Tủ sách của người Do Thái

by Michael21/05/2016 12:05

“Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.”

Nguyễn Hương

“Mặc dù chỉ có 8 triệu dân nhưng ở Israel có tới hơn 1.000 thư viện công cộng với nhiều sách quý. Bên cạnh việc hình thành, xây dựng thói quen đọc sách từ khi nằm nôi cho trẻ nhỏ, người Do Thái hiện vẫn sử dụng hình ảnh con lừa thồ sách để dạy các con mình: nếu chỉ dừng ở việc đọc mà không biết ứng dụng thì trí tuệ đó cũng chỉ là trí tuệ chết. Và để có thể ứng dụng, trẻ em Do Thái không ngừng đọc sách và tích lũy kiến thức từ nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.”

Ở các nước Âu – Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20 cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên tới 30-50 cuốn/ năm. Ở Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách Minh Trị, chỉ với 30 triệu dân mà tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách dạng tinh hoa, “khó nhằn”. Ở một quốc gia gần hơn trong cộng đồng ASEAN, đó là Malaysia, số lượng sách được đọc trên đầu người là 10-20 cuốn/người/năm. Và ở Việt Nam, số lượng sách một người Việt đọc trong một năm là 0,8 cuốn.

“Đọc sách là quá trình làm cho con người hòa hợp về mặt tinh thần với những khối óc vĩ đại của tất cả mọi thời đại, mọi dân tộc.”

M. Gorki

Sách là phương tiện chuyên chở những giá trị tiến bộ, tri thức, những luồng tư tưởng của nhân loại từ ngàn đời nay. Đọc sách giúp chúng ta hiểu biết về thế giới, về bản thân cũng như trang bị cho chúng ta công cụ quan trọng nhất để phát triển – tri thức. Đối với cá nhân, nó trang bị cho ta hiểu biết về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa… và nhất là trang bị nền tảng kiến thức cho mỗi cá nhân, trang bị những kĩ năng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, giúp chúng ta có được tư duy độc lập, biết phản biện. Sách giúp chúng ta có thể nhận ra các giá trị, phân biệt chân-giả, cũng như biết nhận định độc lập về một vấn đề, ý kiến nào đó. 

Và người Do Thái với câu chuyện ở đầu bài, “Một dân tộc 13 triệu dân nhưng sinh ra gần 40% chủ nhân của các giải Nobel; 1/3 trên tống số các nhà triệu phú đang sống và làm việc tại Mỹ là người Do Thái; 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu hiện nay; 3 nhân vật sau Công nguyên cho đến hiện tại có tác động lớn nhất đến lịch sử nhân loại là Chúa Jesus, Karl Marx và Alber Einstein…là người Do Thái.”

Nguồn: finandlife|internet

Tags:

StoriesofLife

Báo cáo phân tích TNG (Cty Đầu Tư và Thương Mại TNG)

by Michael21/05/2016 12:02

Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) là một trong những doanh nghiệp dệt may có vị thế cao trong ngành. Trải qua những thăng trầm giai đoạn 2010-2013, TNG đang có sự hồi phục nhanh trong doanh thu và lợi nhuận nhờ chu kỳ ngành và lãi suất giảm.

Theo ước tính của chúng tôi, năm 2015 nhiều khả năng TNG sẽ đạt được kế hoạch đề ra với doanh thu thuần (DTT) đạt 1,780 tỷ đồng (tăng 29% yoy) và lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 75 tỷ đồng (tăng 41% yoy). EPS 2015 vào khoảng 3,418 đồng/cp. Sử dụng kết hợp các phương pháp định giá so sánh và chiết khấu dòng tiền, chúng tôi xác định giá trị hợp lý của TNG vào khoảng 34,467 đ/cp, cao hơn 11.5% so với thị giá ngày 27/07/2015. Hai phiên gần đây TNG có bước tăng giá mạnh do thị trường kỳ vọng thông tin TPP sẽ chốt vào cuối tháng, để gia tăng mức độ sinh lời, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư chỉ mua và nắm giữ dài hạn khi thị giá TNG điều chỉnh giảm về vùng 27,000 đ/cổ phiếu.

TNG đã và đang đi theo chiến lược đầu tư mở rộng nhanh bằng vốn vay và vốn huy động. Chiến lược này có thể giúp công ty tận dụng nhanh cơ hội của ngành nhưng cũng tồn tại rủi ro lớn nếu thị trường phát triển không như kỳ vọng hoặc lãi vay tăng nhanh trở lại. Chúng tôi sẽ cập nhật tình hình kinh doanh nếu có những thay đổi lớn.

-----------------------------

KẾT QUẢ KINH DOANH KHỞI ĐẦU 6T2015 ẤN TƯỢNG

KQKD 6 tháng đầu năm 2015 của TNG khá ấn tượng với DTT và LNST lần lượt đạt mức tăng trưởng 52% và 71% so với cùng kỳ năm 2014. Đây được xem là mức tăng cao so với mức tăng 10.3% của kim ngạch xuất khẩu (KNXK) dệt may 6T đầu năm. Bên cạnh đó, TNG thường duy trì tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao (~70%) nên việc lãi suất giảm là yếu tố quan trọng giúp cải thiện biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Sản phẩm xuất khẩu chính của TNG là áo Jacket và quần Cargo short sang Mỹ (47%), EU (21%), Canada và Mexico (15%), Hàn Quốc (7%), Nhật Bản (6.5%) và thị trường khác (3.5%). Thống kê từ Vinatex, riêng mặt hàng áo Jacket, KNXK đã tăng nhanh những tháng đầu năm với mức tăng 18% yoy trong quý I và ước tăng 10% yoy trong quý II. Tuy nhiên KNXK quần short khiêm tốn hơn với mức tăng 1.4% yoy trong 6T đầu năm và dự báo tăng 10% yoy trong quý III. Với KQKD tích cực, có thể thấy TNG có được sức cạnh tranh lớn so với các doanh nghiệp khác trong ngành về quy mô và năng lực sản xuất.

Hoạt động trong lĩnh vực thâm dụng lao động, TNG từng gặp khó khăn về thiếu hụt nhân công những năm 2012-2013 khiến hoạt động sản xuất suy giảm. Việc chú trọng hơn các chính sách hỗ trợ người lao động sau đó đã giúp TNG hồi phục sản xuất. Năm 2014 DTT và LNST cải thiện mạnh khi lần lượt tăng 17% và 2.8 lần so với năm 2013. Tháng 2 vừa qua, TNG đã đưa vào hoạt động nhà máy may Đại Từ (GĐ 1) với 10 chuyền may và dự kiến nâng lên 16 chuyền may trong năm nay, giúp tăng công suất thêm 10%. Đây là khu vực có lượng lao động dồi dào và đã được TNG đào tạo tay nghề thời gian qua.

 

Năm 2014, TNG thuộc TOP 10 DN dệt may Việt Nam tiêu biểu và đứng thứ 03 về doanh thu xuất khẩu trong số các DN dệt may đang niêm yết, đóng góp khoảng 0.3% tổng KNXK hàng dệt may.

BIÊN LỢI NHUẬN GỘP DUY TRÌ Ở MỨC CAO

Hoạt động sản xuất kinh doanh của TNG tập trung từ khâu cắt may đến khi hoàn thành sản phẩm và giao cho khách hàng, đi kèm là một số mảng phụ trợ như giặt, chần bông, in, thêu và bao bì. Tuy nhiên, so với các DN dệt may niêm yết kể cả doanh nghiệp có quy trình sản xuất khép kín như TCM, TNG có được biên LN gộp khá cao. 

Trong cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh của TNG, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2011 tỷ lệ này là 22% thì đến năm 2014 là 38%. Con số này khá cao so với một số doanh nghiệp có quy mô tương đương và hoạt động chính trong mảng may như GMC 29%, còn TCM và HDM lần lượt là 12% và 22% do chuỗi hoạt động khép kín hơn và cơ cấu doanh thu từ mảng may chỉ đóp góp khoảng 50-60%. Có thể thấy TNG đang chú trọng thu hút nguồn nhân lực do cạnh tranh trong vùng cũng như chi các khoản đào tạo tay nghề từ đầu cho công nhân. Thời gian tới, chi phí nhân công kỳ vọng sẽ duy trì ổn định hơn khi các công nhân đã lành nghề bù đắp xu hướng ngày càng tăng trong mức lương.

Việc giá bông thế giới tiếp tục duy trì ở mặt bằng thấp do nguồn cung dư thừa trong khi nhu cầu yếu đi ở thị trường lớn Trung Quốc cũng kéo theo sự giảm giá của các mặt hàng vải, nguyên phụ liệu khác. Điều này giúp TNG bù đắp sự tăng lên trong chi phí nhân công trong thời gian qua và giá bông được dự kiến chưa thể tăng lại trong thời gian dài tới.

Kết quả kinh doanh trong 6T đầu năm 2015, biên LN gộp của TNG duy trì ổn định với 20.1% (xấp xỉ mức 20.5% của cùng kỳ năm trước).

BIÊN LỢI NHUẬN RÒNG MỎNG NHƯNG ĐANG CẢI THIỆN

Mặc dù TNG có biên lợi nhuận gộp khá tốt nhưng các khoản chi phí lớn từ lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN),… đã ăn mòn nhiều lợi nhuận khiến biên LNST của TNG khá mỏng.

Cụ thể, giai đoạn 2011-2013, TNG tăng tỷ lệ vay nợ lên mức cao (khoảng 68% tổng tài sản) để phục vụ các dự án đầu tư mở rộng trong khi mặt bằng lãi suất ở mức cao khiến chi phí lãi vay/doanh thu thuần đã tăng vọt từ 3.7% trong 2010 lên 4.5-6.3%. Bên cạnh đó, chi phí QLDN của TNG thường xuyên ở mức cao lên đến 8-9% doanh thu. Do đó, lợi nhuận sau thuế của TNG giai đoạn này đã liên tục giảm với mức giảm bình quân 17%/năm. Biên LNST xuống mức thấp chỉ còn khoảng 1.2%-2%.

Đến năm 2014, nhờ mặt bằng lãi suất đã giảm khoảng 1.5-2% và tiếp tục duy trì ổn định đến nay đã có những đóng góp quan trọng trong việc cải thiện biên lợi nhuận ròng của TNG khi đạt mức 3.9% trong năm 2014 và tiếp tục cải thiện lên 4.3% trong 6T đầu năm 2015. Theo đó, LNST đã có mức tăng ấn tượng khi tăng gấp 2.3 lần trong năm 2014 và tăng 71% so với cùng kỳ năm trước trong 6T 2015.

Các hệ số về khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE và trên tổng tài sản ROA xuống thấp những năm 2011-2013 theo đó hồi phục đáng kể trong năm 2014 khi lần lượt đạt 22% và 5% (năm 2013 chỉ là 7% và 1%). Tính đến hết 6T2015, con số trượt 4 quý gần nhất của ROE, ROA tiếp tục nhích nhẹ lần lượt đạt 24% và 5%.

 

NHỮNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ MỞ RỘNG MỚI ĐẦY THAM VỌNG

TNG là một trong những DN dệt may có tốc độ tăng trưởng quy mô tài sản nhanh qua các năm. Giai đoạn 2010-2014, tổng tài sản của TNG đạt mức tăng trưởng bình quân CAGR là 24%/năm, nhanh nhất trong số các DN dệt may niêm yết (theo sát là GMC với 20%/năm, trong khi TCM là 2%/năm). Tính đến cuối quý 2/2015, tổng tài sản của TNG đã tăng thêm 38% so với đầu kỳ. Trong đó, tài sản dài hạn chiếm 48%, chủ yếu là tài sản cố định.

Thời gian tới, trong chiến lược đón đầu cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, TNG đã đề ra kế hoạch đầu tư mở rộng dài hơi giai đoạn 2015-2020 với tổng mức đầu tư lên đến 1,460 tỷ đồng. Đây là con số đầy tham vọng so với quy mô vốn CSH hiện có của TNG là 339 tỷ đồng. Điều này cho thấy DN sẽ cần phải huy động một lượng lớn vốn sắp tới bằng nợ vay cũng như tăng vốn để đối ứng các khoản vay.

Theo kế hoạch, mục tiêu đến năm 2020 LNST của TNG là 317 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 1,543 tỷ đồng, với cùng mức tăng bình quân 43%/năm trong 5 năm tới. Tính riêng năm 2015, tổng nhu cầu vốn đầu tư của TNG là 330 tỷ đồng đầu tư xây dựng NM may Đại Từ,Trung tâm thời trang TNG với mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hoá và đầu tư thêm dây chuyền sản xuất bông-bao bì cũng như bổ sung máy móc thiết bị.

TNG cũng đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao cho năm 2015 với DTT 1,780 tỷ đồng (tăng 29% yoy) và LNST 75 tỷ đồng (tăng 41% yoy). Bên cạnh đó, Ban điều hành Công ty còn đặt mục tiêu lớn hơn để phấn đấu với mức LNST 111 tỷ đồng.

DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH YẾU

Giai đoạn 2010-2014, dòng tiền hoạt động SXKD của TNG thường xuyên thâm hụt, dòng tiền từ hoạt động tài chính là nhân tố chính giúp bù đắp thiếu hụt cho sản xuất kinh doanh và tài trợ hoạt động đầu tư. Có thể thấy năm 2014, LNST của TNG tăng mạnh đã giúp cải thiện nhanh các hệ số sinh lời ROE, ROA, tuy nhiên dòng tiền thặng dư trong DN vẫn rất thấp, khoản mục tiền và tương đương tiền cuối năm 2014 chỉ là 1% trên tổng tài sản, khả năng thanh toán nhanh thấp.

Bên cạnh đó, khoản phải thu khách hàng ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng cao trong TTS của TNG (khoảng 15-19%), số ngày thu tiền bình quân lên đến 35-40 ngày theo đặc thù kinh doanh đã chiếm dụng khá nhiều vốn của TNG. Năm 2014, khoản mục này đã tăng mạnh 60% so với đầu năm và giá trị cuối Q2/15 là 268 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng thời điểm năm trước và tăng 63% so với đầu kỳ.

Do đó, việc TNG tiếp tục đầu tư mở rộng lớn thời gian tới sẽ là khá quan ngại, DN sẽ cần phải có dòng tiền khỏe mạnh hơn để chủ động sản xuất kinh doanh cũng như an toàn hơn trong khả năng thanh toán.

NGUỒN LỰC VỐN PHỤ THUỘC NHIỀU VỐN VAY

Phần lớn nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của TNG là vốn vay (khoảng 65-69% nguồn vốn). Tính đến cuối Q2/2015, tỷ lệ nợ vay của TNG là 68%, cao nhất trong số các DN dệt may niêm yết. Điều này một mặt cho thấy TNG có nhiều uy tín trong việc vay vốn ngân hàng, tuy nhiên cũng cho thấy rủi ro về áp lực trả nợ và quản trị dòng tiền của DN.

CHƯA HƯỞNG LỢI NGAY TỪ TPP

TPP được xem là một cơ hội lớn cho dệt may Việt Nam KNXK vào 11 nước thành viên khối này chiếm tới hơn 65% tổng KNXK dệt may hàng năm. Nhất là thị trường Mỹ, sau khi gia nhập TPP, mức thuế nhập khẩu từ 17% như hiện nay sẽ giảm dần về 0% thì dệt may Việt Nam sẽ có được lợi thế tranh rất lớn trước các nước xuất khẩu khác trong khu vực. Nhiều thị trường chủ đạo của TNG là Mỹ, Canada, Mexico, Nhật Bản đều là những nước đang tham gia đàm phán TPP. Tuy nhiên để được hưởng lợi từ TPP, sản phẩm xuất khẩu có thể cần thỏa yêu cầu xuất xứ khắt khe là khâu sản xuất “từ sợi trở đi” phải thuộc khối TPP.

Hiện nay, phần lớn nguyên vật liệu của TNG là nhập khẩu từ Trung Quốc (không thuộc TPP), nên sẽ là khó khăn để TNG có thể hưởng lợi ngay mức thuế suất ưu đãi. TNG cần chuyển sang nhập nguyên vật liệu từ các nước khối TPP và điều này cũng có thể đẩy chi phí sản xuất lên cao cũng như khó khăn trong tìm nguồn cung ứng phù hợp.

 

TRIỂN VỌNG TÍCH CỰC TỪ CÁC FTA

Thời gian gần đây, Việt Nam đã và đang tham gia ký hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) tạo nhiều cơ hội phát triển cho ngành dệt may Việt NamChẳng hạn như FTA đã ký với Hàn Quốc sẽ giúp xóa bỏ thuế nhập khẩu hàng dệt may VN từ mức 10-13% như hiện nay vào năm 2016, thuế nguyên phụ liệu nhập từ Hàn Quốc cũng giảm nhanh từ 12% về 0%. Bên cạnh đó, thị trường lớn thứ 2 của TNG là EU cũng kỳ vọng tích tực từ đàm phán VEFTA khi thuế suất nhập khẩu hàng dệt may VN hiện là 12% và mới đóng góp 2% thị phần tại đây. 

Việt Nam đã và đang chú trọng gia tăng tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may. Đến nay đã gia tăng đáng kể lên mức 50% so với mức 30% như trước đây, và phấn đấu đến năm 2020 đạt mức 70-75%

Hiệu ứng thuận lợi từ việc đàm phán các hiệp định thương mại tự do, nhất là những hiệp định này đều liên quan trực tiếp đến các thị trường chính như TPP, FTA với EU, Hàn Quốc, Liên minh Á-Âu: Nhiều đối tác đã quyết định chuyển đơn hàng từ những quốc gia không tham gia hiệp định sang Việt Nam. Đây là một trong những thuận lợi và là tiền đề để dệt may Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2015 và những năm tới.

DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2015

Xu hướng chuyển dịch các đơn hàng sản xuất cũng như đầu tư vào lĩnh vực dệt may sangViệt Nam từ Trung Quốc và cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do đã giúp dệt may Việt Nam những năm gần đây liên tục đạt được những tăng trưởng tích cực tại các thị trường lớn. Nằm trong xu hướng chung của ngành, TNG đã và đang có được những kết quả khá ấn tượng nhờ lợi thế cạnh tranh về quy mô lớn và năng lực sản xuất thỏa các yêu cầu khắt khe.

Kết thúc 6T đầu năm 2015, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng nhanh đã giúp TNG đã hoàn thành 45% kế hoạch cả năm. Thông thường 6T cuối năm là thời gian cao điểm đóng góp khoảng 60-65% doanh thu cả năm cho DN. Hiện TNG cũng đã đầy các đơn hàng sản xuất cho đến tháng 9/2015. Chúng tôi cho rằng nếu không có gì đột biến, nhiều khả năng TNG sẽ đạt kế hoạch đề ra trong năm nay với doanh thu thuần là 1,780 tỷ đồng (tăng 29% yoy) và lợi nhuận sau thuế 75 tỷ đồng (tăng 41% yoy). EPS 2015 vào khoảng 3,418 đồng/cp.

 

KẾ HOẠCH TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ NĂM 2015

Đại hội cổ đông thường niên năm 2015 vừa qua cũng đã thông qua ủy quyền cho HĐQT lên kế hoạch phát hành tăng vốn cho doanh nghiệp bao gồm: (1) phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu; (2) phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và (3) phát hành cổ phiếu ESOP cho cán bộ quản lý Công ty. Nguồn vốn thu được dùng để bổ sung vốn lưu động, đầu tư thêm nhà máy và nâng cấp máy móc thiết bị.

ĐỊNH GIÁ & KẾT LUẬN

Để xác định giá trị hợp lý của TNG, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh P/E, P/B và chiết khấu dòng tiền FCFF trong vòng 10 năm tới của TNG với tỷ trọng 03 phương pháp trên tương ứng là 30:30:40. Do TNG vẫn đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng nhiều và hoạt động kinh doanh sẽ có khả năng thay đổi cao nên phương pháp FCFF được chúng tôi áp dụng tỷ trọng thấp. Chi tiết như sau:

(1)  Phương pháp P/E, giá trị hợp lý của TNG là 31,035 đ/cp.

(2)  Phương pháp P/B, giá trị hợp lý của TNG là 31,371 đ/cp.

(3)  Phương pháp FCFF, giá trị hợp lý của TNG là 39,365 đ/cp:

Bảng dự phóng tăng trưởng giai đoạn 2015-2024:

 

Kết hợp cả 03 phương pháp trên, giá hợp lý của TNG sẽ là 34,467đ/cổ phiếu, cao hơn 11.5% so với thị giá ngày 27/07/2015. Từ đầu năm đến nay, diễn biến giao dịch cổ phiếu TNG khá tích cực khi thị giá đã tăng mạnh 50%, nhất là trong vài phiên trở lại đây trước thông tin đàm phán TPP sẽ có thể kết thúc trong tháng 7 này. Khối lượng giao dịch bình quân 10 phiên trở lại đạt 446,000cp/phiên. Sở hữu của NĐT nước ngoài cũng tăng nhanh lên 20.95% so với mức 13.3% đầu năm 2015 phản ánh phần nào kỳ vọng của thị trường. Theo đó, nhà đầu tư trung và dài hạn có thể “MUA” cổ phiếu ở mặt bằng giá điều chỉnh thấp hơn để gia tăng biên lợi nhuận.

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái được thành lập năm 1979 với vốn điều lệ (VĐL) ban đầu là 659.4 nghìn đồng. Tháng 01/2003, Công ty cổ phần hóa và chính thức niêm yết trên sàn HNX tháng 11/2007. Sau nhiều đợt tăng vốn mở rộng quy mô sản xuất, VĐL hiện tại của Công ty là 219.4 tỷ đồng.

Hoạt động chính của TNG là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu với những sản phẩm chính như áo Jacket, quần Cargo short. Công ty có lượng khách hàng lớn và ổn định là các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới tại Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… Bên cạnh đó, TNG cũng đang chú trọng thâm nhập thị trường trong nước qua các chuỗi bán lẻ mang thương hiệu TNG. TNG thuộc TOP 10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiêu biểu và đứng thứ 03 về doanh thu xuất khẩu trong số các DN dệt may đang niêm yết (sau TCM và GMC).

Hiện tại, TNG có 10 nhà máy may với 188 chuyền may, 2 nhà máy phụ trợ là nhà máy thêu, giặt công nghiệp, sản xuất thùng túi, bao bì carton và nhà máy sản xuất bông, chần bông. Trong đó, nhà máy may Đại Từ vừa đưa vào hoạt động giai đoạn 1 vào tháng 2/2015 với 10 chuyền may và dự kiến lên 16 chuyền may trong năm 2015. Ngoài ra công ty đang có kế hoạch đầu tư thêm một số nhà máy mới.

TNG có 02 công ty liên doanh liên kết là Công ty Xây lắp Điện Bắc Thái (sở hữu 49% vốn điều lệ) và Công ty Cổ phần Thời trang TNG (sở hữu 35% vốn điều lệ).

 

Tháng 02/2015 vừa qua, TNG đã hoàn tất phát hành 5,676,191 CP (tương đương khoảng 57 tỷ đồng) cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 3:1 và CBCNV với giá 10,000đ/cp.

SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CHÍNH

TNG hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc chủ yếu là xuất khẩu, tập trung từ khâu cắt may đến hoàn thiện sản phẩm và giao cho khách hàng. Sản phẩm xuất khẩu chính là các loại áo Jacket và quần Cargo short. Công ty còn tham gia sản xuất các sản phẩm phụ trợ như bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon, nguyên phụ liệu hàng maymặc… và các hoạt động giặt, trần bông, in, thêu… chủ yếu đáp ứng nhu cầu nội bộ Công ty.

Sản phẩm xuất khẩu của TNG được thực hiện dưới hai hình thức là FOB (mua nguyên phụ liệu, sản xuất thành phẩm theo mẫu) và CMT (gia công từ nguyên phụ liệu bên đặt hàng cung cấp), trong đó hình thức CMT mang lại giá trị lợi nhuận thấp hơn (đơn giá CMT bằng25% đơn giá FOB). Thời gian gần đây, tỷ trọng doanh thu của TNG theo hình thức CMT có xu hướng tăng được doanh nghiệp lý giải là bước đầu đa dạng khách hàng các thị trường mới.

Năm 2013 trở về trước, Mỹ là thị trường chính mang lại 65-75% doanh thu xuất khẩu cho Công ty. Đến nay, TNG đã chủ động mở rộng đa dạng nhiều thị trường với nhiều khách hàng lớn và ổn định là các thương hiệu thời trang nổi tiếng như:ZARA, MANGO, GAP, C&A, CK, TCP, Columbia,Walmart, Marks&Spencer, Target, Decathlon, JCPenney, The Children Place…Bên cạnh đó, TNG đang định hướng thâm nhập thị trường trong nước với mục tiêu đóng góp 10-15% tổng doanh thu trong năm 2015 với hệ thống chuỗi cửa hàng TNG Fashion Store giới thiệu, bán buôn và bán lẻ các sản phẩm thương hiệu TNG.

NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO

TNG thường mua nguyên vật liệu từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nhập khẩu từ nước ngoài khoảng 60% trong năm 2013. Tỷ trọng nguyên vật liệu dệt may từ Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm phần lớn do chất lượng đáp ứng được yêu cầu, chủng loại phong phú và giá cả cạnh tranh. Đặc thù sản xuất kinh doanh của TNG nguyên vật liệu chiếm 65-70% giá vốn hàng bán, do đó biến động về giá nguyên vật liệu đầu vào ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty.

NĂNG LỰC SẢN XUẤT

TNG hiện có 10 nhà máy may với hơn 9,000 công nhân, 188 chuyền may công nghiệp và 2 nhà máy phụ trợ là nhà máy Bao bì-Giặt và nhà máy Bông-Thêu. Hiện nhà máy sản xuất bông, chần bông đã hoạt động đầy công suất, các nhà máy may hoạt động gần đầy công suất.

Trong số 10 nhà máy may, Nhà máy may Đại Từ vừa mới đưa vào hoạt động giai đoạn I vào tháng 2/2015 với với 10 chuyền may và dự kiến tăng lên 16 chuyền may trong năm 2015, nâng tổng công suất thêm 10%. Theo TNG, tổng mức đầu tư cho nhà máy Đại từ khoảng 200 tỷ đồng với 35 chuyền may và tạo việc làm cho khoảng 2,000 lao động.

Các xí nghiệp may của TNG được đầu tư khá hiện đại và chuyên sâu với quy trình khép kín và chuyên môn hóa cao. Điều này tạo lợi thế cạnh tranh cho TNG trước các yêu cầu khắt khe từ các khách hàng lớn khó tính. Công nghệ quản lý, điều hành cũng được chú trọng nâng cao tính chính xác, giảm chi phí.

TRIỂN VỌNG NGÀNH DỆT MAY NĂM 2015

Những năm gần đây, ngành Dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh với tốc độ bình quân 22%/năm giai đoạn 2010-2014. Kết thúc năm 2014, giá trị xuất khẩu ngành dệt may VN đạt 24.5 tỷ USD (tăng xấp xỉ 19% so với năm 2013), riêng hàng may mặc đạt trên 21 tỷ USD (tăng 17% so với năm trước). Vị thế của xuất khẩu dệt may Việt Nam trên các thị trường chính đang mở rộng, trong đó hiện đứng vị trí thứ hai xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Nhật Bản.

Thời gian tới, cơ hội tăng trưởng cho ngành Dệt may VN còn rất lớn trước những tín hiệu tích cực từ (1) sự phục hồi và tăng trưởng trong nhu cầu tiêu thụ dệt may nội địa và thế giới; (2) sự chuyển dịch nhẹ các đơn hàng từ Trung Quốc sang các nước đang phát triển khác trong đó đáng chú ý là Việt Nam; (3) các hiệp định thương mai tự do song phương và đa phương.

Theo Hiệp hội Dệt may VN, KNXK ngành dệt may VN có thể đạt 28-28.5 tỷ USD trong năm 2015, tăng khoảng 15% so với năm 2014. Trong đó, thị trường Mỹ được dự báo tiếp tục tăng trưởng 2 con số là 13%, EU là 17%, Nhật Bản là 9%, và đặc biệt Hàn Quốc là 27% (nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Hàn Quốc đang tăng mạnh sau khi Việt Nam đã hoàn thành về cơ bản đàm phán FTA với Hàn Quốc cuối năm 2014). Trước các cơ hội lớn này, việc tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành dệt may, hình thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ thiết kế – nguyên phụ liệu – may – phân phối để gia tăng giá trị lợi nhuận vẫn còn là khó khăn đối với phần lớn DN dệt may VN.

 

Năm 2013, Việt Nam đứng thứ 05 về giá trị xuất khẩu dệt may toàn cầu, tốc độ tăng trưởng bình quân là 20%/năm giai đoạn 2010-2013 cao nhất so với 04 quốc gia đứng đầu và cao hơn hẳn mức tăng 8%/năm của toàn cầu. (Theo Trademap).

 

Nguồn: Analyst Nguyễn Trịnh Ngọc Thủy, VFS Research

Tags:

Stocks

ETFs và xu hướng thị trường Việt Nam

by Michael21/05/2016 11:53

ETFs tiếp tục rút 800k shares trong phiên hôm nay. Vài người cho rằng ETFs đã chán Việt Nam và đang cơ cấu vào Châu Âu. Một bài báo trên CNN Money lý giải, đồng Euro giảm giá giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tại Lục Địa Già có một câu chuyện tăng trưởng hoàn hảo không chỉ cho 2015 mà còn cho những năm tới. Dòng tiền vốn dĩ đã thông minh, nay như hổ thêm cánh, khi sản phẩm tài chính ETFs cho phép nhà đầu tư tại Mỹ đầu tư vào Châu Âu chỉ bằng vài cái click chuột.

Sức hút của Eurozone làm những thị trường khác kém lấp lánh, đặc biệt những thị trường mà đồng tiền nội tệ không đi theo cái mốt “phá giá” như Âu, Nhật, Trung đang làm. Khối ngoại liên tục bán ròng ngày càng mạnh trong thời gian vừa qua, cá biệt có những phiên giá trị bán ròng lên đến >15% tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn niêm yết. Và giờ đây, câu chuyện ETFs rút vốn “bỗng” trở thành cái cớ lý giải chu kỳ suy giảm của thị trường.

Hình 1, ảnh hưởng mua/bán ròng nhà đầu tư nước ngoài so với giao dịch chung của thị trường

Vậy phải nhìn nhận sao cho công bằng?

Như một tay chơi lớn trên thị trường, động thái mua bán mạnh của khối ngoại chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến cung cầu cổ phiếu và từ đó ảnh hưởng đến giá cả. Thật khó để trả lời chính xác khi nào xu hướng này dừng lại. Nếu đơn thuần dự báo xu hướng dựa trên biểu đồ giá và tình trạng thặng dư/chiết khấu (premium/discount) thì tạm thời xu hướng này vẫn còn tiếp diễn.

Hình 2, diễn biến giao dịch VNM ETFs trên thị trường Mỹ.

Hình 3, diễn biến bơm/rút và tình trạng premium/discount VNM ETFs tại Việt Nam.

 

Nhưng cũng chính nhờ động thái bán mạnh đó, mà rất nhiều cổ phiếu đã về vùng rẻ. P/E trên HSX đang ở vùng thấp nhất trong 52 tuần, P/B cũng ở trong tình trạng tương tự. Sơ lược kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015 của các doanh nghiệp niêm yết, người viết nhận thấy hầu hết doanh nghiệp đều kỳ vọng một năm làm ăn thuận lợi. Và nếu điều đó trở thành sự thật, thị giá cổ phiếu (P) phải có sự tăng trưởng tưng ứng với sự tăng lên của thu nhập (E), chứ không phải là trình trạng trượt dài như hiện tại.

Hình 4, diễn biến chỉ số P/E từ đầu 2013 đến nay

Hình 5, diễn biến chỉ số P/B từ đầu 2013 đến nay

Hiện, tâm lý thị trường đang trong tình trạng “sợ hãi”. Theo dõi lịch sử của thang đo này trong một thời gian dài, người viết nhận thấy lời khuyên của W. Buffet quả thật đúng, “ hãy mua khi thị trường sợ hãi”.

Hình 6, diễn biến tâm lý thị trường

Tóm lại, thị trường đang ở vùng định giá rẻ, tâm lý “sợ hãi” đang bao trùm, và lịch sử cho thấy “đây chính là vùng mà rủi ro giảm điểm sắp kết thúc”. Hơn nữa, các chỉ báo kinh tế vĩ mô vẫn cho thấy quá trình phục hồi ngày càng rõ ràng của nền kinh tế trong nước. Trong bối cảnh đó, Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư hãy tận dụng những đợt sell off còn lại của ETFs để nâng cao tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

 

Nguồn: finandlife

Tags: ,

Psychology | StockAdvisory

Phần bù rủi ro vốn cổ phần (ERP) và chứng khoán: chỉ báo bull hay bear?

by Michael21/05/2016 11:50

Trước đây finandlife có lần giới thiệu bài nghiên cứu của nhóm tác giả Fernando Duarte và Carlo Rosa, tựa đề “liệu cổ phiếu có đang rẻ”. Hôm nay finandlife xin dịch 1 bài vừa phản biện, vừa bổ sung cho bài viết của 2 tác giả trên, bài trên Blog của GS Damodaran. Mời các bạn dân investment analyst enjoy!

Cảm ơn bài dịch của bạn Huy Saito

Nếu bạn đã và đang theo dõi các bài viết blog của tôi, có lẽ bạn đã nhận ra rằng tôi cực kỳ ham mê phần bù rủi ro vốn cổ phần (ERP), và đã làm một bản khảo sát về chủ đề này hằng năm kể từ năm 2008 (và bảng năm 2013 ở đây). Tôi cũng đồng thời đăng một bản cập nhật phần bù rủi ro vốn cổ phần (ERP) cho chỉ số S&P 500 vào đầu tháng nay trên trang web của mình. Sau khi viết bài ấy, tôi có tập trung xem qua bài viết về chủ đề này của Fernando Duarte và Carlo Rosa, 2 nhà kinh tế học làm việc tài Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York. Họ cho rằng ERP đang ở mức cao trong lịch sử, phần lớn là vì Lãi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ đang ở mức thấp, và nhận thấy rằng ERP cao là một tiền đề dự báo cho lợi nhuận từ cổ phiếu cao trong tương lai. Tôi không đồng tình với họ ở chỗ ERP cao khi so sánh tương đối với các mức ERP trong lịch sử, và đồng thời không đồng tình ở chỗ lãi suất phi rủi ro thấp thì ERP sẽ cao, nhưng tôi cũng không chắc chắn về việc nên dùng ERP như là một công cụ để xác định thời gian thích hợp để đầu tư, đặc biệt là vào những lúc này.

Các cách tiếp cận về tính ERP.

Có 3 cách để dự đoán ERP. Một là nhìn vào chênh lệch giữa các lợi nhuận trung bình trong quá khứ mà bạn đáng lẽ đã có được khi đầu tư vào cổ phiếu và lợi nhuận từ khoản đầu tư phi rủi ro. Phần bù trong khoảng thời gian từ 1928 – 2013 này đáng lẽ đã ở mức khoảng 4.20%, nếu như được tính toán bằng phương pháp lấy chênh lệch của lợi nhuận đã tính kép trên cổ phiếu Mỹ với lợi nhuận từ việc đầu tư trái phiếu chính phủ Mỹ thời hạn 10 năm. (Tôi biết. Tôi biết. Chúng ta có thể đã có một cuộc tranh luận để xem có đúng là trái phiếu chính phủ Mỹ thực sự phi rủi ro hay không, nhưng tôi sẽ để cuộc tranh luận đó vào một diễn đàn khác); Hai là khảo sát các nhà quản lý danh mục đầu tư, các giám đốc tài chính CFO, hay các nhà đầu tư xem thử họ nghĩ cổ phiếu sẽ sinh ra cái gì giống lợi nhuận trong tương lai, và rút ERP ra khỏi những số liệu từ khảo sát Đầu năm 2013, ERP của khảo sàt đạt từ khoảng 3.8% ( từ khảo sát các CFO) đến 4.8% (khảo sát từ các nhà quản lý danh mục đầu tư) cho đến mức 5% (khảo sát từ các nhà phân tích). Cuối cùng, bạn có thể rút ra phần bù rủi ro dự đoán, dựa trên giá cổ phiếu hiện tại và dòng tiền kỳ vọng, việc này giống như dự đoán lãi suất hòa vốn của một trái phiếu. Đây là quy trình tôi sử dụng đầu mỗi tháng để tính toán ERP cho các cổ phiếu Mỹ, và vào ngày 18 tháng 5 năm 2013, ERP mà tôi tính được là 5.45%.

Phần bù rủi ro vốn cổ phần (ERP) là gì?

ERP là phần lợi nhuận thêm mà các nhà đầu tư mong muốn khi đầu tư vốn cổ phần thay vì đầu tư vào lãi suất phi rủi ro. Vì vậy, nó là sự phản ánh cho niềm hi vọng và sự lo lắng sợ hãi của các nhà đầu tư, ERP sẽ tăng khi mà mức độ sợ hãi cao hơn mức độ hi vọng. Trong những thời điểm giá lên cao, khi mà các nhà đầu tự tin nhiều hơn là sợ hãi, ERP có thể sẽ sụt giảm. Trong sơ đồ dưới đây, bạn có thể nhìn thấy những dự đoán của tôi về ERP đã dự đoán cho các cổ phiếu của Mỹ từ 1961 đến 2012 với những chú thích cho thấy suy nghĩ của tôi trong khoảng thời gian đó.

 

ERP dự đoán trung bình trong cả thời kỳ trên là 4.02%, và con số đó là nền tảng cho việc giá đi xuống mà một số nhà đầu tư/ phân tích đã đưa vào trong thị trường. Nếu con số ERP, hiện tại đang ở mức 5.45% sụt giảm xuống còn 4.02%, thì chỉ số S&P 500 sẽ được mua bán ở mức 2270, cao hơn 26,5% so với mức hiện tại. Và theo như Duarte và Rosa đã nhận thấy qua những số liệu trong quá khứ, mặc dù với những chấn động đáng kể, ERP sẽ từ từ quay trở lại mức bình thường theo thời gian. Như cách mà tôi sẽ tranh luận trong phần kế tiếp, con số ERP của năm 2013 sẽ rất khác biệt so với những mức cao mà ERP đã đạt được trong các thời điểm trong quá khứ và việc suy luận từ quá khứ có thể sẽ rất nguy hiểm.

Con số phần bù rủi ro vốn cổ phần (ERP) có phải đã được chỉnh sửa bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ?

Mặc dù vậy, ERP ở mức cao hơn lãi suất phi rủi ro. Để cho thấy một bức tranh về sự tác động giữa lãi suất phi rủi ro và ERP, tôi đã vẽ đồ thị của lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu (dựa vào dòng tiền trong tương lai và giá cổ phiếu hiện tại), gói gọn chúng thành ERP và lãi suất phi rủi ro hằng năm từ 1962 đến 2012.

 

Trong suốt một thập kỷ qua, lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu đã giữ nguyên một cách đáng ngạc nhiên ở mức giữa 8-9%, và gần như hầu hết các sự biến thiên của ERP trong suốt một thập kỷ vừa qua đã biến thành lãi suất phi rủi ro. Cụ thể hơn, ERP ở mức cao hơn trong vòng 5 năm qua có thể là vì lãi suất phi rủi ro đã giảm đến mức thấp trong lịch sử. Và thực tế là vào ngày 18 tháng 5 năm 2013, lợi nhuận kỳ vọng trên các cổ phiếu ở mức 7.40% là gần với mức thấp của lịch sử là 6.91% vào cuối năm 1998.

Vậy thì sao? Mặc dù tương quan tuyến tính giữa mức ERP và lãi suất phi rủi ro đã yếu đi trong một thập kỷ vừa qua, hai con số này thực ra đã di chuyển theo cùng 1 hướng: khi lãi suất phi rủi ro tăng lên (hoặc giảm đi) thì ERP cũng tăng (hoặc giảm). Thực tế, hồi quy tuyến tính của ERP đối với lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm từ 1960 – 2012 được biểu hiện dưới đây:

          ERP = 0.348 + 0.0842 (Lãi suất trái phiếu Chính phủ) (Số R-squared = 4.68%)

                                                          (1.57)

Vì vậy, mỗi 1% tăng thêm của lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm ( ví dụ như từ 2% lên 3%) thì ERP sẽ tăng khoảng 0.0842%. Một bằng chứng nữa, là khi tôi chạy hồi quy tuyến tính với số liệu từ 1960 – 2003 (bỏ qua thập niên vừa qua), cũng cho ra một kết quả thậm chí còn mạnh hơn:

          ERP = 0.0202 + 0.2592 (Lãi suất trái phiếu Chính phủ) (Số R-squared = 43.52%)

                                                          (5.62)

Trong khoảng thời gian này, mỗi 1% tăng thêm của lại suất sẽ dẫn đến 0.26% tăng lên của ERP. Thập niên vừa qua đã làm yếu hẳn đi mối tương quan giữa ERP và lãi suất trái phiếu Chính phủ.

Để giải thích cho bằng chứng này, hãy xem xét lại lần nữa hai thời kỳ có ERP ở mức cao. Trong năm 1981, ERP ở mức 5.73%, nhưng nó ở trên mức lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm ở mức 13.98%, mang lại lợi nhuận kỳ vọng khoảng 19.71%. Vào ngày 1 tháng 5 năm 2013, ERP ở mức 5.70% nhưng nó nằm trên lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ ở mức 1,65%, dẫn đến lợi nhuận kỳ vọng là 7.35%. Một nhà đầu tư tin vào việc ERP sẽ giảm sút vào năm 1979 vì 2 lý do chính có lợi cho người đó như sau: Một là ERP sẽ trở về với mức trung bình của lịch sử và Hai là lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ đồng thời giảm xuống gần với mức thông thường trong quá khứ. Một nhà đầu tư năm 2013 phải đối mặt với một thực tế là lãi suất trái phiếu Mỹ không thể giảm hơn được nữa, và nếu xu hướng quay trở lại điểm trung bình là đúng, hay có nghĩa là lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ có thể tăng được nhiều hơn, và nếu lịch sử là đúng, thì việc lãi suất này tăng cũng sẽ dẫn đến việc tăng ERP đồng thời di chuyển cùng hướng tăng với nó.

Trong bảng dưới đây, tôi liệt kê các kết quả có thể của chỉ số S&P 500, tính theo số % thay đổi của cấp độ chỉ số S&P 500, và dựa trên các tổ hợp khác nhau của lãi suất phi rủi ro và ERP:

Như vậy, nếu như lãi suất phi rủi ro thay đổi 3% và ERP giảm sút xuống 5%, giá trị của S&P 500 đã bị đánh giá quá thấp bởi 1 khoảng 5%, nhưng nếu lãi suất phi rủi ro tăng lên 4% và ERP giữ nguyên ở mức 5.5%, thì giá trị của S&P 500 sẽ bị đánh giá quá cao một khoảng là 8.28%. Vẫn còn một khía cạnh khác khá hay của bảng này đáng chú ý. Trong khi tổng lãi suất phi rủi ro và ERP là lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu, thì các cổ phiếu lại có giá trị cao hơn bất kỳ lợi nhuận kỳ vọng nào đã tính ở trên, nếu như phần lớn lợi nhuận kỳ vọng đó bắt nguồn từ lãi suất phi rủi ro. Trong hình bên dưới, có thể thấy chỉ số S&P 500 đang tăng dần theo mức lợi nhuận kỳ vọng 9%, khi sử dụng các tổ hợp khác nhau của lãi suất phi rủi ro và ERP.

Như vậy, sự quay trở về mức trung bình mà sự tăng giá của thị trường đã hướng tới, cùng với ERP có thể được xem là một trường hợp đầu cơ giá xuống của cổ phiếu. Lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu trong lịch sử trong khoảng thời gian từ 1960 đến 2012 là 10.43%, điều này cho thấy S&P 500 đang bị đánh giá quá cao giữa 12-40%, tùy thuộc vào kết cấu của lợi nhuận kỳ vọng. Thực tế, đây là lý do bạn phải có một sự bất đồng về ý kiến trong thị trường giữa những người sử dụng chỉ số PE, cho rằng các cổ phiếu đang được định giá quá cao; với những người sử dụng ERP hay mô hình của Cục dự trữ liên bang Mỹ hiện tại để đưa ra ý kiến trái chiều với ý kiến trên. Tôi chắc rằng bạn có lẽ đã có nhận định riêng của mình về đích đến của ERP và của lãi suất phi rủi ro. Nếu bạn muốn biết thêm về hiệu ứng trên giá cổ phiếu thông qua việc thay đổi các chỉ số, hãy xem xem qua bảng này.

Kết luận

Trong bài trước, tôi đã lưu ý rằng các cổ phiếu dường như không giống như bị định giá quá cao. Mặc dù có thể bạn sẽ nghĩ bài viết này của tôi hôm nay đưa ra một ý kiến hoàn toàn trái ngược với bài viết đó, nhưng hãy để tôi nói nhanh để cho bạn thấy sự liên kết giữa hai bài này. Ở bài viết trước, tôi lưu ý rằng giá các cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi 4 yếu tố: (1) dòng tiền lớn, tồn tại dưới dạng cổ tức và mua lại cổ phiếu ở những lúc giá cổ phiếu đang cao trong lịch sử, (2) quá trình đang phục hồi của nền kinh tế (và kèm theo đó là sự tăng trưởng về thu nhập / lợi nhuận) , (3) ERP ở mức cao hơn bình thường và (4) lãi suất phi rủi ro. Như vậy, ý kiến lập luận của tôi có sự tương đối: trong bối cảnh các tài sản tài chính đang được định giá và mức lãi suất đang ở mức hiện nay, các cổ phiếu đang được định giá đúng đắn.

Mặc dù, một hạn chế khá nguy hiểm, là lãi suất trái phiếu chính phủ hiện nay không chỉ ở mức thấy trong lịch sử mà có thể nói, nó qua thấp, quá thấp so với giá trị bên trong của nó, dựa vào lạm phát kỳ vọng và sự tăng trưởng thực kỳ vọng (một chủ đề mà tôi sẽ dành cho một bài viết blog sắp tới). Nếu bạn nghĩ là lãi suất này quá thấp, thì bạn đang có rủi ro rơi vào bên trong một bong bóng thị trường được Cục dự trữ liên bang Mỹ thổi phồng, và bạn biết rồi đấy, điều đó không mang lại kết cục gì tốt đẹp cả. Nhưng điều đáng sợ là cũng sẽ không có một nơi đầu tư an toàn nào hiện hữu cả: Vàng và bạc có thể đã là một nước đi tốt, nhưng chúng không nên được xem là một món hời, và các ngân hàng trung ương trên thế giới dường như đang đi theo hướng đi của Cục dự trữ liên bang Mỹ trong việc đặt lãi suất thấp. Bạn có thể sử dụng các công cụ phái sinh để mua bảo hiểm trong ngắn hạn để phòng ngừa rủi ro sập đổ thị trường, nhưng trong bối cảnh có nhiều người cũng đang lo lắng như bạn về thị trường, bạn có thể sẽ phải mua bảo hiểm đó với cái giá đắt đấy.

Thực ra, cũng có một vị trí khá an toàn. Trong lần cập nhật ERP cuối cùng của tôi, tôi có cho rằng các nhà đầu tư thị trường cổ phiếu đang đi theo hướng mà Cục dự trữ liên bang Mỹ dẫn dắt và họ đang lo rằng không biết lúc nào mình sẽ ngừng được. Để tôi diễn tả bằng cách khác. Nếu Cục dự trữ liên bang Mỹ đang kiểm soát toàn thị trường, thì câu hỏi mà cần phải đặt ra không phải là việc kiểm soát này sẽ ngừng lại hay không, mà là khi nào thì Cục dự trữ liên bang mới chấm dứt kiểm soát thị trường. Khi mà lãi suất dài hạn đã tăng trở lại, mà chắc chắn là từ từ nó cũng sẽ tăng, thì câu hỏi thị trướng vốn sẽ bị tác động đến mức nào sẽ phụ thuộc hầu hết vào việc giảm sút ERP có đủ để bù trừ hiệu ứng của lãi suất hay không. Vì vậy, mặc dù tôi không tranh luận rằng cổ phiếu đang có giá rẻ, chỉ vì ERP hiện nay đang cao hơn mức bình thường của lịch sử, tôi vẫn chưa sẵn sàng để giảm tỷ lệ vốn trong danh mục đầu tư của tôi (đặc biệt hơn khi mà tôi chưa nghĩ ra nơi nào khác để đầu tư tiền của mình vào). Khi nhìn vào bảng sự nhạy cảm của thị trường về tổ hợp lãi suất phi rủi ro / ERP, có khá nhiều bức tranh dẫn đến những kết quả an toàn cho thị trường mà tôi tin là mình sẽ có thể tiếp tục mua cổ phiếu đơn lẻ, cùng lúc đó chú ý kỹ vào ERP và lãi suất trái phiếu chính phủ. 

 

Nguồn: finandlife, Damodaran Blog

Tags:

Economics

Chu dung cơ, bí quyết người xưa

by Michael21/05/2016 11:44

1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.

2, Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất sơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.

3, Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.

4, Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.

5, Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.

6, Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.

7, Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.

8, Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở;

9, Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.

10, Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều;

11, Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội;

12, Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.

13, Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít;

14, Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông;

15, Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do chơi;

16, Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa;

17, Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.

18, Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.

19, Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.

20, Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như sát muối.

21, Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.

22, Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.

23, Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.

24, Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.

25, Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.

26, Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.

27, Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông

 

Siêu tầm

Tags:

StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu