Báo cáo vĩ mô tháng 6 năm 2014

by finandlife05/07/2014 01:28

Số liệu vĩ mô Tháng 6/2014 tiếp tục cho thấy những dấu hiệu chứng tỏ nền kinh tế trong nước đang phục hồi mặc dù với tốc độ chậm.

Thế giới mặc dù với những bất ổn chính trị tại Châu Á, Trung Đông và Ucraina nhưng vẫn cho thấy xu hướng duy trì đà hồi phục trong tháng 6, khi chỉ số PMI đạt 52.7, cao hơn con số 52.1 của tháng trước.

Các số liệu thống kê cuối tháng cho thấy tình hình kinh tế trong nước vẫn duy trì ổn định và nhiều dấu hiệu tích cực.

  • GDP 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5.18% so với cùng kỳ (cao hơn mức tăng 4.93% và 4.90% của cùng kỳ năm 2012, 2013) trong đó quý I tăng 5.09%; quý II tăng 5.25%.
  •  Sản xuất tiếp tục xu hướng cải thiện. Chỉ số PMI Việt Nam đạt mức 52.3 điểm, đây là tháng thứ 10 liên tiếp điều kiện hoạt động của lĩnh vực sản xuất trong nước ghi nhận sự tích cực.
  • Cán cân thương mại thặng dư, nhập khẩu tăng trưởng khá vẫn duy trì mức tăng trưởng cao vào các mặt hàng phục vụ cho sản xuất so với cùng kỳ.
  • Thị trường ngoại hối mặc dù có biến động trong tháng 5 và tháng 6 nhưng vẫn ổn định so với năm 2013. Ngân hàng nhà nước chủ động điều chỉnh tỷ giá (tăng 1% kể từ 19/6), chênh lệch tỷ giá tỷ giá liên ngân hàng và thị trường tự do được thu hẹp.
  • Lạm phát giảm, thị trường tiền tệ ổn định, thanh khoản hệ thống ngân hàng tiếp tục duy trì tốt. Lãi suất VNĐ tiếp tục xu hướng giảm, lãi suất liên ngân hàng ổn định trở lại sau những biến động tăng trong tháng 5.

Tuy nhiên, tốc độ phục hồi của nền kinh tế trong nước vẫn chưa thực sự mạnh mẽ:

  • Tín dụng tăng chậm, Chi phí đầu vào tăng nhanh trong khi giá cả đầu ra không tăng tương ứng (theo khảo sát của HSBC chi phí đầu vào tăng liên tục kể từ tháng 7/2013 trong khi giá đầu ra mới tăng trở lại trong tháng 6/2014) cho thấy tổng cầu còn yếu.
  • Thu hút  đầu tư trực tiếp nước ngoài có dấu hiệu chững lại, một phần do sự cố ở một số khu công nghiệp trong tháng 5.
  • Xuất khẩu tăng trưởng chủ yếu dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài…

----------------------------------------------

CHỈ SỐ PMI LĨNH VỰC SẢN XUẤT THẾ GIỚI

Theo báo cáo J.P.Morgan Global Manufacturing PMTTM  và Makit, chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất toàn cầu tháng 6 tiếp tục cho thấy khuynh hướng cải thiện điều kiện hoạt động sản xuất, đơn đặt hàng mới và việc làm. Chỉ số này tăng lên 52.7 so với mức 52.1 điểm của tháng 5, tiếp tục duy trì tháng thứ 19 liên tiếp trên ngưỡng 50 điểm và là mức cao nhất trong 4 tháng trở lại đây.

PMI sản xuất ở Mỹ tiếp tục xu hướng cải thiện với tốc độ cao. Sự phục hồi của khu vực Châu Âu Eurozone vẫn tiếp tục, nhưng có dấu hiệu chậm lại thể hiện ở việc chỉ số PMI tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 9 tháng trở lại đây. Trung Quốc, Nhật Bản và Nga tăng trưởng trở lạitrong khi sản xuất ở Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia và Việt Nam tiếp tục mở rộng. Ngược lại, sản xuất tại Hàn Quốc và Brazil giảm mạnh nhất kể từ tháng 8 năm 2013.

Cuộc khảo sát cũng ghi nhận tăng lên trong cả cho phí đầu vào và giá đầu ra, là hệ quả lạm phát giá đầu vào trong 3 tháng đầu năm.

Việc làm tăng hầu hết ở các quốc gia như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và đa số các nước châu Á (Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam), ngoại trừ Trung Quốc. Lạm phát chi phí tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng qua, tỷ lệ này tăng nhanh ở Bắc Mỹ, châu Á, Brazil, và ở EU – tăng lần đầu tên sau 5 tháng giảm phát gần đây.

 

Theo David Hensley – Giám đốc Global Economics Coordination tại J.P.Morgan: "Chỉ số PMI toàn cầu cho thấy sự tăng trưởng hơn nữa của sản xuất, nửa năm qua đã tăng 4.5% so với năm trước.Đơn đặt hàng mới tăng lên và hàng tồn kho thành phẩm giảm xuống từ kết quả cuộc khảo sát là yếu tố báo trước cho sự tăng trưởng sản lượng mạnh mẽ trong những tháng tới."

ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CHỈ SỐ PMI VIỆT NAM

Chỉ số PMI Việt Nam tháng 6/2014 đạt mức 52.3, tuy giảm nhẹ 0.2 điểm so với tháng trước nhưng vẫn cho thấy sự cải thiện về điều kiện hoạt động của các công ty sản xuất tháng thứ 10 liên tiếp.

Số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 6 đã tăng trong 7 tháng liên tiếp. Nhu cầu của khách hàng được cải thiện là nguyên nhân chính. Tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm nhẹ trong tháng. Tăng số lượng đơn hàng mới cũng làm tăng sản xuất. Các vụ tấn công nhà máy trong tháng 5 làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại. Nhưng sản lượng vẫn tăng suốt 9 tháng qua.

Việc thực thi quy định hạn chế tải trọng xe đã làm tăng gánh nặng chi phí trong tháng 6. Giá cả đầu vào tăng mạnh, dù tốc độ chậm hơn tháng 5. Hạn chế trọng tải cũng làm hiệu suất hoạt động bán hàng suy giảm. Các thành viên nhóm khảo sát đối phó việc tăng mạnh chi phí đầu vào bằng cách tăng giá cả đầu ra trong tháng 6. Mức tăng tuy thấp nhưng là lần đầu tiên kể từ tháng 1 và là mạnh nhất trong 15 tháng qua.

Lượng đơn đặt hàng mới cao hơn làm một số công ty tăng nhân công. Hoạt động mua hàng tiếp tục tăng, mặc dù tốc độ tăng chậm lại (thấp nhất kể từ tháng 9/2013) nhưng lượng tồn kho hàng mua tăng nhanh nhất kể từ 7/2011. Trong khi đó, tồn kho hàng thành phẩm đã giảm trở lại.

 

(nguồn VFS tổng hợp)

Những đặc điểm chính:

       Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng. Tốc độ tạo việc làm chậm lại

       Lạm phát chi phí vẫn tăng mạnh

       Các công ty tăng giá đầu ra

TĂNG TRƯỞNG GDP THEO QUÝ (SO VỚI CÙNG KỲ)

GDP 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5.18% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng 4.9% so với cùng kỳ của 2 năm gần đây. Trong đó quý I tăng 5.09%, quý II tăng 5.25%.

Trong mức tăng 5.18% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.96% (cùng kỳ 2013 tăng 2.07%), đóng góp 0.55 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5.33% (cùng kỳ 2013 tăng 5.18%), đóng góp 2.06 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6.01% (cùng kỳ 2013 tăng 5.92%) đóng góp 2.57 điểm phần trăm. Đây là những dấu hiệu tích cực, toàn diện về tăng trưởng của nền kinh tế.

TĂNG TRƯỞNG GDP 6 THÁNG 2014 (SO VỚI CÙNG KỲ)

Số liệu trên cho thấy khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá so với cùng kỳ là: Bán buôn bán lẻ +5.7%; dịch vụ lưu trú và ăn uống +8.5%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm +5.51%. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 2.65%, cao hơn mức 1.8% của cùng kỳ năm trước.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức tăng của cả khu vực không cao, nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá với 7.89%, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ một số năm trước

XUẤT KHẨU THEO THÁNG (TRIỆU USD)

Xuất khẩu tháng 6 ước tính đạt 12.1 tỷ USD, giảm 2.5% so với tháng trước, tăng 10.2% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng, xuất khẩu ước tính đạt 70.9 tỷ USD, tăng 14.9% so với cùng kỳ. Trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 32.5%, tăng 11.5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) chiếm 67.5% tổng kim ngạch và tăng 16.6%.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài như: Điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép, máy móc thiết bị và phụ tùng, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy vi tính và linh kiện

NHẬP KHẨU THEO THÁNG (TRIỆU USD)

Nhập khẩu tháng 6 ước ước tính đạt 12.3 tỷ USD, giảm 3.7% so với tháng trước, tăng 14.1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 69.6 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Một số mặt hàng nhập khẩu lớn có kim ngạch tăng cao 6 tháng đầu năm là máy  móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (22.2%); vải (17.9%); xăng dầu (15.1%); chất dẻo (10.1%); nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép (28.5%)…

Tháng 6 ước tính nhập siêu 200 triệu USD. Tính chung 6 tháng, xuất siêu 1.3 tỷ USD, bằng 1.9% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

THU HÚT VỐN FDI (TỶ USD)

FDI đăng ký từ đầu năm đến thời điểm 20/6/2014 thu hút 656 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 4,858.3 triệu USD, giảm 5.1% về số dự án và giảm 6.8% về số vốn so với cùng kỳ. FDI đăng ký 6 tháng đầu năm chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 70.2%; ngành xây dựng chiếm 6.8%; ngành kinh doanh bất động sản chiếm 10.1% tổng vốn đăng ký.

 

FDI thực hiện 6 tháng đầu năm ước tính đạt 5.75 tỷ USD, tăng 0.9% so với cùng kỳ năm 2013.

HUY ĐỘNG & TÍN DỤNG SO VỚI CUỐI NĂM TRƯỚC

Tính tới cuối tháng 6/2014, tăng trưởng tín dụng mới đạt 2.3%, thấp hơn so với mức tăng 6% của tổng phương tiện thanh toán và huy động vốn.

Theo Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia, tỷ lệ cho vay/tiền gửi đã giảm từ 82.4% cuối năm 2013 xuống còn 79% trong tháng 5/2014 do cho vay nội tệ tăng chậm hơn huy động nội tệ.

Bên cạnh đó 6 tháng vừa qua,có tới 87 – 90% dòng vốn tín dụng từ các Ngân hàng thương mại tập trung đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước.

TỒN KHO SO VỚI CÙNG THỜI ĐIỂM NĂM TRƯỚC

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/06/2014 tăng 12.8% so với cùng thời điểm năm trước, cao hơn mức tăng 9.7% của cùng thời điểm năm trước và mức tăng 12.6% của cùng thời điểm tháng trước.

Những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn nhiều so với mức tăng chung: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 138%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 62.1%; sản xuất trang phục tăng 32.6%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 30.4%; sản xuất kim loại tăng 25.3%.

TĂNG TRƯỞNG DOANH THU BÁN LẺ SO VỚI CÙNG KỲ

Tổng doanh thu bán lẻ tháng 5 ước tính đạt 248.6 ngàn tỷ, tăng 1.7% so với tháng trước và tăng 19% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ tăng 10.7% so với cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 5.7%.

Trong tổng mức hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng, khu vực thương nghiệp, chiếm 75.6% tổng mức, tăng 12.2%; nhà hàng khách sạn chiếm 12%, tăng 13.1%; dịch vụ khác chiếm 11.4%, tăng 22.2%; du lịch chiếm 1%, tăng 20.5%.

TĂNG TRƯỞNG CPI SO VỚI THÁNG TRƯỚC

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2014 tăng 0.3% so với tháng trước, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.74%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0.61%; hàng thực phẩm tăng 0.54%; đồ uống và thuốc lá tăng 0.30%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng dưới mức tăng chung hoặc giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0.28%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0.27%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0.22%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.20%; giao thông tăng 0.18%; giáo dục tăng 0.01%; bưu chính viễn thông giảm 0.13%.

Một số mặt hàng như đồ uống ngoài gia đình, quần áo hè may sẵn và giá các tua du lịch trong nước cũng như nước ngoài đều tăng do đang vào mùa nắng nóng và du lịch; Việc điều chỉnh giá xăng dầu, giá dầu diesel và giá dầu hỏa vào ngày 22/4/2014 tác động làm chỉ số giá tiêu dùng tháng Sáu cả nước tăng 0.15% so với tháng trước; Giá dịch vụ y tế tại thành phố Hồ Chí Minh được điều chỉnh tăng từ ngày 01/6/2014 theo quyết định số 1365/QĐ-SYT ngày 27/5/2014 làm chỉ số giá dịch vụ y tế cả nước tăng 0.87%.

TĂNG TRƯỞNG CPI SO VỚI CÙNG KỲ (THEO THÁNG)

CPI tháng 6/2014 tăng 4.98% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4.77% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Nếu so với tháng 12/2013, CPI cả nước trong 6 tháng qua mới tăng 1.38%, khá thấp so với cùng kỳ năm trước và so với mục tiêu lạm phát.

DIỄN BIẾN LÃI SUẤT

Thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định trong tháng 6, lạm phát ổn định tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất (đến hết tháng 5/2014, lãi suất huy động giảm 0.8 điểm % so với đầu năm). Thanh khoản của các tổ chức tín dụng duy trì tốt (tốc độ tăng trưởng vốn huy động cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng). Lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng sau khi có dấu hiệu tăng trong tháng 5 đã giảm trở lại trong tháng 6.

LÃI SUẤT TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ KÌ HẠN 5 NĂM

Tháng 6/2014, thị trường trái phiếu sơ cấp huy động được 20,000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, tăng 27.3% so với tháng 5. Lãi suất huy động của trái phiếu kỳ hạn 2 năm dao động trong khoảng 5.64-5.75%/năm, trái phiếu 3 năm trong khoảng 6.1-6.25%/năm, 5 năm trong khoảng 7.15-7.23%/năm, 10 năm là 8.70%/năm…

 

Nhìn chung lãi suất kỳ hạn 2 năm, 3 năm tăng 0.05%/năm so với tháng 5; lãi suất kỳ hạn 5 năm giảm 0.3%/năm so với tháng 5, lãi suất kỳ hạn 10 năm giữ nguyên so với tháng 5.

TỶ GIÁ

Tháng 6/2014 thị trường ngoại hối tiếp diễn biến động như trong tháng 5. Mặc dù vậy Biến động tỷ giá trên thị trường tự do trong hai tháng 5 và 6 là do phản ứng tâm lý của thị trường, vốn nhạy cảm với những tin tức không thuận lợi. Sau khi Ngân hàng nhà nước chủ động điều chỉnh tỷ giá (tăng 1% kể từ 19/6) chênh lệch tỷ giá liên ngân hàng và thị trường tự do đã được thu hẹp.

Nguồn: VFS Research

Tags:

Economics | VietnamData | Month

Great Graphic|PMI và Tổng Doanh thu Bán lẻ tháng 6

by finandlife01/07/2014 16:59

PMI tháng 6 do HSBC khảo sát và công bố tiếp tục cho thấy điều kiện kinh doanh tổng thể cải thiện tháng thứ 10 liên tiếp.

“The manufacturing sector continues to expand at a solid pace, albeit with a slight slowdown. Stronger demand is the main reason. External demand decelerated but we expect this to be temporary. Given low inventories and robust new orders, we expect the sector to continue to perform well, especially as the impact from recent tensions fade.”

Key points:

§  Further rises in output and new orders

§  Cost inflation remains strong

§  Firms increase output prices

Bên cạnh đó, tổng doanh thu bán lẻ cho thấy tổng cầu nền kinh tế cải thiện khá tốt trong tháng 6.

Mai Tran Linkedin Graphic

  

Nguồn: finandlife

Tags: ,

Economics

Đọc giúp bạn|“Đại gia” ximăng VICEM: Chủ yếu là … “buôn đá”

by finandlife26/06/2014 09:25

Lỗ trong 9 tháng đầu năm và lãi trong 3 tháng cuối năm

Để được hoạt động, bất kỳ nhà máy xi măng nào cũng có mỏ đá riêng. Thế nhưng các nhà máy xi măng không khai thác mỏ của mình mà đi mua… ngoài luồng.

Giám đốc một công ty làm nhiệm vụ buôn đá cục khai thác từ đáy hồ cạn, tên T. tiết lộ: "Khai thác mỗi m3 đá mất 45.000 đồng/m3, bao gồm chi phí nhân công, thuốc pháo, xe. Sau đó, đá này được chở tới các trạm nghiền bán lại cho nhà máy xi măng có giá 110.000 đồng”. Nhưng điều bất ngờ hơn đến từ lời kể của T: "Chúng em không được nhận hết 110.000 đồng/m3. Khi nhà máy thanh toán tiền, chúng em chỉ được giữ lại 85.000 đồng/m3. Phần còn lại 30.000 đồng/m3 chúng em phải nộp lại cho các "các bác” trong nhà máy. Không có tiền "cắt phế” thì làm sao "các bác” chịu mua đá của "thổ phỉ”.

Và nếu nhân chênh lệch giá đá khai thác và giá đá hoạch toán là 65.000 m3 đá, ngành xi măng đã "ăn” vào lợi nhuận khoảng 2.800 tỷ đồng. Còn tính theo giá "cắt phế” 30.000 đồng/m3 lại cho "các bác nhà máy” thì tổng tiền "ăn” vào lợi nhuận là 1.290 tỷ đồng. Vậy phần lợi nhuận này đã chui vào túi ai (?).

Tại thời điểm ấy, giá cổ phiếu HT1 trên sàn chứng khoán là 5.300 đồng/cổ phiếu. Có nghĩa là cứ mỗi cổ phiếu HT1, vốn nhà nước phải mua (thực chất là bắt nợ) đắt thêm 4.700 đồng, tương ứng với mức chênh lệch 564 tỷ đồng cho 120 triệu cổ phiếu. Đây chính là số vốn nhà nước đã "mất trắng” do phi vụ cấn nợ bằng cổ phần tăng thêm thông qua việc mua cổ phiếu HT1 của VICEM.

-----------------------------------

Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) trong 3 năm trở lại đây luôn báo lãi, và mức lãi luôn nằm trong định mức được phép. Nhưng, có một sự thực được hé ra, các công ty thành viên của VICEM ít làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ximăng thành phẩm mà chủ yếu nghiệp đi... "buôn đá”.

Lỗ đều đặn, lãi nhịp nhàng

Lật lại báo cáo tài chính của Vicem mấy năm qua sẽ nhận thấy rằng, dù tình hình buôn bán sản xuất xi măng có khó khăn hay thuận lợi ra sao thì kết quả kinh doanh của VICEM đều đặn được chia làm 2 phần: lỗ trong 9 tháng đầu năm và lãi trong 3 tháng cuối năm. Cuối kỳ, VICEM đương nhiên lãi. Ví dụ, năm 2013 doanh thu 9 tháng của VICEM đạt 20.000 tỷ đồng, nhưng chốt sổ hàng 3 quý vẫn lỗ 219 tỷ đồng. Bất ngờ đến cuối năm, VICEM tiêu thụ được 23 triệu tấn sản phẩm, doanh thu 30.000 tỷ đồng, biến từ lỗ sang lãi 528 tỷ đồng.

Hoặc năm 2012 doanh thu 9 tháng đầu năm của VICEM đạt 20.000 tỷ đồng, báo lỗ 200 tỷ đồng song cuối năm tài chính, VICEM lội ngược dòng tổng doanh thu 28.830 tỷ đồng đạt lợi nhuận 540 tỷ đồng, tiêu thụ được 22,34 triệu tấn sản phẩm. Trước đó nữa, vào năm 2011, 3 quý đầu năm VICEM lỗ 200 tỷ đồng nhưng cuối năm bất thình lình lãi 540 tỷ đồng.

Nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh của VICEM nhận thấy, lợi nhuận của VICEM được cài số lùi. Cũng suốt trong 3 năm này, khi các doanh nghiệp ngoài VICEM bán clinker cho nhau ở mức giá 630.000 đồng - 650.000 đồng/ tấn trong khi giá thành sản xuất chỉ từ 550.000 đồng - 580.000 đồng/tấn. Tức là chỉ riêng việc bán clinker đã đủ mang lại lợi nhuận, thì VICEM diễn tiến ngược lại: Dù "buôn bán nội bộ” cho nhau, không phải mua đi bán lại giữa các doanh nghiệp bên ngoài, nhưng VICEM khẳng định "lỗ”. Vấn đề chi phí sản xuất thực tế đang là câu hỏi lớn được nhiều người đặt ra đối với VICEM.

Nghiệp "buôn đá” ngoài luồng

Ngày nắng nóng đầu tháng 6, lần theo con đường ghồ ghề, phủ bụi trắng xóa vào khu khai thác, lưu giữ nguyên liệu Nhà máy xi măng Hải Phòng (Minh Đức - Thủy Nguyên) thuộc thành viên của VICEM thấy duy nhất 1 trạm nghiền hoạt động, xung quanh có các xe ben đang chở đá đổ vào. Một trong những tài xế xe ben khẳng định, họ vào chở đá vào bán cho Nhà máy xi măng Hải Phòng.

Để được hoạt động, bất kỳ nhà máy xi măng nào cũng có mỏ đá riêng. Thế nhưng các nhà máy xi măng không khai thác mỏ của mình mà đi mua… ngoài luồng. Phải chăng các mỏ đá không đủ cung ứng nguyên liệu cho vòng đời của nhà máy. Hay ở phía sau có mảng đen khác? Khi đi mua ngoài, họ có thể đội thêm chi phí, kê khai giá tăng gấp đôi. Theo kiểu, mua 1 nhưng kê giá 2, mất tiền Nhà nước chứ nhà mình không mất tiền. Quanh khu vực xã Minh Đức có nhiều núi đá vôi. Hoạt động khai thác đá cũng diễn ra dưới dạng "thổ phỉ”. Tức là người bên ngoài nhà máy đến xã Minh Đức khai thác đá rồi bán lại cho nhà máy xi măng.

Giám đốc một công ty làm nhiệm vụ buôn đá cục khai thác từ đáy hồ cạn, tên T. tiết lộ: "Khai thác mỗi m3 đá mất 45.000 đồng/m3, bao gồm chi phí nhân công, thuốc pháo, xe. Sau đó, đá này được chở tới các trạm nghiền bán lại cho nhà máy xi măng có giá 110.000 đồng”. Nhưng điều bất ngờ hơn đến từ lời kể của T: "Chúng em không được nhận hết 110.000 đồng/m3. Khi nhà máy thanh toán tiền, chúng em chỉ được giữ lại 85.000 đồng/m3. Phần còn lại 30.000 đồng/m3 chúng em phải nộp lại cho các "các bác” trong nhà máy. Không có tiền "cắt phế” thì làm sao "các bác” chịu mua đá của "thổ phỉ”.

Rõ là đang có sự chênh lệch cực lớn giữa đá khai thác với đá bán cho các nhà máy xi măng, và một phần "phế” quá cao đang được "các bác nhà máy” giữ lại. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến tại sao các nhà máy xi măng mà chủ xị là các lãnh đạo chỉ thích đi mua đá ngoài, ít tự mình đi khai thác để sản xuất. Thực tế ấy cũng diễn ra ở Ninh Bình với việc mua nguyên liệu rẻ ghi sổ đắt. Nhiều chủ khai thác đá tại Ninh Bình khẳng định họ bán đá nguyên liệu cho nhà máy với giá 112.000 đồng - 120.000 đồng/m3.

Vậy làm sao các nhà máy xi măng có thể mua đá ngoài dễ dàng, qua mắt được cơ quan quản lý trong khi bản thân họ có chức năng phải khai thác? Ở Ninh Bình, hay Hải Phòng hay bất kỳ nơi nào có nhà máy xi măng các nhà máy thực hiện cơ chế khai thác dưới dạng doanh nghiệp. Nhưng về bản chất là khoán cho các cai thầu. Khi có đá thành phẩm mua bán như giữa các doanh nghiệp với nhau. Anh Hải- một cai đá ở Gia Viễn (Ninh Bình) kể: "Em đầu tư mọi thứ từ nhân công đến máy móc, rồi chủ thanh toán cho em 42.000 đồng/m3. Đến nhà máy đã được hô biến lên 110.000 đồng/m3. Như vậy, giá nguyên liệu đầu vào của mặt hàng xi măng vì vậy đã bị thổi giá ở mức cao hơn 2 lần so với giá thực tế khai thác”.

Và chỉ cần làm phép nhẩm sơ bộ lấy con số năm 2012: Toàn ngành xi măng tiêu thụ hơn 61 triệu tấn, trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 47 triệu tấn, riêng VICEM tiêu thụ khoảng 24 triệu tấn. Để có 61 triệu tấn xi măng thành phẩm, cần phải khai thác 61 triệu tấn đá tương đương 43 triệu m3 đá. Và nếu nhân chênh lệch giá đá khai thác và giá đá hoạch toán là 65.000 m3 đá, ngành xi măng đã "ăn” vào lợi nhuận khoảng 2.800 tỷ đồng. Còn tính theo giá "cắt phế” 30.000 đồng/m3 lại cho "các bác nhà máy” thì tổng tiền "ăn” vào lợi nhuận là 1.290 tỷ đồng. Vậy phần lợi nhuận này đã chui vào túi ai (?). Lợi nhuận của Vicem toàn năm 2013 là 528 tỷ đồng chỉ tương đương khoảng 50% tổng số tiền ước tính do chênh lệch giá nguyên liệu khai thác thực tế và mua vào của các thành viên. Kinh doanh kiểu thổi giá, cắt phế khiến cho VICEM lỗ cũng là dễ hiểu.

Báo cáo không đề ngày và những cổ phiếu cắt cổ

Nhưng nếu lỗ triền miên và cuối kỳ cũng báo lỗ thì dễ bị cơ quan quản lý soi xét, bắt giải trình. Trở lại với các cú điều chỉnh ngoạn mục từ lỗ 9 tháng sang cả năm lãi của VICEM, rõ ràng đặt ra nhiều nghi vấn.

Chẳng hạn, VICEM Hà Tiên (Kiên Giang) là thành viên của VICEM dù được ưu ái kinh doanh đá "trong nhà”, được "thổi giá” nhưng đến năm 2013 đã nợ với các chủ nợ là thành viên của VICEM 1.261 tỷ đồng. VICEM Hà Tiên được sự cho phép của Tổng công ty mẹ tăng vốn đúng bằng tổng số nợ để cấn trừ nợ bằng…cổ phần.

Và theo biên bản đại hội cổ đông bất thường ngày 24/8/2013 của VICEM Hà Tiên, thì "trên cơ sở tính toán giá trị sổ sách và thị trường chứng khoán hiện nay, đại hội cổ đông thông qua mức giá phát hành là 10.000đ/cổ phần”. Song trên thực tế trong thời gian từ ngày 22/8 đến 28/8/2013, giá thị trường cổ phiếu của Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) chỉ quanh quẩn ở mức 4.900 - 5.100 đồng/ cổ phiếu, tức là chỉ bằng 50% giá do VICEM Hà Tiên quyết định đưa ra chào bán.

Chưa hết, đại hội này đồng ý để VICEM, công ty "mẹ” của VICEM Hà Tiên, cấn nợ toàn bộ lượng 120 triệu cổ phần phát hành tăng thêm, để nâng tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ tại đây từ 67,38% lên 79,69%. Trong báo cáo (không đề ngày) gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, VICEM Hà Tiên thông báo ngày 20/12/2013 đã bán xong toàn bộ 1.200 tỷ đồng cổ phiếu cho Tổng VICEM. Tại thời điểm ấy, giá cổ phiếu HT1 trên sàn chứng khoán là 5.300 đồng/cổ phiếu. Có nghĩa là cứ mỗi cổ phiếu HT1, vốn nhà nước phải mua (thực chất là bắt nợ) đắt thêm 4.700 đồng, tương ứng với mức chênh lệch 564 tỷ đồng cho 120 triệu cổ phiếu. Đây chính là số vốn nhà nước đã "mất trắng” do phi vụ cấn nợ bằng cổ phần tăng thêm thông qua việc mua cổ phiếu HT1 của VICEM.

Với việc mua cổ phiếu cấn nợ với giá cao gấp đôi giá thị trường thì các nguyên tắc, quy định về bảo tồn vốn nhà nước đã mặc nhiên bị VICEM… bỏ qua. Phải chăng, những khoảng mờ trong điều hành đang được biến hóa khôn lường?

Hà Linh - Thúy Hằng

 

ĐẠI ĐOÀN KẾT

Tags:

Economics | Stocks

Tỷ giá bị phá 1% vào ngày 19/06/2014

by finandlife20/06/2014 11:31

HSBC nhận định đây không phải là khởi đầu của xu hướng tăng tỷ giá

Việc nâng tỷ giá USD-VND từ 21036 lên 21246 không gây nhiều bất ngờ vì tỷ giá đã có những chuyển biến từ vài ngày trước và những tuyên bố gần đây của Ngân hàng Nhà nước. HSBC cho rằng triển vọng tỷ giá trong thời gian tới sẽ tiếp tục ổn định, bởi vì cán cân dòng tiền và dự trữ ngoại hối tốt. Tuy nhiên lãi suất thực thấp hơn có thể dẫn đến rủi ro khi nhu cầu và lạm phát bắt đầu tăng lên.

Thực tiễn

Đây là động thái nâng tỷ giá đầu tiên kể từ ngày 28 tháng 06 năm 2013. Tín hiệu này không bất ngờ khi lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước có một số phát biểu, SBV có thể nâng tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu “nếu việc đó xảy ra cũng không vượt quá mức 2%”.

Một số hàm ý

Đây là đợt điều chỉnh nhỏ, khó gây nên sự ảnh hưởng thái quá về đồng tiền yếu.

Đồng Việt Nam được hỗ trợ khá tốt bởi cán cân dòng tiền và dự trữ ngoại hối. Cán cân thương mại không thâm hụt nhờ xuất khẩu, cùng với đó, dòng FDI tăng lên.

Tuy nhiên, lãi suất thực đang rất gần với vùng âm trong vài tháng trở lại đây và thanh khoản VND khá dồi dào dẫn đến nhu cầu USD tăng lên vì mức chênh lệch lãi suất hẹp hơn. Nếu chính sách vẫn tiếp tục nới lỏng, lạm phát có thể tăng lên và ảnh hướng đến sự phá giá tiếp theo trong tương lai.

Bất chấp việc tăng lên của dự trữ ngoại hối, các nhà làm chính sách vẫn chưa sẵn lòng giảm mức dự trữ này xuống. Và thông điệp của Ngân hàng Nhà nước là “rủi ro tỷ giá trong phần còn lại của năm 2014 chỉ là 1%”.

-----------------------------------------

VND depreciation: Not the start of a trend

The SBV announced that the reference rate for USD-VND would be raised from 21036 to 21246 implying a depreciation of the VND by around 1%. This should not come as a major surprise given USD-VND had been trading on the top side of the daily band and given recent comments from the SBV Governor. We still think the outlook for the VND should be relatively stable from these levels over the coming year, given the better balance of flows and build-up of FX reserves. However lower real interest rates could pose a risk further out if demand and inflation start to pick up.

Facts

The SBV moved the daily reference rate higher by 1% from 21036 to 21246. This is the first shift in the rate since 28 June 2013, when the currency was weakened by around 1% versus the USD. There had been some comments from the SBV Governor about the VND in recent weeks, as he stated that while the USD-VND rate could be adjusted to support exports, “if there is any adjustment it cannot exceed the 2% margin level”.

Implications

While we had expected the VND to remain relatively stable versus the USD through the course of this year, we had been wary of risks posed from relatively loose monetary policy (see Asian FX Focus: Winning by default, not on merit, 13 May 2014). But this one-off and small depreciation of the VND should not lead to an aggressive weakness in the currency, in our view.

The VND has been better supported by the more balanced nature of FX inflows in the last year. The trade balance has been relatively neutral, thanks to improving exports as much as soft import growth. At the same time, FDI inflows have picked up and have averaged nearly USD1bn per month this year. Together, these flows have allowed the SBV to increase their FX reserves buffers, with our estimates suggesting that reserves have risen by nearly USD10bn in the last year.

However, real interest rates have been pushed much closer to negative territory in recent months and VND onshore liquidity has been relatively flush with interbank interest rates softening. This has led to an increased demand for USD given narrower interest rate differentials. While we do not expect the latest, small depreciation to cause much concern about the path for the VND, there is no doubt a risk that if policy is seen as too loose then concerns about rising inflation and further depreciation could rise.

Despite the rise in FX reserves policymakers are clearly less willing to draw down on these reserves too soon, given they have allowed the FX rate to adjust without embarking on significant policy resistance. Given that the VND has only depreciated by half of the maximum 2% level stated by the SBV, there is a risk of a further 1% depreciation later in the year, if policy makers feel it is necessary, though our base case is for a relatively stable VND for the coming months.

 

Nguồn: finandlife dịch|HSBC Research

Tags:

Economics

Great Graphic| Tăng trưởng của loại hình quỹ ETF

by finandlife20/06/2014 10:00

Nguồn: http://blog.kurtosys.com/

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu