Giá trị doanh nghiệp 'Enterprise Value (EV)'

by finandlife15/09/2016 08:15

Yara-Vfpress.vn, wallstreetprep

Giá trị doanh nghiệp (Enterprise value) & các chỉ số liên quan, ví dụ như EV/EBITDA là 1 chỉ số rất quen thuộc với dân Investment Bankers, Analysts & investors theo trường phái phân tích cơ bản. EV là số tiền phải bỏ ra để mua toàn bộ vốn cổ phần + nợ vay của doanh nghiệp. Thay vì dùng các chỉ số phổ thông như PE, phát biểu: “Công ty A có EV/EBITDA = 5, trong khi trung bình ngành là 7, quá rẻ” nghe có vẻ hoành tráng & trí tuệ hơn hẳn J (nhưng tiếc là phát biểu không đúng cho mọi trường hợp).

Về công thức tính,

Enterprise Value = giá thị trường của Equity + Vay ngắn hạn + Vay dài hạn + Lợi ích cổ đông thiểu số + Giá trị thị trường cổ phiếu ưu đãi - Tiền và tương đương tiền.

Nếu theo toán học thì càng tăng debt & giảm cash sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp lên. Nhưng như vậy có hợp logic không?

Hãy bỏ qua những thuật ngữ phứt tạp về minority interest, preferred stock, dùng công thức đơn giản EV= Equity value (QV) + Net Debt (ND). Giả sử bạn định mua 1 căn nhà giá 5 tỉ, trong đó bỏ ra 1 tỉ vốn & vay thêm 4 tỉ. Như vậy EV của căn nhà là 5 tỉ, còn QV là 1 tỉ. Equity value chỉ thể hiện giá trị của số vốn bạn bỏ vào kinh doanh. Lãi vay đang rẻ, bạn tranh thủ vay thêm 1 tỉ mông má lại căn nhà để bán được giá hơn. Ngay sau khi vay, debt tăng lên 1 tỉ & cash cũng tăng lên 1 tỉ, còn giá trị căn nhà có tăng lên không? Hiển nhiên là không, vì tiền vay vẫn nằm trong tài khoản ngân hàng, chưa ảnh hưởng gì đến giá trị căn nhà. Bây giờ bắt đầu rút tiền ra sơn sửa lại nhà, debt vẫn là 5 tỉ, trong khi đó cash đã ít đi, vì vậy net debt đã tăng lên và giá trị căn nhà bạn đã thay đổi. Câu hỏi ở đây là EV của căn nhà thay đổi như thế nào?

Trường hợp thứ nhất, bạn sửa nhà hết 1 tỉ và bán căn nhà được đúng 6 tỉ. Như vây EV căn nhà đã tăng 1 tỉ so với ban đầu, nhưng QV của bạn chẳng tăng đồng nào. Bán nhà 6 tỉ, trả nợ 5 tỉ, bỏ túi đúng bằng 1 tỉ vốn ban đầu. Tương tự, nếu bạn sửa 1 tỉ & bán được 6.5 tỉ, nghĩa là khoản vay 1 tỉ để sửa nhà đã giúp EV tăng 1.5 tỉ & QV tăng được 500 tr. Tệ nhất là sửa nhà hết 1 tỉ mà chỉ bán được 5.5 tỉ, vậy là lỗ mất 500tr.  

Enterprise value & equity value được sử dụng rất thường xuyên khi định giá doanh nghiệp. Khi bạn muốn chiết khấu dòng tiền để định giá doanh nghiệp, có thể định giá enterprise value bằng cách tính Free CF to Firm & chiết khấu bằng WACC, hoặc định giá trực tiếp equity bằng cách tính Free CF to Equity & chiết khấu bằng cost of equity. Hiểu rõ bản chất của EV & equity sẽ giúp bạn dùng đúng free cash flow & discount rate trong model của mình. Ngoài ra, khi so sánh các doanh nghiệp bằng các chỉ số EV/EBITA, PE… hiểu đúng bản chất của enterprise value & equity value sẽ giúp bài valuation logic & chặt chẽ hơn.

Tags:

Economics | StoriesofLife

Có một thứ hạnh phúc gọi là hi sinh - Phần 1

by Life14/09/2016 11:06

Hi sinh

Là một cô gái từ tỉnh lẻ ra thành phố học tập và sinh sống, điều kiện gia đình không cho cô được một cuộc sống sung túc như bao người. Ngoài giờ học ở trường, cô phải quần quật cả ngày với công việc làm thêm để kiếm tiền trang trải cho chi phí sinh hoạt. Bất cứ một cô gái nào ở cái tuổi 20 như cô cũng đều đầu tư cho ngoại hình của mình từ quần áo, giày dép đến tóc tai. Bởi lẽ con gái tuổi 20 là con gái thích làm đẹp. Nhưng với riêng cô, mọi thứ bình thường đó trở nên rất xa xỉ. Cô không có lấy một khoản chi phí nào để chăm chuốt cho bản thân mình. Cô đơn giản từ cách ăn mặc, đơn giản đến mức mọi người gán cho cô cái mác quê mùa.

Cô bán sức lực để mua lấy cái ăn cái mặc, thời gian cô dành cho việc học là những lúc đêm đã về khuya. Đó là lý do vì sao đôi mắt cô luôn thâm quầng với dáng vẻ mỏi mệt. Cô thiếu thốn nhiều thứ so với mọi người nhưng cô không cảm thấy cuộc đời này bất công. Cô cho rằng mỗi một mảnh đời dù sướng dù khổ đều có một lý do cho sự tồn tại của nó. Bù đắp cho những thiệt thòi của cô, định mệnh đã mang đến cho cô một người con trai yêu thương cô nhiều không đếm hết. Anh ấy đẹp trai, học giỏi, được nhiều người ái mộ, và yêu cô hơn bất cứ ai trên đời. Dù lời ra tiếng vào, những lời chê bai cô nhiều đều đặn mỗi ngày cho cái sự khập khiễng giữa cô và anh. Nhưng tình yêu chân thành của anh đã tiếp thêm sức mạnh giúp cô có thể đứng vững bên cạnh anh giữa hàng ngàn lời đồn đại. Cô và anh yêu nhau, cùng nhau hướng đến cái đích của hạnh phúc.

Anh là người đầu tiên khiến cho cô cảm nhận được sự rung động của trái tim. Cô yêu anh bằng tất cả những gì cô có, một tình yêu non nớt, nhỏ bé nhưng mãnh liệt. Bằng cách này hay cách khác, cô cố gắng mang đến niềm vui cho anh trong khoảng thời gian ít ỏi mỗi ngày của mình. Họ yêu nhau giữa sự thiếu thốn vật chất, bên cạnh họ chỉ có tình cảm là đủ đầy.

Cuộc sống khó khăn đã biến một cô gái vốn nhỏ nhắn yếu đuối ngày càng trở nên tiều tụy. Cô vùi mình vào công việc để bươn chải đến mức có nhiều ngày cô còn không có thời gian để ăn uống. Cô lại phải thường xuyên gồng mình chống chọi lại các cơn đau đầu dữ dội, đêm về vật lộn với sự nhức mỏi, ê ẩm toàn thân. Anh không khỏi đau xót khi nhìn thấy gương mặt xuống sắc cùng dáng vẻ xanh xao của cô. Anh muốn chia sẻ tiền lương của mình để cô bớt đi thời gian làm thêm, anh muốn gánh bớt cho cô sự mệt nhọc nhưng cô từ chối tất cả. Cô muốn sống bằng chính sức lao động của mình, bằng những đồng tiền mình tự làm ra, cô không muốn mang ơn ai, dù anh là người mà cô xác định sẽ lấy làm chồng và chung sống suốt đời này.

- Lâu lâu anh mua bánh mỳ cho em ăn như thế này là được rồi!

Cô vừa gặm ổ bánh mỳ anh mang sang lúc 10h tối vừa cười vừa nói. Anh thừa biết cô đi làm về mệt sẽ bỏ bữa nên tối nào anh cũng sang nhắc nhở, hôm thì anh mua đồ ăn sẵn hôm thì anh tự nấu cho cô. Anh chỉ biết giữ sức khỏe cho cô bằng cách đó dù chẳng làm vơi bớt đi được những gánh nặng mà cô phải mang trên vai mỗi ngày.

- Ăn uống kiểu như vậy làm sao em đủ sức mà sống? – Anh càm ràm trong lo lắng.

- Em khỏe như siêu nhân ấy, anh khỏi lo!

Cô lè lưỡi cười trừ, nét đáng yêu vẫn nổi bật lên trên gương mặt đang dần nhợt nhạt đó. Anh xoa đầu rồi ôm chặt lấy cô, cô biết anh cảm thấy bất lực như thế nào khi cô từ chối mọi sự giúp đỡ từ anh. Cô cũng dần đuối sức với mớ bòng bong của cuộc sống đang bủa vây lấy cô.

Có nhiều lần cô đã ngã lăn ra đất và cảm thấy tức ngực khó thờ. Có lúc lại bị chảy máu cam một cách kì lạ. Cô nghĩ có lẽ mình bị suy nhược cơ thể,chỉ cần nghỉ ngơi tí sẽ khỏe lại ngay. Thế là cô để mặc tình trạng cơ thể đang xấu dần đó và vẫn bán mạng chạy theo những đồng tiền để nuôi sống bản thân cô.

Một ngày, cô ngất xỉu và nằm sóng soài trên sàn nhà khi đang làm thêm tại quán café. Mọi người đưa cô vào bệnh viện mà không ai liên lạc với anh vì điện thoại cô bỏ quên ở nhà.

- Cháy hãy liên lạc với người thân để làm thủ tục nhập viện! – Bác sĩ nói khi cô vẫn còn nằm trên giường bệnh đợi chờ từng giọt nước gì đó chuyền vào người.

- Cháu bị gì vậy bác sĩ?

- Cháu bị ung thư máu, bệnh do di truyền. Tại sao cháu không đi khám sớm để được chữa trị mà để đến bây giờ?

Cô bất thần và hoảng hốt không tin vào những gì mình nghe thấy. Mẹ cô cũng đã qua đời ở tuổi ba mươi vì căn bệnh này, nhưng không ai nói cho cô biết bệnh có thể di truyền.

- Cháu có thường xuyên đau đầu, nhức mỏi, khó thở và còn chảy máu cam không?

- Dạ có… - Cô lắp bắp

- Thế tại sao không đến bệnh viện để khám?

- Cháu tưởng do cháu làm việc quá sức nên mới bị như vậy…

- Đó là dấu hiệu của bệnh ung thư máu. Vì để quá lâu nên đã chuyển sang giai đoạn cuối rồi. Cháu mau liên lạc với gia đình để làm thủ tục nhập viện. Ít nhất cũng có thể kéo dài được 1 năm nếu điều trị tốt. Còn nếu không thì cháu chỉ còn khoảng hơn 1 tháng nữa thôi.

Hai hàng nước mắt dâng trào trong đau đớn khi bác sĩ vừa quay lưng đi. Trước mắt cô giờ này chỉ toàn là một màu đen u uất. Cô mồ côi cha từ năm lên sáu vì tai nạn giao thông. Hai năm sau đó mẹ cô cũng rời xa cô vì căn bệnh ung thư quái ác, để lại cô côi cút sống với bà ngoại ở dưới quê. Bác sĩ bảo cô liên lạc với người thân thì cô biết gọi cho ai bây giờ. Bất giác cô nghĩ đến anh, cô toan đi mượn điện thoại để gọi cho anh. Lúc này, cô cần có anh bên cạnh hơn bao giờ hết, cô không tự đứng vững bằng đôi chân của mình nữa rồi. Nhưng một luồng suy nghĩ khác đã khiến cô ngưng ý định gọi cho anh lại. Cô xin xuất viện trước sự can ngăn của bác sĩ và đồng nghiệp trong quán café đã đưa cô vào đây. Nhưng cô đã có một quyết định cho cuộc sống của riêng mình, cô không thay đổi.

Cô về đến phòng trọ, từ xa cô đã nhìn thấy hình ảnh quen thuộc đứng đợi trước cửa phòng với bọc đồ ăn gì đó trên tay.

- Sao em về trễ thế? Điện thoại mãi cũng không bắt máy!

Cô ôm chầm lấy anh, cố giấu đi những giọt nước mắt trong nụ cười gượng gạo không thành tiếng:

- Em có tí chuyện, em xin lỗi…

- Thôi vào nhà đi. Anh có mua phở cho em này!

Nói rồi anh đón lấy chùm chìa khóa cô vừa móc trong túi xách để mở cửa và dìu cô vào trong phòng. Đêm đó cô đã giữ anh lại rất lâu bên cạnh mình. Cô nói về những câu chuyện chẳng đầu chẳng đuôi, cô ôn lại những kỉ niệm của hai người, bất kì thứ gì cô nghĩ đến trong đầu lúc đó. Họ đã ngồi cạnh nhau như thế và nói về những chuyện không có điểm dừng.

Ngày hôm sau, cô báo với anh là phải về quê có chuyện cần giải quyết. Anh đã đèo cô ra bến xe. Anh đã chẳng nhận ra ánh mắt khác lạ của cô khi chào tạm biệt anh. Anh vẫy tay tiễn cô đi mà không hay biết rằng cô sẽ chẳng bao giờ trở lại.

Cô về quê thăm ngoại và đi tìm một khoảng bình yên cho riêng mình. Cô ngẫm nghĩ lại chuỗi ngày ngắn ngủi mà cô đã sống, cô cười với những kỉ niệm vui và cũng không tránh khỏi chạnh lòng khi cô nhớ đến anh. Rồi anh sẽ ra sao nếu một ngày cô hoàn toàn biến mất để trở về với cát bụi. Có lẽ do cuộc sống chật vật đầy bon chen nuôi nấng cô lớn đã rèn cho cô một trái tim mạnh mẽ. Đối diện với cái chết không còn bao lâu sẽ đến, cô không sợ hãi hay tuyệt vọng như lúc mới biết hung tin nữa, mà giờ đây cô chỉ biết nghĩ cho anh, nghĩ cho bà ngoại. Cô vẫn không trách cứ sự bất công mà cuộc đời đã dành cho mình, cô vẫn luôn cảm thấy mình may mắn và hạnh phúc hơn nhiều người không cha không mẹ không có cuộc sống đủ đầy. Cô có bà ngoại và cô có cả anh, cô nhận được vô vàng yêu thương giúp cô luôn cười giữa hàng ngàn khó khăn đến nghẹt thở. Giờ đây, cô chỉ lo cho hai người, rồi họ có chịu được nỗi sự mất mát sắp tới hay không. Cô cảm thấy có lỗi khi ra đi như vậy. Cô cảm thấy bất lực.

Nằm trải mình dài trên đồng cỏ ở quê hương nơi cô sinh ra, cô miên man trong dòng suy nghĩ làm sao để biến mất một cách bình lặng nhất mà không gây đau khổ cho những người ở lại.

Ngoại cô đã lớn tuổi, lại hay bệnh tật lai rai. Cô đã mang hết số tiền mình dành dụm được bao năm qua dúi vào tay ngoại để đỡ đần cuộc sống của ngoại. Cô gạt đi nước mắt vờ cười xòa với ngoại bảo rằng cô làm ở thành phố kiếm được nhiều tiền lắm.

Cô trở lại thành phố sau vài ngày sống với ngoại, cô cảm thấy lòng mình nặng trĩu như có một tảng đá lớn ngự trị trong đó. Giữa ngổn ngang những suy tư, cô tìm đến một người mà trước nay cô vẫn luôn xem là anh trai, người đó là người mà cô quen khi làm thêm tại quán café – ông chủ của cô. Người đàn ông đó đã gần 30 tuổi, anh là một doanh nhân thành đạt được vô số người ngưỡng mộ. Anh thương cô như người thân trong gia đình, anh thương cô gái nhỏ bé phải một mình bươn chải giữa chốn thành thị xô bồ này. Nhiều lần anh ngỏ ý giúp đỡ cô về tiền bạc nhưng chưa một lần cô nhận lấy, cô chỉ giữ lại lòng tốt của anh dành cho cô.

Ngày hôm đó, cô đã tìm đến anh và cầu xin một sự giúp đỡ.

Mỗi ngày sau đó, anh là người đến đón cô đi làm, đón cô đi học bằng xe hơi của mình. Cả hai tuyên bố với mọi người là chính thức yêu nhau, còn rầm rộ khoe trên facebook bằng những bức hình thân mật, những dòng status tràn đầy yêu thương. Cô đã kết thúc cuộc tình 2 năm với chàng trai vừa đẹp vừa giỏi vừa thương cô chỉ bằng một dòng tin nhắn. Cô biết chắc người đó sẽ đến tìm cô ngay sau khi nhận được tin nhắn từ cô nên cô đã gọi cho “người yêu mới” và cầu xin anh cùng cô diễn nốt những vai diễn cuối cùng. Cô đã khóc không biết bao nhiêu tiếng đồng hồ để có đủ dũng cảm nhắn cho anh rằng cô đã chán yêu. Cô gắng gượng tỏ ra mạnh mẽ để gặp anh và buông thả những lời cay nghiệt như kịch bản cô đã soạn sẵn mấy ngày này. Khi thấy anh đến trước cổng dãy trọ, cô vội ghé đầu vào vai ông chủ của mình. Người đàn ông sắp sửa 30 không khỏi chạnh lòng khi nhìn thấy sự giày vò hiện rõ mồn một trên gương mặt cô em gái bé bỏng, đau xót khi thấy đôi môi cô thâm tím vì cô đang gắng mím chặt để những giọt nước mắt không rơi.

- Có cần thiết phải làm vậy không em?

- Để anh ấy rời xa em, có như thế anh ấy mới hạnh phúc được! – Cô thều thào trong tiếng nấc.

Nói xong, cô hít một hơi thật dài để lấy lại tinh thần diễn tròn một vai diễn mà cô cho rằng đó là việc có nghĩa cuối cùng cô có thể làm cho người mà cô yêu thương. Bằng ánh mắt sắc lạnh giả tạo, cô ngoáy đầu nhìn anh, rồi từ từ tiến dần về phía anh. Cô cố lờ đi gương mặt của anh vì cô sợ rằng nếu nhìn thật lâu vào đôi mắt ấy, cô sẽ yếu lòng mà ôm chầm lấy anh. Giấu đi những nỗi đau đang dằn xé tim gan, cô nhả ra những lời cay độc với người đang đứng trước mặt cô, người mà cô dành cả cuộc đời này để yêu và để nhớ:

- Anh muốn biết lí do vì sao em chia tay anh đúng không?

Cô sợ phải nghe giọng nói của anh nên nhân lúc anh chưa kịp phản ứng, cô đã vội vàng chỉ tay về phía ông chủ của mình và tự hào khoe đó là người mà cô mới thật sự muốn yêu. Rồi thêm một vài lý do làm cả hai trái tim như muốn vỡ ra và tan tành, cô dứt lời và lại vội quay đi. Cô sợ nếu chần chừ thêm cô sẽ thấy nước mắt anh rơi và thể nào cô cũng khóc. Cô bước đến bên ông chủ của mình, những bước chân nặng nhọc đều nhịp với hai hàng nước mắt đang làm ướt đẫm gò má cô. Cô biết sau lưng cô là một nỗi đau gần như đẩy con người ta đến bến bờ của tuyệt vọng, chính bản thân cô còn đau hơn như thế gấp nhiều lần, nhưng cô vẫn quyết tâm bước đi, bước khỏi cuộc đời anh, để một hạnh phúc khác đến với anh trọn vẹn hơn bây giờ. Cô thà rằng để anh đau trong hiện tại, và rồi anh sẽ quên một con người bội bạc như cô, hơn là tiếp tục yêu nhau và rồi sự ra đi của cô sẽ là gánh nặng mà anh mang theo suốt cả đời mình.

Rồi thì trên Facebook nhan nhãn hình ảnh mặn nồng của cô và ông chủ. Mỗi một bức hình cô đăng tải lên là một lần cô phải gồng mình chịu sự ném đá của thiên hạ. Bạn bè anh, và cả một số bạn bè của hai đứa vào chửi rủa cô. Họ nói cô là thứ con gái rẻ tiền chạy theo vật chất. Họ nói cô có mắt như mù mới để mất một người hoàn hảo như anh. Bên anh vẫn chỉ là sự im lìm đáng sợ, hình ảnh kỉ niệm của hai người anh vẫn để đấy mà không hề xóa đi. Cô vẫn đều đặn phô trương tình yêu của mình, gạt đi nước mắt trước sức nặng của miệng lưỡi thế gian, và một mình chống chọi nỗi đau trên cơ thể trong những tháng ngày cuối cùng.

Vài tuần sau đấy, cô phát hiện trên trang Facebook của anh bắt đầu đăng hình anh và một cô gái xinh đẹp nào đó. Cô chăm chỉ theo dõi hoạt động của anh, đọc những lời bình luận của bạn bè anh. Họ vẫn tiếp tục dè bỉu cô thế này thế nọ, và họ chúc phúc cho tình yêu mới của anh. Cô cười một mình và tự nhủ “Cuối cùng thì mình đã diễn rất tròn vai”. Nhìn thấy anh cười hạnh phúc bên người mới, cô lại cười trong sự nóng hổi và mặn chát nơi khóe mi. Cô cười, nhưng cô thấy lòng mình vừa đau vừa mãn nguyện.

Có một buổi chiều, cô thả mình đong đưa theo nhịp lắc của chiếc xích đu, cô cầm điện thoại và đọc lại những dòng tin nhắn cũ, xem lại những tấm hình cũ. Hạnh phúc của một người con gái là tìm được một người con trai yêu thương cô ấy, và chỉ cần yêu thương thật lòng là đủ. Cô đã tìm được một hạnh phúc đơn giản như thế cho quãng đời ngắn ngủi của mình. Chiếc điện thoại rơi xuống đất tạo nên một âm thanh quen thuộc nhưng đáng sợ. Mắt cô dần nhắm lại và môi cô vẫn không khép lại nụ cười.

Ông chủ của cô đã an táng cho cô trong sự im lặng mà để một ai biết, theo đúng nguyện vọng của cô lúc còn sống. Anh tiếp tục thay cô đăng hình lên facebook, những bức hình cô đã tranh thủ chụp sẵn trước lúc ra đi, với mật độ giảm dần để người cô thương không phát hiện ra sự biến mất đột ngột của mình.(st https://guu.vn)

Tags:

StoriesofLife

Đi tìm triết lý đầu tư

by finandlife14/09/2016 09:20

Goodwill, VFPress

Chúng ta vẫn nói đến sự quan trọng của triết lý đầu tư và phương pháp lựa chọn cổ phiếu. Hy vọng những khái quát về sự đối lập trong tư duy của Benjamin Graham và Fisher và sự hòa hợp của chúng ở Warren Buffett sẽ giúp ích phần nào cho những ai đang tìm triết lý phù hợp hoặc đang tự làm mới mình.

Trước hết là với triết lý của BG. Ông cho rằng công ty tốt với mức giá cao không phải khoản đầu tư tốt. Mục tiêu là lợi dụng giao động của thị trường để tìm các cổ phiếu undervalue. Khoảng chênh lệch giữa giá mua và instrinsic value vừa là MoS để chống lại các sai lầm khi phân tích cũng như các blackswan. Có thể sử dụng BV, NWC hoặc P/E để xác định.

Dễ hiểu lầm rằng BG quay lưng với CP tăng trưởng nhưng ông cho rằng đó là vấn đề của sự lựa chọn. NĐT có thể trả mức giá phù hợp với phân tích dựa trên giả thiết về tương lai của mình và chấp nhận rủi ro hoặc không chịu trả thêm và chấp nhận cơ hội vuột mất. Tuy nhiên, ông lưu ý 3 cái bẫy đối với CP tăng trưởng: (1) có thể các yếu tố thuận lợi đã phản ánh và NĐT cá nhân khó có thể vượt quá tổ chức với bộ máy chuyên nghiệp và khả năng tiếp cận thông tin; (2) dù có dựa vào nhưng không thể đảm bảo thành tích trong quá khứ sẽ tiếp tục lặp lại, nhất là để giữ được mức tăng trưởng khi đã ở mức cao. BG dẫn chứng thống kê 50 năm cho thấy lần lượt chỉ có 10%, 3% và 0% công ty lớn Mỹ đạt được tốc độ tăng trưởng 20% trong 5 năm, 10 năm và 15 năm và hơn thế, đa số các công ty sẽ xấu hơn theo thời gian; (3) sự xa rời BV khi giá tăng sẽ làm tăng thêm rủi ro.

Ngược lại, Fisher cho rằng những công ty có ngành nghề tốt cùng với lịch sử tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bền vững (giống BG), có những phẩm chất tốt về quản trị, R&D, marketing và bán hàng thì vẫn có thể đảm bảo tăng trưởng tốt trong dài hạn. Việc chấp nhận giá cao đối với những doanh nghiệp tốt, tương đương với P/E cao, sẽ được bù đắp bới tăng trưởng EPS và mức chấp nhận mặt bằng P/E cao hơn của thị trường. Ngược lại, ngồi đợi cổ phiếu undervalue đồng nghĩa với tự bó buộc mình.

WB, dù vượt ra khỏi sự ảnh hưởng về giá trị của BG và học hỏi tư duy về lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng của Fisher, nhưng vẫn kết hợp hài hòa với quan điểm về intrinsic value và MoS của BG. Nhưng quan điểm này không trói buộc WB trong giới hạn P/E hay BV, thậm chí còn vượt vài chục % giá trị thị trường của các công ty được mua (Gillette, Justin Industries, Benjamin Moore) nhờ cách xác định giá trị riêng của ông, cả theo định tính lẫn định lượng, dựa cả vào quá khứ lẫn tiềm năng tương lai.Thậm chí, trong mô hình định giá của WB, risk premium = 0 với lý luận công ty đã được lựa chọn kỹ lưỡng và việc mua vào cũng có áp dụng MoS.

Bên cạnh các phương pháp lựa chọn cổ phiếu undervalue, bao gồm cả netnet, arbitrages và workouts, BG cũng đưa ra gợi ý lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng một cách an toàn là các công ty bị quên lãng như: (1) các công ty tốt nhưng đang gặp bất lợi tạm thời và bị quên lãng dù khi đã cải thiện để có giá mua hợp lý. Sự quên lãng đó có thể được thể hiện ở hệ số P/E thấp (nhưng cũng cần lưu ý đến số liệu EPS trung bình nhiều năm để lọc nhiễu), đồng thời cũng cần lưu ý đến các yếu tố định tính và định lượng khác. Cách này chủ động hơn nhưng so với Fisher thì vẫn bị động hơn nhiều; (2) Các công ty hạng 2 tốt cũng có thể rơi vào dạng này vì tâm lý ưa thích BCs của thị trường và có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn nhiều BCs. Nhưng theo Fisher thì tốc độ đó nếu cao hơn cũng chỉ vì do xuất phát điểm thấp (kiểu tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam) và sẽ kém hơn trong dài hạn, hơn nữa dễ tổn thương hơn trong khủng hoảng.

Ngoài ra, để phân tích cổ phiếu tăng trưởng, BG đã đưa ra mô hình định giá 2 phần gồm: (1) Định giá ban đầu – chú trọng phân tích nền tảng quá khứ nhiều năm và hiện tại , cả định tính lẫn định lượng, và tập trung nhiều vào các chỉ tiêu thể hiện sức mạnh tài chính, trong đó có cổ tức. (2) Định giá điều chỉnh: Đánh giá lại các tiêu chí trên cơ sở nhận định tương lai một cách cụ thể, thậm chí phải định lượng được, để có thể thuyết phục về một mức giá tăng thêm. Fisher cũng quan tâm đến nền tảng quá khứ, nhưng chủ yếu với tăng trưởng doanh số và biên lợi nhuận; Fisher có vẻ dễ tính hơn trong việc định giá nếu các phẩm chất mang tính định tính thỏa mãn được và sẽ chỉ bán cổ phiếu nếu thấy những phẩm chất này mai một. Ông cũng không đánh giá cao việc trả cổ tức mà quan tâm đến lợi nhuận giữ lại và năng lực sử dụng chúng.

* Có 1 điều hay là nếu sắp xếp và nhóm lại 15 tiêu chí đánh giá cổ phiếu của Fisher, chúng ta có thể thấy 2 nhóm với ý nghĩa tương tự như mô hình định giá hai phần của BG mà Fisher gọi là Khoản đầu tư an toàn và Khả năng sinh lợi trên trung bình trong tương lai. Ngoài ra, Fisher còn thêm 1 nhóm nữa ở giữa là Yếu tố con người – nói lên tầm quan trọng của các yếu tố quản trị, điều hành và là nền tảng cho việc đánh giá tương lai. Nhìn một cách tổng thể, triết lý và phương pháp của BG và Fisher có vẻ mâu thuẫn rất nhiều nhưng thực ra, họ đều có điểm chung là đòi hỏi sự tính nhất quán (consistency) của những thành tích trong quá khứ như một nền tảng và những yếu tố đảm bảo chắc chắn của những tiềm năng trong tương lai để xứng đáng với sự trả giá của họ.

Cuối cùng, ta có thể thấy sự thống nhất giữa 2 thái cực đối lập nói trên ở WB thể hiện ở câu nói: “first-class business with first-class management at a resonable price”. Ông không cảm tính nhưng cũng không cố lượng hóa những yếu tố định tính mà dùng chúng để support cho những biến số khi đưa vào mô hình định giá của mình để tìm ra mức giá tốt. Cuối cùng thì cũng ra một con số để trả giá.

Có thể thấy triết lý và phương pháp phân tích cổ phiếu phụ thuộc rất nhiều về sở trường và tính cách của từng người. Nghe nói BG yêu sổ sách và khá cô độc, đối lập với Fisher quảng giao, năng nổ, trong khi WB lại có đức tính của cả hai: sự thâm trầm của người đọc 500 trang sách/ngày và dễ giao tiếp, đôi khi thụ động vì người khác tự nghĩ và tự tìm đến với ông nhờ sự khả kính của mình.

-----------------

Đọc về quá trình đấu tranh chống thâu tóm của Mockler – CEO của Gillete thời kỳ 1975-1991 viết bởi Jim Collins trong Good to Great, có thể thấy nhãn quan của Fisher về phẩm chất lãnh đạo và chất lượng R&D tốt thế nào. Không hiểu sao ông có được những tố chất để có thể đúc kết ra những tiêu chí như vậy mà sau này Jim Collin phải bỏ ra 15 năm cũng như Chan Kim & Renee Mauborgne cũng phải tốn nhiều công sức nghiên cứu khi viết Chiến lược Đại dương xanh?

Thời kỳ này, Mockler và đồng nghiệp rất vất vả đấu tranh chống lại âm mưu thôn tính của Perelman và Coniston Partner với đề nghị trả thêm 44% premium mua để xả thịt. Lãnh đạo của Gillette đã phải sử dụng vốn vay để mua cổ phiếu quỹ chống thôn tính, thậm chí phải gọi điện thuyết phục hàng ngàn cổ đông với niềm tin vào các sản phẩm mới đang trong quá trình nghiên cứu. Nếu làm ngược lại, họ đã có thể bỏ túi rất nhiều tiền và nghỉ hưu hoặc bỏ qua đâu đó cho an nhàn. Sau này, các sản phẩm mới là Sensor và March 3 đã đem lại phần thưởng cho những người kiên định nắm giữ: MV gấp 3 lần nếu chấp nhận bán với premium đề xuất và đầu tư vào thị trường chung.

Ở đây, Mockler được miêu tả với những phẩm chất của một nhà lãnh đạo cấp độ 5 với cả ý chí sắt đá vì sự phát triển của doanh nghiệp lẫn sự khiêm nhường. Đề cao ý chí của lãnh đạo hướng đến đổi mới và tăng trưởng liên tục nhưng Fisher không đánh giá cao nếu yếu tố cá nhân bao trùm lên tập thể. Ông không viết nhiều về chuyện này nhưng Jim Collins giải thích rất rõ như thế nào và tại sao đức tính khiêm nhường của người đứng đầu lại quan trọng. Ông cho rằng đây là một trong những yếu tố tiên quyết để xây dựng được những doanh nghiệp kiểu Built to Last mà cả Fisher và WB đều tìm kiếm. Và Fisher cũng rất đề cao vai trò R&D để đưa ra được những sản phẩm giúp tăng trưởng doanh thu và biên lợi nhuận cao.

Nhìn từ góc độ khác thì có thể thấy việc lựa chọn thời điểm mua của WB. Ông chỉ ra nhiều NĐT thường sốt sắng với những DN đang trong quá trình tái cơ cấu hoặc thay đổi ngành nghề. Ngược lại, WB chỉ mua cổ phiếu của các DN khi các quá trình này đã đem lại hiệu quả rõ ràng. Liệu có muộn hoặc mất cơ hội không?

Nếu nhìn vào biểu đồ market value của Gillette thì không! Ông chỉ mua 600 triệu $ CP ưu đãi chuyển đổi vào tháng 7/1989 khi ROE của Gillette phục hồi từ mức thấp nhất của 1986 và có lẽ biết rõ Sensor - sản phẩm mới - sẽ được launch vào cuối năm đó. Với sản phẩm này, biên LN đã tăng từ 12% lên 15% và ROE đạt 40%, gấp đôi những năm 80 (Việc mua này có lẽ cũng mang tính chất giải cứu Gillette đang mắc trong nợ nần vì cuộc chiến chống thôn tính). Đến năm 1991, ông chuyển đối thành CP thường với giá trị 875 triệu $. Nếu xem biểu đồ market value thì thời điểm mua CP là chân sóng (4$) so với đỉnh của năm 1991 (12$) là năm chuyển đổi thành cổ phiếu thường. Và MV của Gillette còn tiếp tục dựng đứng cho đến tận 1996!!!

 

Hoặc với Coca-Cola, dù rất ưa thích nhưng WB cũng chỉ âm thầm theo dõi và mua CP vào năm 1989 sau khi công ty được Goizueta cứu ra khỏi khủng hoảng kéo dài. Tương tự như vậy với Justin Industries: công bố mua công ty 2 tháng sau khi chương trình tái cơ cấu từ 1999 đem lại kết quả vào tháng 4/2000.

Tags:

Economics | Stocks | StoriesofLife

DRC 13/09/2016

by finandlife13/09/2016 15:54

P/E hiện tại của DRC là 10.79 lần, thấp hơn rất nhiều so với định giá tương quan các công ty cùng ngành nghề trong khu vực và TQ (21.82 lần.)

EV/EBITDA chỉ 6.5 lần, thấp hơn rất nhiều so với các công ty cùng ngành trong khu vực và TQ (10.98 lần.)

Trong khi đó, hiệu quả kinh doanh thể hiện qua biên lãi gộp lại lớn hơn, suất sinh lãi trên tài sản và vốn chủ lại vượt trội.

Suất sinh lãi cổ tức đạt gần 6%, lớn hơn 4.13% trung bình ngành.

Mặc dầu phải chịu cảnh khấu hao lớn khi dự án radial đi vào hoạt động và giai đoạn đầu doanh thu còn thấp, nhưng hiệu quả kinh doanh vẫn cao hơn so với ngành, và điểm được đánh giá cao hơn cả là nợ/tổng tài sản lại thấp hơn trung bình ngành.

 

FINANDLIFE

Tags:

Stocks

Xung lực cổ phiếu CTCP Xi măng Bỉm Sơn (BCC)

by Technician10/09/2016 08:54

Chúng tôi đã review những cổ phiếu xi măng và bao bì xi măng khi những cổ phiếu này lọt vào danh mục Top Upgrade dự bị vào đầu quý 2/2016.

Trong khi BPC là một cổ phiếu bao bì xi măng tăng trưởng mạnh mẽ nhưng rất rủi ro vì những công nợ nhập nhằng mẹ-con, cô dì chú bác. Cổ phiếu này chỉ phù hợp với những nhà đầu tư lớn mua kiểm soát, các bạn có thể xem ở bài này.

Thì BCC là một cổ phiếu tuy vẫn hàm chứa những nội tại cơ bản của doanh nghiệp nhà nước và đặc thù ngành xi măng, nhưng ấn tượng lịch sử trả nợ và giảm nợ tốt, định giá quá rẻ, nên chúng tôi đã khuyến nghị MUA.

BCC hiện là ngôi sao đang lên của làng phân tích, dường như công ty chứng khoán nào cũng có báo cáo phân tích và định giá doanh nghiệp, có nhiều ctyck vẫn đang làm BCC (paper working)

Dưới đây là cập nhật kỹ thuật của chúng tôi.

-Giá tăng + Vol lớn: tích cực

-MACD buy signal

-Giá có khả năng sẽ tiến tới range trên vùng 20 – 21.5, khi đó RSI và MFI sẽ quá mua -> có thể sẽ có rung lắc tại đây.

Khuyến nghị:

Lướt thì sell nhẹ vùng này, cover lại khi giá thấp hơn.

Dài: Hold tới fair, liên hệ để biết fair.

Bài liên quan:

BPC – Công ty bao bì xi măng Bỉm Sơn

BCC vs HT1  

Đầu tư theo danh mục TOP UPGRADE

FINANDLIFE

Tags: ,

Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu