VPK Cổ phiếu bao bì rớt thảm nửa đầu 2014

by finandlife14/06/2014 09:40

VPK là một cổ phiếu từng tạo nên rất nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư giai đoạn 2012, khi mã chứng khoán này liên tục tăng điểm và loạt vào danh sách cổ phiếu tăng mạnh nhất năm đó.

Điều kỳ diệu đó đến từ 2 nhân tố quan trọng, thứ nhất tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty liên tục cải thiện, thứ hai là hoạt động thay đổi cổ đông lớn diễn ra mạnh mẽ.

Yếu tố thứ nhất chủ yếu nhờ vào chu kỳ kinh doanh và biến động giá cả nguyên liệu đầu vào. Còn nhớ, giai đoạn đó giá nguyên liệu chính là giấy cuộn đã giảm rất nhiều làm biên lợi nhuận của công ty cải thiện giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện thu nhập trên mỗi cổ phiếu.

Yếu tố thứ hai chủ yếu đến từ việc Vinamilk bán cổ phần nắm giữa tại VPK và thay vào đó là những cổ đông mới. Ngoài ra, trong giai đoạn này, thị trường xuất hiện rất nhiều tin đồn về mua bán, sáp nhập tại VPK.

Trong một nhận định ngắn vào tháng 10 năm 2013 về bài viết ngành bao bì ở Việt Nam, tôi đã đánh giá VPK như sau:

“Những điểm yếu của VPK cũng không nằm ngoài những cái mà đại diện New Toyo phát biểu như làm ăn nhỏ lẻ, công suất thấp, khi có đơn hàng lớn thì khó mà đáp ứng ngay được.

Một số khách hàng chính của VPK là Vinamilk và các công ty dầu thực vật. VPK chủ yếu cung cấp bao bì caton, một phần khác cung cấp chai PET.

Khi đến tận doanh nghiệp để quan sát cách thức làm việc, chúng tôi nhận thấy VPK thật nhỏ bé, máy móc tương đối là đơn giản và lạc hậu. Những điểm yếu chết người này làm cho VPK khó có thể cạnh tranh sòng phẳng với những đối thủ khác trên thị trường. Tuy nhiên, VPK lại có quan hệ khá tốt với những khách hàng truyền thống như Vinamilk và các công ty dầu thực vật, nên vẫn đảm bảo đơn hàng và sản xuất hàng năm.

Và chính mối quan hệ hữu hảo đó, mà sự thịnh vượng về tài chính, dòng tiền, hiệu quả của VPK được duy trì tốt trong những năm qua. Hiện VPK vẫn là một trong những doanh nghiệp nhỏ được chúng tôi đánh giá tốt nhất trên thị trường niêm yết.

Tuy vậy, đứng ở góc độ một nhà đầu tư gắng kết lợi ích lâu dài với công ty, chúng ta không thể hài lòng về bộ mặt hiện tại của doanh nghiệp này được, VPK phải đầu tư mạnh hơn nữa về máy móc thiết bị, đầu tư mạnh hơn nữa về công nghệ và chất lượng sản phẩm. Chỉ khi nào doanh nghiệp làm được việc đó, sản phẩm của công ty cạnh tranh sòng phẳng với những đối thủ khác trên thị trường, ngay cả những đối thủ ngoại thì những nhà đầu tư mới thật sự yên tâm.”

Chính yếu tố nhỏ lẻ và phụ thuộc quá nhiều vào một vài khách hàng đã đặt Công ty vào những rủi ro rất lớn, trong đó có rủi ro thường trực là năng lực trả giá với người mua. Và điều đó đã xảy ra từ đầu năm 2014. Một số khách hàng lớn của VPK đã không còn chấp nhận mức giá cao nữa, họ đề nghị giảm giá và ngay lập tức biên lợi nhuận giảm lại. Ngoài ra, trong thời gian qua, việc giá giấy cuộn có xu hướng tăng nhẹ cũng ảnh hưởng xấu đến Công ty.

Tất cả những điều đó đã làm VPK giảm giá rất mạnh từ đầu năm 2014.

Gần đây, một số bạn bè đồng nghiệp và môi giới có hỏi là nên mua vào VPK hay chưa?

Những vấn đề của VPK vẫn còn đó, giá bán đang bị giảm, chi phí đầu vào đang gia tăng và quy mô doanh nghiệp quá nhỏ bé. Có chăng, trong Đại Hội Cổ Đông 2014, Lãnh đạo Công ty đã trình kế hoạch đầu tư nhà máy bao bì thùng carton mới với tổng mức đầu tư 320 tỷ đồng tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Bình Dương. Theo kế hoạch này, công suất nhà máy sẽ là 3,500 tấn/tháng, khi đi vào hoạt động sẽ giúp doanh thu tăng từ 30 - 40%/năm.

Tóm lại, vấn đề mang tính chu kỳ và điểm yếu phụ thuộc vào 1 vài khách hàng của VPK vẫn chưa được giải quyết. Vấn đề quy mô nhỏ đã có phương hướng thay đổi, nhưng việc đó chỉ hoàn thành sau vài năm nữa. Còn về vấn đề định giá cổ phiếu, với mức giá hiện tại, P/E Forward 2014 sẽ ở khoảng 6.6 lần, nếu chỉ nhìn vào con số này, ta thấy nó khá hấp dẫn, nhưng khi tôi làm một nghiên cứu về trung bình PER trong >5 năm qua, tôi lại nhận thấy P/E Forward này vẫn còn cao hơn mức trung bình của lịch sử.

Nguồn: finandlife

Tags: ,

Stocks

Sao lại phải ké theo Mutual Fund Elite?

by finandlife13/06/2014 16:00

Chúng tôi lại liên tục nhận những tin nhắn và cách phím hàng của đồng nghiệp và môi giới về việc Mutual Fund Elite mua vào một cổ phiếu nào đó. Tại sao thông tin một quỹ mua vào 1 cổ phiếu nào đó lại nóng sốt như vậy trên thị trường?

Trước tiên chúng ta nhìn lại chiến lược đầu tư của Mutual Fund Elite:

§     Đầu tư vào những cổ phiếu đang bị định giá thấp

§     Đầu tư vào những cổ phiếu có EPS tăng trưởng, cổ tức cao

§     Quỹ cũng chú trọng việc viếng thăm doanh nghiệp (company visit) và liên lạc định kỳ với lãnh đạo những doanh nghiệp mà quỹ đầu tư vào.

§     Quyết định đầu tư của quỹ là phụ thuộc vào công tác nghiên cứu và phân tích của chính bản thân quỹ

§     Và quỹ chỉ đầu tư bằng cách mua cổ phiếu và chờ cổ phiếu đó tăng giá để sinh lời chứ không bán khống…

Như vậy chiến lược đầu tư của quỹ xuất phát từ nghiên cứu phân tích đến xác minh để tìm ra những doanh nghiệp vừa tăng trưởng thu nhập vừa cổ tức cao và vừa bị định giá thấp (mặc dù Elite chỉ có một đại diện ở Việt Nam, và việc viếng thăm doanh nghiệp chỉ là hành động mang tính thủ tục, vì quyết định đầu tư hầu hết được đưa ra trước đó). Về cơ bản, cổ phiếu thỏa mãn tất cả những điều kiện này đều rất hấp dẫn để đầu tư. Và dường như chúng chỉ đồng thời xuất hiện ở những thị trường cận biên, vừa trải qua suy thoái như Việt Nam.

Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thôi thì vẫn chưa đủ độ “hot” để làm cộng đồng đầu tư phải săn đón thông tin mua bán của quỹ này đến thế. Một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng là cách mua vào cổ phiếu của quỹ. Hầu hết những quỹ khác đều âm thầm mua vào cổ phiếu và cố gắng không đẩy giá cổ phiếu, nhưng Mutual Fund Elite lại khác, họ mua dứt khoát, mua cho đủ số bất chấp việc đẩy giá lên. Và chính việc đẩy giá lên và mua cho đủ số này đã tạo ra 2 vấn đề quan trọng trong giao dịch ngắn hạn là tính thanh khoản và độ biến động giá. Thỏa mãn 2 tiêu chí này đồng nghĩa với việc chú ý của nhà đầu cơ tham gia thị trường.

Theo Vietstock, tính đến hết ngày 12/06/2014, giá trị đầu tư vào cổ phiếu niêm yết tại thị trường Việt Nam đã lên đến 1,300 tỷ đồng. Một con số không hề nhỏ.

Dưới đây là chi tiết những cổ phiếu đã được Elite mua và sỡ hữu.

STT

Mã CK

Tỷ lệ SH 12/06/14

Tỷ lệ SH 30/05/14

Ranking (1 to 5. 1 worst, 5 best)

1

GMD

7.02%

0.00%

3

2

VND

10.00%

0.00%

4

3

DIG

5.11%

0.00%

3

4

DPR

6.01%

0.00%

5

5

DXG

7.18%

0.00%

5

6

KDH

5.83%

6.05%

3

7

DQC

8.21%

5.06%

5

8

SJD

7.85%

7.58%

5

9

BIC

7.04%

0.00%

4

10

FCN

5.21%

0.00%

4

11

FIT

7.75%

0.00%

5

12

TTF

5.17%

6.43%

1

13

TIX

7.00%

0.00%

5

14

GDT

9.21%

0.00%

5

15

KSB

5.33%

0.00%

5

16

VPH

9.17%

0.00%

3

17

HAR

6.10%

0.00%

5

18

ACC

6.20%

0.00%

4

19

SCD

7.25%

0.00%

4

20

C21

5.18%

0.00%

5

21

EBS

9.96%

10.42%

4

Tôi đã từng đề cập đến chiến lược đầu tư của quỹ này 1 năm về trước trong bài viết “Đồng quan điểm với Mutual Fund Elite”. So với thời điểm đó, quy mô hiện tại đã lớn hơn nhiều và hầu hết những cổ phiếu họ đầu tư đều được chúng tôi xếp hạng 4 đến 5 sao (tức là những cổ phiếu tốt) trừ TTF, VPH, DIG, KDH, GMD.

Việt Nam vẫn hay bảo nhau “thóc lúa ở đâu, bồ câu ở đó”. Nếu Elite vẫn tiếp tục chiến lược đầu tư thú vị vào những cổ phiếu tốt và duy trì cách mua hàng của mình thì rất nhiều nhà đầu tư vẫn sẽ khoái “ké theo” quỹ này. 

Nguồn: finandlife

Tags:

Stocks

FIT|Cổ phiếu lướt sóng

by finandlife13/06/2014 09:35

Công ty Cổ phần Đầu tư F.I.T (Ticker: FIT) đã có sự cải thiện mạnh trong hệ thống đánh giá của chúng tôi. Đây là công ty hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư và tư vấn đầu tư. Kết quả kinh doanh thời gian qua khá ấn tượng. Theo đó, lợi nhuận năm 2013 tăng gần 300% so với 2012; và chỉ trong 1 quý (quý 1/2014) FIT đã tạo ra 32.6 tỷ đồng lợi nhuận ròng, gần bằng con số của cả năm 2013.

 

Biểu đồ 1: Kết quả kinh doanh theo năm

 

Biểu đồ 2: Kết quả kinh doanh theo quý

 

Theo giải trình của lãnh đạo doanh nghiệp, thành quả này nhờ công ty có những khoản đầu tư tốt và thoát khỏi thị trường đúng thời điểm.

Lợi nhuận chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn…

Biểu đồ 3: Đóng góp các phần trong kết quả kinh doanh theo quý

 

 Bảng chi tiết các khoản đầu tư ngắn hạn

 

Một số thông tin nổi bật gần đây của FIT…

FIT còn biết đến khi thông tin TSC chọn FIT làm đối tác chiến lược, thông tin đã giúp TSC tăng trần liên tục trong thời gian gần đây.

Một điểm khá thú vị khác, Mutual Fund Elite đã liên tục mua vào cổ phiếu này. Hiện Mutual Fund Elite đã sở hữu 2,684,000 CP FIT (tương đương tỷ lệ 7.75%).

Về diễn biến giao dịch cổ phiếu…

FIT có khối lượng giao dịch khá lớn, trung bình lên đến 1.6 triệu cổ phiếu/phiên. Rất phù hợp cho nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn, cần thanh khoản cao.

Hiện FIT đang phục hồi trở lại sau khi bị giảm mạnh sau vụ HD981. Nếu phục hồi về đỉnh cũ của tháng 04, upside sẽ là 29%.

 

Nguồn: finandlife|Khánh Analyst

Tags:

Stocks

HAG|Ký kết hợp tác kinh doanh với Vissan và Nutifood

by finandlife10/06/2014 08:54

Sau khi tham dự buổi ký kết hợp đồng hợp tác giữa HAG với Vissan và Nutifood vào chiều ngày 09/06/2014, analyst Khánh có một số cập nhật sau:

1.   Một số thông tin về dự án:

Dự án nuôi bò sữa, bò thịt tại Việt Nam, Lào, Campuchia

Trong đó:

Hoàng Anh Gia Lai đảm nhiệm nuôi bò

          Vissan đảm nhiệm giết mổ và tiêu thụ bò thịt

          Nutifood đảm nhiệm chế biến và tiêu thụ sữa

2.    Phần phát biểu của Cty Nutifood

Thị trường bò sữa, bò thịt tại Việt Nam hiện nay

Theo Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc, hiện nay Việt Nam có 30% trẻ em suy dinh dưỡng

Chiều cao chung Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia trên thế giới

Hiện nay nguyên liệu sữa đang nhập ngoại chủ yếu, mục tiêu của Hợp tác kinh doanh này cung cấp sữa tươi nguyên chất 100%

--

Nhà máy xử lý sữa rộng 100 hecta, cách trang trại 40 km.

Máy móc: Nhập khẩu Đức, Thụy Điển

Vốn:

Tử năm 2014-2015: 3500 tỷ đồng, sản lượng 290 triệu lít sữa/ năm. Q3/2014 khởi công xây dựng

Từ năm 2015- đi: 1500 tỷ đồng, sản lượng mục tiêu 500 triệu lít sữa/ năm

Mục tiêu của Bộ Công Thương đặt ra cho tiêu dùng sữa người dân Việt Nam

2015 : 21 lít sữa/ người/năm

2020: 27 lít sữa/ người/năm

Hiện nay, tiêu thụ sữa chỉ mới đáp ứng 30% mục tiêu của Bộ Công Thương.

3.    Phần phát biểu của Cty Vissan

Hiện nay Vissan chủ yếu nhập bò sống từ Úc về giết mổ

Số lượng bò Việt Nam trước đây đáp ứng được khoảng 7 triệu con, nhưng nay chỉ còn 5 triệu con.

Bò vàng Việt Nam: 250 kg/con

Bò Úc (môi trường miễn dịch): ~ 500-600 kg/con

Mỗi công ty hợp tác trên lợi thế mình có. (Kinh nghiệm và thị trường, cánh đồng)

4.   Phần phát biểu của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL)

Đây là dự án rất quan trọng đối với Hoàng Anh Gia Lai,

Tại sao 3 công ty hợp tác ?

Theo ông Đức, đánh giá đây là một liên minh mạnh với 3 công ty đang kinh doanh tốt trên mỗi lĩnh vực của mình.

Vissan: Đơn vị giết mổ có vị thế trên khắp cả nước.

Ông Đức gặp ông Mười (Vissan) đàm phán trong 3 tháng, Nutifood quen biết qua tài trợ giải U19.

Đất đai

Theo ông Đức, HAGL hiện có 100.000 hecta đất tại Lào, Campuchia và Việt Nam.

Với lợi thế “không có nơi nào có đươc”: bằng phẳng và nhiều sông ngòi.

Thể hiện qua: Năng suất mía cao gấp đôi.

HAGL hiện có 100.000 hecta đất, trong đó 70.000 hecta đã sử dụng (44.500 hecta cao su, 10.000 hecta mía, 12.300 hecta cọ, 5.000 hecta bắp), còn 30.000 hecta còn lại sẽ được sử dụng trồng bắp, cỏ.

Giống:

Bò thịt nhập từ : Đông Bắc Thái Lan, Darwin từ Úc

Bò sữa nhập từ: New Zealand, Mỹ

Công nghệ:

Từ Israel với chuyên gia Isereal; không phải từ Úc, Mỹ vì sản lượng từ Israel cao nhất thế giới.

Đảm bảo 45 lít/ ngày, cao hơn từ TH True Milk 25 lít/ngày.

Quản lý bò trên một hệ thống máy chủ, biết sức khỏe và trạng thái của mỗi con bò.

Lợi thế dự án:

Theo ông Đoàn Nguyên Đức:

Nguyên liệu có sẵn, đất, đồng cỏ, kinh nghiệm nông nghiệp phong phú, kinh nghiệm Nông nghiệp công nghệ cao (mục tiêu giá bò bằng ½ giá bò trong nước). Đã có sẵn vốn và chuẩn bị nhân công.

Khi nuôi bò, 75% - 80% giá thành chăn nuôi bò là từ thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, HAG tự chủ 100% thức ăn nuôi bò: mía, xỉ đường, bắp, cọ dầu, cỏ.

Theo ông Đức, lượng thức ăn đó có thể đạt sản lượng nuôi 300.000 con bò. Và vì có thể tự cung cấp hoàn toàn thức ăn cho bò nên dự án hầu như không có rủi ro.

Tiết kiệm 300 tỷ đồng/năm/100.000 con bò... từ tiền bón phân cho cây cao su (Dùng phân bò thay)

==

Một số thông tin thêm qua trả lời báo chí:

Tổng vốn: 11 000 đến 12000 tỷ đồng

Trong đó: HAGL chiếm một nửa vốn, còn lại là Vissan và Nutifood.

Giai đoạn 1 cần 3200 tỷ.

Ngân hàng Eximbank đang thẩm định và dự định tài trợ dự án này.

Sản lượng:   236 000 con bò (116 000 con bò sữa, còn lại bò thịt)

Đất nhà máy sữa: Uỷ ban tỉnh Gia lai đã cho phép

HAGL: đã khởi công

Khi nào có bò đầu tiên:

Bò thịt:

7 tháng sau kể từ ngày 16/6 sẽ có bò thịt tung ra thị trường.

Bò đã nuôi 18 tháng tuổi trở lên, nuôi thêm 7 tháng nữa ( mỗi ngày tăng trọng 1.0 -> 1.4 ký), sau 7 tháng kỳ vọng đạt 500 kg.

Bò sữa:

Tháng 10 mới nhập:

Nhà máy tháng sau khởi công (8/2015 mới xong), sau 13 tháng sẽ có sữa.

Về giá bán:

HAGL tuyên bố có thể áp đặt được giá thị trường như đã thực hiện với Bất động sản và đường.

Giá bò úc hiện nay 3.2 USD/kg, giá bò dự án làm ra là 1USD/kg.

Ước tính lợi nhuận

Bầu Đức tuyên bốm có thể đạt 30-50 triệu USD lợi nhuận từ chương trình nuôi bò thịt

Bò sữa vì phức tạp nên chưa ước tính.

 

VFS Research

Tags:

Stocks

Dự báo kết quả Review ETFs Quý 2 năm 2014

by finandlife03/06/2014 08:36

Quỹ Market Vector Vietnam ETFS - VNM

Kết quả sàng lọc và dự đoán của VFS:

Sử dụng dữ liệu giá đóng cửa, %Room nước ngoài còn lại ngày 30/05/2014, kết quả sàng lọc của chúng tôi như sau:

-          Mã vi phạm (loại ra): Không có

-          Mã đủ điều kiện thêm vào: Không có (IJC thiếu điều kiện thanh khoản kì T8 – T11/2013, mặc dù tương tự như trường hợp của MSN & PVT kì trước vẫn được quỹ thêm vào danh mục, tuy nhiên kì trước danh mục của quỹ chỉ có 24 mã nên quỹ bắt buộc phải thêm vào cho đủ 25 mã. Kì này danh mục có 26 mã do đó khả năng IJC được thêm vào kì này là không cao)

Các kịch bản có khả năng xảy ra:

-          Kịch bản 1: Không thêm không loại mã nào (xác suất cao).

-          Kịch bản 2: Thêm IJC (xác suất thấp).

Bên cạnh đó, trong kì có sự kiện STB nới room cho nhà đầu tư nước ngoài từ 10% à 30%. Nhiều khả năng quỹ sẽ điều chỉnh tỷ lệ có thể đầu tư của STB trong kì này, điều này sẽ dẫn tới nhiều xáo trộn trong tỷ trọng của các mã. 

Lịch cơ cấu lại Quý 2/2014:

-          Ngày chốt số liệu sàng lọc: 30/05/2014

-          Ngày công bố danh mục mới: 13/06/2014

-          Ngày danh mục mới có hiệu lực: 20/06/2014.

  

*Lưu ý: Ngày 11/06/2014 mới là ngày chốt dữ liệu giá, %room nước ngoài, %Free float để rebalancing danh mục. Do đó bảng tính trên chưa loại bỏ biến động của những dữ liệu này từ nay đến ngày 11/06/2014. Khối lượng mua (bán) dự kiến có thể sẽ có nhiều thay đổi so với bảng tính trên.

 

Quỹ DB FTSE Vietnam Index - FTSE

Kết quả sàng lọc và dự đoán của VFS:

Sử dụng dữ liệu giá đóng cửa, %Room nước ngoài còn lại ngày 30/05/2014, kết quả sàng lọc của chúng tôi như sau:

-          Mã vi phạm (có thể bị loại): PET (Vi phạm điều kiện vốn hoá nằm ngoài độ bao phủ 92% vốn hoá đầy đủ toàn thị trường).

-          Mã có khả năng thêm vào: HVG.

Bên cạnh đó, tương tự quỹ VNM, nhiều khả năng FTSE cũng sẽ điều chỉnh investable weight của STB từ 15% lên 30% trong kì cơ cấu này (dữ liệu lịch sử của chúng tôi cho thấy investable weight của STB từng bị hạ từ 30% xuống 15% trong kì review tháng 6/2012 khi phát sinh sự kiện STB hạn chế room cho nhà đầu tư nước ngoài từ 30% xuống còn 15% trong kì review đó.

Lịch cơ cấu lại Quý 2/2014:

-          Ngày chốt số liệu sàng lọc: 30/05/2014

-          Ngày công bố danh mục mới: 06/06/2014

-          Ngày danh mục mới có hiệu lực: 20/06/2014.

  

*Tỷ trọng hiện tại của các cổ phiếu trong rổ tính đến hết ngày 27/05/2014 

Nguồn: finandlife|VFS Research

Tags: ,

Economics | Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu