GAS 25 May 2016

by Michael25/05/2016 08:50

Nhà đầu tư ngắn hạn thích lướt sóng giai đoạn này, vẫn nên vào ra GAS, vừa thanh khoản lớn dễ giao dịch, vừa betting vào giá dầu vốn đã tạo thành xu hướng tăng điểm dài hạn, vừa được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng ròng rã.

Target mới 62-65

Bài liên quan:

Khuyến lướt lần đầu: GAS

Update lần 2: Tâm lý nôn nao mất phương hướng, nội hướng mắt theo dõi ngoại

 

Finandlife

Tags:

Stocks

Cập nhật sau Đại Hội Cổ Đông GIL 2015

by Michael21/05/2016 12:28

Dear quý anh/chị

Ngày chủ nhật - 12/04/2015,  VFS Research đã tham dự Đại hội cổ đông 2015 của GIL – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Thạnh, nay chúng tôi xin gửi đến quý anh/chị một số thông tin và nhận định quan trọng về GIL như sau:

1, Cơ cấu cổ đông :

 

Tạm thời có thể chia cổ đông công ty GIL thành 3 nhóm chính:

Nhóm cổ đông SSI đang nắm 32%

Nhóm Chủ tịch Lê Hùng và các công ty con của GIL: gần 40%

Nhóm cổ đông lớn nước ngoài: chiếm khoảng 11%

Nhóm cổ đông SSI mặc dù phản đối việc hiện nay các công ty con của GIL đang sở hữu nhiều cổ phiếu của công ty mẹ và có quyền biểu quyết, điều này có thể ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông nhỏ, nhưng về cơ bản, tất cả cổ đông của GIL tương đối đồng thuận về hoạt động kinh doanh hiện tại và các mục tiêu, kế hoạch trong tương lai của công ty.

2, Hoạt động kinh doanh 2014

Hoạt động chính của GIL chủ yếu là sản xuất các loại ba lô túi sách xuất khẩu.

GIL cũng gia công nhiều lại mặt hàng khác: đèn bàn, quần áo xuất sang thị trường Nhật Bản. Nhưng sản phẩm chính của công ty vẫn là mặt hàng balo túi sách để xuất sang thị trường Mỹ.

Năm 2014, doanh thu GIL đạt 1,143 tỷ đồng, tăng 10% so với 2013 (trong đó có 126 tỷ đến từ chuyển nhượng bất động sản).

Trong năm qua, dù doanh thu từ hoạt động chính của công ty tăng không nhiều, nhưng giá nguyên vật liệu giảm đáng kể nên biên lợi nhuận của GIL được cải thiện tốt hơn so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế năm 2014 của GIL đạt gần 52 tỷ đồng, giảm 22% so với 2013, nhưng sự sụt giảm này chỉ có tính chất tạm thời, lý do: năm 2013 GIL có lợi nhuận khác lớn lên đến 85 tỷ đồng, trong khi năm 2014 thì không có lợi nhuận khác đáng kể.

3, Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2015:

Doanh thu: 1,220 tỷ đồng, tăng 6.7% so với 2014

Lợi nhuận sau thuế: 55 – 60 tỷ đồng, tăng trung bình 11% so với 2014.

Đánh giá: GIL hoàn toàn có thể đạt được kế hoạch đề trên, ngoài việc dựa trên dự báo thận trọng cho các đơn hàng xuất khẩu trong năm, giá nguyên liệu ở mức thuận lợi, thì việc công ty vừa đám phán thành công mức lãi vay USD chỉ ở mức 2.5% trong năm 2015 sẽ giúp GIL có lợi nhuận tăng nhanh hơn doanh thu trong năm tới.

4, Kế hoạch đầu tư mở rộng:

Năm 2015, GIL tiếp tục đầu tư mới và mở rộng nhà máy để đạt được các mức doanh số, lợi nhuận cao hơn trong tương lai. Công ty đặt kế hoạch bỏ ra 30 tỷ đồng để đầu tư thêm 7 dây truyền tại các nhà máy hiện nay.

5, Cổ tức cao:

ĐHCĐ đã thông qua phân phối lợi nhuận cho năm 2014 và kế hoạch 2015 như sau:

Cổ tức bằng tiền mặt 2014: 80% (đã chi trả 30%, sẽ chi trả 50% còn lại trong thời gian tới)

Cổ tức bằng tiền mặt 2015: 25% - 50%

6, Triển vọng thị trường:

Mặc dù tin rằng khi Việt Nam gia nhập TPP, thị trường của GIL sẽ mở rộng nhiều hơn, sức cạnh tranh của GIL nói riêng và các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam nói chung sẽ tăng lên. Khả năng rất lớn là GIL sẽ có thêm nhiều khách hàng, nhiều đơn hàng hơn và doanh thu có thể sẽ tăng nhanh. Nhưng việc gia nhập TPP cũng tạo ra cho GIL không ít rủi ro, thách thức: Lương lao động sẽ tăng nhanh gây áp lực tăng chi phí; khan hiếm nhân công; nhiều doanh nghiệp FDI ngành dệt may sẽ trực tiếp đầu tư vào Việt Nam… Nhưng về cơ bản, chúng tôi đánh giá việc gia nhập TPP sẽ giúp GIL tăng trưởng tốt hơn, cổ phiếu GIL sẽ còn hấp dẫn nhiều nhà đầu tư khi việc đàm phán gia nhập TPP của Việt Nam hoàn tất trong thời gian tới.

Kết luận:

Chúng tôi đánh giá GIL là một cổ phiếu tiềm năng: Trong vòng 1 năm tới, GIL sẽ tiến hành chi trả cổ tức ở mức 75% - 100% vốn điều lệ, đây sẽ là yếu tố hỗ trợ khá lớn cho giá cổ phiếu GIL có thể tăng giá tốt trong tương lai gần.

Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của GIL cũng sẽ tăng trưởng khá tốt nhờ việc cắt giảm chi phí hiệu quả hơn: giảm chi phí lãi vay; cắt giảm các loại chi phí gián tiếp, giá nguyên liệu trung bình đang thấp hơn so với trung bình 2014… Chúng tôi dự báo: EPS năm 2015 của GIL có thể đạt mức 4,300 đồng.

Nếu GIL chi trả cổ tức ở mức 75%, P/E Forward 2015 của GIL sẽ chỉ ở mức 4.9 lần, thấp hơn 61% so với hệ số P/E của toàn thị trường (12.5 lần). Cổ tức cao, EPS tăng trưởng, kỳ vọng nhiều vào TPP … sẽ giúp cổ phiếu GIL có nhiều động lực để có hệ số P/E cao hơn so với mức 4.9 lần của P/E Forward 2015.

Chúng tôi tin rằng: Khả năng rất cao là cổ phiếu GIL sẽ tăng giá và giao dịch khá sôi động trong vòng 12 tháng tới.

Trên là đánh giá của chúng tôi về GIL – một cổ phiếu còn nhiều tiềm năng, xin giới thiệu nhanh để quý anh/chị có thêm lựa chọn tốt hơn trong sự nghiệp giúp khách hàng của chúng ta hài lòng và thịnh vượng hơn.

 

Analyst Nguyễn Văn Tiến, VFS Research

Tags:

Stocks

Thất bại, hạn hữu và hạnh phúc

by Michael21/05/2016 12:21

“Gần đây, các diễn đàn nổi lên bài diễn văn của một trí thức trẻ đáng kính, người Việt. Khá nhiều bạn bè gửi cho tôi và đề nghị đọc! Thật xin lỗi là tôi chỉ đã đọc lướt qua, mãi đến hôm nay, tôi mới thật sự có thời gian để đọc kỹ. Quả thật là đáng học hỏi và đáng suy ngẫm!

Tôi cảm giác anh ấy đã không hề bỏ phí một phút giây nào của cuộc đời, cũng bao nhiêu thời gian đó, anh có thể ngẫm một cách sâu sắc nhiều triết lý và ý nghĩa cuộc sống đến như vậy! Thật cảm ơn, không chỉ vì sự đồng cảm mà còn những giá trị ở thì tương lai, cái giá trị của khỏi phải nói câu “giá như…” khi ta bằng tuổi anh ấy bây giờ.”

Finandlife

----------------

Diễn văn chấn động của một doanh nhân Việt

“Tôi rất hân hạnh được có mặt trong buổi lễ tốt nghiệp ngày hôm nay của các bạn, những cựu sinh viên yêu quý của trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ.

Trong ngày vui này, tôi muốn chia sẻ với các bạn 3 điều với tư cách là một người bạn. Chỉ có 3 điều thôi, không có gì là lớn lao.

Điều thứ nhất là về sự thất bại

Tôi tự cho mình là một người dám chấp nhận thất bại. Thất bại đầu đời của tôi là trong năm đầu Đại học. Tôi vào học Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 1995 và đặt mục tiêu phải lấy được học bổng để đi Úc học ngay trong năm đầu tiên.

Để làm được việc đó, tôi phải đứng đầu trường về thành tích học tập. Kết quả học tập của tôi năm đó đứng đầu trường.

Nhưng đáng tiếc là chương trình học bổng của Úc mà tôi nhắm tới năm đó kết thúc. Giấc mơ không thành, tôi đã khóc nhiều ngày, nhưng tôi không bỏ cuộc.

Khi tốt nghiệp Đại học, tôi cũng tốt nghiệp đứng đầu khoá. Tôi được trường Đại học Quốc Gia Hà Nội giữ lại làm giảng viên. Thế nhưng mức lương khi đó chỉ có 400 nghìn đồng mỗi tháng, đủ cho tôi uống café và ăn sáng vài ngày.

Tôi nộp hồ sơ xin việc ở nhiều nơi, và trong suốt 6 tháng trời, tôi chỉ nhận được hết cái lắc đầu này tới cái lắc đầu khác. Lại một thất bại nữa.

Sự thất bại trong việc tìm việc làm tốt và lương cao khiến tôi nhận ra tôi cần phải làm tốt hơn nữa. Tôi đã dành một năm tự học và xin học bổng.

Thời kỳ này áp lực lớn tới mức tóc trên đầu tôi rụng từng mảng. Tôi cao 1m74, và khi đó tôi chỉ nặng hơn 50 kg đôi chút.

Nhưng nỗ lực của tôi cuối cùng không uổng. Tôi được nhận học bổng của viện Harvard Yenching tại trường Đại học Harvard và được nhận vào học tại Đại học Tổng hợp Texas tại Austin. Năm 24 tuổi, tôi bắt đầu qua Mỹ học tiến sĩ Kinh tế.

Gần 6 năm học tiến sĩ là một thời kỳ gian khổ, đặc biệt là trong giai đoạn làm luận án.

Các thất bại liên tiếp trong nghiên cứu và áp lực phải thành công để tốt nghiệp là đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu thời gian kéo dài quá lâu, học bổng của tôi sẽ hết, và tôi sẽ phải bỏ cuộc và về Việt Nam với hai bàn tay trắng. Vì thế nhiều lúc quẫn trí tôi đã tính đến việc tự sát.

Thế nhưng cuối cùng tôi vẫn vượt qua được. Khi tôi tốt nghiệp đầu năm 2007, tôi là một trong 3 nghiên cứu sinh được đánh giá cao nhất trong số khoảng gần 20 tiến sĩ Kinh tế tốt nghiệp năm đó của trường.

Ngay từ trước khi ra trường, tôi đã có việc làm tại Mỹ với mức lương khởi đầu 6 con số, tức là hơn 100 nghìn USD/năm.

Năm 2010, tôi về Việt Nam và bắt đầu làm việc cho một Quỹ đầu tư lớn nhất nhì Việt Nam trên cương vị cố vấn kinh tế cao cấp. Nhiều người ngăn cản quyết định này. Nhiều người cho tôi là ngu ngốc.

Và quả thật, tôi bị sa thải chỉ sau 3 tuần làm việc ở tập đoàn này. Lý do, các lãnh đạo của họ sợ những gì tôi nói và viết có thể ảnh hưởng đến tương lai chính trị của tập đoàn. Lại một thất bại nữa. Lần này nặng hơn vì tôi đã 33 tuổi.

Nhưng chính nhờ thất bại này, sự nghiệp của tôi rẽ sang một lối đi mới. Tôi tham gia cùng các bạn bè thân hữu của mình xây dựng công ty tài chính TNK Capital, giờ là một công ty tư vấn tài chính uy tín ở Việt Nam.

Từ công ty này, chúng tôi lập ra Ismart Education, một công ty tiên phong ở Việt Nam trong lĩnh vực giải pháp giáo dục số, và đầu tư vào Học viện Giáo dục Hoa Kỳ, là công ty sở hữu trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ.

Đó cũng là lý do mà tôi đứng trước các bạn ngày hôm nay với tư cách Chủ tịch của trường.

Những thất bại mà tôi gặp phải trong 20 năm qua có thể chưa phải là những thất bại lớn. Tôi có thể sẽ còn gặp thêm nhiều thất bại nữa trong những năm tới. Nhưng mỗi khi thất bại, tôi lại thấy mình trưởng thành hơn và quyết tâm hơn.

Ngày hôm nay các bạn ra trường, cũng giống như tôi ra trường hồi 15 năm trước. Dù học giỏi tới đâu, hành trang lập nghiệp của các bạn cũng giống như tôi ngày đó, vẫn còn nghèo nàn lắm.

Các bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, và sẽ có nhiều thất bại. Có những thất bại sẽ làm các bạn bật khóc. Có những thất bại sẽ làm các bạn không thể khóc thành lời.

Có những thất bại sẽ làm các bạn mất niềm tin và gục ngã. Có những thất bại thậm chí làm các bạn đau đến mức ước như mình chưa bao giờ được sinh ra.

Trong những giờ phút ấy, hãy nhớ rằng ai cũng sẽ phải trải qua những thử thách tương tự.

Cái gì không giết chết được chúng ta thì sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn. Tôi mong điều ấy ở các bạn. Và đó là chia sẻ đầu tiên.

Điều thứ hai là về sự hữu hạn của cuộc đời

Khi tôi còn ở những năm đầu của tuổi 20, tôi không bao giờ nghĩ đến một ngày nào đó mình trở nên già đi. Với tôi khi đó chỉ có tuổi trẻ.

Thế nhưng đứng trước các bạn ngày hôm nay ở đây, tôi nhận ra 15 năm đã trôi qua như một giấc mơ. Chỉ 3 năm nữa tôi sẽ bước vào tuổi 40. Thêm một giấc mơ 15 năm nữa giống như giấc mơ vừa qua và tôi sẽ ngoài 50 tuổi.

Điều đó cũng sẽ đến với các bạn. Rất nhanh thôi, 10 năm, 20 năm, rồi 30 năm sẽ trôi qua và một sáng thức dậy các bạn sẽ thấy tóc trên đầu mình có nhiều sợi bạc.

Điều đó không có gì là đáng buồn. Ngược lại, nó là một động lực lớn nếu các bạn biết tận dụng.

Hiểu rằng mình sẽ già đi và biến mất khỏi trái đất này như là một lẽ tự nhiên cũng có nghĩa rằng bạn sẽ biết yêu quý từng ngày còn lại và biết dùng nó một cách có ích nhất.

Thế nào là có ích? Tôi không có ý nói đến việc bạn phải có những đóng góp lớn lao cho xã hội hoặc những hi sinh phi thường. Cái có ích mà tôi nói đến ở đây là các bạn chỉ sống có một lần cuộc sống này, vì thế hãy làm những gì các bạn thực sự yêu thích nhất.

Tôi muốn mượn lời Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp năm 2005 của Đại học Stanford. Jobs nói rằng: “Thời gian của các bạn là hữu hạn, vì thế đừng phí phạm thời gian để sống cuộc đời của người khác.

Đừng bị sập bẫy các giáo điều để phải sống cuộc sống của mình theo cách nghĩ của người khác. Đừng để tiếng nói quan điểm của người khác nhấn chìm tiếng nói sâu thẳm trong lòng bạn.

Và điều quan trọng nhất là hãy có can đảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và trực giác của bạn. Chúng là thứ biết rõ rất bạn thực sự muốn trở thành một người như thế nào. Những thứ khác đều là thứ yếu.”

Khi các bạn thực sự làm việc gì mà các bạn yêu thích nhất, các bạn sẽ dễ vượt qua những thử thách hơn.

Công việc chiếm một phần lớn cuộc đời của các bạn, vì thế, các bạn sẽ chỉ cảm thấy thực sự mãn nguyện khi được làm việc mà các bạn cho là thích hợp nhất với mình.

Tôi là một người ham viết lách từ nhỏ. Ngay khi còn là học sinh phổ thông cơ sở, tôi đã viết tiểu thuyết và làm thơ.

Tiểu thuyết của tôi chưa bao giờ được đăng, và thơ của tôi cũng vậy. Có lẽ tiểu thuyết của tôi quá dở và thơ của tôi cũng cộc cằn.

Tôi không làm thơ và viết văn nữa, nhưng niềm yêu thích viết lách thì ngày một lớn. Cuối cùng, tôi trở thành một nhà phân tích và bình luận về kinh tế và quan hệ quốc tế.

Trong mười năm nay, tôi đã có gần 1 nghìn bài viết đăng tải trên nhiều báo và tạp chí trong và ngoài nước. Đó là sở thích của tôi. Nó làm tôi cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa.

Nếu như nhiều tuần qua đi không thể viết những gì mình muốn viết, tôi cảm thấy thiếu hụt như thiếu hụt ôxy để thở, và tôi phải quay lại viết bằng được.

Trong số các bạn ngồi đây ngày hôm nay, hẳn sẽ có một số bạn đã thực sự biết mình muốn làm gì. Các bạn thật may mắn. Với phần lớn các bạn khác, có lẽ các bạn vẫn còn chưa biết mình muốn làm gì. Các bạn hãy tiếp tục tìm kiếm.

Cũng giống như tất cả các vấn đề thuộc về trái tim, các bạn sẽ biết mình tìm ra nó khi gặp nó. Các bạn không được dừng lại trước khi tìm ra. Và khi đã tìm ra công việc mà mình thực sự ưa thích, các bạn hãy theo đuổi nó bằng toàn bộ năng lượng của mình.

Vì thời gian của các bạn trên đời này chỉ là hữu hạn, các bạn sẽ già đi, và chắc chắn các bạn không muốn trở thành một người già chìm đắm trong hối tiếc về quá khứ bị bỏ lỡ.

Điều thứ ba là sự thành đạt và hạnh phúc

Không phải ai sinh ra cũng là thiên tài, cũng có cơ hội để trở thành một thiên tài. Không phải ai sinh ra cũng trong một gia đình giàu có, hoặc có cơ hội để trở thành giàu có.

Tôi không phải là một thiên tài, và cho đến giờ tôi cũng chưa bao giờ là một người thực sự giàu có.

Có thể trong số các bạn tốt nghiệp ngày hôm nay sẽ có một số ít bạn trở thành những người đặc biệt nổi tiếng hoặc giàu có về sau, nhưng chắc chắn phần lớn trong số các bạn sẽ là những người có cuộc sống bình thường.

May mắn là không cần phải là một thiên tài hoặc một người đặc biệt giàu có thì mới có hạnh phúc. Thậm chí trong nhiều trường hợp điều này còn ngược lại, có nghĩa là người đặc biệt nổi tiếng hoặc giàu có nhiều khi không có hạnh phúc.

Lý do là, hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của bạn đối với những gì bạn làm, những gì bạn có, và những gì xung quanh bạn.

Hạnh phúc không phải là một khái niệm vật lý với những công thức khô cứng. Nó là thứ thuộc về con người, và vì thế, nó có có vẻ đẹp và sự bí ẩn mà chỉ có chính bạn mới giải mã cho mình được. Nếu biết cách giải mã, hạnh phúc đến từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Trong bước đường sắp tới, các bạn sẽ phải luôn bám đuổi trong một cuộc cạnh tranh gay gắt về danh lợi. Nhưng hãy đừng để nó cuốn các bạn đi vĩnh viễn. Hãy biết dừng lại, dành thời gian để cảm nhận và tự vui với những gì mình có.

Và lý do để tôi chia sẻ điều này là vì hôm nay là ngày của các bạn.

Các bạn đã đặt thêm được một dấu mốc hết sức quan trọng trong cuộc đời mình. Những khó khăn cực nhọc trên ghế nhà trường đã qua, những khó khăn cực nhọc trên con đường mưu sinh và khẳng định bản thân đang đến.

Nhưng ngay lúc này, chính lúc này đây, các bạn có quyền dừng lại trong một ngày;

Có quyền tự hào vì những gì mình đã làm được, có quyền vui chơi với các bạn đồng khoá và thầy cô thêm một ngày nữa như những sinh viên còn đang học, có quyền tổ chức tiệc tùng để ăn mừng thành tựu của mình.

Không có ai sống thay cuộc sống của các bạn, và các bạn cũng không cần phải sống thay cuộc sống của ai. Vì thế, không ai có quyền đánh giá hay nghi ngờ những nỗ lực mà các bạn phải trải qua để đến được với thời khắc này.

Chúng tôi, những người đàn anh, đàn chị, những người đã đi trước, vui mừng và nghiêng mình trước các bạn. Chúc tất cả các bạn thành công và hạnh phúc.

Tiến sĩ Trần Vinh Dự (SN 1977) hiện là Tổng Giám Đốc của công ty tài chính TNK Capital và cổ đông sáng lập của tập đoàn giáo dục ISmart Education tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ông tốt nghiệp cử nhân kinh tế (1999) và làm giảng viên trường ĐH Kinh tế, thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội (1999-2001).

Ông từng tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế (2003) và tiến sĩ kinh tế (2007) tại Đại học Texas tại Austin (University of Texas at Austin).

Quá trình học và nghiên cứu của ông tại đây được tài trợ toàn bộ bởi quỹ học bổng Harvard Yenching, thuộc Đại học Harvard.

Ông từng là chuyên gia kinh tế của tập đoàn ERS Group (Washington DC và San Francisco, Hoa Kỳ) (2007-2010) và là cố vấn kinh tế cao cấp của tập đoàn Vina Capital (Tp. Hồ Chí Minh) (2010).

 

Nguồn: TS Trần Vinh Dự

Tags:

StoriesofLife

Smart Beta là gì

by Michael21/05/2016 12:16

Đây là một bài viết trên Facebook của giảng viên RMIT, Tran Tai, bài viết review lại cách dùng beta, anpha, khá có ích cho những người làm quản lý danh mục đầu tư. Trên thế giới có 2 kiểu đầu tư cơ bản, (1) là đầu tư chủ động (active investment) (2) là đầu tư thụ động (passive investment). Với cách đầu tư chủ động, nhà quản lý danh mục tin rằng thị trường là không hoàn hảo (inefficient market), nhà đầu tư khai thác tối đa sự không hoàn hảo đó để tìm kiếm lợi nhuận. Còn với cách đầu tư thụ động, nhà đầu tư tin rằng thị trường là hoàn hảo, và khi đó, không thể tìm kiếm một tỷ suất sinh lợi vượt trội so với thị trường, do vậy, chỉ còn một cách duy nhất để mang lại hiệu quả cao là giảm phí giao dịch, do đó, họ thường xây dựng danh mục bám sát vào Index và hạn chế tối đa việc đảo danh mục.

Trường phái đầu tư nào cũng có cái hay, cái dở của riêng nó. Cũng nói thêm, trên thị trường không có một công thức đầu tư nào là vĩnh viễn, vì bản chất của thị trường là biến động và thay đổi không ngừng.

-----------------------------------------

“Disclaimer: Tác giả vừa làm giảng viên ĐH vừa làm quản lý đầu tư nên bài này không hoàn toàn academic mà có nhiều yếu tố từ thị trường chưa qua academic peer review. Viết theo yêu cầu sếp Goldman Sachs.” 

Tran Tai

1. Ứng dụng của β trong hoạt động quản lý đầu tư tổ chức (institutional investment management) 

β được dùng rộng rãi trong các công ty đầu tư cho 2 mục đích lớn: tính rủi ro, và dùng để thiết lập chiến lược đi theo thị trường. 

Ứng dụng của chiến lược dùng β là phân bổ trọng số (weight) vào các danh mục (portfolio) tuân thủ 2 hướng đi chính: 

i. Tập trung vào các mã β ổn định. Không nhất thiết phải chọn β gần 1. 

ii. Phân bổ trọng số (weight) của portfolio mình gần với weight của các mã trong index lớn mà mình muốn theo. Điều này đảm bảo portfolio của mình sẽ dịch chuyển gần với dịch chuyển của index. 

Một cách làm là: dự báo vĩ mô => dự báo toàn thị trường, mà các indices là proxies của thị trường => dự báo xu hướng các portfolio và các mã trong portfolio. 

β là theo hướng passive management, cho rằng thị trường hiệu quả (efficient market) và chọn cách đi theo thị trường. 

2. Những vấn đề nảy sinh khi dùng β theo cách này 

i. Cách tính β. Có vài cách tính β ra kết quả hơi khác nhau. Ngoài ra, chọn thời gian cắt dữ liệu khác nhau sẽ ra β khác nhau. 

ii. β để sót mất các thông tin gì? Có một nghiên cứu kết luận rằng β dự đoán được khoảng 80% trong điều kiện thị trường bình thường. Fama French là công trình nổi tiếng nhất cải thiện vấn đề này, đem lại Nobel 2013. 

iii. Phân bổ weight của portfolio mình gần với weight của index có hiệu quả không? Đặt ra vấn đề này chính là thấy khói mới đi tìm lửa. 

Đánh giá lại cách phân bổ này thì thấy một vấn đề fundamental là time drag. Beta stock không chỉ đi theo thị trường, mà còn tương hỗ đẩy thị trường vì stock chính là một phần trong cách tính index. Khi tìm được các stock đang dẫn dắt thị trường để đổ weight vào nó thì chính ra stock đó đã đang tăng đến độ overpriced rồi. Ngược lại, ít chú ý đến các stock đang nằm yên chưa động tĩnh gì trong khi chính nó sẽ dẫn dắt thị trường trong tương lai gần. 

3. Một lựa chọn khác với β: alpha α 

Mô hình đơn giản nhất đụng đến α là Single Index Model. 

α đi theo hướng active management, cho rằng thị trường không hiệu quả (inefficient market) và chủ động quản lý portfolio để tìm ra các lỗi định giá (mispricing) của thị trường mà đánh. 

Vì α chủ động nên phí quản lý tài sản cao. Vấn đề nặng hơn phí quản lý tài sản là rất khó để một người quản lý đầu tư có α dương trong thời gian dài vì thị trường thay đổi liên tục, không chiến lược nào dùng được quá lâu. 

4. Smart β 

Smart β là sản phẩm của các công ty quản lý đầu tư hướng đến giải quyết các vấn đề ở 2iii và 3. Giải quyết (3) bằng cách không chơi active, và giải quyết 2iii bằng cách cố gắng cải tiến weight. 

Smart β thay đổi cách phân bổ weight vào portfolio, không chỉ đi theo giá trị vốn hoá (market capitalization) nữa. Về mặt nguyên tắc, bất kỳ cách phân bổ weight có tính toán nào cũng có thể gọi là smart β, còn khả năng của từng mô hình thì phải đánh mới biết được. 

Vài yếu tố các mô hình smart β tính đến: 

§    Phân bổ đều equal weight

§    Phân bổ theo các chỉ số fundamental (giá trị sổ sách book value, cổ tức dividends, doanh số revenue, dòng tiền cash flow). Theo fundamental kiểu này có không dưới 30 chỉ số có thể tính đến, dùng chung với các bộ chỉ số asset pricing được.

§    Phân bổ theo nhóm rủi ro risk profile cluster

§    Phân bổ theo phương sai nhỏ nhất (minimum variance) dựa trên tính toán variance-covariance matrix of returns

§    Phân bổ theo subadditive, dùng diversification

§    Phân bổ theo các alternative indices, tức là giả định smart indices rồi cứ bám theo

5. Các vấn đề cần xem xét về smart β 

Phân bổ kiểu nào lợi nhất? Muốn biết thì phải test, mà test xong là cơ hội qua mất rồi và tương lai sẽ không giống quá khứ. 

Tìm được smart β phù hợp rồi thì chắc gì nó sẽ dùng được hoài. 

Khi thay đổi phân phối thì phát sinh chi phí giao dịch (transaction cost), bao gồm: phí môi giới (brokerage fee) khi phải rebalancing portfolio liên tục, thuế thu nhập, phí cho sở giao dịch chứng khoán (exchange fee) thường được tính vào phí môi giới, chi phí cơ hội (opportunity cost), và chi phí khi chính các trade của mình đẩy thị trường theo hướng bất lợi cho mình. 

Acquire công ty smart β thì chắc là lấy 3 thứ: mô hình, khách hàng, và momentum. 

Nguồn: finandlife|Tran Tai Facebook

Tags:

Economics

What are P-Note?

by Michael21/05/2016 12:14

A Securities and Exchange Board of India proposal to tighten the rules for purchase of shares and bonds in Indian companies through the participatory note route took thebreath away of the Indian stock market and it suffered its biggest fall in history.

So what are these participatory notes? And why do they have this huge impact on the Indian securities markets?

P-Notes

Participatory Notes -- or P-Notes or PNs -- are instruments issued by registered foreign institutional investors to overseas investors, who wish to invest in the Indian stock markets without registering themselves with the market regulator, the Securities and Exchange Board of India.

Financial instruments used by hedge funds that are not registered with Sebi to invest in Indian securities. Indian-based brokerages to buy India-based securities / stocks and then issue participatory notes to foreign investors. Any dividends or capital gains collected from the underlying securities go back to the investors.

Why P-Notes?

Since international access to the Indian capital market is limited to FIIs. The market has found a way to circumvent (lách luật) this by creating the device called participatory notes, which are said to account for half the $80 billion that stands to the credit of FIIs. Investing through P-Notes is very simple and hence very popular.

What are hedge funds?

Hedge funds, which invest through participatory notes, borrow money cheaply from Western markets and invest these funds into stocks in emerging markets. This gives them double benefit: a chance to make a killing in a stock market where stocks are on the rise; and a chance to make the most of the rising value of the local currency.

Who gets P-Notes?

P-Notes are issued to the real investors on the basis of stocks purchased by the FII. The registered FII looks after all the transactions, which appear as proprietary trades in its books. It is not obligatory for the FIIs to disclose their client details to the Sebi, unless asked specifically.

What is an FII?

An FII, or a foreign institutional investor, is an entity established to make investments in India.

However, these FIIs need to get registered with the Securities and Exchange Board of India. Entities or funds that are eligible to get registered as FII include pension funds; mutual funds; insurance companies / reinsurance companies; investment trusts; banks; international or multilateral organisation or an agency thereof or a foreign government agency or a foreign central bank; university funds; endowments (serving broader social objectives); foundations (serving broader social objectives); and charitable trusts / charitable societies.

The following entities proposing to invest on behalf of broad based funds, are also eligible to be registered as FIIs:

§     Asset Management Companies

§     Investment Manager/Advisor

§     Institutional Portfolio Managers

§     Trustees

How does Sebi regulate FIIs?

FIIs who issue/renew/cancel/redeem P-Notes, are required to report on a monthly basis. The report should reach the Sebi by the 7th day of the following month.

The FII merely investing/subscribing in/to the Participatory Notes -- or any such type of instruments/securities -- with underlying Indian market securities are required to report on quarterly basis (Jan-Mar, Apr-Jun, Jul-Sep and Oct-Dec).

FIIs who do not issue PNs but have trades/holds Indian securities during the reporting quarter (Jan-Mar, Apr-Jun, Jul-Sep and Oct-Dec) require to submit 'Nil' undertaking on a quarterly basis.

FIIs who do not issue PNs and do not have trades/ holdings in Indian securities during the reporting quarter. (Jan-Mar, Apr-Jun, Jul-Sep and Oct-Dec): No reports required for that reporting quarter.

Who can invest in P-Notes?

a) Any entity incorporated in a jurisdiction that requires filing of constitutional and/or other documents with a registrar of companies or comparable regulatory agency or body under the applicable companies legislation in that jurisdiction;

b) Any entity that is regulated, authorised or supervised by a central bank, such as the Bank of England, the Federal Reserve, the Hong Kong Monetary Authority, the Monetary Authority of Singapore or any other similar body provided that the entity must not only be authorised but also be regulated by the aforesaid regulatory bodies;

c) Any entity that is regulated, authorised or supervised by a securities or futures commission, such as the Financial Services Authority (UK), the Securities and Exchange Commission, the Commodities Futures Trading Commission, the Securities and Futures Commission (Hong Kong or Taiwan), Australian Securities and Investments Commission (Australia) or other securities or futures authority or commission in any country , state or territory;

d) Any entity that is a member of securities or futures exchanges such as the New York Stock Exchange (Sub-account), London Stock Exchange (UK), Tokyo Stock Exchange (Japan), NASD (Sub-account) or other similar self-regulatory securities or futures authority or commission within any country, state or territory provided that the aforesaid organizations which are in the nature of self regulatory organizations are ultimately accountable to the respective securities / financial market regulators.

e) Any individual or entity (such as fund, trust, collective investment scheme, Investment Company or limited partnership) whose investment advisory function is managed by an entity satisfying the criteria of (a), (b), (c) or (d) above.

Sebi not happy

However, Indian regulators are not very happy about participatory notes because they have no way to know who owns the underlying securities. Regulators fear that hedge funds acting through participatory notes will cause economic volatility in India's exchanges.

Hedge funds were largely blamed for the sudden sharp falls in indices. Unlike FIIs, hedge funds are not directly registered with Sebi, but they can operate through sub-accounts with FIIs. These funds are also said to operate through the issuance of participatory notes.

30% FII money in stocks thru P-Notes

According to one estimate, more than 30 per cent of foreign institutional money coming into India is from hedge funds. This has led Sebi to keep a close watch on FII transactions, and especially hedge funds.

Hedge funds, which thrive on arbitrage opportunities, rarely hold a stock for a long time.

With a view to monitoring investments through participatory notes, Sebi had decided that FIIs must report details of these instruments along with the names of their holders.

Sebi Chairman M Damodaran has said that the proposals were against PNs but not against FIIs. The procedures for registering FIIs were in fact being simplified, he said.

Sebi has also proposed a ban on all PN issuances by sub-accounts of FIIs with immediate effect. They also will be required to wind up the current position over 18 months, during which period the capital markets regulator will review the position from time to time.

Sebi chairman M Damodaran, in a recent interview Business Standard, said that the amount of foreign investment coming in through participatory notes keeps changing and is somewhere between 25-30 per cent. "Recent indications are that it has gone up a little but again after the sub-prime crisis, there have been some exits. But it's a fairly significant percentage, it's not something you can ignore."

When asked if he was comfortable with almost one-fourth of the  market being held by P-Notes, he said that he wasn't 'entirely uncomfortable.'

 

Source: Rediff

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu