TƯ VẤN BÁN VCB

by finandlife15/04/2015 15:49

1.           Phân tích cơ bản:

NIM cải thiện dần khi tăng trưởng tín dụng cải thiện, đặc biệt tín dụng cho khách hàng cá nhân và tỷ lệ LDR tăng.

Tình hình kinh doanh dự kiến sẽ cải thiện trong 5 năm tới và điều đó giúp thu nhập giữ lại (Retained Earnings) tăng tốt.

Định giá theo phương pháp Retained Earnings:

Giả định:

Re=13.5%

Retained Earnings dự kiến được trong 5 năm tới như sau (đơn vị tính: tỷ đồng)

 

2015

2016

2017

2018

2019

Retained Earning

423.2

1,488.0

2,721.8

4,181.2

5,923.6

 

Phân tích 3 kịch bản:

Scenario Analysis

Pessimistic

Expected

Optimistic

Risk Premium

9%

8%

7%

Infinite Growth

4%

5%

6%

Fair Value per share (VND)

30,740

34,241

39,894

 

Phương pháp định giá thu nhập giữ lại cho thấy, VCB có thể đạt mức giá trị gần 40 ngàn đồng/cổ phiếu trong kịch bản tích cực, 30,740 đồng trong kịch bản tiêu cực, và 34,241 đồng với kịch bản mà chúng tôi kỳ vọng.

Như vậy, VCB đang giao dịch với thị giá cao hơn 6.9% so với giá trị thật (giá chốt ngày 15/04/2015). Chúng tôi cho rằng việc bán VCB trong bối cảnh hiện này là HỢP LÝ.

2.           Phân tích kỹ thuật:

Xu hướng chung toàn thị trường: Nhiều khả năng đang khởi đầu một sóng tăng mới.

Xu hướng ngành ngân hàng: Thị trường đang kỳ vọng cao vào cổ phiếu ngân hàng trong 2015

Xu hướng cổ phiếu VCB:

Bắt đầu một sóng tăng trung hạn mới:

·         MACD cho buy signal

·         Vol cho thấy dòng tiền đang quay lại với cổ phiếu này

·         RSI cho buy signal

Target sóng tăng này: 39,000 đồng – 41,000 đồng/cổ phiếu

Khuyến nghị:

Định giá theo thu nhập giữ lại và phân tích cơ bản cho thấy giá trị hợp lý của VCB khoảng 34,200 đồng/cổ phiếu. Hiện tại, giá thị trường đạt 36,600 đồng, cao hơn so với giá trị, do vậy, việc bán ra cổ phiếu trong bối cảnh hiện nay là hợp lý.

Tuy vậy, xu hướng thị trường, xu hướng ngành và phân tích kỹ thuật lại cho thấy nhiều khả năng VCB đang ở giai đoạn đầu của một sóng tăng mới. Đỉnh cao của sóng này có thể giúp thị giá VCB tiếp cận vùng 39,000 đồng đến 41,000 đồng/cổ phiếu.

Do đó, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư có thể thực hiện chiến thuật bán VCB theo tỷ lệ 4:3:3. Bán ngay 40% lượng cổ phiếu để tận dụng sự hợp lý của phân tích cơ bản; bán tiếp 30% khi giá tiếp cận vùng 38,000 đồng; và bán hết 30% còn lại khi giá vượt qua 39,000 đồng, để tận dụng xung lực tăng giá của phân tích kỹ thuật.

Trân trọng,

VFS Research

Tags:

StockAdvisory | Stocks

NKG - CẬP NHẬT ĐHCĐTN 2015

by finandlife08/04/2015 10:09

Ngày 4/4 vừa qua, NKG tiến hành họp ĐHCĐ TN năm 2015 tại văn phòng công ty với một số điểm đáng chú ý như sau:

-                      KQKD 2014 sau kiểm toán không chênh lệch nhiều so với số liệu cty công bố trước đó với DTT đạt  5,835 tỷ đồng(+25% yoy) và LNST đạt 76.6 tỷ đồng (+48% yoy). Có được kết quả thành công trong năm 2014 nhờ đầu ra tiếp tục thuận lợi, sản lượng bán ra tăng trưởng mạnh (~45%) so với cùng kỳ. Doanh số tăng cả phân khúc nội địa (+20%) và xuất khẩu (+36%) trong đó xuất khẩu đóng góp tăng đáng kể vào DT chung với tỉ lệ 41% (năm 2013 là 37%). Mặc dù vậy, biên lãi gộp (BLG) năm 2014 chỉ đạt 5.4% giảm so với năm 2013 (6.5%), nguyên nhân do doanh thu từ các sản phẩm thép với BLG thấp ( 4-5%), tăng mạnh hơn so với các sản phẩm từ tôn có BLG cao hơn  (trên 9%). Chúng tôi ước tính giá bán ra bình quân của toàn cty năm 2014 khoảng 18.8 tr.đồng/tấn giảm 13.6% so với giá bán năm 2013. Và tốc độ giảm giá bán này mạnh hơn tốc độ giảm giá của nguyên liệu đầu vào chính của cty là HRC (-11.4%) trong năm 2014. Có vẻ như nguyên liệu HRC trong xu hướng giảm lại ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến KQKD của cty  hơn là tích cực mà đầu tiên là áp lực giảm giá bán ra cho khách hàng.

-                      Dự án Nam Kim 2 đầu tư trong năm 2014: Dây chuyền cán nguội (công nghệ Đức) công suất 200k tấn/năm đã bắt đầu cho sản phẩm từ T3.2015. Dây chuyền mạ lạnh công suất 100k tấn/năm dự kiến cho ra sản phẩm vào T6.2015. Dựa vào năng lực hiện tại cộng thêm các sản phẩm của các dây chuyền mới đầu tư, chúng tôi ước tính trong năm 2015 cty sẽ tăng thêm khoảng 30% tổng sản lượng bán ra so với năm 2014.

-                      Cổ tức 2014: không như chúng tôi dự đoán trước đó khi cty không chia tiền mặt cho năm 2014, mà thay vào đó chia 8% bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Điều này có thể được giải thích bởi lý do cty muốn tiếp tục giữ lại tiền để tái đầu tư mở rộng sản xuất cho năm 2015.

-                      Kế hoạch 2015: kế hoạch kinh doanh cty đặt ra với mức tăng trưởng khá ấn tượng

+ Doanh thu: 7,800 tỷ đồng (+34% yoy)

+ Sản lượng: 400,000 tấn (+30% yoy)

+ Lợi nhuận sau thuế: 120 – 150 tỷ đồng. (+57%;+ 96% yoy)

ð    EPS forward(chưa tính thêm lượng phát hành mới) cuối 2015: 3,000 – 3,700 đồng.

 

-                      Triến khai dự án Nam Kim 3: Dây chuyển tẩy rửa 450,000 tấn/năm. Dây chuyền cán nguội 450,000 tấn/năm. Dây chuyền mạ kẽm dày 350,000 tấn/năm. Dây chuyển xả băng 150,000 tấn năm. Dây chuyền mạ màu 120,000 tấn/năm. Dây chuyền mạ hợp kim nhôm kẽm 150,000 tấn/năm. Nâng gần như gấp đôi quy mô hiện tại của cty.

Tổng vốn đầu tư đăng ký: 2,330 tỷ đồng trong đó chủ yếu là vốn vay, vốn góp của cty là 466 tỷ đồng, thời gian góp T5.2015. Dự án đầu tư được chia làm 3 giai đoạn thực hiện cụ thể:

+ Giai đoạn 1: 730 tỷ đồng

+ Giai đoạn 2: 1,000 tỷ đồng

+ Giai đoạn 3: 600 tỷ đồng

Tiến độ dự kiến thực hiện dự án:

+ Lắp đặt máy móc: T5.2015

+ Sản xuất chính thức: T5.2016

-                      Phát hành thêm 20,798,000 cổ phiếu tăng vốn điều lệ, chia làm 2 đợt:

+ Đợt 1: phát hành 798,000 CP ESOP với giá phát hành 10,000 đồng/CP.

+ Đợt 2: phát hành 20,000,000 CP cho Cổ đông chiến lược với giá >=15,000 đồng/CPĐối tác đầu tư với giá >= 10,000 đồng/CP. Công ty cho biết vẫn đang tìm đối tác chào bán và chưa có bất cứ thông tin cụ thể về tỉ lệ phân phối chi tiết như thế nào? Chúng tôi cho rằng tỉ lệ thực tế này rất quan trọng và cần được theo dõi sát bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro pha loãng của cổ đông hiện tại.

-                      Cập nhật KQKD Q1.2015:

+ Sản lượng: ~70,000 tấn (-10% yoy)

+ Doanh thu: 1,158 tỷ đồng (-21% yoy)

+ LNST: 25 tỷ đồng (+148% yoy)

ð    EPS trượt 4 quý gần nhất đạt 2,289 đồng.

Kết luận:

Triển vọng tăng trưởng của cty trong năm nay là hoàn toàn có cơ sở, tuy nhiên mức kế hoạch kinh doanh mà công ty đưa ra theo chúng tôi là hơi quá lạc quan bởi tính toán dựa trên giả định mức giá bán ra tăng so với năm 2014. Trên thực tế, giá HRC Q1.2015 đã giảm hơn 20% so với cùng kỳ Q1 năm trước và chưa có dấu hiệu tạo đáy. Trên cơ sở thận trọng, chúng tôi cho rằng áp lực giảm từ giá HRC sẽ tiếp tục khiến cty điều chỉnh giảm giá bán thêm 5% trong năm 2015. Theo đó, DTT sẽ đạt 7,160 tỷ đồng, LNST xấp xỉ 100 tỷ đồng và mức EPS forward (chưa pha loãng) sẽ là 2,500 đồng.

Việc phát hành thêm một lượng lớn cổ phiếu trong khi giá phát hành cũng như tỷ lệ phân phối chưa rõ ràng khiến chúng tôi khá lo ngại trước mắt. Do đó, chúng tôi không khuyến nghị mua vào đối với cổ phiếu này cho đến khi thông tin có được rõ ràng hơn.

 

Nguồn: VFS Research

Tags:

Stocks

DHC Company Visit 13/03/2015

by finandlife24/03/2015 09:40

Kính gửi các Anh/Chị

Ngày 12/03/2015 vừa qua, VFS Research có một buổi trao đổi ngắn với Ban lãnh đạo CTCP Đông Hải Bến Tre (DHC – HOSE) về hoạt động sản xuất kinh doanh và triển vọng sắp tới của Công ty, sau đây là một số thông tin đáng chú ý:

Hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 từng bước đi vào ổn định: Sản phẩm sản xuất ra với số lượng và chất lượng tăng, công suất nhà máy đang ở mức cao nhất từ trước đến nay. Giá nguyên vật liệu đầu vào giảm (nguyên liệu giấy nhập từ Nhật Bản giảm nhờ đồng Yên giảm), chi phí máy móc thiết bị nhập từ châu Âu cũng giảm mạnh (nhờ đồng Euro giảm), chi phí lãi vay giảm. Tuy nhiên, DHC cũng gặp không ít khó khăn khi (1) có thêm nhiều nhà máy cùng ngành giá cạnh tranh (Xuân Mai, Đồng Tiến, giấy Sài Gòn…); (2) tiền vận chuyển tăng cao; (5) phụ tùng vật tư thay thế nhiều làm giá thành tăng cao.

Tổng kết năm 2014, doanh thu đạt 543 tỷ đồng (tăng 20% yoy, vượt 3% kế hoạch), lợi nhuận sau thuế đạt 43 tỷ đồng (tăng 59% yoy, vượt 13.4% kế hoạch).

(Ảnh chụp tại nhà máy: Nguyên liệu giấy -> Giấy kraft -> Bao bì) 

Hoạt động sản xuất giấy tại nhà máy Giao Long tương đối ổn định, sản lượng giấy kraft đạt 45.9 nghìn tấn (tăng 18.5% so với 2013, vượt 17.8% kế hoạch). Trong năm Công ty đã đưa vào hoạt động hệ thống xử lý bột giấy nhắm cải thiện chất lượng và tăng doanh thu cho mảng kinh doanh giấy kraft, đặc biệt là giấy testliner. Trong đó, 18% giấy kraft được sử dụng tiếp để sản xuất bao bì, 82% còn lại bán cho khách hàng mang lại lại 366.9 tỷ đồng (đóng góp 67.6% tổng DT).

Hoạt động sản xuất bao bì, sản lượng đạt 17.4 triệu sản phẩm (tăng 12% so với 2013, vượt 2.2% kế hoạch). Doanh thu mang lại là 148.3 tỷ đồng (đóng góp 32.4% tổng DT).

Máy móc thiết bị, xây dựng cơ bản, trong năm 2014, máy móc đã đến thời điểm phải thay thế sữa chữa lớn nên công tác dự phòng phụ tùng tương đối lớn. Hoàn thiện hệ thống xử lý bột giấy lớp mặt và bắt đầu đưa vào vận hành tháng 7/2014. Tổng chi phí mua sắm, đầu tư trang thiết bị lên đến 47 tỷ đồng.

Kế hoạch 2015, đánh giá tình hình sức mua tăng chậm, giá hàng hóa giảm nhưng giá điện, giá trấu tăng và cạnh tranh từ một số doanh nghiệp cùng ngành, DHC đưa ra kế hoạch 2015 thận trọng:

Sản lượng giấy kraft đạt 45 nghìn tấn (tương đương 98% năm 2014), trong đó tăng cường bán giấy testliner có biên LN gộp cao hơn, phấn đấu tăng tỷ lệ đạt tỷ lệ 50% giấy medium, 50% giấy testliner (hiện nay là 70% medium-30% testliner); Sản lượng bao bì đạt 19.5 triệu sp (tăng 12.2% so với 2014).

Doanh thu đạt từ 568 tỷ đồng trở lên (tăng trên 4.7% so với 2014), trong đó DT giấy kraft ≥ 398 tỷ đồng, bao bì carton ≥ 170 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế vào khoảng 42 tỷ đồng (tương đương 97.4% năm 2014). Chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc tiền mặt tỷ lệ từ 15% trở lên.

Ngoài ra DHC cũng có kế hoạch (1) đầu tư bổ sung thêm máy in 5 màu cho nhà máy Bao bì; trước diễn biến tăng giá điện, DHC dự kiến (2) nhập mới hệ thống motor điện của châu Âu thay thế cho hệ thống motor điện đã cũ của Trung Quốc, Đài Loan nhằm giảm chi phí giá điện khoảng 10-15%; (3) trình ĐHCĐ sắp tới dự án Nhà máy Giao Long giai đoạn 2 công suất 90,000 tấn/năm.

VFS ước tính, năm 2015 doanh thu của DHC sẽ đạt khoảng 580 tỷ đồng (tăng  7% yoy), dựa trên: Mặc dù sản lượng giấy kraft giữ nguyên nhưng việc tăng tỷ trọng giấy testliner 50% giúp DT giấy kraft tăng 8.7% so với 2014; DT bao bì carton tăng 12%; DT khác bằng trung bình 2 năm trước. Lãi gộp 2015 tăng 9.6% so với 2014 nhờ việc tăng tỷ trọng giấy tesliner trong doanh thu, biên lãi gộp ước tính tăng nhẹ từ 16.8% lên 17%. Lợi nhuận ròng vào khoảng 47.9 tỷ đồng (tăng 11% yoy), EPS.2015 = 3,200 đồng, tăng 12% so với 2014.

Thông tin bổ sung

DHC có 02 dòng sản phẩm giấy công nghiệp là Testliner và Medium. Giấy Testliner có chất lượng cao hơn, biên LN gộp cao hơn so với Medium (biên LN gộp Medium là 10%, Testliner là 14-15%). Nguyên liệu chính sản xuất giấy kraft là giấy nguyên liệu đã qua sử dụng, trong đó khoảng 50% giấy tái chế được nhập khẩu từ Nhật Bản, Singapore… cho tỷ lệ thu hồi cao hơn sử dụng chủ yếu để sản xuất giấy Testliner, chi phí cao hơn 7-10% giấy thu mua trong nước; giấy thu mua trong nước được sử dụng để sản xuất giấy Medium. Trong năm 2014, trước diễn biến giá xăng dầu giảm, DHC cũng đã giảm giá bán bình quân 3% trong năm để tăng tính cạnh tranh.

Năm 2014, biên LN gộp của DHC giảm do trong cơ cấu doanh thu của DHC có khoảng dưới 10% là hàng kinh doanh (DHC sử dụng nguyên vật liệu của mình chuyển sang cho nhà máy khác sản xuất giấy và mua lại, có biên LN thấp 5%, việc này giúp đẩy mạnh sản lượng cho khâu sản xuất bao bì).

--

Trân trọng

Analyst Nguyễn Trịnh Ngọc Thủy, Nguyễn Văn Tiến

VFS Research.

Tags:

Stocks

PTB Company Visit Report

by finandlife23/03/2015 11:15

Những điểm nổi bật của PTB

1.   PTB là một doanh nghiệp có quy mô lớn về gỗ, đá, xe Toyota tại Miền Trung.

·         Giá trị vốn hóa thị trường > 700 tỷ

·         Giá trị tổng tài sản >1000 tỷ

·         Có 9 xí nghiệp và chi nhánh trực thuộc, 2 công ty con

·         Địa bàn hoạt động phân bổ rộng: Đà Nẵng, Bình Định, Đồng Nai, DakNong, Phú Yên, Khánh Hòa, Hồ Chí Minh

2.   PTB hoạt động dựa trên 3 trụ cột chính là đá, gỗ và bán xe Toyota

Đánh giá về công tác điều hành năm 2014 cho thấy “ngành khai thác chế biến đá granite tăng 42%, đá nghiền sang tăng 78%, gỗ ngoài trời tăng 20%, kinh doanh dịch vụ ô tô tăng 9%, đồ gỗ nội thất giảm 7%”.

Đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của 2013 và 2014 là từ mảng đá, đặc biệt là đá granite (chiếm 92-93%). Trao đổi với anh Lê Vỹ, Tổng GD, kiêm chủ tịch HĐQT PTB, được biết, sự tăng trưởng này nhờ vào việc chớp cơ hội xuất khẩu đá granite vào thị trường Châu Âu khi thị trường này kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm từ Trung Quốc, và lựa chọn thị trường khác thay thế, trong đó có Việt Nam.

Hiện công ty sở hữu nhiều mỏ đá với trữ lượng lớn, nhưng việc tự chủ nguyên liệu đầu vào chỉ là 15%, 85% còn lại là đi mua ngoài, trong đó khá nhiều là nhập khẩu.

Khi hỏi về khả năng bị ảnh hưởng khi đồng EURO giảm giá, anh Vỹ cho hay, việc xuất khẩu gỗ và đá của PTB hiện nay phần nhiều vào thị trường châu Âu, nên khi đồng EURO giảm giá sẽ ảnh hưởng nhất định đến sức mua của thị trường này. Đây chỉ là vấn đề sức mua, chứ không phải vấn đề lãi/lỗ tỷ giá, vì hầu hết hợp đồng được chốt theo USD.

Về mảng bán xe và dịch vụ cho Toyota, PTB có 2 cơ sở bán xe, 1 tại Đà Năng và 1 tại Quy Nhơn. Trong 2015, PTB sẽ tiếp tục mở mới 1 cửa hàng tại Thừa Thiên Huế để giúp mở rộng thị trường và tăng doanh thu.

3.   Điểm nhấn về đầu tư, xây dựng cơ bản

PTB đã liên tục đầu tư xây dựng cơ bản trong 4 năm qua, và xu hướng này tiếp tục mạnh hơn trong 2015. Chính nhờ công tác đầu tư này, mà PTB đã duy trì được tốt độ tăng trưởng doanh thu mạnh trong nhiều năm qua.

Năm 2013, PTB đã đầu tư 113 tỷ đồng, trong đó có 70 tỷ đồng vào Cơ sở dịch vụ xe Toyota tại 69-71 Duy Tân, Đà Nẵng.

Năm 2014, PTB đã đầu tư 93 tỷ đồng

Năm 2015, PTB dự kiến tiếp tục đầu tư 192 tỷ đồng, trong đó chủ yếu vào (1) mở mới cơ sở bán xe tại Huế, (2) đầu tư mở rộng xí nghị Thắng Lợi (3) Đầu tư dây chuyền mới (hợp tác với Nhật) tại xí nghiệp 380.

4.   Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2015.

 

5.   Kế hoạch cổ tức và tăng vốn

PTB sẽ chia 20% cổ phiếu thưởng trong 2015

Sau khi chia xong cổ phiếu thưởng, PTB sẽ phát hành 20% cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, với giá 10000 đồng/cp và phát hành 5% ESOP với giá 10000 đồng/cp.

6.   Định giá

Dự báo 2015

·         DTT: 2706 tỷ

·         LNST cổ đông, cty mẹ: 114 tỷ

·         EPS F (chưa tính cổ phiếu thưởng và phát hành mới): 9,500 đ, PEF (theo giá đóng cửa 20/03) 6.5 lần

Định giá theo FCFF

Kịch bản lạc quan:

·         Biên lãi gộp trong dài hạn: 13%

·         Đầu tư cơ bản trong 5 năm tới: 30 tỷ/năm

·         Giá trị cổ phiếu: 118,000 đồng/cổ phiếu

Kịch bản bình thường:

·         Biên lãi gộp trong dài hạn: 12%

·         Đầu tư cơ bản trong 5 năm tới: 50 tỷ/năm

·         Giá trị cổ phiếu: 88,700 đồng/cổ phiếu

Kịch bản bi quan:

·         Biên lãi gộp trong dài hạn: 10%

·         Đầu tư cơ bản trong 5 năm tới: 70 tỷ/năm

·         Giá trị cổ phiếu: 40,700 đồng/cổ phiếu

7.   Rủi ro PTB

Mảng đá có nhiều đóng góp vào kết quả kinh doanh của PTB, trong đó, đá granite chiếm đến 92-93% doanh số của mảng đá. Trong những năm vừa qua, PTB được hưởng lợi từ việc Châu Âu chọn thị trường nhập khẩu thay thế Trung Quốc. Nhưng gần đây, Thỗ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu nghi ngờ doanh nghiệp đá của Việt Nam mua sản phẩm từ Trung Quốc để xuất qua nước này. Sắp tới, họ có thể điều tra và trong tình huống xấu họ có thể áp thuế chống bán phá giá. Nếu tình huống này xảy ra, PTB sẽ phải tìm thị trường thay thế, hoặc bị giảm gross margin.

Thị trường xuất khẩu của PTB chủ yếu là Châu Âu, việc giá đồng Euro giảm sẽ ảnh hưởng đến sức mua của thị trường này.

PTB chưa thật sự minh bạch công tác mua hàng (mua nguyên vật liệu) của mình, lo ngại đây là mảnh đất của rủi ro đại diện.

Tóm lại

PTB là doanh nghiệp tốt, còn tiềm năng tăng trưởng và đang bị định giá thấp. Việc thoái vốn của cổ đông nhà nước trong năm 2014 sẽ giúp PTB cởi bỏ những khó khăn trong công tác huy động vốn từ thị trường chứng khoán, cũng như công tác đầu tư tăng trưởng, ngoài ra, việc này còn giúp thanh khoản cổ phiếu PTB trên sàn cải thiện mạnh.

Việc PTB thưởng 20% cổ phiếu trong thời gian tới và phát hành 20% giá 10000 cho cổ đông hiện hữu sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực về biến động giá cho PTB trong 2015.

Tuy vậy, cũng giống như hầu hết doanh nghiệp khác tại VN, PTB có những khoản mờ về mua nguyên vật liệu và rủi ro từ khách hàng/thị trường.

Thương

Tags:

Stocks

FMC Company Visit 12/03/2015

by finandlife17/03/2015 10:02

Kính gửi các Anh/Chị

Ngày 12/03/2015 vừa qua, VFS Research có một buổi trao đổi ngắn với CTCP Thực Phẩm Sao Ta (FMC – HOSE) về mô hình sản xuất kinh doanh và triển vọng sắp tới của FMC, sau đây là một số thông tin đáng chú ý:

Thị trường tôm thế giới, nhu cầu tiếp tục tăng, nguồn cung đang cải thiện. Về dài hạn, nhu cầu mặt hàng tôm trên thế giới được đánh giá là có mức độ tăng trưởng ổn định khoảng 3-5%/năm, ngoài ra khi kinh tế phục hồi, mức độ đời sống tăng sẽ tiếp tục gia tăng nhu cầu đối với mặt hàng này. Hiện nay, nguồn cung tôm trên thế giới đang có sự phục hồi dần, một phần do các nước có điều kiện thuận lợi gia tăng sản lượng như Indonesia, Ecuado,… bên cạnh đó là sự phục hồi từ một số nước chịu tác động của dịch bệnh EMS như Thái Lan, Trung Quốc. Thời điểm hiện nay, nhu cầu tôm đã qua mùa cao điểm và trở về bình thường, giá tôm thế giới đang có xu hướng giảm. So với thời điểm cùng kỳ năm trước, cung tôm trên thị trường thế giới tăng.

FMC có vị thế khá vững chắc tại một số thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và mục tiêu sắp tới là đẩy mạnh thị trường EU, Canada. Hầu hết sản phẩm của FMC đều có mặt ở các thị trường lớn trong đó Mỹ chiếm 46%, Nhật chiếm 40%, Hàn Quốc 5%, EU và thị trường khác là 9%. Sản phẩm của FMC thuộc mặt hàng chế biến có giá trị gia tăng cao, do đó xét về thương hiệu, khả năng mở rộng thị trường mới được Ban lãnh đạo FMC đánh giá không phải là quá khó khăn. Mục tiêu của FMC năm 2015, ngoài việc tiếp tục gia tăng sản lượng từ các khách hàng hiện có, Công ty cũng chủ động gia tăng thị phần thị trường EU, Canada.

Sơ bộ mức thuế chống bán phá giá vào Mỹ giảm về 0%: Ngày 4/3 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo mức thuế sơ bộ POR9 cho giai đoạn từ ngày 01/02/2013 đến ngày 31/01/2014 với mặt hàng tôm VN đã giảm đáng kể so với đợt rà soát hành chính trước. Trong đó, thuế chống bán phá giá áp lên FMC giảm mạnh nhất, từ 6.37% xuống còn 0%. Tuy nhiên, phải đến tháng 6/2015, DOC mới công bố mức thuế chính thức. Hiện DOC chưa công bố kết quả sơ bộ đợt rà soát chống bán phá giá đối với các nước khác. Và từ nay cho đến khi DOC đưa ra kết quả chính thức, các DN xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn phải áp mức thuế cũ. (POR8: Ấn Độ 1.97%-3.01%, Thái Lan 1.1%, Indonesia 0%, Ecuador 0%, Việt Nam 4.98-9.75%). Theo phương thức phân phối, FMC bán sản phẩm cho khách hàng theo giá CIF, CFR tức rủi ro từ thuế CBPG dồn về phía khách hàng. Tuy nhiên, với mức thuế dự kiến giảm về 0% trở lại sẽ là điều kiện tốt để giữ chân khách hàng và tăng sản lượng tại thị trường Mỹ.

Tăng 30% năng lực chế biến trong năm 2015: Trong tháng 3/2015, FMC chuẩn bị đưa vào hoạt động nhà máy chế biến tôm mới với công suất tương đương 70% công suất nhà máy hiện tại, dự kiến sẽ gia tăng ít nhất 30% công suất hoạt động trong năm nay. Nhà máy chế biến cao cấp nhắm vào thị trường EU và Canada.

Tăng khả năng tự chủ vùng nuôi: Việc chủ động nguyên liệu nuôi giúp FMC thuyết phục được khách hàng về xuất xứ, chất lượng cũng như giảm bớt biến động giá nguyên liệu đầu vào. FMC bắt đầu triển khai vùng nuôi từ năm 2011 nhưng chưa thả nuôi nhiều do trong nước đang có dịch bệnh. Kể từ năm 2013, dưới sự hỗ trợ về tài chính từ HVG, FMC đã mạnh dạng mở rộng vùng nuôi lên 90 ha và đạt kết quả khả quan trong năm 2013 và 2014. Hiện FMC chỉ mới tự chủ được khoảng 10% nguyên liệu tôm do đây là hoạt động nhiều rủi ro và vốn đầu tư lớn. Phần lớn tôm nguyên liệu là thu hoạch từ nông dân khoảng 80% và thu mua từ thương lái 10. Do đó, hàng năm, FMC cũng phải tiêu tốn một khoảng tiền lớn khoảng 10 tỷ đồng để kiểm tra chất lượng tôm nguyên liệu đầu vào. Năm 2015, FMC cố gắng tiếp tục mở rộng quy mô nuôi, mô hình nuôi mới sau khi tăng năng lực tài chính trong năm 2014 (phát hành thêm 7 triệu CP từ đầu năm 2015).

Cổ đông lớn HVG chào mua công khai 2.5 triệu CP FMC nhằm tăng sở hữu lên 50%: Theo Ban lãnh đạo FMC, hiện tại HVG cam kết không can thiệp sâu vào hoạt động của FMC, mà chỉ đầu tư tài chính và cử người vào HĐQT & BKS mang tính nắm thông tin và hỗ trợ khi cần thiết. Bộ máy hoạt động của FMC chưa có biến động gì nhiều.

Kế hoạch năm 2015, trước những đánh giá về diễn biến cung cầu trong năm 2015 và mục tiêu sắp tới, FMC đưa ra kế hoạch đạt doanh thu xuất khẩu 170 triệu USD (tăng 27% so với 2014), lợi nhuận đạt từ 79-100 tỷ đồng (tương đương mức tăng 40-75% so với 2014) tùy thuộc vào biến động giá tôm nguyên liệu trong năm và thị trường thế giới. Theo thông tin từ Ban lãnh đạo FMC, số liệu lợi nhuận sau kiểm toán năm 2014 có thể giảm khoảng 6 tỷ đồng do yêu cầu trích lập bảo hiểm thất nghiệp từ đơn vị kiểm toán. Năm 2015, VFS research duy trì mức dự báo thận trọng cho FMC với doanh thu tăng 20% và lợi nhuận tăng 30%, EPS forward 2015 là 3,332 đồng/CP.

--

Trân trọng,

Analyst Nguyễn Trịnh Ngọc Thủy

 

VFS Research.

Tags:

Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu