Thống kê kết quả kinh doanh quý 2 năm 2014

by finandlife24/08/2014 07:39

Kết quả sản xuất kinh doanh Quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết nhìn chung cho thấy bức tranh sáng sủa hơn so với Quý 1. Trong đó, đáng chú ý nhất là sự cải thiện của tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần. Điều này cho thấy sự tích cực đến từ nhu cầu thị trường và đầu ra của các doanh nghiệp niêm yết.

Mặc dù vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh trong Quý 2 vẫn tồn tại những khó khăn như Quý 1. Chi phí đầu vào và chi phí bán hàng tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu khiến biên lợi nhuận sụt giảm. Các chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận vì thế không theo kịp tăng trưởng doanh thu. Điều này khá tương đồng với các báo cáo PMI của HSBC theo đó, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng và quy định hạn chế tải trọng mới của chính phủ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chi phí đầu vào và chi phí bán hàng tăng. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh cao khiến doanh nghiệp chưa thể tăng giá bán tương ứng.

Chúng tôi cho rằng, trong các quý tới, khi nhu cầu tiếp tục cải thiện, giá cả đầu ra sẽ tăng bù đắp mức tăng của giá đầu vào, qua đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và cải thiện các chỉ tiêu biên lợi nhuận.

 

Tổng doanh thu thuần và lãi gộp của 579* doanh nghiệp niêm yết Quý 2/2014 tăng 15.2% so với cùng kỳ. Trong khi đó tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ tăng 8.7%, tổng lợi nhuận sau thuế tăng 6.5% so với Quý 2 năm trước.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần tăng 12.5%, Lợi nhuận gộp tăng 7.0%, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế lần lượt tăng 4.9% và 4.4% so với cùng kỳ năm trước.

*Thống kê của chúng tôi không bao gồm các doanh nghiệp ngành Ngân hàng. Chúng tôi cũng loại bỏ VIC (cùng kỳ có khoản doanh thu tài chính cao đột biến) và khoản lợi nhuận khác đột biến của GAS trong Quý 1/2013 

Quý 2/2014 doanh thu thuần tăng 15.2% so với cùng kỳ trong khi giá vốn tăng nhanh hơn khiến lãi gộp chỉ tăng 7.8%. Biên lãi gộp trong kì chỉ đạt 16.3% giảm khá so với mức 17.4% cùng kỳ và 16.8% trong Quý 1.

Chi phí tài chính tiếp tục giảm so với cùng kỳ nhờ chi phí lãi vay giảm. Chi phí quản lý doanh nghiệp được kiểm soát tương đối tốt, tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu. Đáng chú ý là khoản chi phí bán hàng tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ. Mặc dù vậy nhờ tăng trưởng doanh thu cao nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn tăng 8.7%, cao hơn nhiều so với mức tăng 1% trong Quý 1.

Các khoản lợi nhuận khác trong Quý 2 giảm 10.1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên khoản lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết tăng 191.2% giúp lợi nhuận trước thuế tăng 9.2% (Quý 1 tăng 0.5%), lợi nhuận sau thuế tăng 6.5% so với cùng kỳ (Quý 1 tăng 2.3%).

Phân tích chi tiết chi phí bán hàng có thể thấy, chi phí bán hàng tăng mạnh trong Quý 2 do các doanh nghiệp đẩy mạnh quảng cáo, khuyến mãi nhằm giữ thị phần trong bối cảnh cạnh tranh cao hơn (tiêu biểu như VNM) hoặc nhằm mở rộng thị phần (tiêu biểu như MSN). Bên cạnh đó, việc chi phí vận chuyển tăng do quy định tải trọng mới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí bán hàng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 

Quý 2/2014 có 493 trên tổng số 579 doanh nghiệp báo lãi, cao hơn so với 448 doanh nghiệp báo lãi của Quý 2/2013. Tổng lãi của các doanh nghiệp báo lãi cũng lớn hơn cùng kỳ. Số doanh nghiệp báo lỗ cũng giảm với chỉ 85 doanh nghiệp báo lỗ so với 106 doanh nghiệp cùng kỳ. Tuy vậy, tổng lỗ của các doanh nghiệp báo lỗ lại tăng so với cùng kỳ.

Luỹ kế 6 tháng, tổng số doanh nghiệp báo lãi là 497 doanh nghiệp, cao hơn so với 473 doanh nghiệp báo lãi 6 tháng cùng kỳ.

 

Quý 2/2014 có 347/579 doanh nghiệp có kết quả lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ, cao hơn so với tỷ lệ 341/579 của Quý 1/2014.

Luỹ kế 6 tháng, có 341/579 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận. 

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, có 211/514* doanh nghiệp thực hiện trên 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Trong đó có 28 doanh nghiệp đã hoàn thành vượt kế hoạch và 49 doanh nghiệp thực hiện từ 75 – 100% kế hoạch lợi nhuận.

 

Tại thời điểm 30/6/2014, tổng tài sản của các doanh nghiệp niêm yết tăng 8.6%, Vốn chủ sở hữu tăng 8%, tổng vay nợ tăng 2.2% và tổng Hàng tồn kho tăng 8.2% so với cùng thời điểm năm trước.

 

Phân tích chi tiết cho thấy, kết quả kinh doanh có sự phân hoá theo nhóm ngành. Ngành Du lịch & giải trí có kết quả sụt giảm lợi nhuận mạnh nhất trong Quý 2 và luỹ kế 6 tháng đầu năm. Tiếp theo là các doanh nghiệp ngành hoá chất (phân bón; nhựa, cao su & sợi…).

Ngành bảo hiểm và Dịch vụ tài chính (chủ yếu là môi giới chứng khoán) sau khi có kết quả tăng trưởng tương đối khả quan trong Quý 1 lại có lợi nhuận sụt giảm trong Quý 2 do diễn biến thị trường tài chính, chứng khoán không thuận lợi. Mặc dù vậy kết quả lợi nhuận luỹ kế 6 tháng của các doanh nghiệp này vẫn tăng trưởng ở mức khá cao.

Trong khi đó, một số ngành như y tế, bán lẻ, hàng cá nhân & gia dụng, Xây dựng & vật liệu, Dầu khí, Tài nguyên cơ bản… tiếp tục có kết quả lợi nhuận tăng trưởng khả quan trong Quý 2.

Ngành bất động sản có sự cải thiện lợi nhuận mạnh mẽ nhất (+390%) phần nào thể hiện sự cải thiện của hoạt động kinh doanh bất động sản trong nước.

 

Số liệu thống kê kết quả kinh doanh Quý 2/2014 của 21 doanh nghiệp trong VN 30 (không bao gồm các Ngân hàng và VIC) đã công bố BCTC Quý 2 và GAS cũng cho kết quả khá tương đồng với tổng thể. Doanh thu thuần tăng trưởng mạnh 23% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận gộp chỉ tăng 7.6%. Chi phí bán hàng tăng đến 40% khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế giảm lần lượt 6.4% và 5.2% so với cùng kỳ.

Nguồn: VFS Research

Tags: ,

Economics | VietnamData | Quarter

Báo cáo vĩ mô tháng 6 năm 2014

by finandlife05/07/2014 01:28

Số liệu vĩ mô Tháng 6/2014 tiếp tục cho thấy những dấu hiệu chứng tỏ nền kinh tế trong nước đang phục hồi mặc dù với tốc độ chậm.

Thế giới mặc dù với những bất ổn chính trị tại Châu Á, Trung Đông và Ucraina nhưng vẫn cho thấy xu hướng duy trì đà hồi phục trong tháng 6, khi chỉ số PMI đạt 52.7, cao hơn con số 52.1 của tháng trước.

Các số liệu thống kê cuối tháng cho thấy tình hình kinh tế trong nước vẫn duy trì ổn định và nhiều dấu hiệu tích cực.

  • GDP 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5.18% so với cùng kỳ (cao hơn mức tăng 4.93% và 4.90% của cùng kỳ năm 2012, 2013) trong đó quý I tăng 5.09%; quý II tăng 5.25%.
  •  Sản xuất tiếp tục xu hướng cải thiện. Chỉ số PMI Việt Nam đạt mức 52.3 điểm, đây là tháng thứ 10 liên tiếp điều kiện hoạt động của lĩnh vực sản xuất trong nước ghi nhận sự tích cực.
  • Cán cân thương mại thặng dư, nhập khẩu tăng trưởng khá vẫn duy trì mức tăng trưởng cao vào các mặt hàng phục vụ cho sản xuất so với cùng kỳ.
  • Thị trường ngoại hối mặc dù có biến động trong tháng 5 và tháng 6 nhưng vẫn ổn định so với năm 2013. Ngân hàng nhà nước chủ động điều chỉnh tỷ giá (tăng 1% kể từ 19/6), chênh lệch tỷ giá tỷ giá liên ngân hàng và thị trường tự do được thu hẹp.
  • Lạm phát giảm, thị trường tiền tệ ổn định, thanh khoản hệ thống ngân hàng tiếp tục duy trì tốt. Lãi suất VNĐ tiếp tục xu hướng giảm, lãi suất liên ngân hàng ổn định trở lại sau những biến động tăng trong tháng 5.

Tuy nhiên, tốc độ phục hồi của nền kinh tế trong nước vẫn chưa thực sự mạnh mẽ:

  • Tín dụng tăng chậm, Chi phí đầu vào tăng nhanh trong khi giá cả đầu ra không tăng tương ứng (theo khảo sát của HSBC chi phí đầu vào tăng liên tục kể từ tháng 7/2013 trong khi giá đầu ra mới tăng trở lại trong tháng 6/2014) cho thấy tổng cầu còn yếu.
  • Thu hút  đầu tư trực tiếp nước ngoài có dấu hiệu chững lại, một phần do sự cố ở một số khu công nghiệp trong tháng 5.
  • Xuất khẩu tăng trưởng chủ yếu dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài…

----------------------------------------------

CHỈ SỐ PMI LĨNH VỰC SẢN XUẤT THẾ GIỚI

Theo báo cáo J.P.Morgan Global Manufacturing PMTTM  và Makit, chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất toàn cầu tháng 6 tiếp tục cho thấy khuynh hướng cải thiện điều kiện hoạt động sản xuất, đơn đặt hàng mới và việc làm. Chỉ số này tăng lên 52.7 so với mức 52.1 điểm của tháng 5, tiếp tục duy trì tháng thứ 19 liên tiếp trên ngưỡng 50 điểm và là mức cao nhất trong 4 tháng trở lại đây.

PMI sản xuất ở Mỹ tiếp tục xu hướng cải thiện với tốc độ cao. Sự phục hồi của khu vực Châu Âu Eurozone vẫn tiếp tục, nhưng có dấu hiệu chậm lại thể hiện ở việc chỉ số PMI tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 9 tháng trở lại đây. Trung Quốc, Nhật Bản và Nga tăng trưởng trở lạitrong khi sản xuất ở Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia và Việt Nam tiếp tục mở rộng. Ngược lại, sản xuất tại Hàn Quốc và Brazil giảm mạnh nhất kể từ tháng 8 năm 2013.

Cuộc khảo sát cũng ghi nhận tăng lên trong cả cho phí đầu vào và giá đầu ra, là hệ quả lạm phát giá đầu vào trong 3 tháng đầu năm.

Việc làm tăng hầu hết ở các quốc gia như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và đa số các nước châu Á (Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam), ngoại trừ Trung Quốc. Lạm phát chi phí tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng qua, tỷ lệ này tăng nhanh ở Bắc Mỹ, châu Á, Brazil, và ở EU – tăng lần đầu tên sau 5 tháng giảm phát gần đây.

 

Theo David Hensley – Giám đốc Global Economics Coordination tại J.P.Morgan: "Chỉ số PMI toàn cầu cho thấy sự tăng trưởng hơn nữa của sản xuất, nửa năm qua đã tăng 4.5% so với năm trước.Đơn đặt hàng mới tăng lên và hàng tồn kho thành phẩm giảm xuống từ kết quả cuộc khảo sát là yếu tố báo trước cho sự tăng trưởng sản lượng mạnh mẽ trong những tháng tới."

ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CHỈ SỐ PMI VIỆT NAM

Chỉ số PMI Việt Nam tháng 6/2014 đạt mức 52.3, tuy giảm nhẹ 0.2 điểm so với tháng trước nhưng vẫn cho thấy sự cải thiện về điều kiện hoạt động của các công ty sản xuất tháng thứ 10 liên tiếp.

Số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 6 đã tăng trong 7 tháng liên tiếp. Nhu cầu của khách hàng được cải thiện là nguyên nhân chính. Tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm nhẹ trong tháng. Tăng số lượng đơn hàng mới cũng làm tăng sản xuất. Các vụ tấn công nhà máy trong tháng 5 làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại. Nhưng sản lượng vẫn tăng suốt 9 tháng qua.

Việc thực thi quy định hạn chế tải trọng xe đã làm tăng gánh nặng chi phí trong tháng 6. Giá cả đầu vào tăng mạnh, dù tốc độ chậm hơn tháng 5. Hạn chế trọng tải cũng làm hiệu suất hoạt động bán hàng suy giảm. Các thành viên nhóm khảo sát đối phó việc tăng mạnh chi phí đầu vào bằng cách tăng giá cả đầu ra trong tháng 6. Mức tăng tuy thấp nhưng là lần đầu tiên kể từ tháng 1 và là mạnh nhất trong 15 tháng qua.

Lượng đơn đặt hàng mới cao hơn làm một số công ty tăng nhân công. Hoạt động mua hàng tiếp tục tăng, mặc dù tốc độ tăng chậm lại (thấp nhất kể từ tháng 9/2013) nhưng lượng tồn kho hàng mua tăng nhanh nhất kể từ 7/2011. Trong khi đó, tồn kho hàng thành phẩm đã giảm trở lại.

 

(nguồn VFS tổng hợp)

Những đặc điểm chính:

       Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng. Tốc độ tạo việc làm chậm lại

       Lạm phát chi phí vẫn tăng mạnh

       Các công ty tăng giá đầu ra

TĂNG TRƯỞNG GDP THEO QUÝ (SO VỚI CÙNG KỲ)

GDP 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5.18% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng 4.9% so với cùng kỳ của 2 năm gần đây. Trong đó quý I tăng 5.09%, quý II tăng 5.25%.

Trong mức tăng 5.18% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.96% (cùng kỳ 2013 tăng 2.07%), đóng góp 0.55 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5.33% (cùng kỳ 2013 tăng 5.18%), đóng góp 2.06 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6.01% (cùng kỳ 2013 tăng 5.92%) đóng góp 2.57 điểm phần trăm. Đây là những dấu hiệu tích cực, toàn diện về tăng trưởng của nền kinh tế.

TĂNG TRƯỞNG GDP 6 THÁNG 2014 (SO VỚI CÙNG KỲ)

Số liệu trên cho thấy khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá so với cùng kỳ là: Bán buôn bán lẻ +5.7%; dịch vụ lưu trú và ăn uống +8.5%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm +5.51%. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 2.65%, cao hơn mức 1.8% của cùng kỳ năm trước.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức tăng của cả khu vực không cao, nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá với 7.89%, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ một số năm trước

XUẤT KHẨU THEO THÁNG (TRIỆU USD)

Xuất khẩu tháng 6 ước tính đạt 12.1 tỷ USD, giảm 2.5% so với tháng trước, tăng 10.2% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng, xuất khẩu ước tính đạt 70.9 tỷ USD, tăng 14.9% so với cùng kỳ. Trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 32.5%, tăng 11.5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) chiếm 67.5% tổng kim ngạch và tăng 16.6%.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài như: Điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép, máy móc thiết bị và phụ tùng, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy vi tính và linh kiện

NHẬP KHẨU THEO THÁNG (TRIỆU USD)

Nhập khẩu tháng 6 ước ước tính đạt 12.3 tỷ USD, giảm 3.7% so với tháng trước, tăng 14.1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 69.6 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Một số mặt hàng nhập khẩu lớn có kim ngạch tăng cao 6 tháng đầu năm là máy  móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (22.2%); vải (17.9%); xăng dầu (15.1%); chất dẻo (10.1%); nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép (28.5%)…

Tháng 6 ước tính nhập siêu 200 triệu USD. Tính chung 6 tháng, xuất siêu 1.3 tỷ USD, bằng 1.9% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

THU HÚT VỐN FDI (TỶ USD)

FDI đăng ký từ đầu năm đến thời điểm 20/6/2014 thu hút 656 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 4,858.3 triệu USD, giảm 5.1% về số dự án và giảm 6.8% về số vốn so với cùng kỳ. FDI đăng ký 6 tháng đầu năm chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 70.2%; ngành xây dựng chiếm 6.8%; ngành kinh doanh bất động sản chiếm 10.1% tổng vốn đăng ký.

 

FDI thực hiện 6 tháng đầu năm ước tính đạt 5.75 tỷ USD, tăng 0.9% so với cùng kỳ năm 2013.

HUY ĐỘNG & TÍN DỤNG SO VỚI CUỐI NĂM TRƯỚC

Tính tới cuối tháng 6/2014, tăng trưởng tín dụng mới đạt 2.3%, thấp hơn so với mức tăng 6% của tổng phương tiện thanh toán và huy động vốn.

Theo Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia, tỷ lệ cho vay/tiền gửi đã giảm từ 82.4% cuối năm 2013 xuống còn 79% trong tháng 5/2014 do cho vay nội tệ tăng chậm hơn huy động nội tệ.

Bên cạnh đó 6 tháng vừa qua,có tới 87 – 90% dòng vốn tín dụng từ các Ngân hàng thương mại tập trung đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước.

TỒN KHO SO VỚI CÙNG THỜI ĐIỂM NĂM TRƯỚC

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/06/2014 tăng 12.8% so với cùng thời điểm năm trước, cao hơn mức tăng 9.7% của cùng thời điểm năm trước và mức tăng 12.6% của cùng thời điểm tháng trước.

Những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn nhiều so với mức tăng chung: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 138%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 62.1%; sản xuất trang phục tăng 32.6%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 30.4%; sản xuất kim loại tăng 25.3%.

TĂNG TRƯỞNG DOANH THU BÁN LẺ SO VỚI CÙNG KỲ

Tổng doanh thu bán lẻ tháng 5 ước tính đạt 248.6 ngàn tỷ, tăng 1.7% so với tháng trước và tăng 19% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ tăng 10.7% so với cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 5.7%.

Trong tổng mức hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng, khu vực thương nghiệp, chiếm 75.6% tổng mức, tăng 12.2%; nhà hàng khách sạn chiếm 12%, tăng 13.1%; dịch vụ khác chiếm 11.4%, tăng 22.2%; du lịch chiếm 1%, tăng 20.5%.

TĂNG TRƯỞNG CPI SO VỚI THÁNG TRƯỚC

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2014 tăng 0.3% so với tháng trước, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.74%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0.61%; hàng thực phẩm tăng 0.54%; đồ uống và thuốc lá tăng 0.30%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng dưới mức tăng chung hoặc giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0.28%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0.27%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0.22%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.20%; giao thông tăng 0.18%; giáo dục tăng 0.01%; bưu chính viễn thông giảm 0.13%.

Một số mặt hàng như đồ uống ngoài gia đình, quần áo hè may sẵn và giá các tua du lịch trong nước cũng như nước ngoài đều tăng do đang vào mùa nắng nóng và du lịch; Việc điều chỉnh giá xăng dầu, giá dầu diesel và giá dầu hỏa vào ngày 22/4/2014 tác động làm chỉ số giá tiêu dùng tháng Sáu cả nước tăng 0.15% so với tháng trước; Giá dịch vụ y tế tại thành phố Hồ Chí Minh được điều chỉnh tăng từ ngày 01/6/2014 theo quyết định số 1365/QĐ-SYT ngày 27/5/2014 làm chỉ số giá dịch vụ y tế cả nước tăng 0.87%.

TĂNG TRƯỞNG CPI SO VỚI CÙNG KỲ (THEO THÁNG)

CPI tháng 6/2014 tăng 4.98% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4.77% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Nếu so với tháng 12/2013, CPI cả nước trong 6 tháng qua mới tăng 1.38%, khá thấp so với cùng kỳ năm trước và so với mục tiêu lạm phát.

DIỄN BIẾN LÃI SUẤT

Thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định trong tháng 6, lạm phát ổn định tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất (đến hết tháng 5/2014, lãi suất huy động giảm 0.8 điểm % so với đầu năm). Thanh khoản của các tổ chức tín dụng duy trì tốt (tốc độ tăng trưởng vốn huy động cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng). Lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng sau khi có dấu hiệu tăng trong tháng 5 đã giảm trở lại trong tháng 6.

LÃI SUẤT TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ KÌ HẠN 5 NĂM

Tháng 6/2014, thị trường trái phiếu sơ cấp huy động được 20,000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, tăng 27.3% so với tháng 5. Lãi suất huy động của trái phiếu kỳ hạn 2 năm dao động trong khoảng 5.64-5.75%/năm, trái phiếu 3 năm trong khoảng 6.1-6.25%/năm, 5 năm trong khoảng 7.15-7.23%/năm, 10 năm là 8.70%/năm…

 

Nhìn chung lãi suất kỳ hạn 2 năm, 3 năm tăng 0.05%/năm so với tháng 5; lãi suất kỳ hạn 5 năm giảm 0.3%/năm so với tháng 5, lãi suất kỳ hạn 10 năm giữ nguyên so với tháng 5.

TỶ GIÁ

Tháng 6/2014 thị trường ngoại hối tiếp diễn biến động như trong tháng 5. Mặc dù vậy Biến động tỷ giá trên thị trường tự do trong hai tháng 5 và 6 là do phản ứng tâm lý của thị trường, vốn nhạy cảm với những tin tức không thuận lợi. Sau khi Ngân hàng nhà nước chủ động điều chỉnh tỷ giá (tăng 1% kể từ 19/6) chênh lệch tỷ giá liên ngân hàng và thị trường tự do đã được thu hẹp.

Nguồn: VFS Research

Tags:

Economics | VietnamData | Month

Thống kê kết quả kinh doanh quý 1 năm 2014

by finandlife26/05/2014 09:33

Kết quả sản xuất kinh doanh quý 1 của các doanh nghiệp niêm yết cho thấy một bức tranh với nét vẽ mới từ chi phí bán hàng. Khoản mục chi phí này đã tăng gần 16% so với cùng kỳ, nhanh hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng 12.5% của doanh số làm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ còn tăng trưởng 6.2%.

Ngoài ra, việc thiếu vắng những khoản lợi nhuận khác và lợi nhuận từ hoạt động tài chính đã góp phần làm lợi nhuận sau thuế quý 1 giảm 4.2% so với cùng kỳ.

Điểm đáng ghi nhận là tốc độ tăng trưởng doanh thu ở mức khá cao, cho thấy nhu cầu thị trường và đầu ra đang dần cải thiện. Thêm vào đó, chi phí đầu vàokhông có nhiều đột biến đã giúp lợi nhuận gộp tăng trưởng tương đồng với tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần.

Chúng tôi cho rằng, trong những quý tới khi nhu cầu tiếp tục cải thiện, những khoản đầu tư mạnh cho công tác bán hàng vào đầu năm sẽ giúp các doanh nghiệp tăng doanh thu và cải thiện lợi nhuận.

--------------------------------------

Tổng doanh thu thuần và lãi gộp của 615 doanh nghiệp niêm yết (không bao gồm ngân hàng) Quý 1/2014 tăng 12.5% so với cùng kỳ. Trong khi đó tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ tăng 6.2%, tổng lợi nhuận sau thuế giảm 4.2%.

So sánh với quý 4/2013, trong khi tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết Quý 1/2014 so với cùng kỳ cao hơn nhưng tăng trưởng lợi nhuận lại giảm đi đáng kể.

 

Quý 1/2014, tổng doanh thu thuần và giá vốn hàng bán của các doanh nghiệp trong mẫu tăng 12.5% giúp lãi gộp tăng với tốc độ tương ứng. Lãi vay giảm giúp chi phí tài chính giảm 7.6% so với cùng kỳ (chi phí lãi vay giảm 12.6%). Chi phí quản lý cũng được kiểm soát khá tốt khi chỉ tăng 9.1%, thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu và lãi gộp.

Mặc dù vậy với việc chi phí bán hàng tăng đến 15.9%, thu nhập tài chính giảm đến 28.2%, tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của 615 doanh nghiệp trong mẫu chỉ tăng 6.1% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, với việc không còn những khoản lợi nhuận khác lớn như Quý 1/2013 (tiêu biểu trường hợp của GAS), lợi nhuận khác ròng Quý 1/2014 đã giảm 72.7%, góp phần làm lợi nhuận trước thuế giảm 0.9%, lợi nhuận sau thuế giảm 4.2% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với kết quả đạt được trong Quý 4 và cả năm 2013.

Phân tích chi tiết chi phí bán hàng có thể thấy, tổng chi phí bán hàng Quý 1 năm nay tăng mạnh hơn tốc độ tăng của doanh thu chủ yếu là do các doanh nghiệp đẩy mạnh quảng cáo, khuyến mãi nhằm giữ thị phần trong bối cảnh cạnh tranh cao hơn (tiêu biểu như VNM). Trong khi đó, thu nhập tài chính giảm do lãi tiền gửi giảm và một số doanh nghiệp không còn ghi nhận các khoản doanh thu tài chính bất thường như VIC (thanh lý công ty con & liên kết), PPC (lãi chênh lệch tỷ giá)… 

Như vậy, thống kê cho thấy kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết Quý 1/2014 không cao như kì vọng. Tăng trưởng lợi nhuận không theo kịp tăng trưởng doanh thu. Tuy vậy, nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố biến động bất thường như thu nhập tài chính, thu nhập khác… Doanh thu và lãi gộp của doanh nghiệp vẫn tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Việc chi phí bán hàng tăng mạnh hơn doanh thu cũng cho thấy áp lực cạnh tranh cao hơn trong bối cảnh nhu cầu ngày một cải thiện.

 

Để có cái nhìn đầy đủ hơn về bức tranh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, chúng tôi loại bỏ các doanh nghiệp ngành Bảo hiểm, Dịch vụ tài chính, Bất Động Sản và Xây dựng ra khỏi mẫu. Chúng tôi cũng điều chỉnh một số yếu tố bất thường có thể ảnh hưởng lớn tới kết quả thống kê như khoản lợi nhuận khác trong Quý 1/2013 của GAS, khoản lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá Quý 1/2013 của PPC… Kết quả thống kê cho kết quả như sau:

Doanh thu thuần tăng trưởng 11.2% so với cùng kỳ, trong khi đó giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn với mức tăng 12.2% dẫn đến lợi nhuận gộp chỉ tăng 6.3% so với cùng kỳ. Điều này khá phù hợp với kết quả khảo sát của HSBC thông qua các báo cáo PMI các tháng trong Quý 1/2014: Sản lượng và giá cả đầu vào tăng trong khi giá bán đầu ra không tăng tương ứng.

Thu nhập tài chính sau khi điều chỉnh khoản thu nhập từ chênh lệch tỷ giá của PPC giảm 20.7% so với cùng kỳ. Mặc dù lãi vay giảm giúp chi phí lãi vay giảm đến 13.3% nhưng tổng chi phí tài chính hầu như không giảm so với cùng kỳ. Trong khi đó chi phí bán hàng tăng đến 20% là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 3.9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế sau khi điều chỉnh khoản lợi nhuận khác của GAS trong Quý 1/2013 giảm 3.4%, lợi nhuận sau thuế giảm 3.6% so với cùng kỳ.

 

Quý 1/2014 có 515 trên tổng số 615 doanh nghiệp báo lãi, cao hơn so với 508 doanh nghiệp báo lãi của Quý 1/2013. Số doanh nghiệp báo lỗ cũng giảm với chỉ 99 doanh nghiệp báo lỗ so với 107 doanh nghiệp cùng kỳ.

Tuy vậy, tổng lãi của các doanh nghiệp có lãi lại sụt giảm so với cùng kỳ, trong khi tổng lỗ của các doanh nghiệp báo lỗ lại phình to ra.

 

Mặc dù tổng lợi nhuận sụt giảm, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tăng trưởng so với cùng kỳ lại tăng. Quý 1/2014, có 362 trên tổng số 615 doanh nghiệp trong mẫu có lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ, chiếm tỷ lệ 59%, cao hơn so với tỷ lệ 47% và 54% của Quý 1/2013 và Quý 4/2013.

 

Tại thời điểm cuối quý 1 năm 2014, tổng tài sản của các doanh nghiệp niêm yết tăng 7.7%, Vốn chủ sở hữu tăng 7.3%, Tổng vay nợ tăng 1.6%, Hàng tồn kho tăng 3.6% so với cùng thời điểm năm trước.

 

Bất động sản là ngành có giá trị tồn kho cao nhất hiện nay, chiếm 33.8% tổng giá trị hàng tồn kho. Tiếp theo là ngành Xây dựng & vật liệu. Giá trị tồn kho 2 ngành này lần lượt giảm 4.8% và 1.4% so với cùng thời điểm năm trước.

Một số ngành có giá trị tồn kho tăng cao so với cùng thời điểm năm trước là Bán lẻ (+102%); Điện, nước, xăng dầu, khí đốt (+39%); Dầu khí (+28%), Y tế (+21%)…

 

Phân tích chi tiết cho thấy, kết quả kinh doanh có sự phân hoá theo nhóm ngành. Ngành truyền thông(chủ yếu là các doanh nghiệp sách & sản phẩm văn hoá) có kết quả lợi nhuận Q1/2014 sụt giảm mạnh nhất (-130.4%), chủ yếu do chi phí giá vốn tăng. Các ngành Du lịch & giải trí, Hoá chất, Thực phẩm & Đồ uống, Bán lẻ… cũng có lợi nhuận giảm do nhu cầu sụt giảm.

Trong khi đó, một số ngành mang tính phòng thủ như Y tế, dầu khívẫn có được kết quả tăng trưởng lợi nhuận khả quan. Một số ngành hưởng lợi nhờ chi phí đầu vào giảm như Lốp xe tiếp tục có kết quả tăng trưởng lợi nhuận ổn định.

Ngành bất động sản có sự cải thiện lợi nhuận mạnh mẽ nhất (+256%) phần nào thể hiện sự cải thiện của hoạt động kinh doanh bất động sản trong nước. Ngành dịch vụ tài chính (chủ yếu là môi giới chứng khoán) cũng có kết quả lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhờ thị trường chứng khoán sôi động.

Kết quả trên mặc dù có thể còn tồn tại một số đột biến do hạn chế về số liệu quan sát. Tuy nhiên, nhìn chung, kết quả phản ánh khá chính xác tình hình hoạt động của các nhóm ngành, lĩnh vực trong Quý 1 năm 2014.

 

Số liệu thống kê kết quả kinh doanh Quý 1/2014 của VN 30 và GAS cũng cho kết quả tương đồng với tổng thể. Doanh thu thuần và lãi gộp tăng trưởng tốt, lần lượt đạt 24.8% và 20.4%. Tuy nhiên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lại chỉ tăng 6%, lợi nhuận ròng giảm đến 6.6% so với cùng kỳ.

 

Doanh thu tài chính, lợi nhuận khác của VN 30 và GAS sụt giảm mạnh hơn tổng thể , trong khi đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý gia tăng mạnh hơn. Tổng chi phí tài chính Quý 1/2014 của VN 30 và GAS tăng 12.4% so với cùng kỳ

 

Tổng tài sản của VN 30 và GAS tại thời điểm cuối quý 1/2014 tăng 15.2%, vốn chủ sở hữu tăng 12%, tổng vay nợ tăng 13.2% và tổng tồn kho tăng 0.9% so với cùng thời điểm năm trước. 

Nguồn: finandlife|VFS Research

Tags: ,

Economics | VietnamData | Quarter

Dữ liệu vĩ mô tháng 12 năm 2013

by finandlife07/01/2014 21:44

1.        Chỉ số kinh tế vĩ mô một số nước lớn

Nền kinh tế Mỹ, Châu Âu, Nhật và Trung Quốc tiếp tục cho thấy sự phục hồi.

Mỹ

Niềm tin tiêu dùng

Tháng 12/2013 tăng mạnh so với những tháng trước

PMI

Tháng 12/2013 tiếp tục tăng so với những tháng trước, và duy trì ở mức trên 50, cho thấy tình hình kinh tế đang được cải thiện và mở rộng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Tháng 12/2013 tiếp tục duy trì ở mức cao.

Khu vực Châu Âu

Niềm tin tiêu dùng

Mặc dầu chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 12/2013 tiếp tục âm, nhưng mức độ âm đã giảm so với những tháng trước đó. Cho thấy cái xấu ngày càng bớt đi.

PMI

Tháng 12/2013 tiếp tục tăng so với những tháng trước, và duy trì ở mức trên 50, cho thấy tình hình kinh tế đang được cải thiện và mở rộng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Tháng 12/2013 duy trì tăng trưởng dương tháng thứ 2 liên tiếp.

Nhật Bản

Niềm tin tiêu dùng

Tháng 12/2013 tăng so với tháng 11, nhưng lại thấp hơn so với những tháng giữa năm 2013.

PMI

Tháng 12/2013 tiếp tục tăng so với những tháng trước, và duy trì ở mức trên 50, cho thấy tình hình kinh tế đang được cải thiện và mở rộng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Tháng 12/2013 duy trì tăng trưởng dương tháng thứ 3 liên tiếp. Đây là bước cải thiện rất đáng kể trong sản xuất của Nhật, quốc gia liên tục tăng trưởng âm trong nhiều tháng trước đó.

Trung Quốc

Dữ liệu sản xuất công nghiệp và niêm tin tiêu dùng tháng 12 chưa có, chỉ có dữ liệu PMI. PMI tuy vẫn duy trì trên mức 50, cho thấy nền kinh tế vẫn đang mở rộng, nhưng chỉ số này hiện ở mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua.

2.        Chỉ số kinh tế vĩ mô Việt Nam

Số liệu vĩ mô năm 2013 cho thấy tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam đã từng bước ổn định. Lĩnh vực sản xuất có dấu hiệu đi lên từ cuối Quý 3, lạm phát cơ bản được kiềm chế, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định… Tuy nhiên, tăng trưởng ở mức thấp, tổng cầu yếu vẫn đã và đang là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics | VietnamData | Month

Dữ liệu vĩ mô tháng 07/2013

by finandlife11/08/2013 18:01

1.       Chỉ báo kinh tế chính một số nước lớn:

Mỹ, Nhật Bản vẫn tỏ ra đúng hướng trên con đường phục hồi kinh tế. Trong khi đó, Châu Âu vẫn còn khá mong manh và Trung Quốc thì lại cho thấy một bức tranh trái ngược, nền kinh tế bắt đầu thu hẹp, niềm tin tiêu dùng suy giảm, sản xuất dự kiến sẽ còn khó khăn.

Mỹ

Consumer Confidence

Consumer Confidence in the United States decreased to 80.30 in July of 2013 from 82.10 in June of 2013. Consumer Confidence in the United States is reported by the The Conference Board. The United States Consumer Confidence averaged 93.67 from 1967 until 2013, reaching an all time high of 144.70 in May of 2000 and a record low of 25.30 in February of 2009. In the United States, The Conference Board Consumer Confidence Index® (CCI) is a barometer of the health of the U.S. economy from the perspective of the consumer. The index is based on approximately 3,000 completed questionnaires reflecting consumers’ perceptions of current business and employment conditions, as well as their expectations for six months hence regarding business conditions, employment, and income. The Conference Board® and Consumer Confidence Index® are registered trademarks of The Conference Board. The Consumer Confidence Index and its related series are among the earliest sets of economic indicators available each month and are closely watched as leading indicators for the U.S. economy. This page contains - United States Consumer Confidence - actual values, historical data, forecast, chart, statistics, economic calendar and news. 

PMI

PMI của Mỹ đang cho thấy nền kinh tế đang phục hồi.

Industrial Production

Industrial Production in the United States increased 2 percent in June of 2013 over the same month in the previous year. Industrial Production in the United States is reported by the Federal Reserve. The United States Industrial Production averaged 3.91 Percent from 1920 until 2013, reaching an all time high of 62.00 Percent in July of 1933 and a record low of -33.70 Percent in February of 1946. In the United States, industrial production measures the output of businesses integrated in industrial sector of the economy such as manufacturing, mining, and utilities. This page contains - United States Industrial Production - actual values, historical data, forecast, chart, statistics, economic calendar and news.

Euro area

Consumer Confidence 

Consumer Confidence In the Euro Area increased to -17.40 in July of 2013 from -18.80 in June of 2013. Consumer Confidence In the Euro Area is reported by the European Commission. Euro Area Consumer Confidence averaged -12.67 from 1985 until 2013, reaching an all time high of 2.70 in May of 2000 and a record low of -34.20 in March of 2009. in the Euro Area, the Consumer Economic Sentiment Indicator measures the level of optimism that consumers have about the economy. The survey is made by phone and covers 23 000 households in the Euro Area. The number of households sample varies across the zone. The questions focus on current economic and financial situation, savings intention as well as on expected developments regarding: consumer price indexes, general economic situation and major purchases of durable goods. The Consumer ESI measures consumer confidence on a scale of -100 to 100, where -100 indicate extreme lack of confidence, 0 neutrality and 100 extreme confidence. This page contains - Euro Area Consumer Confidence - actual values, historical data, forecast, chart, statistics, economic calendar and news. 

PMI

PMI của Châu Âu đang cho thấy nền kinh tế đang phục hồi “mong manh”.

Industrial Production

Industrial Production In the Euro Area decreased 0.60 percent in April of 2013 over the same month in the previous year. Industrial Production In the Euro Area is reported by the Eurostat. Euro Area Industrial Production averaged 0.88 Percent from 1991 until 2013, reaching an all time high of 9.80 Percent in May of 2010 and a record low of -21.40 Percent in April of 2009. in the Euro Area, industrial production measures the output of businesses integrated in industrial sector of the economy such as manufacturing, mining, and utilities. This page contains - Euro Area Industrial Production - actual values, historical data, forecast, chart, statistics, economic calendar and news.

 

Nhật Bản

Consumer Confidence

Consumer Confidence in Japan decreased to 43.60 in July of 2013 from 44.30 in June of 2013. Consumer Confidence in Japan is reported by the the Cabinet Office. Japan Consumer Confidence averaged 42.36 from 1982 until 2013, reaching an all time high of 50.80 in December of 1988 and a record low of 27.40 in January of 2009. In Japan, the Monthly Consumer Confidence survey data is collected by direct visit and covers about 4,700 households consisting of more than two persons. The questionnaire covers four subjects: consumer perceptions of overall livelihood, income growth, employment and willingness to buy durable goods. For each subject an index based on the respondents’ evaluation of what they consider the prospects to be over the next six months is created. The Consumer Confidence Index is the simple average of the four consumer perception indexes. A score above 50 indicates optimism, below 50 shows lack of confidence and 50 indicates neutrality. This page contains - Japan Consumer Confidence - actual values, historical data, forecast, chart, statistics, economic calendar and news.

PMI

PMI của Nhật Bản đang cho thấy nền kinh tế đang phục hồi.

Industrial Production

Industrial Production in Japan decreased 4.80 percent in June of 2013 over the same month in the previous year. Industrial Production in Japan is reported by the Ministry of Economy Trade & Industry. Japan Industrial Production averaged 1.44 Percent from 1979 until 2013, reaching an all time high of 33.10 Percent in February of 2010 and a record low of -38.60 Percent in February of 2009. In Japan, industrial production measures the output of businesses integrated in industrial sector of the economy such as manufacturing, mining, and utilities. This page contains - Japan Industrial Production - actual values, historical data, forecast, chart, statistics, economic calendar and news.

Trung Quốc

Consumer Confidence 

Consumer Confidence in China decreased to 97 in June of 2013 from 99 in May of 2013. Consumer Confidence in China is reported by the National Bureau of Statistics of China. China Consumer Confidence averaged 110.14 from 1991 until 2013, reaching an all time high of 124.60 in September of 1993 and a record low of 97 in November of 2011. In China, the consumer confidence index is based on a survey of 700 individuals over 15 years old from 20 cities all over the country. This composite index covers the consumer expectation and consumer satisfaction index, thus measures the consumers' degree of satisfaction about the current economic situation and expectation on the future economic trend. The Index measures consumer confidence on a scale of 0 to 200, where 200 indicate extreme optimism, 0 extreme pessimism and 100 neutrality. This page contains - China Consumer Confidence - actual values, historical data, forecast, chart, statistics, economic calendar and news.

PMI

PMI của Trung Quốc đang cho thấy nền kinh tế đang có vấn đề. Theo thống kê của Tổng Cục Thống Kê Trung Quốc thì mọi chuyện vẫn ổn, tuy nhiên số liệu do HSBC khảo sát lại cho thấy nền kinh tế Trung Hoa đang đi xuống.

Industrial Production

Industrial Production in China increased 8.90 percent in June of 2013 over the same month in the previous year. Industrial Production in China is reported by the National Bureau of Statistics of China. China Industrial Production averaged 13.26 Percent from 1990 until 2013, reaching an all time high of 29.40 Percent in August of 1994 and a record low of -21.10 Percent in January of 1990. In China, industrial production measures the output of businesses integrated in industrial sector of the economy such as manufacturing, mining, and utilities. This page contains - China Industrial Production - actual values, historical data, forecast, chart, statistics, economic calendar and news.

2.       Dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam

Việt Nam đang từng bước phục hồi, mặc dù rất chậm.

 

Ngày 11/09/2013

 

Tuần này The Economist bắt đầu một series 5 bài tổng kết về cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Bài đầu tiên phân tích những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng rất chi tiết và đầy đủ. Highly recommended! (TS. Lê Hồng Giang)

Nguồn: finandlife|tradingeconomics

Tags:

VietnamData | Month

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu