APC Cập nhật 16/09/2014

by finandlife17/09/2014 10:27

6T2014, KQKD của APC có sự khởi sắc đáng kể: sau giai đoạn suy giảm 2011-2013, nhờ việc xuất khẩu thủy sản và rau quả của Việt Nam khá thuận lợi, doanh thu tăng 15% và LNST tăng gấp 2.3 lần so với cùng kỳ, biên LN gộp và biên LN ròng tăng cao đạt 50% và 25% trong khi kỳ trước là 40% và 9%, hoàn thành 47% kế hoạch DT và 67% kế hoạch LN cả năm.

 

Hoạt động kinh doanh chính của APC là chiếu xạ khử trùng cho các sản phẩm thủy sản và rau quả xuất khẩu và cho thuê kho lạnh, chiếm 60% thị phần trong nước với 2 đối thủ cạnh tranh chính là Công ty Thái Sơn và Công ty Sơn Sơn.

 

APC có sức khỏe tài chính tốt, nợ vay thấp (19.6% TTS) và có xu hướng giảm trong những năm qua, khả  năng thanh toán tốt.

Về tiềm năng tăng trưởng và mở rộng thị trường. Chiếu xạ thực phẩm ngày càng được ủng hộ. Nhiều nước như Israel, Mỹ, Úc, nhiều nước châu Âu … yêu cầu các loại sản phảm hoa quả nhập khẩu phải được kiểm dịch bằng bức xạ. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đang sửa đổi các quy định về chất phụ gia thực phẩm hiện hành để cho phép sử dụng an toàn bức xạ ion hóa cho các loài giáp xác như cua, tôm, tôm hùm, tôm biển… nhằm kiểm soát các tác nhân gây bệnh trong thực phẩm và kéo dài tuổi thọ cho các sản phẩm này. Chính phủ VN chủ trương đến năm 2015, ít nhất 35% tổng sản lượng nông sản xuất khẩu được chiếu xạ và đến năm 2020 là 70%. Năm 2011, sản lượng thủy sản chiếu xạ chỉ chiếm khoảng 3% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu. Dự báo với tốc độ tăng trung bình 25%/năm trong sản lượng thủy sản chiếu xạ, đến năm 2015, tỷ trọng sản lượng thủy sản chiếu xạ ước tính chiếm khoảng 7% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu.

Cơ cấu cổ đông APC trong thời gian gần đây có những thay đổi lớn. Cụ thể, cổ đông nội bộ là Ông Nguyễn Thuận Hóa (thành viên BKS) và Ông Nguyễn Thành Lập (TGĐ) đã đăng ký bán toàn bộ cổ phần sở hữu hiện tại. Trước đó, Công ty TNHH Thái Sơn đã nâng tỷ lệ sở hữu từ 4.5% lên 19.5% trở thành cổ đông lớn nhất hiện tại và hai cá nhân là Ông Đào Ngọc Quốc và Bà Tống Thị Xuân Thi đã mua vào lần lượt 1,000,000cp và 1,265,690cp trở thành hai cổ đông lớn của công ty. Ngoài ra các cổ đông lớn trước đây là Công ty Cổ phần Transimex-Saigon (tỷ lệ sở hữu 10.8%), SSI AM (tỷ lệ sở hữu 19,8%) và Công ty TNHH MTV Cao su Bà Rịa (tỷ lệ sở hữu 10.9%) cũng đã thoái toàn bộ vốn tại APC.Đây có thể là động thái mua thâu tóm APC của các nhóm cổ đông lớn này.

 

 

Khuyến nghị:

Sau thời điểm tạo đáy năm 2013 về mặt kinh doanh lẫn về mặt tài chính, hiệu quả hoạt động của APC thời gian tới khá lạc quan trên cơ sở đánh giá xu hướng chiếu xạ thực phẩm ngày càng được ưa chuộng, tiềm năng to lớn trong việc mở rộng thị trường chiếu xạ và xuất khẩu, ngành có rào cản gia nhập cao, lợi thế cạnh tranh của APC trong các hoạt động kinh doanh chính. Những chuyển biến tốt trong tình hình xuất khẩu thủy sản, rau quả thời gian tới và việc mở rộng quan hệ hợp tác của APC trên thị trường xuất khẩu sẽ là yếu tố quan trọng cần quan sát trong tác động đến triển vọng tăng trưởng của công ty. Từ cuối Q3/2013 mức giá APC đã có sự tăng trưởng tốt (70%). Hiện tại, APC đang được giao dịch với P/E là 8.1x và P/B là 1.3x theo giá ngày 15/09/2014, tương đương trung bình ngành nhưng vẫn còn thấp hơn so với trung bình thị trường (P/E thị trường là 16.1x, P/Bthị trường là 3.4x). Ngoài ra, APC đã tạo ra những điểm nhấn về giao dịch thời gian gần đây, khi SSIAM đã bán toàn bộ 19.8% cổ phần tại APC từ ngày 04/09/2014 đến 09/09/2014.

 

Nguồn: finandlife|VFS Research

Tags:

Stocks

PVS|Cổ phiếu tăng giá 80% trong 3 tháng

by finandlife13/09/2014 09:56

Kể từ bài cập nhật PVS mà chúng tôi gửi đến quý độc giả finandlife vào cuối tháng 6, các bạn có thể đọc lại ở đây, PVS đã tăng giá 80%. Không những PVS, mà những cổ phiếu khác được chúng tôi khuyến nghị “rất quan tâm trong 2014” như PXS, PVD cũng có mức tăng trưởng vô cùng ấn tượng trong thời gian ngắn.

Có bao nhiêu độc giả finandlife đã tận dụng được cơ hội này?

Chuyên viên phân tích của VFS Research sẽ cập nhật đầy đủ tình hình hoạt động của cổ phiếu này trong 1 full report vào tuần tới, mời các anh/chị/các bạn đón đọc.

 

Nguồn: finandlife

Tags:

Stocks

KDC|Cập nhật 1H14

by finandlife06/09/2014 08:40

Công ty Cổ phần KINH ĐÔ (KDC) công bố Báo cáo tài chính Quý 2 với kết quả kinh doanh tương đối tích cực. Doanh thu thuần tăng trưởng khá, biên lãi gộp duy trì ở mức cao và ổn định trong bối cảnh chi phí nhân công gia tăng.

Chúng tôi đặc biệt đánh giá cao kế hoạch mở rộng ngành hàng mới khi Công ty liên kết với những doanh nghiệp có khả năng nhằm tận dụng lợi thế thương hiệu, thị phần và hệ thống phân phối của mình.

KDC còn được chú ý nhờ định hướng tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng chuyên môn hóa cao hơn, tận dụng tốt hơn lợi thế phân phối của mình.

Trong ngắn và trung hạn, nhà đầu tư có thể sẽ đón nhận những tin tức tích cực từ kết quả kinh doanh quý 3, mùa cao điểm kinh doanh của KDC và việc cổ phiếu này có thể được thêm vào trong danh mục FTSE ETFs.

-------------------------------

KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 2 & 6 THÁNG ĐẦU NĂM

Doanh thu hợp nhất quý 2 của KDC tăng 11.7% so với cùng kỳ đạt 1,003.8 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 41.9% tăng 1.6% so với năm trước. Mặc dù tỷ trọng chi phí bán hàng và quản lý/Doanh thu thuần tăng mạnh từ 31.9% lên 36.1% nhưng nhờ chi phí lãi vay và thuế TNDN giảm đáng kể giúp Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 36% so với cùng kỳ, đạt 60 tỷ đồng.

Theo Kinh Đô, doanh thu thuần Quý này tăng trưởng là nhờ: (i) Hiệu quả marketing vào nhãn hàng chủ lực COSY và bánh mỳ kinh đô tươi, (ii) Gia tăng được hiệu quả việc khai thác và quản lý tốt kênh phân phối nhờ DMS*. (iii) Thị trường Miền Bắc đạt tốc độ tăng trưởng tốt 24% so với cùng kỳ.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2014, KDC đạt 1,796.8 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 5.3% so với cùng kỳ, hoàn thành 35% kế hoạch doanh thu thuần cả năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 135 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ, hoàn thành 21% kế hoạch lợi nhuận.

Mặc dù tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của KDC khá thấp sau 6 tháng đầu năm, tuy nhiên khả năng hoàn thành kế hoạch của KDC là khá cao do yếu tố mùa vụ khiến doanh thu và lợi nhuận của công ty chủ yếu tập trung vào Quý 3 hàng năm.

 

*DMS (Distribution Management System) là hệ thống quản lý phân phối vừa mới được KDC hoàn thiện sau một thời gian dài phát triển. Hệ thống này giúp bộ máy bán hàng của KDC kết nối trên một phần mềm thống nhất, cơ sở dữ liệu tập trung, trực tuyến, tức thì và liên tục. Hệ thống này cũng đang được sử dụng tại các công ty hàng tiêu dùng lớn khác như Unilever hay Vinamilk (dưới tên gọi là ERP).

BIÊN LÃI GỘP DUY TRÌ Ở MỨC CAO

Biên lãi gộp 6 tháng đầu năm 2014 duy trì ở mức 39.2%, tương đương cùng kỳ năm trước. Việc từng bước phát triển các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp có biên lãi gộp cao và xu hướng giảm kéo dài của giá các nguyên liệu đầu vào chính (đường và bột mỳ) giúp KDC duy trì biên lãi gộp ở mức cao trong bối cảnh chi phí lao động (lương tối thiếu) tăng.

CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ TĂNG

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2014, tỷ trọng Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần lên đến 34.1%, tăng so với mức 32% trong 6 tháng cùng kỳ do việc hoàn chỉnh hệ thống DMS, trụ sở mới cùng với việc tăng quảng cáo cho 11 nhãn hiệu còn lại sau khi cắt giảm hơn nửa số lượng nhãn hàng.

KDC hiện là doanh nghiệp đứng đầu thị trường bánh kẹo nội địa với thị phần chung lên đến 23% và chiếm thị phần thống trị tại các ngành hàng như bánh Craker (56%), bánh trung thu (76%), bánh mì. Việc chi phí bán hàng & quản lý tăng nhanh hơn doanh thu, chúng tôi cho rằng thị phần của KDC có thể đã đạt đỉnh và việc mở rộng thị phần là khá khó khăn. Tuy nhiên đó cũng có thể là bước phát triển hệ thống phân phối đón đầu khi KDC sắp mở rộng thêm các ngành hàng mới.

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG MỚI

Tại Đại hội cổ đông Công ty Cổ phần Kinh Đô vào sáng 30-6, lãnh đạo công ty cho biết đang triển khai kế hoạch mở 3 ngành hàng mới là mì ăn liền, dầu ăn và cà phê sau 5 năm chuẩn bị.

v  Mì ăn liền

KDC sẽ hợp tác với Saigon Vewong và kỳ vọng tham gia thị trường vào quí 3/2014. Vewong là doanh nghiệp 100% vốn Đài Loan được biết đến với thương hiệu A One. Theo hình thức OEM (Original Equipment Manufacturer – sản xuất theo thiết bị gốc – thuê gia công) KDC sẽ thuê Saigon Vewong sản xuất mì ăn liền, cháo, phở ăn liền mang thương hiệu Kinh Đô. Ngược lại KDC sẽ giúp Saigon Vewong phân phối các sản phẩm gia vị, bột nêm của họ.

KDC cho biết sẽ hợp tác với Vewong trong ít nhất 2 – 3 năm để thử nghiệm phản ứng của thị trường trước khi quyết định có đầu tư nhà máy sản xuất mì ăn liền hay không. Điều này hạn chế được rủi ro tổn thất nếu sản phẩm của KDC không được thị trường đón nhận. Tuy nhiên hình thức OEM này sẽ làm giảm biên lợi nhuận gộp. Hiện nay biên lợi nhuận gộp ngành hàng mì ăn liền của Acecook Việt Nam hay Masan là 25 – 30%.

v  Cà phê

KDC hiện sở hữu 60% tại Phin Deli nhưng doanh nghiệp chưa tiết lộ chiến lược hoàn chỉnh dành cho ngành hàng này. Theo thông tin lãnh đạo Phin Deli cung cấp, bánh kẹo và cà phê hòa tan là 2 mặt hàng đi chung với nhau. KDC và Phin Deli có chiến lược lợi dụng hệ thống phân phối của KDC (đánh giá nằm trong 5 công ty có hệ thống phân phối rộng nhất nước) để phát triển sản phẩm cà phê hòa tan. 

Không chỉ phân phối tại thị trường trong nước, KDC hiện là đối tác nhập khẩu, bán lẻ tại thị trường mà Phin Deli đang nhắm tới như Mỹ, Nhật, Đài Loan. Phin Deli trở về với KDC vừa phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu.

v  Dầu ăn

KDC đã mua 24% cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược của Tổng công ty dầu ăn Việt Nam (Vocarimex). Tuy nhiên Vocarimex cần 2 năm nữa để tái cấu trúc doanh nghiệp sau IPO. Hiện Vocarimex nắm cổ phần chi phối (51%) đối với Dầu ăn Tường An, 27% cổ phần của Dầu thực vật Tân Bình (Nakydaco), 32% cổ phần của Dầu thực vật Cái Lân và 49% cổ phần của Golden Hope Nhà Bè. Doanh thu của Vocarimex chủ yếu đến từ bán nguyên liệu cho Tường An và Nakydaco.

TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

KDC sẽ thoái vốn đầu tư tài chính tập trung vào phát triển thực phẩm. Phương án tái cấu trúc được thông qua tại ĐHCĐ 30/06 nhằm mục đích tách bạch các mảng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, cụ thể:

(1)  Chuyển giao hoàn toàn hoạt động kinh doanh bánh kẹo từ KDC và Kinh Đô Miền Bắc (NKD) sang một công ty con khác là Kinh Đô Bình Dương (BKD) (không bao gồm Kinh Đô Bakery).

(2)  BKD sẽ phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ để nhận chuyển giao toàn bộ tài sản, lợi ích, các quyền và nghĩa vụ khác liên quan của KDC và giá trị khoản đầu tư trong NKD.

Sau khi tái cấu trúc, BKD sẽ tập trung phát triển hoạt động kinh doanh bánh kẹo rộng khắp Việt Nam trong khi KDC sẽ tiếp tục giữ lại kệnh phân phối và điều hành lĩnh vực kinh doanh các mảng kinh doanh mới và các hoạt động kinh doanh khác. Việc tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh mảng bánh kẹo theo hướng quản lý tách bạch giữa các mảng sẽ giúp Kinh Đô đảm bảo việc kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động từng mảng. KDC cũng cho rằng khả năng tăng trưởng cho mảng bánh kẹo không còn lớn. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn kỳ vọng vào mảng sản xuất kem của KIDO qua 3 nhãn hàng Merino, Celano và Well Yo.

TRIỂN VỌNG KINH DOANH QUÝ 3/2014

Doanh thu quý 3 chiếm tỷ trọng từ 36-39% doanh thu cả năm trong 3 năm qua. Kinh Đô cho biết năm nay KDC phục vụ thị trường 2,800 tấn bánh trung thu, tăng 15% so với năm 2013, trong đó sản lượng dòng cao cấp Trăng Vàng tăng 25% và dòng bánh trung thu Kinh Đô tăng 12%. Tính đến ngày 17/08 sản lượng tiêu thụ bánh trung thu Kinh Đô tăng 9% so với cùng kỳ. Nhu cầu thưởng thức của hộ gia đình tăng lên và phân khúc khách hàng cơ quan xí nghiệp rộ lên rất sớm và tăng đáng kể là nguyên nhân của kết quả tích cực này.

Giả định giá bánh trung thu tăng trung bình khoảng 7% so với năm ngoái theo mức khảo sát thị trường và sản lượng tăng 8%, các chi phí khác biến động tương ứng với biến động ở quý 2/2014. Doanh thu quý 3 của KDC ước tăng khoảng 15%, đạt 1,986 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 10.7%, đạt 413 tỷ đồng.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

KDC đã đột biến về mặt giao dịch và khối lượng giao dịch trong 1 tháng qua. Kháng cự gần nhất là 85.

 

Nguồn: finandlife|VFS Research

Tags:

Stocks

BMP|Buổi họp mặt các quỹ đầu tư định kỳ quý 2/2014

by finandlife05/09/2014 14:15

Thời gian: 2h08 ngày 25/07/2014

Thông thường: 20-25/7

BMP thành lập phòng mới Ban Quan Hệ cổ đông

Người công bố thông tin:

Thành viên hội đồng quản trị, Công bố thông tin, Phó TGĐ Kinh doanh Nguyễn Thị Kim Yến.

--------------------------------------

Kết quả kinh doanh quý 2:

Chưa có kết quả quyết toán quý 2.

Theo Bà Yến:

Doanh thu tăng 9.2% so với cùng kỳ.

Doanh thu thuần tăng 8.6% so với cùng kỳ.

Xấp xỉ đạt 52% kế hoạch năm (1142-1148 tỷ đồng).

Sản lượng tiêu thụ tăng nhẹ 3%

          Sản lượng tăng chậm, doanh thu tăng nhanh do giá nguyên liệu tăng.

          Chưa đạt được kế hoạch 50%, sáu tháng đầu năm vướng tết tây và tết ta.

Cập nhật KQKD quý 2 (Mr Thành): Doanh thu thuần (DTT) riêng Q2/2014 đạt 618.5 tỷ đồng, tăng trưởng 4.1% so với cùng kỳ năm trước cho thấy triển vọng bán hàng của cty vẫn tiếp tục khả quan. Mặc dù vậy, giá hàng bán không theo kịp với tốc độ tăng của giá  nguyên liệu đầu vào khiến biên lãi gộp giảm nhẹ. Thêm vào đó là các chi phí khác  đều tăng khiến lợi nhuận sau thuế (LNST) chỉ đạt 107.2 tỷ đồng, giảm 7.7% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, DTT đạt gần 1,120 tỷ đồng, tăng trưởng 8.8% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành hơn 50% kế hoạch năm. LNST đạt 190.7 tỷ đồng giảm 2.7% so với cùng kỳ, hoàn thành hơn 50% kế hoạch năm.

Lợi nhuận kế hoạch 500 tỷ, hết tháng 6 chỉ đạt 245 tỷ.

          Kém hơn năm ngoái là 249 tỷ cùng kỳ.

          Đây là vấn đề đáng lo ngại vì 6 tháng cuối năm kết toán nhiều chi phí hơn,

          Sản lượng tiêu thu sáu tháng đầu năm chưa đạt mục tiêu.

Kinh nghiệm: Sáu tháng cuối năm bán nhiều hàng hơn nhưng có rất nhiều chi phí bao gồm: Chăm sóc cho khách hàng, những chí phí giải ngân về đầu tư trang thiết bị.

Giá nguyên liệu 6 tháng đầu năm tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

          Do giá xăng, dầu tăng

          Chính sách tải trọng, trạm cân. Nhà xe đình công không chạy.

ð  Giá tăng 10-15% trên giá vận chuyển.

          Gần 20 ngày không chở hàng được vào miền trung.

ð  Thành lập đội xe 15-20 xe tải, tài xế không phải điều khó với Bình Minh.

Hoàn toàn chủ động chở hàng đi. Ngày 24/7 họp tổng giám đốc đã được nêu lên.

Cũng có thể là hiện thực trong tương lai.

Vấn đề cạnh tranh

          Chính sách đại hội cổ đông thông qua 6 tháng đầu năm của Nhựa Tiền Phong là chính sách bán phá giá. Ảnh hưởng hầu hết các doanh nghiệp ở phía Bắc.

          Nhựa Tiền Phong tăng chiết khấu lên gần gấp đôi ở cả Bắc và Nam => nhựa BMP ở Miền Bắc có một khoảng thời gian trùm mền đóng cửa lại. Không chạy đua.

          SCIC thông qua kế hoạch nhựa Tiền Phong thấp hơn, trong khi nhựa Bình Minh kế hoạch phải cao hơn vì lý lẻ giá Bình Minh cao hơn, cần duy trì điều đó trong mắt của nhà đầu tư. Theo bà Yến là rất cảm tính.

          Quan điểm về cạnh tranh của Bình Minh xuyên suốt: Không bán bằng bất cứ giá nào!

          Bình Minh tiết kiệm từng đồng chi phí, mời họp, trụ sở …vv

Năm nay lợi nhuận dự kiến đạt khoảng 300 tỷ.

Cơ cấu doanh thu:

          Không có cơ cấu rạch ròi, chỉ có phân loại theo hình thức bán hàng

                   Hệ thống phân phối (90%)

                   Công ty, công trình mà BMP tham gia. Chủ yếu các đơn vị cấp thoát nước. (10%)

                   Bán lẻ (hiện nay hầu như không)

Thông tin thêm:

Hiện nay cả nước có gần 1300 của hàng. Trong đó 60% - 70% lượng hàng từ phân phối tập trung vào 15 cửa hàng lớn.

BMP không dựa vào một vài cửa hàng lớn. Trong quá khứ kiểm tra thử một trường hợp cửa hàng lớn nhất vỡ nợ 35 tỷ (2013), các cửa hàng khác đã nhanh chống lấp đầy thị phần cũ.

Hệ thống phân phối của BMP được đánh giá là chất, lượng và trung thành. Đó cũng là chính sách công ty hướng tới.

Doanh thu dự án trong cơ cấu năm nay cao hơn năm trước vì HTPP không thâm nhập được các dự án với ông PVC > 500, PVE > 700 trở lên. BMP trực tiếp thâm nhập.

Do lãnh đạo BMP nằm trong các hiệp hội cung cấp nước, tiếp cận các dự án dễ dàng hơn. Và các dự án cũng muốn lấy hàng trực tiếp.

Cơ cấu các chi phí

          Nguyên liệu chiếm 80% chi phí.

          Cơ cấu nguyên liệu ổn định qua khác năm.

Chi phí tổ chức hội nghị với hơn 1100 hệ thống đại lý tại Singapor sẽ được quyết toán vào chi phí bán hàng quý 3/2014.

          Phương thức nguyên liệu là giao ngay, hợp đồng tháng này thì giao hàng vào tháng sau.

Hiện giá nguyên liệu đang có tín hiệu giảm, giá nguyên vật liệu tháng 7 (giao hàng trong tháng 8) đã được ký và giá giảm 0.x %.

Quý 1 có một khoản vay 40 tỷ, trước không có. Đó không phải khoản vay mà là tiền ứng trước của cửa hàng. Công ty trả lãi theo lãi suất bằng 1.1 x lãi suất NH Công Thương Việt Nam.

Tình hình phía bắc

            Cán bộ:

            Đến cuối năm 2014 rút hết cán bộ biệt phái. Hiện đang đào tạo 1 giám đốc tập sự.

Sắp điều bà Yến ra Bắc với hi vọng đóng góp được kinh nghiệm kinh doanh tích lũy bao năm ở phía Nam. Tổng giám đốc quay về để phụ trách dự án tại Long An.

Từ trưởng phòng trở xuống là người phía Bắc.

Kinh doanh:

Có nhiều khó khăn và khác biệt về văn hóa khách hàng, văn hóa trong phân phối.

BMP phía bắc hiện có 300 cửa hàng, nhưng chủ yếu doanh thu từ dự án.

Vấn đề về thuế:

            Đã đạt được thỏa thuận về số tiền phạt giữa hai bên.

BMP đang giữ công văn của cục thuế chứng minh BMP đã tuân theo cục thuế, do đó BMP vẫn tiếp tục kiến nghị.

          Năm nay vẫn treo hoạch toán.

Tình hình sản xuất hiện tại:

            Công suất:

                      Dây chuyền 1: UPVC đường kính 21-90                 300 kg/giờ

                   Dây chuyền 2: UPVC đường kính 60 - 114   500 kg/giờ

                   Dây chuyền 3: UPVC đường kính 110 – 125 800 kg/giờ

                   Dây chuyền 4: PE     đường kính 20 – 63    250 kg/giờ

          Đã và đang chạy hết công suất, 24/24h.

          30/4 và 1/5 vẫn sản xuất bình thường.

          Tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm là cung không đủ cầu. Lãnh đạo đã phải xin lỗi hệ thống phân phối tại hội nghị BMP và hệ thống phân phối.

          Xướng hết chỗ đặt máy, một máy mới thì phải đẩy một máy cũ.
          Dự trữ thành phẩm chỉ đạt 2 ngày, trong khi mục tiêu 2 tháng.

          Chậm trễ 4 máy, kế hoạch về cuối quý 1/2014 tuy nhiên không về được. Hiện nay đang rải rác về, còn 1 máy cuối đang trên đường về. Theo kế hoạch nếu 4 máy về kịp thì không có thiếu hàng 6 tháng đầu năm.

Tiến độ nhà máy ở Long An:

            Hiện nay mới thành lập Ban quản lý dự án Long An.

Toàn bộ vốn tự có.

          Tổng diện tích là 160.000 mét vuông. Tiến độ dự án sắp tới là 20.000 mét vuông.

Trước mắt sẽ làm nhà kho, lắp đặt dần máy sản xuất với tiêu chí: xây dựng lên, hoạt động, và bán được hàng và thu hồi liền. Không tăng công suất đột biến.

Mục tiêu tăng từ 5-7% công suất mỗi năm và đảm bảo được 20% công suất dự trữ.

Dự kiến tháng 6/2015 hoàn thành.

          Xây dựng nhà máy trong tình hình hiện tại vì:

Sáu tháng đầu năm, doanh thu tăng 9% trong khi sản lượng tiêu thụ chỉ tăng 3%. BMP đang thiếu hàng.

Hiện tại cung không đủ cầu, để không còn chỗ cho những doanh nghiệp khác nhảy vào. BMP phải tăng công suất.

Bài liên quan:

BMP - Đánh giá vụ truy thu thuế

 

Nguồn: Mr Khánh, VFS Research

Tags:

Stocks

DQC Cập nhật 1H2014

by finandlife18/08/2014 09:14

Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (DQC) vừa công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2014 với kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng. Doanh thu thuần tăng 34.5% so với cùng kỳ đạt 577.4 tỷ đồng, hoàn thành 57.7% kế hoạch năm nhờ sự tăng trưởng ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Lợi nhuận sau thuế đạt 72.95 tỷ đồng, tăng 150.8% so với cùng kỳ, vượt 16.9% kế hoạch lợi nhuận năm nhờ doanh thu tăng trưởng mạnh, biên lãi gộp cải thiện nhẹ, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm và lợi nhuận hoạt động tài chính tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.

Doanh thu thuần tăng trưởng mạnh

6 tháng đầu năm 2014, DQC đạt 577.4 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 34.5% so với cùng kỳ, hoàn thành 57.7% kế hoạch doanh thu thuần cả năm.

Thị trường nội địa tiếp tục tăng trưởng khá với doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 276.68 tỷ đồng, tăng 27.8% so với cùng kỳ do trong kì công ty tung ra thị trường một số dòng sản phẩm mới giúp sản lượng bán hàng tăng. Chúng tôi cho rằng đây là kết quả đáng ghi nhận của việc luôn chú trọng vào đa dạng hoá sản phẩm của công ty. Với những tính năng khác biệt, vượt trội so với các sản phẩm khác trên thị trường, các sản phẩm bóng đèn tiết kiệm điện của công ty được thị trường đón nhận và sử dụng rộng rãi. Đặc biệt Với tốc độ phát triển nhanh chóng của việc ứng dụng công nghệ đèn LED vào ngành chiếu sáng dân dụng và việc giá thành sản xuất đèn LED đang giảm một cách nhanh chóng thì việc các sản đèn LED mà công ty đang đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ thời gian gần đây sẽ thay thế cho các loại đèn huỳnh quang và compact hiện đang phổ biến trên thị trường sẽ diễn ra trong tương lai không xa. Do đó chúng tôi cho rằng xu hướng tăng trưởng doanh thu nội địa của công ty sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới.

Cùng với đó, thị trường xuất khẩu cũng tiếp tục xu hướng cải thiện mạnh từ năm 2013 với doanh thu xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 294.61 tỷ đồng, tăng 40.5% so với cùng kỳ. Năm 2013, công ty cho biết doanh thu xuất khẩu tăng trưởng mạnh phần lớn do công ty tìm kiếm được đối tác tiêu thụ lượng vật tư thiết bị tồn kho sản xuất cho Cuba trước đây. Với kết quả tăng trưởng ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2014, chúng tôi cho rằng ngoài việc các thị trường xuất khẩu truyền thống như Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ duy trì mức tăng trưởng tốt, nhiều khả năng năm 2014 công ty tiếp tục có được đối tác tiêu thụ lượng vật tư thiết bị tồn kho cũ này. Bên cạnh đó chúng tôi cho rằng, việc cung cấp bán thành phẩm cho dự án liên doanh Việt – Ven (giai đoạn 1) cũng đem lại một khoản doanh thu xuất khẩu ổn định cho công ty trong 6 tháng qua.

Biên lãi gộp tiếp tục cải thiện

Biên lãi gộp 6 tháng đầu năm 2014 đạt 32.5% cải thiện nhẹ so với mức 31.2% cùng kỳ. Tính trượt 4 quý gần nhất, biên lãi gộp của DQC đạt 32.1%, tăng 0.8 điểm % so với mức 31.3% của năm 2013. Như vậy biên lãi gộp của công ty trong 6 tháng đầu năm 2014 đã không sụt giảm như lo ngại của chúng tôi xuất phát từ khả năng công ty không tìm kiếm được đối tác cung cấp thiết bị vật tư cũ sản xuất cho Cuba trước đây.

Chi phí lãi vay giảm, chi phí bán hàng tăng.

6 tháng đầu năm 2014, công ty chịu 10.48 tỷ đồng chi phí lãi vay, giảm 28.9% so với mức 14.74 tỷ đồng 6 tháng cùng kỳ do lãi suất và dư nợ dài hạn đến hạn trả giảm. Tổng nợ vay ngắn hạn của công ty tại thời điểm 30/6 là 423.75 tỷ, giảm so với mức 481.15 tỷ đầu năm trong đó dư nợ dài hạn đến hạn trả của công ty tại thời điểm 30/6/2013 là 157.1 tỷ giảm 53 tỷ so với mức 209.9 tỷ thời điểm cuối năm 2013 (Công ty hiện không có các khoản vay dài hạn). Dự kiến đến hết năm 2015 công ty sẽ thanh toán hết khoản nợ này, qua đó tiết giảm chi phí tài chính, cải thiện khả năng thanh toán.

Mặc dù vậy với khoản lỗ chênh lệch tỷ giá 16.7 tỷ đồng tăng mạnh so với mức 6.65 tỷ đồng cùng kỳ (trong đó lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện là 11.63 tỷ đồng), chi phí tài chính của công ty 6 tháng đầu năm ở mức 27.16 tỷ đồng, tăng 33.5%. Tuy nhiên, với kết quả doanh thu tăng trưởng mạnh, tỷ lệ chi phí tài chính trên doanh thu thuần vẫn thấp hơn so với năm 2013.

Đáng chú ý, chi phí bán hàng 6 tháng đầu năm đạt 86.9 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 50.4 tỷ đồng cùng kỳ. Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu cũng tăng mạnh lên mức 15% so với mức 11% của năm 2013.

Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kì đạt 38.15 tỷ đồng, giảm khá so với mức 49.59 tỷ đồng cùng kỳ do Quý 2 năm trước công ty chi thưởng 1 tháng lương cho nhân viên trong dịp kỉ niệm 40 năm thành lập công ty dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến.

Tiến độ thu hồi công nợ Cuba duy trì ổn định

Tiến độ thu hồi khoản phải thu từ đối tác Consumer Import- Cuba tiếp tục duy trì ổn định trong 6 tháng đầu năm 2014. Tổng công nợ thu được trong kì là khoảng 5.6 triệu USD, tương đương 116.4 tỷ đồng, phù hợp với lịch thanh toán hai bên đã thống nhất. Tổng số nợ mà khách hàng Cuba phải trả cho DQC đến thời điểm 30/06/2014 là khoảng 24.7 triệu USD, tương đương 524.1 tỷ đồng. Số tiền này sẽ tiếp tục được thanh toán dần đều đến hết năm 2016.

Cùng với đó, công ty tiếp tục nhận được khoản lãi chênh lệch tỷ giá lớn. Năm 2007, tỷ giá liên ngân hàng cuối năm chỉ là 16,114 VND/USD, với tỷ giá hạch toán cuối tháng 6 năm 2014 là 21,207 VND/USD, DQC sẽ nhận khoảng 5,093 đồng lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện cho mỗi USD nhận được từ đối tác Cuba. Khoản lãi chênh lệch tỷ giá DQC ghi nhận trong năm 6 tháng đầu năm 2014 là 30.75 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 19.4 tỷ đồng 6 tháng cùng kỳ (cùng kỳ số tiền thu được ít hơn).

Bên cạnh đó, trong kỳ công ty còn thu về 16 tỷ đồng lãi bán hàng trả chậm (chủ yếu từ khoản phải thu Cuba) trong khi cùng kỳ công ty không hạch toán khoản này giúp doanh thu hoạt động tài chính 6 tháng đầu năm 2014 đạt 59.38 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 35.15 tỷ đồng cùng kỳ.

Chúng tôi cho rằng, với việc duy trì tiến độ trả nợ trong 3 năm liên tiếp gần đây, khách hàng Cuba sẽ tiếp tục thanh toán đúng hẹn cho DQC trong thời gian còn lại giúp công ty cải thiện dòng tiền, thu xếp nguồn tiền trả nợ vay dài hạn và có được khoàng 52 - 55 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá và 24 tỷ đồng lãi bán hàng trả chậm trong năm 2014.

Dư tiền & tương đương tiền tăng mạnh

Hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng tốt cùng với tiến độ thu hồi công nợ được duy trì ổn định giúp dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh cải thiện mạnh. Mặc dù trong kỳ công ty có khoản đầu tư tiền gửi trên 3 tháng trị giá 224 tỷ đồng nhưng số dư tiền và tương đương tiền thời điểm 30/6/2014 vẫn đạt 452.9 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 289.34 tỷ đồng đầu năm.

Với khoản dư tiền lớn hiện tại, cùng với lịch sử chi trả cổ tức các năm trước, chúng tôi dự kiến công ty sẽ có khoản tạm ứng cổ tức khoàng 10% trong khoảng cuối Quý 3 đầu Quý 4.

Dự phóng kết quả kinh doanh 2014

Với kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng trong 6 tháng đầu năm, chúng tôi cho rằng DQC sẽ hoàn thành vượt kế hoạch doanh thu và vượt mạnh kế hoạch lợi nhuận cả năm 2014. Theo đó, doanh thu nội địa tiếp tục tăng trưởng tốt so với cùng kỳ ước đạt 575 tỷ đồng, tăng khoảng 20% so với năm 2013. Doanh thu xuất khẩu ước đạt 450 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2013. Tổng doanh thu năm 2014 ước đạt 1,025 tỷ đồng vượt 2.5% kế hoạch. Biên lãi gộp tiếp tục duy trì ở mức cao khoảng 31 – 32%. Cùng với khoản lãi chênh lệch tỷ giá và lãi bán hàng trả chậm, lợi nhuận trước thuế của công ty ước đạt 170 tỷ đồng, tăng 3.5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 132.6 tỷ đồng, tăng 7.7% so với cùng kỳ, vượt 112.5% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm. EPS forward 2014 ước đạt 6,048 đồng/cp. PE forward so với giá đóng cửa ngày 15/08/2014 là khoảng 6.88 lần, khá hấp dẫn so với PE hiện tại của RAL (8.2 lần) và trung bình thị trường.

Biểu đồ kỹ thuật

Đã xuất hiện tín hiệu mua, giá mục tiêu gần là 46, giá mục tiêu xa là 54

Kết quả định giá DQC của chúng tôi trong báo cáo cập nhật vào tháng 4/2014 là 47,154 đ/cp. Với kết quả kinh doanh 1h/14 vượt kỳ vọng, chúng tôi điều chỉnh định giá >47,154 đ/cp, kết quả cụ thể sẽ được cập nhật trong báo cáo đầy đủ về DQC thời gian tới.

Cập nhật lại định giá:

Chuyên viên phân tích của chúng tôi sau khi điều chỉnh lại mô hình định giá cho phù hợp với tình hình mới đã nâng mức định giá từ 47,154 đ/cp lên 55,000 đ/cp.

 

VFS Research 

Tags:

Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu