phần làm CPI thấp và ổn định trong thời gian vừa qua.

Có thể nói, nền kinh tế chúng ta đang trong quá trình phục hồi, và sự phục hồi đó được hỗ trợ mạnh từ nhu cầu bên ngoài hơn là nhu cầu nội địa. CPI trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ tăng lên với mức độ nhẹ và ổn định. Đây là cơ sở để Ngân hàng nhà nước tiếp tục thực thi chính sách lãi suất thấp và nới lỏng đến hết 2014.

…Về dự báo lạm phát tháng 8

Mặc dù có hiệu chỉnh giá xăng giảm ngày 29/7 nhưng do tác động tăng giá tháng 6 và tháng 7 trước đó vẫn còn, cộng với ảnh hưởng thời tiết bất lợi, chúng tôi cho rằng nhóm hàng giao thông sẽ tăng 0.32% và nhóm nhà ở vật liệu xây dựng tăng 0.31% trong tháng 8.

Trong tháng 8, nhóm y tế sẽ có ảnh hưởng mạnh do Hà Nội điều chỉnh tăng giá viện phí, mức độ tăng của nhóm này lên đến 0.54%.

Ngoài ra, do vào mùa khai giảng nên nhóm ngành giáo dục cũng có mức tăng khá mạnh (0.5%), nhóm hàng may mặc cũng tăng 0.25% trong tháng 8.

Về diễn biến của nhóm hàng có ảnh hưởng lớn nhất trong CPI, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, chúng tôi cho cho rằng mức độ tăng giá trong tháng 8 sẽ là 0.3%, chủ yếu do ảnh hưởng tăng lên của thực phẩm (0.42%).

Tóm lại, Mô hình dự báo CPI cho thấy CPI tháng 8 sẽ tăng trưởng 0.26% so với tháng 7, tăng 4.35% so với cùng kỳ năm trước.

… Về diễn biến thị trường trong 1 vài tuần tới

Diễn biến của thị trường trong thời gian ngắn tới sẽ được dẫn dắt bởi yếu tố dòng tiền. Thời gian qua khá nhiều tin xấu liên quan việc thoái vốn của một quỹ có quy mô tương đối và nhà đầu tư nước ngoài liên tiếp bán ròng khi VNIndex vượt mốc 600 điểm. Tuy nhiên, khi thị trường trong bull market, hành động của nhà đầu tư nước ngoài chưa thể gây ra một sự thay đổi toàn cục và ngay lập tức lên diễn biến của chỉ số. Xem xét diễn biến giao dịch và khối lượng giao dịch trên HSX những phiên vừa qua, chúng tôi nhận thấy lực cầu hấp thụ đang khá tốt. Thêm vào đó, tỷ lệ margin hiện nay vẫn còn thấp hơn so với những tháng đầu năm, chúng tôi cho rằng dòng tiền nội sẽ tiếp tục giúp thị trường duy trì tình trạng “dễ mua, dễ bán” trong 1 vài tuần tới.

 

Nguồn: finandlife

Tags: ,

Economics | StockAdvisory

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu