Giá trị doanh nghiệp 'Enterprise Value (EV)'

by finandlife15/09/2016 08:15

Yara-Vfpress.vn, wallstreetprep

Giá trị doanh nghiệp (Enterprise value) & các chỉ số liên quan, ví dụ như EV/EBITDA là 1 chỉ số rất quen thuộc với dân Investment Bankers, Analysts & investors theo trường phái phân tích cơ bản. EV là số tiền phải bỏ ra để mua toàn bộ vốn cổ phần + nợ vay của doanh nghiệp. Thay vì dùng các chỉ số phổ thông như PE, phát biểu: “Công ty A có EV/EBITDA = 5, trong khi trung bình ngành là 7, quá rẻ” nghe có vẻ hoành tráng & trí tuệ hơn hẳn J (nhưng tiếc là phát biểu không đúng cho mọi trường hợp).

Về công thức tính,

Enterprise Value = giá thị trường của Equity + Vay ngắn hạn + Vay dài hạn + Lợi ích cổ đông thiểu số + Giá trị thị trường cổ phiếu ưu đãi - Tiền và tương đương tiền.

Nếu theo toán học thì càng tăng debt & giảm cash sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp lên. Nhưng như vậy có hợp logic không?

Hãy bỏ qua những thuật ngữ phứt tạp về minority interest, preferred stock, dùng công thức đơn giản EV= Equity value (QV) + Net Debt (ND). Giả sử bạn định mua 1 căn nhà giá 5 tỉ, trong đó bỏ ra 1 tỉ vốn & vay thêm 4 tỉ. Như vậy EV của căn nhà là 5 tỉ, còn QV là 1 tỉ. Equity value chỉ thể hiện giá trị của số vốn bạn bỏ vào kinh doanh. Lãi vay đang rẻ, bạn tranh thủ vay thêm 1 tỉ mông má lại căn nhà để bán được giá hơn. Ngay sau khi vay, debt tăng lên 1 tỉ & cash cũng tăng lên 1 tỉ, còn giá trị căn nhà có tăng lên không? Hiển nhiên là không, vì tiền vay vẫn nằm trong tài khoản ngân hàng, chưa ảnh hưởng gì đến giá trị căn nhà. Bây giờ bắt đầu rút tiền ra sơn sửa lại nhà, debt vẫn là 5 tỉ, trong khi đó cash đã ít đi, vì vậy net debt đã tăng lên và giá trị căn nhà bạn đã thay đổi. Câu hỏi ở đây là EV của căn nhà thay đổi như thế nào?

Trường hợp thứ nhất, bạn sửa nhà hết 1 tỉ và bán căn nhà được đúng 6 tỉ. Như vây EV căn nhà đã tăng 1 tỉ so với ban đầu, nhưng QV của bạn chẳng tăng đồng nào. Bán nhà 6 tỉ, trả nợ 5 tỉ, bỏ túi đúng bằng 1 tỉ vốn ban đầu. Tương tự, nếu bạn sửa 1 tỉ & bán được 6.5 tỉ, nghĩa là khoản vay 1 tỉ để sửa nhà đã giúp EV tăng 1.5 tỉ & QV tăng được 500 tr. Tệ nhất là sửa nhà hết 1 tỉ mà chỉ bán được 5.5 tỉ, vậy là lỗ mất 500tr.  

Enterprise value & equity value được sử dụng rất thường xuyên khi định giá doanh nghiệp. Khi bạn muốn chiết khấu dòng tiền để định giá doanh nghiệp, có thể định giá enterprise value bằng cách tính Free CF to Firm & chiết khấu bằng WACC, hoặc định giá trực tiếp equity bằng cách tính Free CF to Equity & chiết khấu bằng cost of equity. Hiểu rõ bản chất của EV & equity sẽ giúp bạn dùng đúng free cash flow & discount rate trong model của mình. Ngoài ra, khi so sánh các doanh nghiệp bằng các chỉ số EV/EBITA, PE… hiểu đúng bản chất của enterprise value & equity value sẽ giúp bài valuation logic & chặt chẽ hơn.

Tags:

Economics | StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu