Hãy kiểm chứng xem bạn có phải là nhà đầu tư giá trị với cổ phiếu APPL?

by Admin24/04/2013 20:34

Lợi nhuận của Apple gần đây hoàn toàn đã rơi ra ngoài giá cổ phiếu của Apple. Sau báo cáo lợi nhuận tuần trước, cổ phiếu này đã tụt giá khoảng 30% từ 705$ xuống còn 500$/cổ phiếu , sau đó giảm thêm 15% xuống còn giá 440$/cổ phiếu. Một công ty được đánh giá là chưa bao giờ làm điều gì sai trong một vài tháng trước đây bây giờ đã bị xem xét là thiếu đi khả năng làm được việc gì đúng đắn. Có phải cổ phiếu của họ đã sụi giảm quá nhiều hay đây chỉ là sự bắt đầu của những sự giảm sút về giá trị về dài hạn? Liệu bây giờ có phải là thời điểm thích hợp để mua, để bán hay chỉ là thời điểm để giữ cổ phiếu trong tay?

Nhìn về bức tranh toàn cảnh, tôi có thể sắp xếp các nhà đầu tư hiện tại của Apple và các nhà đầu tư tiềm năng vào 3 nhóm sau, dựa trên góc nhìn xem xét của họ về giá trị và thị giá của cổ phiếu này:

1.    Nhóm quan tâm về Giá cả: Theo tôi, phần lớn các nhà đầu tư của Apple không hề có một khái niệm gì về giá trị của một cổ phiếu và họ cũng không quan tâm đến giá trị của nó. Họ chỉ quan tâm đến việc cạnh tranh / sự thay đổi của giá cả, mà trong đó việc đoán biết được những gì mà số đông các nhà đầu tư còn lại nghĩ về cổ phiếu đó là chìa khóa để từ đó đưa ra quyết định đi trước họ. Với bất kỳ mức giá nào, câu hỏi họ đặt ra không phải là cổ phiếu Apple đang bị đặt giá quá cao hay đặt giá quá thấp, mà là việc giá cả sẽ đi lên hay đi xuống trong thời điểm gần nhất. Tôi chưa bao giờ giỏi trong việc này và điều này luôn làm tôi cảm thấy khá mệt mỏi, vì phải luôn quan tâm đến sự thay đổi của thị trường (market sentiment, moods and fancy)

2.    Những người hoài nghi về giá trị: Nhóm này luôn xem xét sự tăng trưởng của mức vốn hóa thị trường luôn đi kèm với sự hoài nghi, cho rằng giá trị của nó không thể vươn lên nhanh đến mức như vậy. Một số người của nhóm này thuộc nhóm tin vào giá trị chắc chắn, với quan niệm rằng không có công ty thuộc ngành công nghệ nào, đặc biệt với những tài sản vô hình và một nhân tố luôn được đổi mới, sẽ luôn có một giá trị tốt cho dù ở bất kỳ mức giá nào. Mặc dù vậy, có một số người hoài nghi về khả năng của những doanh nghiệp trong ngành công nghệ trong việc giữ vững lợi nhuận khi đang cạnh tranh trong một môi trường đầy biến động và họ tin rằng những người tin vào triển vọng phát triển lâu dài của những công ty này đang đánh giá thấp những rủi ro của sự gián đoạn trong công nghệ mới. Cũng giống như việc Apple vượt mặt RIMM và cả Nokia, họ tin rằng sẽ có một số công ty khác vượt mặt Apple trong tương lai. Nhiều người trong nhóm này cảm thấy tự cho là mình đúng, khi cho rằng việc sụt giá đã xảy ra lâu rồi nhưng vẫn chưa đủ để làm cho một doanh nghiệp như vậy trở thành một nơi hấp dẫn để đầu tư.

3.    Nhóm những người lạc quan về giá trị: Nhóm này tin rằng Apple đang là một món hời ở mức giá 440$ và giá trị thực của nó còn cao hơn nhiều. Một số người đưa ra nhận xét này dựa trên những sự so sánh đơn giản. Ở một mức vốn hóa thị trường khoảng 413 tỷ dollars, với số dư tiền mặt khoảng 120 tỷ dollars và lợi nhuận thuần vào khoảng 42 tỷ dollars, Apple được cho rằng đang giao dịch tại mức gấp gần 7 lần lợi nhuận, khá rẻ so với một thị trường mà tỷ lệ thị giá / thu nhập trung bình vào khoảng 16. Một số đưa ra nhận xét dựa vào những sự định giá trên dòng tiền và tôi là một người thuộc nhóm này, như bạn có lẽ đã biết từ bài viết của tôi được đăng vào cuối năm 2012. Trong bài viết đó, tôi định giá cổ phiếu Apple ở mức giá 609$ / cổ phiếu và báo cáo lợi nhuận gần nhất gần như đã thay đổi mức ước lượng đó. Tôi đã tiếp tục đi theo sự giả lập trong tính toán đó, tôi đã đưa vào một số hoài nghi về ước lượng của mình về sự tăng trưởng doanh thu (biên độ -2% đến 14%), các Biên (từ 25% đến 35%) và chi phí vốn (11% đến 14%) vào, và sau đây là những kết quả tôi có được:

 

Theo những ước lượng của tôi, mặc dù có một chút sự thiên vị và ưa thích cổ phiếu Apple, ở mức giá hiện tại 440$/ cổ phiếu, sẽ có khả năng đến 90% rằng giá cổ phiếu đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó.

Giả sử, bạn đang là một người trong nhóm cuối cùng này, và bạn đang bị thử thách xem bạn có phải là một người đầu tư về giá trị hay không, bạn sẽ lựa chọn như thế nào trong hai tình huống sau, biết rằng cả hai tình huống đó được đặt trong bối cảnh giữa một sự tin tưởng rằng giá của cổ phiếu này đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó, hay quan niệm rằng thị trường này không hề quan tâm đến những điều đó:

a.    Thử thách/Kiểm chứng về sự liều lĩnh: Bạn có phải là một nhà đầu tư về giá trị thực thụ hay chỉ vì bạn thích cách nói như một nhà đầu tư như vậy? Việc đầu tư theo giá trị về mặt lý thuyết sẽ khá dễ dàng, nhưng trong thực tế, nó sẽ khá khó khăn vì bạn sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng vì việc lựa chọn vị trí này đồng nghĩa với việc bạn sẽ ở vị trí ngược với hầu hết các nhà đầu tư còn lại trên thị trường. Và không phải bất cứ nhà đầu tư nào cũng đủ liều lĩnh để làm như vậy, và nếu bạn cảm thấy mình không thể, thì đây sẽ là lúc thích hợp để bạn kiểm chứng điều đó.

b.    Thử thách/Kiểm chứng về sự tin cậy: Bạn tự tin bao nhiêu khi đánh giá giá trị? Sự tự tin đó xuất phát từ sự thoải mái của bạn khi đưa ra một mô hình định giá mà bạn đã đưa vào các dữ liệu, kinh nghiệm đầu tư dựa trên các định giá của bạn trước đây. Một lần nữa, bạn không thể tự thuyết phục chính mình rằng bạn đang có sự tự tin và nếu bạn không hề tự tin chút nào, thì bạn không nên thử sức mình.

Nếu bạn vượt qua được bài kiểm tra về quyết định đầu tư dựa trên giá trị và cảm thấy tự tin về khả năng đánh giá giá trị của mình, tôi nghĩ bạn có thể bay xa hơn nữa. Hãy lưu ý một số điều sau đây:

§       Đừng đặt cược lớn: Cho dù sự tự tin của bạn lớn đến mức bao nhiêu, thì cũng đừng đi quá đà và đầu tư một phần lớn trong danh mục đầu tư của bạn vào Apple. Đây không chỉ là việc bạn cảm thấy đúng về việc định giá trị, nhưng cũng là về góc nhìn của bạn về thị trường như thế nào, và điều đó thì bạn không thể kiểm soát được. Việc đặt cược hơn 10% danh mục đầu tư của bạn vào cổ phiếu này làm tôi cảm thấy thực sự sai lầm.

§       Đừng đặt cược gấp đôi (đầu tư dàn trải, mua nhiều chứng khoán khi giá thấp và mua ít chứng khoán khi giá cao): Tôi chưa bao giờ là một người ưa thích việc đầu tư dàn trải, điều mà không chỉ xấu đi danh mục đầu tư của bạn về khía cạnh thời điểm và số lượng cổ phiếu mà bạn mua, mà nó sẽ còn làm tăng rủi ro cho bạn vì bạn ngày càng đi ngược với thị trường. Bạn có thể chọn lựa hướng đi khác với thị trường, nhưng đừng lao vào nó quá nhiều đến mức bạn không thể nhận thấy bạn sai lầm. Vì vậy, cho dù hiện tại tôi cảm thấy tự tin hơn khi biết rằng giá cổ phiếu đang ở mức thấp hơn giá trị thực của nó, so với một tuần trước khi cổ phiếu đang ở mức giá 500$, nhưng tôi vẫn không quyết định mua thêm cổ phiếu nào nữa.

§      Hãy nghĩ rằng bạn đang mua doanh nghiệp đó, chứ không phải là cổ phiếu của họ: Những sự định giá của tôi dựa vào khả năng của Apple trong việc tạo ra lợi nhuận và dòng tiền, nhưng không phụ thuộc vào việc các nhà quản lý danh mục đầu tư đang đầu tư vào cùng một loại cổ phiếu với tôi, hay các nhà phân tích đang giảm những khoản ước lượng giá của họ. Nếu tôi mua cổ phiếu Apple tại mức giá 440$ hôm nay và bắt đầu giữ những cổ phiếu đó, tôi sẽ có thể nhận được cổ tức. Tôi luôn phải nhắc nhở mình điều đó, cho dù biết rằng cả thị trường có thể có hướng đi khác với tôi.

§   Đừng cố gắng cập nhật các thông tin liên tục: Tôi biết điều này là khó, vì chúng ta đang sống trong một thế giới mà công nghệ thông tin liên tục phát triển, nhưng bạn cứ thử xem. Tắt hết tất cả các kênh tin tức về tài chính, đừng đọc bất kỳ câu chuyện về quan niệm của một ai đó về Apple và hãy tránh xa mọi báo cáo nghiên cứu về cổ tức.

§  Hãy cứ chờ đợi, cho dù bạn không biết trước điều gì: Câu hỏi lớn đặt ra cho mỗi chúng ta là điều gì sẽ làm cho thị trường quay trở lại mức cân bằng của nó… Với tôi, điều đó khó mà có thể nói trước được. Ví dụ, làm sao mà Netflix, một doanh nghiệp từng gặp khó khăn 1 năm trước, lại có thể quay ngược tình thế của họ? Không hề có một sự kiện đột xuất nào ngoài những câu chuyện tin tức nhỏ và những báo cáo lợi nhuận chắc chắn đã làm xua tan đi những lo lắng sợ hãi của các nhà đầu tư về hướng đi tương lai của công ty. Với Apple, đó có thể là sự xuất hiện của một sản phẩm mới, một vài báo cáo lợi nhuận tốt, và sự mua lại cổ phiếu của họ.

Tôi sẽ kết thúc bài viết của mình bằng cách nói tôi sẽ đi ngủ tối nay, không có một chút suy nghĩ gì về việc cổ phiếu Apple ngày mai sẽ thay đổi thế nào. Tôi cảm thấy hài lòng với quyết định đó của mình. Nếu bạn vẫn còn thức đêm chỉ để suy nghĩ, lo lắng về các cổ phiếu mà bạn đã mua hay bán, thì bạn vừa trượt bài kiểm tra cuối cùng của bài học Đầu tư vào giá trị rồi đấy.

(Bài dịch của Huy từ 1 entry trên Blog của GS Damodaran).

Tags:

Stocks

Marc Faber: Nhà đầu tư nên lo ngại về bong bóng khổng lồ ở Trung Quốc (03/2013)

by Admin24/04/2013 20:21

Rủi ro lớn nhất kế tiếp cho nhà đầu tư là bong bóng tín dụng khổng lồ ở TQ. Marc Faber, biên tập và là nhà xuất bản báo cáo Gloom, Boom and Doom, bảo thế trên CNBC vào thứ 3.

Nhiều nhà đầu tư bắt đầu lo ngại về nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sau khi TQ cho thấy những dữ liệu kinh tế kém cõi nhất trong hơn 10 năm, nhưng sự phục hồi của quý cuối cùng, cái mà có liên hệ với những thông báo thay đổi lãnh đạo chủ chốt dẫn đến những thay đổi trong tâm lý người dân. Một dẫn chứng cho sự cải thiện tâm lý là Shanghai Composite đã tăng đến 15% trong tháng 12 năm ngoái.

Nhưng Faber cảnh báo bong bóng tín dụng vẫn là một nguy cơ nghiêm trọng cho những cường quốc Châu Á.

(Read More: Less Is More: The Message China Must Heed)

"Chỉ khi nào những Chính khách TQ đảm bảo chắc chắn tốc độ tăng trưởng kinh tế nhờ sự đổi mới và giảm bong bóng tín dụng khổng lồ kia thì ta mới nên vào TQ. Đây là vấn đề lớn bởi vì chúng ta có quá nhiều tín dụng ngầm, những khoản cho vay nghi vấn và khoản đầu tư nghi vấn".

Các tổ chức đánh giá tín nhiệm phương tây cảnh báo rằng việc gia tăng quá nhanh những hoạt động ngoại bảng (off-balance-sheet) sẽ làm hại cho sự ổn định tài chính ở TQ.

(Read More: China's Brokerages Turn Shadow Banks)

Mối quan tâm của Faber cũng lặp lại cảnh báo của Worldbank vào tháng 12. Worldbank cho rằng TQ đang đối mặt với rủi ro tăng trưởng nóng, như sự nới lỏng tiền tệ ở Phương tây, dòng vốn dễ dãi sẽ chảy vào khu vực, tiềm năng dẫn tới bong bóng tài sản và tăng trưởng tín dụng quá mức.

(Read More: Beware 'Credit Supernova' Looming Ahead : Gross)

Những số liệu xuất khẩu mạnh mẽ gần đây của TQ thổi bay những kỳ vọng thị trường trong thời gian trước, đó là những lý do liên quan đến lo ngại của Faber.

Dữ liệu xuất khẩu của TQ trong tháng 2 tăng trưởng đến 21.8% so với cùng kỳ, trái ngược với mong đợi của giới phân tích chỉ là 10.1%. Tuy nhiên, sự tin cậy của dữ liệu này được đặt nghi vấn vì dữ liệu không đồng nhất với những nước láng giềng như HQ và Đài Loan.

(Read More: Three Reasons to Doubt China's Export Numbers)

Faber đã nói rằng ông ta kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của TQ thấp hơn trong thực tế, thậm chí ông còn gợi ý cho việc để một vài thành phần kinh tế rơi vào suy thoái. 

"Tôi nghĩ nền kinh tế nên tăng trưởng chậm lại tương đối... nhưng tôi nghĩ họ sẽ không bỏ lỡ kế hoạch tăng trưởng 7.5% của mình. Họ thông báo thế, nhưng thực tế thấp hơn nhiều. Nếu bạn nhìn vào số liệu thống kê xuất khẩu ở những quốc gia tin cậy hơn như HQ, Nhật, Đài Loan... sau đó số liệu xuất khẩu của TQ sẽ không tính lên tương ứng" Ông ta nói. 

TQ tăng trưởng 7.8% trong năm 2012. Chỉnh phủ TQ đặt mục tiêu tăng trưởng 7.5% trong 2013, mặc dù nhiều nhà phân tích thấy trước khả năng vượt con số này, có thể đạt 8%.

Tags:

Economics

Đòn cân nợ và chiến lược đầu tư

by Admin24/04/2013 19:22

Trong bối cảnh lãi suất đang cao ngất ngưởng hiện nay, nợ vay bỗng chốc trở thành gánh nặng không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn cho cả NĐT chứng khoán (viết từ năm 2011)

Vậy nợ vay ảnh hưởng thế nào đến giá CP của chính DN? Đòn cân nợ này ảnh hưởng đến hệ số rủi ro của NĐT ra sao?

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu nợ vay, tài sản và biến động giá của tất cả CP niêm yết qua 2 giai đoạn: giai đoạn tăng bắt đầu từ ngày 24-2-2009 đến ngày 22-10-2009 và giai đoạn giảm bắt đầu từ ngày 22-10-2009 đến nay. Trong từng giai đoạn, việc nghiên cứu lại được tiến hành trên 3 nhóm CP có mức độ sử dụng nợ khác nhau.

Cụ thể giai đoạn tăng: nhóm DN có nợ vay trên tổng tài sản dưới 25%; nhóm DN có nợ vay trên tổng tài sản từ 25-50%; nhóm DN có nợ vay trên 50% tổng tài sản. Giai đoạn giảm: nhóm DN có nợ vay trên tổng tài sản dưới 20%; nhóm DN có nợ vay trên tổng tài sản từ 20-40%; và nhóm DN có nợ vay trên 40% tổng tài sản. Biến động giá của các CP được so sánh với HNX Index.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản của tất cả DN niêm yết trên thị trường trong giai đoạn tăng trưởng là 36,9% cao hơn giai đoạn suy thoái (31,8%) (biểu đồ 1). Đây là điều dễ hiểu vì trong giai đoạn tăng trưởng, nền kinh tế được hỗ trợ bởi mức lãi suất thấp, nhu cầu toàn xã hội tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng cường vay nợ. Còn trong giai đoạn giảm, lãi suất tăng cao, nhu cầu xã hội thấp, việc sản xuất, đầu tư gặp khó khăn, chiến lược ưu tiên là cắt giảm chi phí, thu hẹp hoạt động, giảm nợ vay.

Biểu đồ 1:

  

Phân tích tương quan cho thấy tỷ lệ nợ vay trong cơ cấu tài sản của DN có ảnh hưởng đến mức độ biến động giá CP trên thị trường. Mối liên quan này rõ ràng hơn trong giai đoạn thị trường giảm khi hệ số tương quan trong giai đoạn này là -0,15, trong khi đó hệ số này trong giai đoạn thị trường tăng chỉ là 0,07. Dấu (-) của hệ số tương quan trong thị trường giảm cho biết những DN sử dụng nhiều nợ vay chịu áp lực giảm giá nhiều hơn so với các DN có cơ cấu nợ vay ít hơn. Dấu (+) của hệ số tương quan trong thị trường tăng cho biết những DN sử dụng nhiều nợ vay lại có khả năng tăng giá tốt hơn. Kết quả trên một lần nữa được khẳng định khi chúng ta xem xét xác suất lựa chọn CP có biến động giá tích cực hơn chỉ số chung toàn thị trường.

Trong giai đoạn thị trường bất lợi, xác suất chọn phải CP giảm giá mạnh hơn HNX Index ở nhóm nợ vay cao nhất lên đến 44,2%, xác suất này giảm dần ở nhóm nợ vay trung bình (38,3%) và chỉ còn 17,5% ở nhóm nợ vay thấp nhất. Như vậy, trong giai đoạn thị trường giảm, NĐT nên trú ẩn vào các CP có tình hình tài chính lành mạnh, tỷ lệ vay nợ thấp và tránh xa những CP có đòn cân nợ cao (biểu đồ 2).

Biểu đồ 2:

Thế nhưng, chiến lược trên không phải là chìa khoá vạn năng trong bất kỳ tình hình thị trường nào. Ở giai đoạn tăng, việc đặt cược vào nhóm CP có đòn cân nợ lớn không hẳn sẽ mang lại kết quả đáng buồn như trong giai đoạn thị trường giảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm CP sử dụng nợ vay cao nhất có xác suất chiến thắng thị trường cao nhất (61%); nhóm sử dụng nợ vay thấp nhất xác suất này là 60%, nhóm vay nợ trung bình thấp nhất (chỉ 51,6%) (biểu đồ 3).

Biểu đồ 3:

 

Như vậy, để tận dụng những thuận lợi của thời kỳ tăng trưởng như lãi suất thấp, nhu cầu xã hội cao…, bên cạnh danh mục truyền thống đầu tư vào những CP vững mạnh, khả năng tạo tiền tốt, tỷ lệ nợ vay thấp, NĐT nên dành một phần danh mục của mình cho những CP có kế hoạch kinh doanh đột biến, những CP có nhiều tham vọng, dám sử dụng nhiều nợ vay nhằm tăng hiệu quả đa dạng hóa giúp mang lại suất sinh lợi cao nhất cho NĐT.

 

Kết quả nghiên cứu trên cùng với kết luận của Modigliali và Miller (MM): “Trong thị trường hoàn hảo, việc vay nợ để mua vào CK của NĐT cá nhân không khác biệt so với việc vay nợ của chính DN phát hành CP đó”. Nghĩa là NĐT có thể tự tạo đòn bẩy tài chính thay cho DN. Trong bối cảnh giao dịch ký quỹ (margin) sắp được hợp pháp hóa, NĐT nên bắt đầu nhìn nhận lại hệ số rủi ro tài chính của mình, trong đó nên xem xét thêm đòn cân nợ vay tại các DN đầu tư để tránh ước lượng mức rủi ro quá thấp so với nguy cơ thật sự phải chịu. 

Nguồn: finandlife|một version khác trên Báo Đầu Tư Tài Chính

Tags:

StockAdvisory

HD tuyệt đẹp

by Admin23/04/2013 09:40

Tags:

Cập nhật LAS 17/04/2013

by Admin18/04/2013 18:15

Nếu giả định toàn bộ cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu của năm 2012 được chia hết trong năm 2013 thì mức giá hợp lý của LAS vào cuối 2013 sẽ là 28,800 đồng, tương đương giá chưa hưởng quyền sẽ là 37,600 đồng.  Mức giá hợp lý cập nhật lần này không nhiều khác biệt so với báo cáo lần đầu mà chúng tôi đã phát hành vào ngày 24/08/2012. Tính đến ngày 17/04/2013, giá LAS đã tăng 40.1% so với cập nhật trước đó, và hiện mức giá đang ở rất sát so với mức giá hợp lý mà chúng tôi tính toán.

Chúng tôi tiếp tục đánh giá cao LAS, chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh năm 2013 của LAS sẽ ổn định so với năm 2012. Tuy nhiên, việc công ty quyết định dừng dự án Sun Phát Amon phần nào làm giảm tính hấp dẫn cho những nhà đầu tư đặt kỳ vọng lớn vào tăng trưởng của LAS trong tương lai.

LỊCH SỬ BÁO CÁO PHÂN TÍCH LAS:

Báo cáo lần đầu: VFS Friday 24/08/2012.

Thông tin chi tiết mời Quý nhà đầu tư xem trong LAS Cập nhật 17/04/2013.

Tags:

Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu