Liệu cổ phiếu có đang rẻ? Cùng nhìn lại những bằng chứng cho nhận định đó

by finandlife10/05/2013 10:15

Trong một nghiên cứu của Fernando Duarte và Carlo Rosa, chúng ta thấy được hầu hết mọi nhà kinh tế và giới làm việc thực tế Mỹ đều nhìn nhận thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục khởi sắc trong 5 năm tới. Tại sao họ lại dự báo như vậy? Bài viết bên dưới được dịch bởi finandlife, nhằm chia sẻ với các bạn cách dự báo ở nước tiên tiến, qua đó thấy được tầm quan trọng của các mô hình dự báo này.

“Chúng tôi đi khảo sát các đại diện ngân hàng, các giáo sư kinh tế và các nhà kinh tế tại các ngân hàng trung ương, tất cả mô hình của họ đều cho thấy chúng ta sẽ tận hưởng đỉnh cao mới của S&P500 trong 5 năm tới. Vậy họ làm thế nào để có được nhận định đó? Tại sao phần bù vốn cổ phần (equity risk premium) lại đang rất cao? Và quan trọng hơn là liệu chúng ta có nên tin tuyệt đối vào những mô hình?

The equity risk premium là tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu trừ đi lãi suất phi rủi ro trong một giai đoạn đầu tư nào đó. Bởi vì chúng ta không thể biết được tỷ suất sinh lời trong tương lai ra sao do vậy chúng ta buộc phải sử dụng cách gián tiếp, đó là những mô hình. Trong bài phân tích này, chúng tôi sử dụng 29 mô hình được sử dụng rộng rãi nhất để tính phần bù rủi ro vốn cổ phần trong 50 năm. Những mô hình đó gồm: khảo sát, chiết khấu dòng cổ tức, hồi quy chéo (cross-sectional regressions) va hoi quy chuỗi (time series regressions). Cùng với việc sử dụng 30 biến khác nhau để dự báo, từ chỉ số giá chia cổ tức đến lạm phát…

Biểu đồ bên dưới cho thấy trung bình trọng số của 29 mô hình xác định phần bù rủi ro vốn cổ phần.  Phần bù rủi ro vốn cổ phần ở mức 5.4, một mức rất cao so với lịch sử. Khi nhìn vào biểu đồ, 2 đỉnh trước, 1 đỉnh vào năm 1974 và 1 đỉnh vào năm 2009. 2 đỉnh này có nguyên nhân tương đối rõ ràng. Vào cuối năm 1974, chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods và nền kinh tế rơi vào trạng thái đình lạm nghiêm trọng. Trong khi đó, tháng 1 năm 2009, Lehman Brothers làm khuynh đảo thị trường tài chính, khởi động cho 1 thời kỳ suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ những năm 1930.

 

 

Trong biểu đồ kế tiếp cho thấy sự so sánh giữa các thời kỳ đỉnh cao của phần bù rủi ro với trung bình 50 năm. Ta thấy rằng, phần bù rủi ro vốn cổ phần trung bình 1 tháng của thời kỳ năm 1974 và 2009 rất cao và có xu hướng giảm mạnh xuống mức trung bình 50 năm khi tính toán phần bù rủi ro ở trung bình 4 năm. Thế nhưng, đường màu xanh dương – thể hiện phần bù rủi ro ở hiện tại lại không có xu hướng giảm như vậy, hiện đường này vẫn ở mức rất rất cao.

 

 

 Tại sao lại như vậy? Có 2 khả năng: thứ nhất là vì lãi suất chiết khấu giảm, thứ 2 là vì kỳ vọng cổ tức ở tương lai quá cao. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem trong 2 khả năng trên, khả năng nào ảnh hưởng mạnh hơn. Dựa vào các 29 mô hình (có mô hình nhạy cảm với lãi suất phi rủi ro, có mô hình nhạy cảm với cổ tức), chúng ta có được kết quả, phần bù rủi ro vốn cổ phần cao là vì kỳ vọng lãi suất trái phiếu chính phủ thấp mãi mãi. Trong khi đó, mức chi trả cổ tức hiện tại đang ở quanh mốc trung bình trong lịch sử và cổ tức tương lai được kỳ vọng chỉ tăng trưởng trên mức trung bình 1 tí trong những năm tới.

Trong biểu đồ kế tiếp, chúng ta sẽ thấy ảnh hưởng của lãi suất trái phiếu chính phủ thấp lên phần bù rủi ro vốn cổ phần. Đường màu xanh dương và màu đen được vẽ lại theo biểu đồ bên trên. Đường màu tím cho thấy phần bù rủi ro vốn cổ phần ngày hôm nay nếu tính theo lãi suất trái phiếu chính phủ trung bình 50 năm thay vì tính theo mức hiện tại. Biểu đồ cho thấy ảnh hưởng vô cùng lớn của lãi suất thấp hiện nay lên phần bù rủi ro, làm phần bù rủi ro cao hơn rất nhiều so với lịch sử.

 

 

 Nhưng một trong những nhân tố phân tích, tỷ suất sinh lời vượt trội không thể dự báo trước bởi vì phần bù rủi ro vốn cổ phần là tất cả tỷ suất sinh lời kỳ vọng. Vì vậy, liệu tỷ suất sinh lợi có dự báo được? Đây cũng chính là điểm tạo nên tranh luật giữa những người học thuật và những người làm việc thực tế. Cách dự báo đơn giản nhất là giả định tỷ suất sinh lời tương lai bằng với tỷ suất sinh lời trung bình trong quá khứ. Không dễ để còn cách nào hay hơn thế, tuy nhiên, với nhiều mô hình trong tay, thật tế chúng ta không thể yêu cầu bất kỳ mô hình nào trong số đó phải hoàn hảo.

Bảng bên dưới cho thấy tỷ suất sinh lời vượt trội cái mà những nhà đầu tư có thể kiếm bằng cách sử dụng những mô hình thay cho sử dụng cách tính trung bình số liệu trong lịch sử để dự báo tỷ suất sinh lợi tương lai. Trong khung thời gian đầu tư 1 tháng, 1 năm và 5 năm, chúng tôi chọn ra những mô hình tốt nhất trong 4 dạng mô hình chúng tôi sử dụng với tỷ trọng trung bình của tất cả 29 mô hình. Chúng tôi tính những con số bằng cách giả định những nhà đầu tư có thể phân bổ tài sản của họ trong chứng khoán và trái phiếu, và họ không quá sợ rủi ro (risk-averse).

 

 

 Phải thừ nhận rằng, những kết quả trên có nghĩa những mô hình thật sự giúp ích trong dự báo tỷ suất sinh lời. Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý một số hạn chế trong việc phân tích của chúng ta. Trước tiên, chúng ta không chỉ ra được khoảng tin cậy hay những sai số. Trong thực tế, những vấn đề này có ảnh hưởng lớn, vì vậy, thâm chí ngay khi chúng ta có thể kiếm được thu nhập vượt trội đi nữa, đó cũng chỉ là sự may mắn. Thứ 2, chúng ta đã chọn những mô hình tốt, có thể chúng hoạt động hiệu quả trong quá khứ, thì điều đó cũng có thể tạo ra những thiên hướng (bias). Và dĩ nhiên là thành quả trong quá khứ không thể đảm bảo thành quả trong tương lai.”

Fernando Duarte is an economist in the Research and Statistics Group of the Federal Reserve Bank of New York.

Carlo Rosa is an economist in the Markets Group of the Federal Reserve Bank of New York.

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics | StockAdvisory

Trả lời của Thống Đốc trên VTV tối ngày 5/5/13

by finandlife06/05/2013 09:17

Phải thừa nhận hiếm có bộ trưởng nào trả lời lưu loát như thống đốc, tuy vậy về mặt nội dung trả lời của thống đốc cho thấy 1 tư tưởng có phần đi ngược lại suy nghĩ của hầu hết học giả kinh tế hiện nay. Trong lúc hầu hết mọi người đều nghĩ thị trường tự có quy luật và chúng ta không nên chống lại thị trường, hành động “ngăn sông cấm chợ” là không thể chấp nhận được, thì những quy định về hành chính, tập trung quyền lực kinh doanh vào tay của NHNN như trong thị trường vàng không khỏi gây ra làn sóng tranh luận dữ dội.

Một điểm nữa trong trả lời của Thống Đốc mà rất nhiều người hồ nghi và có thể phản biện lại đó là lợi ích của chênh lệch giữa giá vàng trong nước cao hơn thế giới thuộc về ai? Thống đốc cho rằng, nếu trước đây, nhà nước cho kinh doanh vàng tự do, chênh lệch này chảy vào túi của một số nhà đầu tư và tổ chức kinh doanh vàng, thì đến nay, chênh lệch này chảy vào ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước cũng là ngân sách của nhân dân, do vậy suy cho cùng tất cả nhân dân đều là người được hưởng lợi. Vấn đề nằm ở chỗ tự do kinh doanh sẽ phát huy tính cạnh tranh và tất nhiên cạnh tranh sẽ là động lực của sự phát triển, của dịch vụ cải thiện, của giá cả phải chăng… cuối cùng người dân mới thật sự là người hưởng lợi. Bên cạnh đó, nếu thật sự 1 công ty nhà nước làm đúng vai trò, chức trách và được xây dựng dựa trên mô hình quản lý tuyệt vời, minh bạch, được kiểm soát tốt nhất và cam kết dùng ngân sách thu được từ kinh doanh này vào những công trình cụ thể, tăng phụ cấp, tăng phúc lợi xã hội cụ thể cho người dân thì cũng không đến nỗi, chỉ ngại tiền đó lại đem đi đầu tư không đúng mục đích, hoặc thất thoát thì thật tình người dân sẽ không vui và cảm thấy bị móc túi.

Một điểm nữa mà chúng ta chưa thấy thỏa đáng trong trả lời của thống đốc. Thống đốc trả lời thắc mắc của người dân rằng, giá vàng trong nước cao hơn thế giới dân không hề bị thiệt, vì đứng ở góc độ người bán, người ta sẽ được bán với giá cao, còn đứng ở góc độ của người mua thì họ mua cao sẽ bán với giá cao, tại sao phải sợ? Lấy gì làm đảm bảo giá này sẽ luôn được giữ ở mức cao? Nếu trong thời buổi này, vì một số mục tiêu nào đó của Nhà nước, Chính Phủ, mà NHNN mới giữ vàng ở mức giá cao, khi những mục tiêu này đạt được thì vàng có thể sẽ giảm, lúc đó những người mua vàng với giá cao có còn được bán với giá cao?...

Nói chung, có khá nhiều thứ để nói xung quanh đề tài này, sẽ viết tiếp khi có điều kiện…

Nguồn: finandlife 

Tags:

Economics

Đọc giúp bạn: Phanh phui bí mật về tài chính hải ngoại

by finandlife30/04/2013 10:06

Bài viết “Phanh phui bí mật về tài chính hải ngoại” trên Blog của phamvuluaha cho thấy những cách kiếm tiền bất chính, đầy mưu mẹo của những quan chức, tài phiệt… toàn cầu, bằng cách lập ra những công ty, tổ chức ở hải ngoại để rửa tiền, hoặc chiếm đoạt sự thịnh vượng của những quốc gia mà ở đó rất nghèo đói. Dưới đây là những thông tin chính cần lưu ý từ bài viết:

 

 

§     Mạng Công lý Thuế (Tax Justice Network) ước tính toàn thế giới có từ 21 ngàn tỉ tới 32 ngàn tỉ đô-la tài sản tư nhân nằm ở hải ngoại, ngoài tầm với của các cơ quan thuế quốc gia (công ty tư vấn Boston Consulting Group có ước tính dè dặt hơn, chỉ ở mức 8 ngàn tỉ). Tổ chức quốc tế này nói điều đó tương đương với 280 tỉ đô-la tiền thuế bị thất thu – gấp đôi số viện trợ nước ngoài của các nước giàu nhất thế giới.

§     ICIJ (International Consortium of Investigative Journalists) cho biết đã nhận được các hồ sơ kín trải dài trong gần 30 năm liên quan tới 10 địa điểm ưu đãi thuế trên khắp thế giới.

§     Những địa điểm ưu đãi thuế ở hải ngoại đã tồn tại ít nhất cả trăm năm rồi. Tuy không có định nghĩa rõ ràng, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết phần lớn những nơi được tổ chức này chính thức gọi là “các trung tâm tài chính hải ngoại” có những đặc điểm sau: ngành ngân hàng chủ yếu phục vụ khách hàng không phải cư dân thường trú; thuế thấp hoặc không thuế đối với các hãng và người nước ngoài; mức độ bí mật tài chính rất cao. Căn cứ vào những tính chất này, có tới 80 địa điểm ưu đãi thuế trên toàn cầu, trong đó không chỉ có các nước như Panama, Liechtenstein và Thụy Sĩ, mà còn những lãnh thổ đảo nhỏ Jersey, Labuan của Malaysia, đảo Isle of Man, và quần đảo Turks and Caicos.

§     ICIJ cũng nêu ví dụ một âm mưu lừa đảo trị giá nửa tỉ đô-la ở Venezuela. Những kẻ chủ mưu hối lộ cho các quan chức Venezuela để chiếm đoạt một phần nguồn vốn từ quỹ hưu bổng của công ty dầu khí quốc doanh Petroleos de Venezuela (PDVSA), rồi tẩu tán số tiền này qua một mê trận các công ty hải ngoại, quỹ đầu tư rủi ro cao, và tài khoản ngân hàng từ quần đảo Cayman tới Thụy Sĩ và Panama.

§     Quan chức chính phủ cùng với thân nhân và cộng sự ở nhiều nước, trong đó có Azerbaijan, Nga, Canada, Pakistan, Philippines, Thái Lan, Mông Cổ, thường xuyên dùng các công ty trá hình và tài khoản bí mật ở hải ngoại. Những người siêu giàu dùng các cơ cấu phức tạp ở hải ngoại để sở hữu các dinh thự, du thuyền, kiệt tác nghệ thuật và những tài sản khác, lợi dụng những ưu đãi thuế và tính bảo mật mà người thường không có được. Nhiều ngân hàng hàng đầu thế giới, trong đó có UBS, Clariden và Deutsche Bank, đã tích cực phục vụ khách hàng của mình bằng cách giúp lập hàng ngàn công ty bí mật ở những nơi ưu đãi thuế tại hải ngoại. (Deutsche Bank, ngân hàng lớn nhất Đức, giúp khách hàng duy trì hơn 300 quỹ tín thác và công ty hải ngoại thông qua chi nhánh của mình ở Singapore.) Một đội ngũ chuyên viên kế toán và môi giới được trả thù lao hậu hĩnh để giúp các khách hàng nước ngoài của mình che giấu danh tánh và tài khoản của mình; trong nhiều trường hợp tạo nơi cất giấu tài sản bất minh của những kẻ lừa đảo cầm đầu các quỹ đầu tư gian trá, và rửa tiền cho bọn tội phạm có tổ chức.

§     Danh sách những người bị điều tra: Jean-Jacques Augier, đồng trưởng ban tài vụ của chiến dịch tranh cử 2012; Bayartsogt Sangajav lập công ty Legend Plus Capital với một tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ, trong khi ông làm bộ trưởng tài chính của nước Mông Cổ nghèo đói từ năm 2008 tới 2012; Hassan Gozal, trùm xây dựng ở Azerbaijan, kiểm soát những công ty bí mật thành lập nhân danh hai con gái của tổng thống Ilham Aliyev; Luật sư Tony Merchant, chồng của thượng nghị sĩ Canada Pana Merchant; Maria Imelda Marcos Manotoc, một tỉnh trưởng ở Philippines và con gái đầu của cựu tổng thống Ferdinand Marcos nổi tiếng tham nhũng; Nhiều nhân vật có tiếng ở Thái Lan như Potjaman Na Pombejra, vợ cũ của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra; Bidzina Ivanishvili (mới đắc cử thủ tướng Georgia hồi tháng 10/2012) là người giàu nhất nước này với tài sản ròng theo ước tính của tạp chí Forbes là 5 tỉ đô-la; Tướng José Eliecer Pinto Gutiérrez, tư lệnh quân đội ở tiểu bang Amazonas, Venezuela; Carmen Thyssen-Bornemisza, cựu hoa hậu và góa phụ của một tỉ phú thép dòng họ Thyssen, nhà sưu tập nghệ thuật giàu nhất Tây Ban Nha dùng các công ty hải ngoại để mua tranh; Denise Rich, vợ cũ của tay giao dịch dầu hỏa khét tiếng Marc Rich; Olga Shuvalova, vợ phó thủ tướng Nga Igor Shuvalov.

Nguồn: Đọc giúp bạn|finandlife

Tags:

Economics

Tại sao PMI* được nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm?

by finandlife27/04/2013 11:42

Nếu nhìn vào những biểu đồ bên dưới, chúng ta sẽ phần nào hiểu được tầm quan trọng của chỉ báo này.

Nghiên cứu trên thị trường Mỹ cho thấy, PMI có mối tương quan tương đối với GDP và SP500, hai chỉ số có tầm ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế và thị trường chứng khoán.

Biểu đồ 1: Mối quan hệ giữa PMI và GDP của Mỹ

Biểu đồ 2: Mối quan hệ giữa PMI và SP500 trên thị trường Mỹ

Kết quả tính toán cho thấy, tương quan giữa PMI và GDP Growth là 0.14 và tương quan giữa PMI và SP500 là 0.27.

Một điểm thú vị nữa khi tìm hiểu ảnh hưởng của PMI đến những chỉ báo lớn ở trên là dường như PMI có độ trễ trong tác động đến GDP và SP500. Kết quả tính toán cho thấy, tương quan giữa PMI và GDP tăng lên 0.17 với độ trễ 3 tháng và tăng lên 0.20 với độ trễ 6 tháng; tương tự vậy, tương quan giữa PMI và SP500 tăng lên 0.34 với độ trễ 3 tháng và 0.35 với độ trễ 6 tháng.

Biểu đồ 3: PMI có độ trễ nhất định trong tác động đến GDP và SP500

Như vậy, tìm hiểu ở thị trường Mỹ cho chúng ta những kết quả bước đầu lý giải tại sao nhà đầu tư trên thế giới rất quan tâm đến chỉ số PMI. Theo đó, chỉ số PMI là một chỉ báo để nhà đầu tư có thể dự đoán diễn biến tương lai của nền kinh tế và thị trường chứng khoán, khi PMI tăng trưởng nhà đầu tư sẽ dự báo kinh tế và chứng khoán trong 3 đến 6 tháng tới có thể diễn biến tích cực. Ngoài ra, tìm hiểu bước đầu này cũng cho thấy PMI có độ trễ trong tác động đến GDP và SP500 trong 6 tháng mạnh hơn 3 tháng và ngay tức thì.

Ở Việt Nam, tác động của PMI đến thị trường chứng khoán sẽ như thế nào?

Tác giả tạm chấp nhận hạn chế dữ liệu lịch sử ít của PMI Việt Nam để đi tìm hiểu những kết quả ban đầu. Kết quả tại Việt Nam cũng tương tự với thị trường Mỹ, mối tương quan giữa PMI và VNIndex đạt 0.30.

Biểu đồ 4: Mối quan hệ giữa PMI và VNIndex trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Như vậy, việc theo dõi chỉ số PMI cũng có thể cho phép nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam phần nào dự báo diễn biến tiếp theo trên thị trường chứng khoán.

*PMI – Purchasing Managers Index – là chỉ số tóm tắt kết quả một cuộc khảo sát doanh nghiệp hàng tháng. Chỉ số này được xây dựng trên dữ liệu thu thập hàng tháng từ những nhà quản trị mua hàng. Các nhà quản trị mua hàng sẽ phải lựa chọn một trong ba phương án: tốt hơn, không đổi, kém hơn cho danh sách những câu hỏi được thiết kế với nội dung liên quan đến đơn đặt hàng mới, sản lượng sản xuất, việc làm, lượng hàng tồn kho… Chỉ số này là tổng của số phần trăm các câu trả lời tốt cộng một nửa số phần trăm câu trả lời không đổi. Như vậy, nếu chỉ số bằng 50 điểm thì hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến câu hỏi đó không đổi so với tháng trước, trên 50 là tốt hơn, còn dưới 50 là tệ đi.

Nguồn: finandlife

 

Tags:

Economics

VNIndex đang ở đâu sau khi điều chỉnh lạm phát?

by Admin24/04/2013 21:10

Xuất phát từ một bài viết trên CNNMoney về việc điều chỉnh dữ liệu của chỉ số Dow Jones với tăng trưởng của chỉ số giá để xem xét mức độ tăng thật sau khi trừ lạm phát của chỉ báo kinh tế hàng đầu này, người viết cũng áp dụng điều tương tự cho chỉ số VNIndex của Việt Nam, và kết quả khá thất vọng, sau gần 13 năm thị trường chứng khoán đi vào vận hành và phát triển, hiện chỉ số chính của thị trường chúng ta không cách xa mấy so với điểm xuất phát ban đầu, chỉ số vẫn đang ở vùng thấp nhất của lịch sử chỉ báo này.

 

Trong thời gian tới, nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi diễn biến của VNIndex đã loại trừ lạm phát, nếu chỉ số này vượt được đỉnh của tháng 5 năm 2012, cùng với sự duy trì tích cực của xung lượng RSI thì xu hướng dài hạn tích cực đã thật sự hình thành, nhà đầu tư nên thực hiện chiến lược mua và nắm giữ cổ phiếu.

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu