Đọc giúp bạn|Dùng OFFSHORE như thế nào

by Michael11/05/2016 08:28

Đọc qua một loạt tên tuổi Việt Nam trong panama paper và Offshore leaks mà ko thấy một tên tuổi nào của công nghệ, thật là buồn vì thứ nhất, công nghệ ít người có tiền quá và thứ hai, công nghệ lại là cái dễ tận dụng offshore nhất.

Hãy thử tưởng tượng, bạn có một công ty công nghệ, nghĩ ra 1 sản phẩm và bán nó online trên toàn cầu. Khi đó, một cty offshore ở BVI, Cayman hay là Panama sẽ có lợi thế nào?

Nếu mở cty trong nước, đặt hàng SP hết $100, chi phí hoạt động hết $100, bán sản phẩm được $300, lãi $100 và phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp $30. Bạn sẽ còn lại $70.

Nào, nếu bây giờ ta mở thêm cái offshore, chuyên để bán hàng online đi khắp toàn cầu. Cty này sẽ "mua bản quyền" công nghệ của cty trong nước với giá $100, vẫn đặt hàng nhà SX hết $100 cho SP và vẫn thu $300 từ người mua hàng.

Khi đó, cty trong nước của bạn sẽ có doanh thu $100 và chi phí hoạt động là $100. Tức là kinh doanh hoà vốn, không phải đóng thuế. Còn công ty offshore thì lại vẫn lãi $100 nhưng cũng ko phải đóng thuế vì đc setup ở Tax Haven như Panama, BVI, Cayman..v.v...

Nếu số tiền lãi này dược chia cổ tức lại cho bạn thì bạn vẫn phải đóng thuế như thường, tuy nhiên, cái hay nó lại nằm ở chỗ này. Nếu bạn "tái đầu tư" số tiền lãi đó thì sẽ được "hoãn" thuế. Nếu cứ tiếp tục làm như vậy thì bạn sẽ "hoãn" thuế mãi mãi.

Giả sử mỗi năm lãi của bạn là $1mil, bạn tái đầu tư liên tiếp và annual return là 20% đi thì sau 10 năm, công ty offshore của bạn sẽ có $26mil, trong khi nếu đặt toàn bộ cty ở trong nước (với 30% thuế thu nhập doanh nghiệp) thì sau 10 năm bạn chỉ có $13.5 mil

Điều đó có nghĩa là sau 10 năm, bạn có gấp đôi số tiền nếu thành lập offshore, nói cách khác, bạn "đẩy" được lãi trung bình lên thành $2.5mil/năm thay vì $1mil/năm. HUỶ DIỆT!!!!

Lợi ở chỗ bạn có thể "hoãn" thuế chứ không phải là "trốn" thuế.

HỆ THỐNG NHƯ TRÊN LÀ HOÀN TOÀN HỢP PHÁP (legit). Chính vì vậy, như các bạn thấy đó, không phải ai có tên trong Panama Paper là phạm pháp đâu. Họ chỉ phạm pháp khi nguồn gốc số tiền của họ không hợp pháp thôi.

PS: Nhân dịp Panama Paper và Offshore Leaks hit Vietnam có vài dòng về một cách đơn giản nhất (trong rất nhiều cách) dùng offshore structure để có lợi cho doanh nghiệp. Còn rất nhiều mục đích khác nữa khi dùng offshore có lợi hơn nhiều nhưng structure tương đối phức tạp, ko dễ hiểu, để khi nào có dịp chia sẻ sau.

 

Namster Do, fb

Tags:

Economics

BPC – Công ty bao bì xi măng Bỉm Sơn

by Michael10/05/2016 16:51

Công ty này được thành lập với sự góp vốn chủ yếu của Tổng Cty Công nghiệp xi măng Việt Nam (chiếm 55.5%, nguồn Fiinpro), công ty Vicem bao bì Bỉm Sơn góp 7%, ban lãnh đạo nắm 14%.

Vốn điều lệ 38 tỷ, vốn chủ 90 tỷ, tài sản 186 tỷ, 80% trong đó là phải thu, chủ yếu là cho mấy anh/chị/cô/dì/chú/bác/cha/mẹ xi măng như Vicem Bỉm Sơn, Bút Sơn…

Mỗi năm sinh lãi sau thuế ổn định ở mức 8 đến 10 tỷ. Trong 8 đến 10 tỷ lợi nhuận sau thuế đó, công ty trích quỹ khen thưởng và phúc lợi 3 tỷ, chia cho cổ đông 3 tỷ, còn lại trích các quỹ.

Quỹ lương 1 năm ngốn của công ty 30 tỷ.

Điểm nhấn 2016, doanh thu sure sẽ tăng vì ngành xây dựng đang tăng chóng mặt, quý 1 doanh thu tăng 43% so với cùng kỳ, nhưng đi kèm với doanh số tăng là việc bán nợ cho các anh/chị/cô/dì/chú/bác/cha/mẹ ở trên cũng tăng theo tương ứng. Nhưng sự tăng trưởng của doanh thu lại kỳ vọng tạo nên con số lợi nhuận đẹp đẽ hơn, EPS F có thể >3k (nếu tính phần điều chỉnh sau trích quỹ khen thưởng phúc lợi cho các bố, chỉ còn 2.6k, là đã tính phần mặc may nhờ hưởng thuế suất rẻ hơn 2% của 2016 rồi nhé).

Gợi ý: Bác nào thích M&A thì bảo Tổng Xi Măng bán lại phần vốn, tái chín và cắt hết mấy cái chi phí cao kia đi, lòi ra 1 đống lãi ngay.

 

Finandlife

Tags:

Stocks

GAS

by Michael05/05/2016 16:51

Tags:

Stocks

Sản xuất phục hồi, VNIndex 610?

by finandlife04/05/2016 08:50

04/05/2016

§  Thông điệp chính sách mới của ECB, Fed, BOJ

§  Sản xuất phục hồi mạnh trong tháng 4

§  Bảo hiểm, tài nguyên cơ bản, điện nước xăng dầu khí đốt giúp VNIndex vượt 580

§  VNIndex thử thách 610

§  Cổ phiếu tuần qua: HBC, Nhóm cổ phiếu ngành cao su tự nhiên

 

Diễn biến một số chỉ số quan trọng

Thế giới

Thông điệp chính sách theo hướng giữ nguyên lãi suất của ECB, Fed và BOJ trong 2 tuần cuối tháng 4 vừa qua giúp dòng tiền tiếp tục nán lại tìm kiếm cơ hội sinh lãi ở những thị trường cận biên, mới nổi trong đó có Việt Nam.

21/4, ECB quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay ở mức 0.25%, lãi suất tái cấp vốn ở mức 0% và lãi suất tiền gửi -0.4%. Trong bối cảnh các ngân hàng Châu Âu gặp nhiều khó khăn, và nhà đầu tư kỳ vọng ECB tiếp tục kích thích kinh tế, quyết định này ảnh hưởng đến đồng EUR theo hướng EUR lên giá.

27/4, Fed giữ nguyên lãi suất cơ bản trong khung 0.25% đến 0.5%. Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ hồi phục vững chắc, nhà đầu tư kỳ vọng Fed sớm tăng lãi suất, quyết định này sẽ làm đồng USD mất giá.

28/4, BOJ quyết định giữ nguyên lãi suất và hoãn mở rộng chương trình mua lại tài sản. Trong bối cảnh, kinh tế Nhật còn khó khăn, nhà đầu tư kỳ vọng vào một đợt kích thích kinh tế mới, quyết định này đã làm các thành viên thị trường thất vọng, và ngay lập tức đẩy đồng Yên tăng giá mạnh.

§  US Dollar Index: 92.55 (-2.1%), giảm mạnh so với ngày 21/4

§  Đồng Yên Nhật: 106.4 (+3.1%), tăng mạnh so với ngày 21/4

§  Giá dầu WTI: 44.75 USD/thùng (+5%), tăng mạnh so với ngày 21/4

§  Giá vàng: 1,291.8 USD/Ounce (+2.6%), tăng mạnh so với ngày 21/4

§  Chứng khoán Mỹ, DJI: 17,891.2 (-1.1%), giảm so với ngày 21/4

§  Shanghai Composite, SSEC: 2938.3 (-0.5%), giảm nhẹ so với ngày 21/4

§  Chỉ số đồng EUR 1.152 (+2.1%), tăng mạnh so với ngày 21/4

Trong nước

Khối ngoại bán ròng 418.8 tỷ từ 21/4 đến 29/4, nếu loại VIC, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng 163 tỷ.

PE: 13.7, tăng mạnh so với ngày 21/4

DIY: 2.98%, thấp hơn so với 3.83% ngày 21/4

1.   Sản xuất phục hồi mạnh trong tháng 4

Sự hồi phục của giá cả các nguyên liệu, hàng hóa đặc biệt là dầu thô, sắt thép,… đã tạo nên bức tranh kinh tế đẹp đẽ hơn trong tháng 4. Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng từ 50.7 lên 52.3, đây mà mức cao nhất trong 9 tháng, cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang mở rộng với nhịp độ rất tốt. Sản lượng và số lượng đơn hàng mới tăng, việc làm cải thiện và giá cả đầu vào tăng mạnh. Lạm phát tăng trở lại khá vững chắc, sau khi tạo đáy ở mức 0% vào tháng 9 và 10 năm 2015, chỉ số CPI đã liên tục tăng trở lại, đến hết tháng 4, lạm phát đã đạt mức 1.89%, về mặt lý thuyết, lạm phát tăng trở lại một cách vừa phải cho thấy nền kinh tế khỏe mạnh hơn.

Biến số gây nhiều lo lắng cho giới đầu tư trong thời gian gần đây là lãi suất, cũng đã có sự điều chỉnh giảm cuối tháng 4, sau phát biểu của Thủ Tướng và Thống Đốc. Theo đó, Vietcombank, Vietinbank, BIDV đã tuyên bố giảm lãi suất cho vay, lãi suất bình quân liên ngân hàng cũng giảm mạnh, về mức thấp trong nhiều tháng. Lãi suất giảm còn hàm chứa thông điệp kích cầu kinh tế trong thời gian tới, đây là một điểm cộng cho giới đầu tư chứng khoán.

Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, Andrew Harker, tại Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, nói: "Thời kỳ phát triển yếu kém gần đây của lĩnh vực sản xuất Việt Nam có vẻ như đã kết thúc, như đã thể hiện qua dữ liệu PMI mới nhất cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ nhất của sức khỏe lĩnh vực sản xuất kể từ tháng 7 năm ngoái. Điểm đặc biệt cần lưu ý là số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh. "Thời kỳ áp lực lạm phát yếu gần đây dường như cũng đã kết thúc, với giá cả đầu vào trong tháng 4 đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong thời gian 20 tháng."

Biểu đồ 1: Chỉ số PMI

2.   Bảo hiểm, tài nguyên cơ bản, điện nước xăng dầu khí đốt,… là những đầu tàu giúp VNIndex vượt vùng 570-580.

Kết quả kinh doanh quý 1 ấn tượng của nhóm ngành bảo hiểm, đặc biệt là BVH (+30%yoy), sự trỗi dậy của nhóm cổ phiếu sắt thép và nhóm cổ phiếu xăng dầu khí đốt… đã tác động lan tỏa tích cực lên toàn thị trường, giúp VNIndex vượt vùng 570-580 thành công.

Biểu đồ 4: Biến động giá các nhóm ngành trong tuần qua, ngành bảo hiểm

Biểu đồ 5: Biến động giá nhóm ngành tài nguyên cơ bản, điện nước xăng dầu khí đốt

3.   Thử thách mới 610

VNIndex tạo mẫu hình vai đầu vai ngược, với mục tiêu gần nhất 610 điểm. Chúng tôi nghiêng về kịch bản mốc 610 sẽ dễ dàng đạt được trong những ngày sau lễ.

Mặc dầu, sự tăng điểm của Index không đi kèm với sự cải thiện khối lượng giao dịch nhưng các chỉ báo động lượng cho thấy sự tích cực và đà tăng ngắn hạn đang được củng cố.

Cùng với đó, khi phân tích các thành phần đóng góp chính vào VNIndex, chúng tôi nhận thấy các yếu tố cơ bản đang hỗ trợ cho nhóm ngành bảo hiểm, dầu khí, tài nguyên cơ bản, hàng tiêu dùng… Do vậy, xu hướng tăng điểm có tính tin cậy khá cao trong giai đoạn này.

4.   Cổ phiếu tuần qua

HBC: Cập nhật nhanh

Trong bối cảnh công ty đang thi công và trúng thầu mới hàng loạt dự án lớn có giá trị lớn trong thời gian gần đây, chúng tôi đánh giá upside tăng trưởng của HBC còn nhiều và việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 252 tỷ trong năm 2016 (tăng gấp 3 lần so với năm 2015) của công ty là có cơ sở để hoàn thành. Với tiềm năng lớn và kết quả kinh doanh quý 1/2016 rất tốt, chúng tôi khuyến nghị mua vào HBC với giá mục tiêu ngắn hạn đạt 24,000 đồng, tương đương tỷ suất sinh lợi đạt 31%/12 tháng.

Cập nhật ngành cao su tự nhiên

Xu hướng giá cao su phục hồi tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành sẽ có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, sự tăng giá cao su trong thời gian gần đây vẫn chưa thực sự vững chắc, giá trung bình vẫn thấp hơn so với cùng kỳ. Do đo, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi đối với các doanh nghiệp ngành cao su. Trong đó, DPR, PHR và TRC là những công ty có quy mô cũng như hiệu quả hoạt động nổi bật so với các doanh nghiệp khác, đồng thời hoạt đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu sẽ là lợi thế của doanh nghiệp khi thị trường cao su phục hồi.

Theo IBSC

Tags: , ,

StockAdvisory | Stocks

[PMI] Thời kỳ yếu kém sản xuất đã qua

by Michael03/05/2016 08:00

“Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là khai thác tài nguyên cơ bản và xuất khẩu thô, do vậy, không lạ khi đồng USD yếu, chỉ số commodity toàn cầu tăng cổ vũ cho các doanh nghiệp trong nước. Và với bản chất thích leverage cao, các doanh nghiệp Việt tha hồ tận hưởng thời kỳ lợi nhuận khủng, dù bản chất chỉ là lợi nhuận từ speculation.”

Micheal

·                     Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh hơn

·                     Việc làm tăng sau khi giảm trong tháng 3

·                     Chi phí đầu vào tăng nhanh hơn thành mức cao của 20 tháng

Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, Andrew Harker, tại Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, nói: "Thời kỳ phát triển yếu kém gần đây của lĩnh vực sản xuất Việt Nam có vẻ như đã kết thúc, như đã thể hiện qua dữ liệu PMI mới nhất cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ nhất của sức khỏe lĩnh vực sản xuất kể từ tháng 7 năm ngoái. Điểm đặc biệt cần lưu ý là số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh. "Thời kỳ áp lực lạm phát yếu gần đây dường như cũng đã kết thúc, với giá cả đầu vào trong tháng 4 đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong thời gian 20 tháng."

 

Finandlife

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu