Góc nhìn cập nhật 18/08/2014

by finandlife21/08/2014 09:04

… Bàn về tình hình vĩ mô chung

Sau giai đoạn tăng trưởng GDP chậm lại và lãi suất đi vào chu kỳ suy giảm, quý 2/2014 cho thấy tốc độ tăng trưởng bắt đầu được cải thiện, số lượng đơn đặt hàng mới đã liên tục tăng, tình hình lao động cũng có sự tiến triển.

Bảy tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ đã tăng 11.4% so với cùng kỳ. Kết quả kinh doanh các doanh nghiệp niêm yết quý 2/2014 cũng cho thấy bức tranh tương tự, khi doanh thu tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Tuy vẫn còn nhiều vấn đề cần được làm rõ, trong đó, đóng góp từ thị trường xuất khẩu có phần mạnh hơn so với nội địa, nhưng nhìn chung những con số này cho thấy sự hồi phục kinh tế đáng ghi nhận.

Theo khảo sát PMI của HSBC, chi phí nguyên liệu đầu vào đã tăng trưởng mạnh trong nhiều tháng qua, trong khi đó, giá bán chỉ mới tăng nhẹ 2 tháng trở lại đây, đã cho thấy sự khó khăn trong việc đẩy chi phí sản xuất, kinh doanh từ doanh nghiệp sang người tiêu dùng tại Việt Nam. Đó rõ ràng là biểu hiện của tổng cầu trong nước tăng trưởng chưa tương xứng với mức độ phục hồi chung của nền kinh tế thế giới. Nhờ vậy mà góp phần làm CPI thấp và ổn định trong thời gian vừa qua.

Có thể nói, nền kinh tế chúng ta đang trong quá trình phục hồi, và sự phục hồi đó được hỗ trợ mạnh từ nhu cầu bên ngoài hơn là nhu cầu nội địa. CPI trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ tăng lên với mức độ nhẹ và ổn định. Đây là cơ sở để Ngân hàng nhà nước tiếp tục thực thi chính sách lãi suất thấp và nới lỏng đến hết 2014.

…Về dự báo lạm phát tháng 8

Mặc dù có hiệu chỉnh giá xăng giảm ngày 29/7 nhưng do tác động tăng giá tháng 6 và tháng 7 trước đó vẫn còn, cộng với ảnh hưởng thời tiết bất lợi, chúng tôi cho rằng nhóm hàng giao thông sẽ tăng 0.32% và nhóm nhà ở vật liệu xây dựng tăng 0.31% trong tháng 8.

Trong tháng 8, nhóm y tế sẽ có ảnh hưởng mạnh do Hà Nội điều chỉnh tăng giá viện phí, mức độ tăng của nhóm này lên đến 0.54%.

Ngoài ra, do vào mùa khai giảng nên nhóm ngành giáo dục cũng có mức tăng khá mạnh (0.5%), nhóm hàng may mặc cũng tăng 0.25% trong tháng 8.

Về diễn biến của nhóm hàng có ảnh hưởng lớn nhất trong CPI, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, chúng tôi cho cho rằng mức độ tăng giá trong tháng 8 sẽ là 0.3%, chủ yếu do ảnh hưởng tăng lên của thực phẩm (0.42%).

Tóm lại, Mô hình dự báo CPI cho thấy CPI tháng 8 sẽ tăng trưởng 0.26% so với tháng 7, tăng 4.35% so với cùng kỳ năm trước.

… Về diễn biến thị trường trong 1 vài tuần tới

Diễn biến của thị trường trong thời gian ngắn tới sẽ được dẫn dắt bởi yếu tố dòng tiền. Thời gian qua khá nhiều tin xấu liên quan việc thoái vốn của một quỹ có quy mô tương đối và nhà đầu tư nước ngoài liên tiếp bán ròng khi VNIndex vượt mốc 600 điểm. Tuy nhiên, khi thị trường trong bull market, hành động của nhà đầu tư nước ngoài chưa thể gây ra một sự thay đổi toàn cục và ngay lập tức lên diễn biến của chỉ số. Xem xét diễn biến giao dịch và khối lượng giao dịch trên HSX những phiên vừa qua, chúng tôi nhận thấy lực cầu hấp thụ đang khá tốt. Thêm vào đó, tỷ lệ margin hiện nay vẫn còn thấp hơn so với những tháng đầu năm, chúng tôi cho rằng dòng tiền nội sẽ tiếp tục giúp thị trường duy trì tình trạng “dễ mua, dễ bán” trong 1 vài tuần tới.

 

Nguồn: finandlife

Tags: ,

Economics | StockAdvisory

DQC Cập nhật 1H2014

by finandlife18/08/2014 09:14

Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (DQC) vừa công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2014 với kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng. Doanh thu thuần tăng 34.5% so với cùng kỳ đạt 577.4 tỷ đồng, hoàn thành 57.7% kế hoạch năm nhờ sự tăng trưởng ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Lợi nhuận sau thuế đạt 72.95 tỷ đồng, tăng 150.8% so với cùng kỳ, vượt 16.9% kế hoạch lợi nhuận năm nhờ doanh thu tăng trưởng mạnh, biên lãi gộp cải thiện nhẹ, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm và lợi nhuận hoạt động tài chính tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.

Doanh thu thuần tăng trưởng mạnh

6 tháng đầu năm 2014, DQC đạt 577.4 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 34.5% so với cùng kỳ, hoàn thành 57.7% kế hoạch doanh thu thuần cả năm.

Thị trường nội địa tiếp tục tăng trưởng khá với doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 276.68 tỷ đồng, tăng 27.8% so với cùng kỳ do trong kì công ty tung ra thị trường một số dòng sản phẩm mới giúp sản lượng bán hàng tăng. Chúng tôi cho rằng đây là kết quả đáng ghi nhận của việc luôn chú trọng vào đa dạng hoá sản phẩm của công ty. Với những tính năng khác biệt, vượt trội so với các sản phẩm khác trên thị trường, các sản phẩm bóng đèn tiết kiệm điện của công ty được thị trường đón nhận và sử dụng rộng rãi. Đặc biệt Với tốc độ phát triển nhanh chóng của việc ứng dụng công nghệ đèn LED vào ngành chiếu sáng dân dụng và việc giá thành sản xuất đèn LED đang giảm một cách nhanh chóng thì việc các sản đèn LED mà công ty đang đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ thời gian gần đây sẽ thay thế cho các loại đèn huỳnh quang và compact hiện đang phổ biến trên thị trường sẽ diễn ra trong tương lai không xa. Do đó chúng tôi cho rằng xu hướng tăng trưởng doanh thu nội địa của công ty sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới.

Cùng với đó, thị trường xuất khẩu cũng tiếp tục xu hướng cải thiện mạnh từ năm 2013 với doanh thu xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 294.61 tỷ đồng, tăng 40.5% so với cùng kỳ. Năm 2013, công ty cho biết doanh thu xuất khẩu tăng trưởng mạnh phần lớn do công ty tìm kiếm được đối tác tiêu thụ lượng vật tư thiết bị tồn kho sản xuất cho Cuba trước đây. Với kết quả tăng trưởng ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2014, chúng tôi cho rằng ngoài việc các thị trường xuất khẩu truyền thống như Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ duy trì mức tăng trưởng tốt, nhiều khả năng năm 2014 công ty tiếp tục có được đối tác tiêu thụ lượng vật tư thiết bị tồn kho cũ này. Bên cạnh đó chúng tôi cho rằng, việc cung cấp bán thành phẩm cho dự án liên doanh Việt – Ven (giai đoạn 1) cũng đem lại một khoản doanh thu xuất khẩu ổn định cho công ty trong 6 tháng qua.

Biên lãi gộp tiếp tục cải thiện

Biên lãi gộp 6 tháng đầu năm 2014 đạt 32.5% cải thiện nhẹ so với mức 31.2% cùng kỳ. Tính trượt 4 quý gần nhất, biên lãi gộp của DQC đạt 32.1%, tăng 0.8 điểm % so với mức 31.3% của năm 2013. Như vậy biên lãi gộp của công ty trong 6 tháng đầu năm 2014 đã không sụt giảm như lo ngại của chúng tôi xuất phát từ khả năng công ty không tìm kiếm được đối tác cung cấp thiết bị vật tư cũ sản xuất cho Cuba trước đây.

Chi phí lãi vay giảm, chi phí bán hàng tăng.

6 tháng đầu năm 2014, công ty chịu 10.48 tỷ đồng chi phí lãi vay, giảm 28.9% so với mức 14.74 tỷ đồng 6 tháng cùng kỳ do lãi suất và dư nợ dài hạn đến hạn trả giảm. Tổng nợ vay ngắn hạn của công ty tại thời điểm 30/6 là 423.75 tỷ, giảm so với mức 481.15 tỷ đầu năm trong đó dư nợ dài hạn đến hạn trả của công ty tại thời điểm 30/6/2013 là 157.1 tỷ giảm 53 tỷ so với mức 209.9 tỷ thời điểm cuối năm 2013 (Công ty hiện không có các khoản vay dài hạn). Dự kiến đến hết năm 2015 công ty sẽ thanh toán hết khoản nợ này, qua đó tiết giảm chi phí tài chính, cải thiện khả năng thanh toán.

Mặc dù vậy với khoản lỗ chênh lệch tỷ giá 16.7 tỷ đồng tăng mạnh so với mức 6.65 tỷ đồng cùng kỳ (trong đó lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện là 11.63 tỷ đồng), chi phí tài chính của công ty 6 tháng đầu năm ở mức 27.16 tỷ đồng, tăng 33.5%. Tuy nhiên, với kết quả doanh thu tăng trưởng mạnh, tỷ lệ chi phí tài chính trên doanh thu thuần vẫn thấp hơn so với năm 2013.

Đáng chú ý, chi phí bán hàng 6 tháng đầu năm đạt 86.9 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 50.4 tỷ đồng cùng kỳ. Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu cũng tăng mạnh lên mức 15% so với mức 11% của năm 2013.

Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kì đạt 38.15 tỷ đồng, giảm khá so với mức 49.59 tỷ đồng cùng kỳ do Quý 2 năm trước công ty chi thưởng 1 tháng lương cho nhân viên trong dịp kỉ niệm 40 năm thành lập công ty dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến.

Tiến độ thu hồi công nợ Cuba duy trì ổn định

Tiến độ thu hồi khoản phải thu từ đối tác Consumer Import- Cuba tiếp tục duy trì ổn định trong 6 tháng đầu năm 2014. Tổng công nợ thu được trong kì là khoảng 5.6 triệu USD, tương đương 116.4 tỷ đồng, phù hợp với lịch thanh toán hai bên đã thống nhất. Tổng số nợ mà khách hàng Cuba phải trả cho DQC đến thời điểm 30/06/2014 là khoảng 24.7 triệu USD, tương đương 524.1 tỷ đồng. Số tiền này sẽ tiếp tục được thanh toán dần đều đến hết năm 2016.

Cùng với đó, công ty tiếp tục nhận được khoản lãi chênh lệch tỷ giá lớn. Năm 2007, tỷ giá liên ngân hàng cuối năm chỉ là 16,114 VND/USD, với tỷ giá hạch toán cuối tháng 6 năm 2014 là 21,207 VND/USD, DQC sẽ nhận khoảng 5,093 đồng lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện cho mỗi USD nhận được từ đối tác Cuba. Khoản lãi chênh lệch tỷ giá DQC ghi nhận trong năm 6 tháng đầu năm 2014 là 30.75 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 19.4 tỷ đồng 6 tháng cùng kỳ (cùng kỳ số tiền thu được ít hơn).

Bên cạnh đó, trong kỳ công ty còn thu về 16 tỷ đồng lãi bán hàng trả chậm (chủ yếu từ khoản phải thu Cuba) trong khi cùng kỳ công ty không hạch toán khoản này giúp doanh thu hoạt động tài chính 6 tháng đầu năm 2014 đạt 59.38 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 35.15 tỷ đồng cùng kỳ.

Chúng tôi cho rằng, với việc duy trì tiến độ trả nợ trong 3 năm liên tiếp gần đây, khách hàng Cuba sẽ tiếp tục thanh toán đúng hẹn cho DQC trong thời gian còn lại giúp công ty cải thiện dòng tiền, thu xếp nguồn tiền trả nợ vay dài hạn và có được khoàng 52 - 55 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá và 24 tỷ đồng lãi bán hàng trả chậm trong năm 2014.

Dư tiền & tương đương tiền tăng mạnh

Hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng tốt cùng với tiến độ thu hồi công nợ được duy trì ổn định giúp dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh cải thiện mạnh. Mặc dù trong kỳ công ty có khoản đầu tư tiền gửi trên 3 tháng trị giá 224 tỷ đồng nhưng số dư tiền và tương đương tiền thời điểm 30/6/2014 vẫn đạt 452.9 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 289.34 tỷ đồng đầu năm.

Với khoản dư tiền lớn hiện tại, cùng với lịch sử chi trả cổ tức các năm trước, chúng tôi dự kiến công ty sẽ có khoản tạm ứng cổ tức khoàng 10% trong khoảng cuối Quý 3 đầu Quý 4.

Dự phóng kết quả kinh doanh 2014

Với kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng trong 6 tháng đầu năm, chúng tôi cho rằng DQC sẽ hoàn thành vượt kế hoạch doanh thu và vượt mạnh kế hoạch lợi nhuận cả năm 2014. Theo đó, doanh thu nội địa tiếp tục tăng trưởng tốt so với cùng kỳ ước đạt 575 tỷ đồng, tăng khoảng 20% so với năm 2013. Doanh thu xuất khẩu ước đạt 450 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2013. Tổng doanh thu năm 2014 ước đạt 1,025 tỷ đồng vượt 2.5% kế hoạch. Biên lãi gộp tiếp tục duy trì ở mức cao khoảng 31 – 32%. Cùng với khoản lãi chênh lệch tỷ giá và lãi bán hàng trả chậm, lợi nhuận trước thuế của công ty ước đạt 170 tỷ đồng, tăng 3.5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 132.6 tỷ đồng, tăng 7.7% so với cùng kỳ, vượt 112.5% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm. EPS forward 2014 ước đạt 6,048 đồng/cp. PE forward so với giá đóng cửa ngày 15/08/2014 là khoảng 6.88 lần, khá hấp dẫn so với PE hiện tại của RAL (8.2 lần) và trung bình thị trường.

Biểu đồ kỹ thuật

Đã xuất hiện tín hiệu mua, giá mục tiêu gần là 46, giá mục tiêu xa là 54

Kết quả định giá DQC của chúng tôi trong báo cáo cập nhật vào tháng 4/2014 là 47,154 đ/cp. Với kết quả kinh doanh 1h/14 vượt kỳ vọng, chúng tôi điều chỉnh định giá >47,154 đ/cp, kết quả cụ thể sẽ được cập nhật trong báo cáo đầy đủ về DQC thời gian tới.

Cập nhật lại định giá:

Chuyên viên phân tích của chúng tôi sau khi điều chỉnh lại mô hình định giá cho phù hợp với tình hình mới đã nâng mức định giá từ 47,154 đ/cp lên 55,000 đ/cp.

 

VFS Research 

Tags:

Stocks

Cách mà Trung Quốc đẩy mạnh nền kinh tế: “Qualitative Easing”

by finandlife15/08/2014 09:52

Để mô tả chính sách tiền tệ hiện tại của Trung Quốc khác biệt thế nào với FED, một nhà kinh tế đã sử dụng một cụm từ mới “qualitative easing.”

Giáo sư Willem Buiter, kinh tế trưởng của Citigroup, sử dụng cụm từ này để phân biệt so với chương trình “quantitative easing” của FED.

Quantitative easing (QE) được FED sử dụng như một loại vũ khí hạng nặng để chống lại khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh chính sách tiền tệ chuẩn không còn tác dụng vì lãi suất ngắn hạn đã gần như về 0.

Ngân hàng trung ương thực hiện QE bằng cách mua lại một số lượng tài sản tài chính từ thị trường, với Mỹ là trái phiếu chính phủ, để bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính khi căng thẳng.

Theo giáo sư Buiter, chương trình qualitative easing của Trung Quốc lại khác, nó diễn ra khi ngân hàng trung ương thêm những tài sản rủi ro hơn vào bảng cân đối kế toán mà không làm gia tăng kích cỡ của nó sau đó. Ví dụ: ngân hàng trung ương TQ (People’s Banks of China) cho vay lại lĩnh vực nông nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và cấp vốn rẻ cho những dự án hạ tầng lợi nhuận thấp, trong lúc vẫn duy trì mức độ tăng trưởng bình thường của bảng cân đối kế toán.

Để khôi phục nền kinh tế đang chậm lại, Bắc Kinh đã thông qua những gói kích thích nhỏ “mini-stimulus” như nới lỏng tín dụng cho những ngân hàng nông thôn, mở rộng cho vay cho những người đi vay nhỏ hơn và giảm phí, thuế cho doanh nghiệp.

Mục đích của chương trình này là cung cấp khoản tài trợ với mức giá hợp lý cho những lĩnh vực được chọn. Và cách làm này tuy có gây áp lực lạm phát nhưng sẽ ít hơn chương trình QE mà Mỹ đang theo đuổi.

Gần đây, ngân hàng trung ương TQ đã mở rộng một cách bí mật (covertly) 1 ngàn tỷ NDT (tương đương 162 tỷ USD) cho ngân hàng Phát triển TQ dưới công cụ cho vay mới gọi là Cho vay Bổ sung Cầm cố (Pledged Supplementary Loan). Tiền này mang ý nghĩa giúp cải tạo những thị trấn ổ chuột (renovate shanty towns) khắp nước như một cách để dừng lại động lực tăng trưởng kinh tế đang đình trệ.

Một số nhà kinh tế lo ngại việc bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương không thể hiện việc tăng tiền cho vay cho các ngân hàng, và họ bảo ngân hàng trung ương TQ đã chào một hạn mức tín dụng nhỏ hơn đến ngân hàng phát triển. Thay vì QE, qualitative easing, hướng đến chi phí tài trợ thật của nền kinh tế thấp hơn.

------------------------------

Bình luận của TS Giang Le

Willem Buiter, một cựu econblogger rất nổi tiếng và hiện đang là chief economist của Citigroup, đưa ra thuật ngữ "qualitative easing" để ám chỉ chính sách tiền tệ hiện nay của TQ. Thay vì tăng số lượng assets trên balance sheet (quantitative easing), PBoC giảm chất lượng của assets trong khi vẫn giữ số lượng. Cách làm này giúp TQ target credit vào một số ngành mà họ cho là có tác dụng lớn tới công ăn việc làm và giảm poverty (vd nông nghiệp, SMB).

Tôi nhớ NHNN/chính phủ đã vừa khuyến cáo vừa ép các ngân hàng phải tăng trưởng tín dụng, cũng có một số chương trình target vào nông nghiệp và SMB. Nhưng VN chưa thực sự tiến hành "qualitative easing" có lẽ do NHNN còn phải ưu tiên support cho trái phiếu chính phủ. Vì thâm hụt ngân sách và cashflow của chính phủ quá yếu nên nhu cầu phát hành trái phiếu rất cao. Nếu vừa muốn thực hiện qualitative easing vừa đảm bảo mua vào một lượng lớn trái phiếu chính phủ thì sẽ phải kết hợp cả qualitative lẫn quantitative, mà như vậy rủi ro lạm phát sẽ rất cao.

--------------

How China’s Trying to Boost Its Economy: ‘Qualitative Easing’

To describe the nature of China’s current monetary policy and to differentiate from that of the U.S. Fed, one economist has coined a new term: “qualitative easing.”

Professor Willem Buiter, chief economist at Citigroup, came up with the phrase to distinguish the Chinese central bank’s recent moves from the much better-known quantitative easing program by its U.S. counterpart.

Quantitative easing, which was adopted by the Federal Reserve as a powerful weapon to combat the global financial crisis, refers to an unconventional monetary policy to stimulate the economy when standard monetary policy becomes ineffective, especially when short-term interest rates have reached or are close to zero.

A central bank implements quantitative easing by buying specified amounts of financial assets from the market—chiefly U.S. government bonds in Fed’s case—to inject much-needed cash into an otherwise stressed financial system.

According to Mr. Buiter, China’s “qualitative easing,” on the other hand, occurs when a central bank adds riskier assets to its balance sheet without increasing the latter’s size, Citigroup economists wrote in a research note.

In China’s context, such so-called qualitative easing happens when the People’s Bank of China adds riskier assets to its balance sheet—such as by relending to the agriculture sector and small businesses and offering cheap loans for low-return infrastructure projects—while maintaining a normal pace of balance-sheet expansion.

To revitalize a slowing economy, Beijing in recent months has adopted “mini-stimulus” measures such as loosening credit for rural banks, expanding loans to smaller borrowers and reducing fees and taxes for businesses.

The purpose of China’s qualitative easing is to provide affordable financing to select sectors, and it reflects Beijing’s intention to dictate interest rates for some sectors, Citigroup’s economists said. They added that while such a policy would also put inflationary pressure on the economy, the impact is less pronounced than the U.S.-style quantitative easing.

The enthusiasm about semantics among economists recently was reawakened after Chinese state media reported that the PBOC had covertly extended 1 trillion yuan ($162 billion) to the China Development Bank under a new lending tool called the Pledged Supplementary Loan, or PSL. The money was meant to help the bank renovate shanty towns across the country as a way to arrest stalling economic momentum. Some economists and investors interpreted the move as a Fed-style quantitative easing and expressed concerns about the unwelcomed, long-term inflationary impact of such a policy.

However, other economists, including Citigroup’s, argue that the PBOC’s balance sheet doesn’t show an exceptional increase in loans to banks, and they say the PBOC may have simply offered a much smaller credit line to the development bank.

Instead of quantitative easing, “qualitative easing—aimed at lowering the financing cost of the real economy—appears more likely,” they said.

While it’s linguistically and semantically fashionable to compare Beijing and Washington’s respective QEs, the differentiation also carries implications for understanding and investing in China.

The country’s economy recently has shown signs of a recovery. After falling for much of the year, the yuan has resumed a trend of appreciation, while the country’s long-depressed stock market also has rallied.

“We think improving growth prospects and already-accommodative credit conditions make the talk of [quantitative easing] far-fetched,” Citigroup’s economists wrote.

The PBOC’s surprise move on July 31 to let the interest rate on a short-term money-market loan to commercial lenders drop for the first time this year was also a clear sign of qualitative easing, whose ultimate purpose is to lower financing costs in the real economy, they said. But at the same time, the PBOC has started withdrawing cash from the financial system, suggesting that the central bank has no appetite to flood the market with liquidity, as the U.S.-style QE typically would do.

A significant implication of Beijing’s QE is that if the policy transmission in the broader economy turns out to be ineffective, the PBOC may resort to cutting benchmark interest rates directly, arguably the most authentic and powerful form of monetary policy easing.

Despite such a hypothesis and favorable circumstances such as a benign inflation outlook, a sustained rebound of the Chinese economy would make a rate cut less likely, Citigroup’s economists cautioned.

Another slightly negative implication of China’s own QE policy is that it runs counter to Beijing’s effort to gradually liberalize the country’s rigid interest-rate policy.

Artificially depressing financing costs in certain parts of the economy—such as by issuing cheap loans via new tools like the PSL to select sectors—effectively adds another layer of interest rates in the economy, which could further complicate and even handicap the PBOC’s efforts to make its monetary policy more effective in the long run.

 

Nguồn: finandlife|Giang Le Blog|Shen Hong, WSJ

Tags: ,

Economics

Nhà đầu tư chỉ muốn được “rỉ tai” để… lướt sóng?

by finandlife14/08/2014 13:14

Đây là bài viết mới của finandlife đăng tải trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn số 14/08/2014.

------------------------------------

Việc tư vấn đầu tư phải được tiến hành một cách chuẩn mực, bài bản và đâu ra đó. Từ những câu hỏi để xác định khả năng chấp nhận rủi ro và tỷ suất sinh lợi mong đợi trong 6 tháng, 1 năm tới, cho đến giai đoạn tìm kiếm những tài sản có mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lời phù hợp, và phối hợp những tài sản đó lại với nhau trong một danh mục hoàn hảo…

Với hàng loạt công việc đòi hỏi độ chính xác, nghệ thuật và chuyên cần, tư vấn đầu tư luôn là một lĩnh vực mà hầu hết người ta nghĩ đến với sự chuyên nghiệp và sạch sẽ. Tuy nhiên, điều đó sẽ không hoàn hảo ở Việt Nam.

Trong bán hàng, người ta hay bảo “hãy bán thứ mà khách hàng muốn”. Khẩu vị khách hàng ở Việt Nam là gì? Hầu hết họ là nhà đầu tư nhỏ lẻ, không chuyên sâu về tài chính, chứng khoán. Họ là những người cầm tiền vào thị trường với mong muốn kiếm lãi thật nhanh và thoát khỏi thị trường bất cứ lúc nào. Họ là nhà đầu tư ngắn hạn, những tay chơi cổ phiếu thứ thiệt.

Vì phải phục vụ một tầng lớp khách hàng như vậy, nhà tư vấn đầu tư ở Việt Nam buộc phải thay đổi chính mình. Nhà tư vấn chuyển từ việc phân tích chi tiết, kỹ càng, thận trọng sang tư vấn nhanh, thông tin càng nóng hổi càng tốt, rỉ tai càng hay càng được việc… Và hậu quả là gì? Toàn thị trường không còn mấy ai quan tâm đến hàn lâm, làm việc cật lực, siêng năng, cân nhắc kỹ càng vào từng cơ hội đầu tư. Những nhà phân tích đi theo hướng này hầu hết là những người đam mê, đạo đức nghề nghiệp tốt và làm việc để thỏa con người nghiên cứu, nhưng đến khi sản phẩm hoàn thiện được công bố rộng rãi, nhà đầu tư đều lắc đầu. Họ phàn nàn “báo cáo dài quá”, họ chỉ hỏi “tóm lại là sao, mua hay bán, mục tiêu lãi bao nhiêu, trong bao lâu?”. Mong muốn của khách hàng luôn là chính đáng, người bán hàng luôn tìm cách để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, và cuối cùng họ cũng chỉ tổng kết lại những dòng cơ bản nhất để rỉ tai nhau.

Peter Lynch, tác giả cuốn sách One Up On Wall Street, có lần nói rằng “những tuyên bố không chính thống, hoặc những tin tức được vò nát trong một loại giấy rẻ tiền luôn có sức thuyết phục hơn những tuyên bố chính thống, được trình bày đẹp đẽ trên một loại giấy đắc tiền”, nghịch lý đó rất đúng trên chứng trường Việt Nam. Và khi điều này trở thành xu hướng kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, những nhà tư vấn, đặc biệt là các bạn môi giới sẽ tận dụng triệt để tâm lý tiêu dùng này để “sáng tạo” những câu chuyện ly kỳ về cổ phiếu, về những dự án trên mây và khả năng tìm kiếm lợi nhuận siêu lớn trong thời gian rất ngắn để rỉ tai khách hàng và kích thích họ giao dịch.

“Liệu quy luật thị trường có đào thải họ?” Điều đó có thể xảy ra, nhưng chưa thể triệt tiêu cách làm này ở hiện tại, khi mà khách hàng vẫn mong muốn được nhận càng nhiều tin giật gân, tin rỉ tai càng tốt. Điều đó có nghĩa “khách hàng chỉ chuyển từ nhà tư vấn đã mất uy tín sang nhà tư vấn chưa mất uy tín”. Và thị trường chứng khoán vẫn thế, vẫn đầy rẩy những tin rác, đầy rẫy những tin tức khó tin nhưng rất được trọng dụng…

Nhiều nhà tư vấn đầu tư đang an ủi nhau. Dù sao đi nữa, thị trường chứng khoán Việt Nam như cậu thiếu niên đang lớn và rất dễ mắc những sai lầm. Hãy chấp nhận những xu hướng bất khả kháng trên con đường trưởng thành, tạm gác những kiến thức bài bản kia cho đến khi khách hàng thích đầu tư thật sự thay cho thị hiếu “rỉ tai” để lướt sóng…

Bài liên quan:

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có những thay đổi về chất

 

Nguồn: finandlife|TBKTSG

Tags:

Psychology | StoriesofLife

Frontier-Markets Boom Prompts Warnings as Investors Pile In

by finandlife11/08/2014 16:01

SINGAPORE—Adventurous investors looking for big returns are pouring billions of dollars into frontier markets, but big fund managers say recent gains are too much, too soon.

Foreign funds have pumped $2.2 billion this year into the world’s frontier markets, which range from Argentina to Vietnam and rank as the smaller, lesser-known cousins of emerging markets. That compares with a net $720 million withdrawal from emerging markets, according to data from EPFR, a fund tracker.

The result is that as of Tuesday, the MSCI Frontier Markets Index had risen 19% year to date, compared with gains of just 6% in the MSCI Emerging Markets index and 2.2% in the MSCI World benchmark. That makes frontier markets some of the world’s best performers, but is also drawing concern that it is the tide of cash flowing into these small markets, rather than improving investment prospects, that is driving the gains.

The rally and pouring in of money have been virtually uninterrupted, even as markets in the U.S., Europe and some parts of the emerging world have started to wobble in recent weeks.

“There is an almost desperate attempt on the part of investors to capture the gains people have seen in emerging markets over the last decade [and] a real desire to believe that you can get returns in the low to mid-teens,” said Kemal Ahmed, a portfolio manager and head of Investec Asset Management’s frontier investments. Investec manages $123 billion globally.

The attraction to these fast-growing markets has been widespread. In June, Norway’s $886 billion sovereign-wealth fund, the largest in the world, jumped on the bandwagon to add frontier markets to its investments.

The problem for many investors is the opportunities in frontier markets are few and competition is fierce. Foreign ownership of many companies in the index has already reached government limits.

Ten stocks account for more than 35% of the MSCI Frontier index, according to MSCI data, and companies in Kuwait comprise nearly a quarter of the overall index’s market capitalization. Nigeria accounts for a fifth.

The total market capitalization of all stocks included in the MSCI Frontier Markets index is $109 billion, according to MSCI, compared with $4 trillion in the equivalent emerging-market index. Given the markets’ size, some investors worry about a potential, sudden race for the exits. With thin liquidity, executing sales quickly could drive frontier markets sharply lower, if buyers could be found at all, they say.

Fund managers say part of the reason frontier markets appear to have performed so well this year that some countries have been reclassified. Qatar and the United Arab Emirates were considered strong enough to be upgraded to emerging status in June, shrinking the realm of frontier markets and concentrating the flow of foreign cash into fewer countries.

Gains in the remaining frontier markets have been amplified. In the year to date through Wednesday, Vietnam’s Hochiminh VN Index has risen 20% and Pakistan’s KSE 100 is 16% higher, while Argentina’s Merval index was 50% higher as of Tuesday. In the first six months of the year, frontier-market investors tracked by Morningstar Inc. MORN -1.06% earned an average return of 9.8%, compared with 4.7% in developed markets.

Some funds have been able to claim extraordinary gains in the first six months of 2014, according to the Morningstar data. Several frontier funds managed by Schroders SDR.LN -0.99% PLC, for example, have achieved percentage returns in the high teens.

Thomas Vester, global chief investment officer at LGM Investments, which is part of BMO Global Asset Management, says frontier investing can still provide opportunities to those who can negotiate the political and corporate- governance problems that these fledgling markets present. Valuations in frontier markets don’t seem excessively high yet, with dividend yields of about 4%, compared with 2.5% in emerging markets. Mr. Vester says.

LGM has $881 million invested in frontier-market funds. Mr. Vester is particularly keen on Vietnam, Bangladesh and Pakistan.

Still, he warns that as a result of the hunt for high returns, money is being pumped into “less prudent companies.” Funds are flowing into frontier fixed-income investments, as well as equities, he notes.

Ecuador, for example, sold $2 billion worth of junk-rated 10-year bonds in June, just eight years after a default in 2008 on $3.2 billion of debt. The sale followed an issue of the same size by Kenya a day earlier, which attracted $8 billion of orders.

Other investors are more cautious. “The creation of massive liquidity in the U.S., Europe and Japan, created by quantitative easing and zero-interest rate policies, has lowered the bar for investor returns and it takes very small capital flows to push these markets up,” says Peter Marber, a fund manager at Loomis Sayles & Co. in the U.S., which manages about $221 billion.

Mr. Marber manages investments in both frontier and emerging markets and says he prefers larger emerging markets this year because their relatively poor performance compared with other asset classes have made valuations attractive.

Investors must remember that frontier markets are highly volatile and risky, warns Mr. Marber. “Frontier markets are the ultimate caveat emptor,” he says. 

http://blogs.wsj.com/

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu