ETFs và xu hướng thị trường Việt Nam

by Michael21/05/2016 11:53

ETFs tiếp tục rút 800k shares trong phiên hôm nay. Vài người cho rằng ETFs đã chán Việt Nam và đang cơ cấu vào Châu Âu. Một bài báo trên CNN Money lý giải, đồng Euro giảm giá giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tại Lục Địa Già có một câu chuyện tăng trưởng hoàn hảo không chỉ cho 2015 mà còn cho những năm tới. Dòng tiền vốn dĩ đã thông minh, nay như hổ thêm cánh, khi sản phẩm tài chính ETFs cho phép nhà đầu tư tại Mỹ đầu tư vào Châu Âu chỉ bằng vài cái click chuột.

Sức hút của Eurozone làm những thị trường khác kém lấp lánh, đặc biệt những thị trường mà đồng tiền nội tệ không đi theo cái mốt “phá giá” như Âu, Nhật, Trung đang làm. Khối ngoại liên tục bán ròng ngày càng mạnh trong thời gian vừa qua, cá biệt có những phiên giá trị bán ròng lên đến >15% tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn niêm yết. Và giờ đây, câu chuyện ETFs rút vốn “bỗng” trở thành cái cớ lý giải chu kỳ suy giảm của thị trường.

Hình 1, ảnh hưởng mua/bán ròng nhà đầu tư nước ngoài so với giao dịch chung của thị trường

Vậy phải nhìn nhận sao cho công bằng?

Như một tay chơi lớn trên thị trường, động thái mua bán mạnh của khối ngoại chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến cung cầu cổ phiếu và từ đó ảnh hưởng đến giá cả. Thật khó để trả lời chính xác khi nào xu hướng này dừng lại. Nếu đơn thuần dự báo xu hướng dựa trên biểu đồ giá và tình trạng thặng dư/chiết khấu (premium/discount) thì tạm thời xu hướng này vẫn còn tiếp diễn.

Hình 2, diễn biến giao dịch VNM ETFs trên thị trường Mỹ.

Hình 3, diễn biến bơm/rút và tình trạng premium/discount VNM ETFs tại Việt Nam.

 

Nhưng cũng chính nhờ động thái bán mạnh đó, mà rất nhiều cổ phiếu đã về vùng rẻ. P/E trên HSX đang ở vùng thấp nhất trong 52 tuần, P/B cũng ở trong tình trạng tương tự. Sơ lược kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015 của các doanh nghiệp niêm yết, người viết nhận thấy hầu hết doanh nghiệp đều kỳ vọng một năm làm ăn thuận lợi. Và nếu điều đó trở thành sự thật, thị giá cổ phiếu (P) phải có sự tăng trưởng tưng ứng với sự tăng lên của thu nhập (E), chứ không phải là trình trạng trượt dài như hiện tại.

Hình 4, diễn biến chỉ số P/E từ đầu 2013 đến nay

Hình 5, diễn biến chỉ số P/B từ đầu 2013 đến nay

Hiện, tâm lý thị trường đang trong tình trạng “sợ hãi”. Theo dõi lịch sử của thang đo này trong một thời gian dài, người viết nhận thấy lời khuyên của W. Buffet quả thật đúng, “ hãy mua khi thị trường sợ hãi”.

Hình 6, diễn biến tâm lý thị trường

Tóm lại, thị trường đang ở vùng định giá rẻ, tâm lý “sợ hãi” đang bao trùm, và lịch sử cho thấy “đây chính là vùng mà rủi ro giảm điểm sắp kết thúc”. Hơn nữa, các chỉ báo kinh tế vĩ mô vẫn cho thấy quá trình phục hồi ngày càng rõ ràng của nền kinh tế trong nước. Trong bối cảnh đó, Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư hãy tận dụng những đợt sell off còn lại của ETFs để nâng cao tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

 

Nguồn: finandlife

Tags: ,

Psychology | StockAdvisory

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu