Cách mà CEO của BlackBerry John Chen vực dậy doanh nghiệp

by finandlife03/11/2014 10:18

BlackBerry CEO John Chen on How to Execute a Turnaround

When John Chen took on the role of BlackBerry chief executive officer one year ago, the Waterloo-based smartphone maker was facing tremendous challenges as a company. It was not an envious (en·vi·ous /ˈenviəs/ adj  wanting something that someone else has) position to be in.

"The markets for devices and services had been changing dramatically for the past few years, and our positions in them had deteriorated," Chen reflects in a LinkedIn post. "Addressing these realities required us to focus on one thing: innovation. Innovation is what the world demands of technology companies like BlackBerry."

Chen highlights the six steps that must be taken to successfully maintain a turnaround:

1. Create a Problem-Solving Culture. "A turnaround culture must be positive. Employees need to have the hunger – and confidence – to get things done. Everyone needs the same single-minded desire to win."

Tạo ra một văn hóa giải quyết vấn đề. “Một văn hóa đảo chiều phải là một văn hóa tích cực. Nhân viên cần phải khao khát, tự tin và hiện thực hóa điều đó. Mọi người cần phải đồng lòng với mong muốn chiến thắng.”

2. Maintain the Sense of Urgency. "If your front porch (/pɔːtʃ US pɔːrtʃ/ n an entrance covered by a roof outside the front door of a house or church) is on fire, you wouldn’t stop to calculate how long it would take for your house to burn down. You just go stop the fire."

Bồi bổ cảm giác khẩn cấp. “Nếu trước cửa đang có lửa, bản sẽ không dừng lại để tính toán mất bao lâu lửa sẽ thiêu rụi nhà của bạn. Bạn chỉ còn cách đi dập lửa”

3. Take Care of your Company like it’s your Home. "We take care to ‘sweat the small stuff,' because we care. At BlackBerry, we took a look at all of the phone accounts we were paying for. We found one manager who had eight telephone accounts for employees that had already left but which we were still paying for. Their accounts were never turned off."

Chăm sóc công ty của bạn như ngôi nhà của mình.

4. Know Thyself. "When you know yourself, you know what your long-term goals and strategies are. That makes it easier for you to decide on good decisions."

Hiểu chính mình. “Khi bản hiểu chính mình, bạn biết mục tiêu dài hạn và những chiến lược hành động. Điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn đưa ra quyết định đúng.”

5. Empower Employees to Take Risks. "People either don’t want to deliver bad news, or they’re not willing to challenge enough – in a respectful way – on some of the decisions. That culture has got to change."

Hãy trao quyền cho nhân viên để họ dấn thân. “Người ta sẽ không muốn nói đến những tin xấu và cả việc sẵn lòng thử thách. Văn hóa đó phải thay đổi.”

6. Everyone has a Role. "If you empower employees, they will speak out on bad decisions or take the initiative (i·ni·tia·tive /ɪˈnɪʃətɪv/ n the ability to make decisions and take action without waiting for someone to tell you what to do) to solve problems. No matter what their level, everyone can make a difference. Creating this openness requires a few things. Leaders need to listen and be humble (hum·ble1 /ˈhʌmbəl/ adj not considering yourself or your ideas to be as important as other people's). And your organization cannot be too siloed or top-down."

Mọi người đều có một vai trò. “Nếu bạn trao quyền cho nhân viên, họ sẽ nói ra những quyết định tồi hay đưa ra những sáng kiến để giải quyết vấn đề. Không bận tâm cấp bậc của họ, mọi người có thể tạo nên sự khác biệt. Để tạo nên sự cởi mở này yêu cầu một vài thứ. Những lãnh đạo cần phải lắng nghe và khiêm tốn. Và tổ chức của bạn không thể quá bưng bít hay trên bảo dưới nghe.”

"That’s how you win," write Chen.

Bài liên quan:

1.    BlackBerry - Câu chuyện bên trong của sự tuột dốc

2.    Blackberry liệu có trở thành "quá khứ"?

3.    Quản trị doanh nghiệp qua bức thư gửi nhân viên của CEO Blackberry

Nguồn: Rob Lewis|finandlife lược dịch

Tags:

Economics

Lượng margin hiện nay có thật sự đáng ngại?

by finandlife22/10/2014 15:33

Dear quí anh/chị

Theo thống kê của trang Đầu Tư Chứng Khoán (link), tại ngày 30/9/2014, ước tính số dư cho vay margin của tất cả các công ty chứng khoán trên thị trường xấp xỉ khoảng 21,000 tỷ đồng. (riêng 22 công ty chứng khoán trong danh sách đã đạt 13,900 tỷ đồng).

Hiện nay, chưa có con số thống kê chính thức và chính xác về dư nợ margin của tất cả các công ty chứng khoán tại Việt Nam. Nhưng con số 21,000 tỷ đồng trên của ĐTCK là mới nhất hiện nay và đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng đầu tư . Nếu chúng ta giả định rằng, đây là con số tương đối phù hợp. Vậy: 21,000 tỷ đồng dư nợ margin có đáng lo ngại?

Trang ĐTCK đã so sánh con số dư nợ margin giả định này với vốn hóa thị trường. Kết quả, 21,000 tỷ đồng chỉ tương đương với 1.72% của vốn hóa thị trường. ĐTCK đã nhìn vào con số 1.72% này và kết luận: Không đáng lo ngại.

Trước khi kết luận, chúng ta cần điều chỉnh lại một chút. Không nên dùng con số vốn hóa thị trường chung chung để đem so sánh với qui mô dư nợ margin, cần phải điều chỉnh vốn hóa thị trường theo tỷ lệ Free Float mới đảm bảo được ý nghĩa của việc so sánh. Ví dụ: GAS, công ty này có vốn hóa hơn 200,000 tỷ đồng, nhưng sở hữu của nhà nước (PVN) lại chiếm đến 96.7%, để việc so sánh có ý nghĩa, chúng ta cần loại bỏ những lượng cổ phần “bị đóng băng” này.

Sau khi điều chỉnh theo free float, vốn hóa thị trường điều chỉnh để sử dụng cho việc so sánh chỉ còn 422,770 tỷ đồng, giảm đáng kể so với con số 1,219,800 tỷ đồng trước điều chỉnh. Theo đó, dư nợ margin toàn thị trường (con số ước lượng) 21,000 tỷ đồng sẽ tương đương với 5% vốn hóa thị trường sau điều chỉnh.

5% giá trị thị trường chứng khoán hiện nay được tài trợ bởi nợ vay. Đây không phải là điều đáng lo ngại.

Nhưng áp lực giải chấp vẫn hiện hữu như một bóng ma ám ảnh tất cả chúng ta. Một phần, margin tập trung chủ yếu ở các mã cổ phiếu lớn, được giao dịch sôi động: GAS, PVD… Bất chấp việc tỷ lệ margin về mặt bằng chung là không đáng lo ngại, mỗi khi thị trường điều chỉnh đáng kể như tuần qua, áp lực giải chấp lại hiện lên rõ nét ở những cổ phiếu phổ biến nhất. Ở một khía cạnh khác, sự ám ảnh giải chấp còn bắt nguồn từ tâm lý chung của nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư hiện nay rất quan tâm đến áp lực giải chấp mỗi khi thị trường giảm điểm mạnh. Dù họ chưa bị call margin, nhưng họ lại lo ngại nếu thị trường tiếp tục giảm, nhiều người khác sẽ bị call margin và kéo thị trường xuống nhanh hơn.

Dư địa cho vay margin còn khá lớn.

Chúng tôi còn phát hiện ra một vấn đề khác rất đáng lưu ý: Danh sách 22 công ty chứng khoán hàng đầu ở phía trên, tính đến hết 30/9/2014 đang có tổng vốn chủ sở hữu đạt 27,200 tỷ đồng. Theo Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán mà Ủy ban chứng khoán nhà nước đã ban hành, các công ty này có thể cho vay ký quỹ với giá trị gấp 200% vốn chủ sở hữu, tức là khoảng 54,400 tỷ đồng. Nhưng cho đến nay, dư nợ margin của 22 công ty này chỉ đạt 13,900 tỷ đồng, tương đương 25.6% giá trị có thể cho vay, hay chỉ bằng 51% tổng vốn chủ sở hữu tại các cty chứng khoán này. Chúng tôi ước lượng, vốn chủ sở hữu của tất cả các công ty chứng khoán hiện nay vào khoảng 41,000 tỷ đồng, dư nợ cho vay margin tối đa sẽ đạt khoảng 82,000 tỷ đồng. Với con số dư nợ margin mà chúng ta đã ước lượng hiện nay khoảng 21,000 tỷ đồng, thị trường chứng khoán còn dư địa cho vay margin là rất lớn: 61,000 tỷ đồng.

Kết luận:

Dư nợ margin của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là không lớn. Nhưng giá trị margin lại có tính tập trung cao và có ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý chung của nhà đầu tư.

Dư địa cho vay margin của thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá lớn, ước lượng vào khoảng 61,000 tỷ đồng, gấp 3 lần dư nợ margin hiện nay.

Trên là nhận chúng tôi về vấn đề: Dư nợ margin hiện nay có đáng lo ngại cho thị trường? Xin chia sẻ với quí anh/chị như vậy để cùng nhau nắm bắt rõ hơn tình hình thị trường hiện nay.

Chúc quí anh/chị thành công

Analyst Nguyễn Văn Tiến, VFS Research

Tags:

Economics | Psychology

Vietnam Credit Growth year on year

by finandlife21/10/2014 18:19

Finandlife

Tags:

Economics

Tốt, xấu và xấu xí của việc giá năng lượng giảm

by finandlife20/10/2014 09:40

Sự suy giảm gầy đây của giá dầu thô có ảnh hưởng tích cực ngay lập tức lên tiêu dùng của Mỹ cũng như một số lĩnh vực khác. Tuy nhiên, điều đó cũng có thể cho thấy sự suy giảm kinh tế. Dưới đây là một số tác động cần xem xét.

1. Tốt:

Tiêu dùng Mỹ không chỉ được hưởng lợi từ sự sụt giảm của xăng dầu mà còn từ cả việc giảm giá của chất đốt.

Source: barchart

Với đồng lương ngày càng khó khăn, những khoản tiết kiệm có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt với những gia đình có thu nhập dưới 50 ngàn USD 1 năm.

Theo Merril Lynch: -… những người tiêu dùng sẽ nhanh chóng được hưởng lợi từ tiết kiệm chi phí năng lượng. Nhiều gia đình sống theo dạng “tay làm hàm nhai”, chi tiêu hầu hết thu nhập có sẵn. Khảo sát của Consumer Finances cho thấy 47% gia đình không có bất kỳ tiết kiệm nào trong năm 2013, tăng từ con số 44% của năm 2004. Qua thời gian, chi phí năng lượng ngày càng trở nên lớn trong tổng ngân sách của những gia đình thu nhập thấp. Trong 2012, các gia đình có thu nhập thấp hơn 50 ngàn USD đã chi tiêu trung bình 21.4% thu nhập cho năng lượng. Gấp đôi so với năm 2001, và thập chí gần gấp 3 lần đối với những gia đình có thu nhập trên 50 ngàn USD.

Source: Merrill Lynch

Hơn nữa, với giá xăng dầu giảm, người tiêu dùng sẽ không tăng mua năng lượng hơn họ đã từng trước đó. Lịch sử cho thấy, khi giá dầu giảm, tiêu dùng xăng dầu bằng dollar cũng giảm theo. Tiền tiết kiệm được trong chất đốt sẽ được chuyển hướng sang một nơi nào khác trong nền kinh tế.

Source: Scotiabank

Không những thế, giá dầu sẽ còn áp lực giảm, ít ra là trong ngắn hạn, giữ lạm phá kỳ vọng ở mức thấp hơn. Điều đó có nghĩa lãi suất ngắn hạn cho đến dài hạn thấp hơn và vì thế lãi suất thế chấp mua nhà cũng được điều chính. Chúng ta thậm chí có thể xem xét hoạt động tài trợ mới.

Lợi ích khác bao gồm giá vận chuyển rẻ hơn và cả giá PVC, nylon, polyester… rẻ hơn.

2. Xấu:

Mỹ đã trở thành một nước sản xuất năng lượng chính, với lĩnh vực đã đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp thấp những năm gần đây.

Nếu giá dầu tiếp tục thấp, quả boom này sẽ đặt vào tình thế nguy hiểm. Khi đó, hoạt động đầu tư có thể suy giảm và ảnh hưởng ngược lại nền kinh tế Mỹ. 

3. Xấu xí:

Một con số đáng quan tâm của những công ty năng lượng tầm trung ở Mỹ, nhiều công ty được tài trợ thông qua vốn đầu tư tư nhân, với một mức đòn bảy cao. Đòn bẩy thị trường tài chính đang trở nên liên thông với tình trạng nợ của cả những công ty lớn hơn. Đây là sự chênh lệch giữa lãi suất vay của lĩnh vực năng lượng so với trung bình tại Credit Suisse.

Source: Credit Suisse

Những lời đồn đại đang lưu hành cho rằng 1 số công ty năng lượng đang sẵn sàng để tái cấu trúc. Cũng có những câu chuyện rằng những quỹ lớn đang chuẩn bị để mua lại nợ xấu của những công ty năng lượng có đòn bẩy lớn. Tuy nhiên, với thanh khoản đang khá dồi dào trên thị trường, đặt cược vào những công ty với tình trạng nguyên hiểm của giá hàng hóa sẽ bị giới hạn về sau, chí ít là cho đến khi thị trường dầu hỏa ổn định trở lại. Việc phá sản, xa thải và hủy dự án trong lĩnh vực năng lượng có thể xảy ra trong thời gian gần. Và điều đó rõ ràng là có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động cũng như nền kinh tế Mỹ nói chung.

Cuối cùng, điều này là tin tức tệ hại cho việc phát triển nhiên liệu thay thế. Với mức giá này, nhiên liệu hóa thạch đang trở nên khó bị cạnh tranh. 

Nguồn: finandlife|http://soberlook.com/

Tags:

Economics

Kết quả thăm dò cho thấy nhà đầu tư đang sợ hãi nhất FED/QE, Ebola và phân tích kỹ thuật.

by finandlife17/10/2014 09:33

Một điểm thú vị mà tác giả nhận thấy qua những cuộc thăm dò này là những người Mỹ có mối lo ngại nhiều hơn về việc yếu đi của nền kinh tế Mỹ và Ebola mà ít quan tâm hơn về những vấn đề của Trung Quốc, cũng như chính sách tiền tệ.

 

Nguồn: finandlife|vix and more

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu