Phần bù rủi ro vốn cổ phần (ERP) và chứng khoán: chỉ báo bull hay bear?

by Michael21/05/2016 11:50

Trước đây finandlife có lần giới thiệu bài nghiên cứu của nhóm tác giả Fernando Duarte và Carlo Rosa, tựa đề “liệu cổ phiếu có đang rẻ”. Hôm nay finandlife xin dịch 1 bài vừa phản biện, vừa bổ sung cho bài viết của 2 tác giả trên, bài trên Blog của GS Damodaran. Mời các bạn dân investment analyst enjoy!

Cảm ơn bài dịch của bạn Huy Saito

Nếu bạn đã và đang theo dõi các bài viết blog của tôi, có lẽ bạn đã nhận ra rằng tôi cực kỳ ham mê phần bù rủi ro vốn cổ phần (ERP), và đã làm một bản khảo sát về chủ đề này hằng năm kể từ năm 2008 (và bảng năm 2013 ở đây). Tôi cũng đồng thời đăng một bản cập nhật phần bù rủi ro vốn cổ phần (ERP) cho chỉ số S&P 500 vào đầu tháng nay trên trang web của mình. Sau khi viết bài ấy, tôi có tập trung xem qua bài viết về chủ đề này của Fernando Duarte và Carlo Rosa, 2 nhà kinh tế học làm việc tài Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York. Họ cho rằng ERP đang ở mức cao trong lịch sử, phần lớn là vì Lãi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ đang ở mức thấp, và nhận thấy rằng ERP cao là một tiền đề dự báo cho lợi nhuận từ cổ phiếu cao trong tương lai. Tôi không đồng tình với họ ở chỗ ERP cao khi so sánh tương đối với các mức ERP trong lịch sử, và đồng thời không đồng tình ở chỗ lãi suất phi rủi ro thấp thì ERP sẽ cao, nhưng tôi cũng không chắc chắn về việc nên dùng ERP như là một công cụ để xác định thời gian thích hợp để đầu tư, đặc biệt là vào những lúc này.

Các cách tiếp cận về tính ERP.

Có 3 cách để dự đoán ERP. Một là nhìn vào chênh lệch giữa các lợi nhuận trung bình trong quá khứ mà bạn đáng lẽ đã có được khi đầu tư vào cổ phiếu và lợi nhuận từ khoản đầu tư phi rủi ro. Phần bù trong khoảng thời gian từ 1928 – 2013 này đáng lẽ đã ở mức khoảng 4.20%, nếu như được tính toán bằng phương pháp lấy chênh lệch của lợi nhuận đã tính kép trên cổ phiếu Mỹ với lợi nhuận từ việc đầu tư trái phiếu chính phủ Mỹ thời hạn 10 năm. (Tôi biết. Tôi biết. Chúng ta có thể đã có một cuộc tranh luận để xem có đúng là trái phiếu chính phủ Mỹ thực sự phi rủi ro hay không, nhưng tôi sẽ để cuộc tranh luận đó vào một diễn đàn khác); Hai là khảo sát các nhà quản lý danh mục đầu tư, các giám đốc tài chính CFO, hay các nhà đầu tư xem thử họ nghĩ cổ phiếu sẽ sinh ra cái gì giống lợi nhuận trong tương lai, và rút ERP ra khỏi những số liệu từ khảo sát Đầu năm 2013, ERP của khảo sàt đạt từ khoảng 3.8% ( từ khảo sát các CFO) đến 4.8% (khảo sát từ các nhà quản lý danh mục đầu tư) cho đến mức 5% (khảo sát từ các nhà phân tích). Cuối cùng, bạn có thể rút ra phần bù rủi ro dự đoán, dựa trên giá cổ phiếu hiện tại và dòng tiền kỳ vọng, việc này giống như dự đoán lãi suất hòa vốn của một trái phiếu. Đây là quy trình tôi sử dụng đầu mỗi tháng để tính toán ERP cho các cổ phiếu Mỹ, và vào ngày 18 tháng 5 năm 2013, ERP mà tôi tính được là 5.45%.

Phần bù rủi ro vốn cổ phần (ERP) là gì?

ERP là phần lợi nhuận thêm mà các nhà đầu tư mong muốn khi đầu tư vốn cổ phần thay vì đầu tư vào lãi suất phi rủi ro. Vì vậy, nó là sự phản ánh cho niềm hi vọng và sự lo lắng sợ hãi của các nhà đầu tư, ERP sẽ tăng khi mà mức độ sợ hãi cao hơn mức độ hi vọng. Trong những thời điểm giá lên cao, khi mà các nhà đầu tự tin nhiều hơn là sợ hãi, ERP có thể sẽ sụt giảm. Trong sơ đồ dưới đây, bạn có thể nhìn thấy những dự đoán của tôi về ERP đã dự đoán cho các cổ phiếu của Mỹ từ 1961 đến 2012 với những chú thích cho thấy suy nghĩ của tôi trong khoảng thời gian đó.

 

ERP dự đoán trung bình trong cả thời kỳ trên là 4.02%, và con số đó là nền tảng cho việc giá đi xuống mà một số nhà đầu tư/ phân tích đã đưa vào trong thị trường. Nếu con số ERP, hiện tại đang ở mức 5.45% sụt giảm xuống còn 4.02%, thì chỉ số S&P 500 sẽ được mua bán ở mức 2270, cao hơn 26,5% so với mức hiện tại. Và theo như Duarte và Rosa đã nhận thấy qua những số liệu trong quá khứ, mặc dù với những chấn động đáng kể, ERP sẽ từ từ quay trở lại mức bình thường theo thời gian. Như cách mà tôi sẽ tranh luận trong phần kế tiếp, con số ERP của năm 2013 sẽ rất khác biệt so với những mức cao mà ERP đã đạt được trong các thời điểm trong quá khứ và việc suy luận từ quá khứ có thể sẽ rất nguy hiểm.

Con số phần bù rủi ro vốn cổ phần (ERP) có phải đã được chỉnh sửa bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ?

Mặc dù vậy, ERP ở mức cao hơn lãi suất phi rủi ro. Để cho thấy một bức tranh về sự tác động giữa lãi suất phi rủi ro và ERP, tôi đã vẽ đồ thị của lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu (dựa vào dòng tiền trong tương lai và giá cổ phiếu hiện tại), gói gọn chúng thành ERP và lãi suất phi rủi ro hằng năm từ 1962 đến 2012.

 

Trong suốt một thập kỷ qua, lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu đã giữ nguyên một cách đáng ngạc nhiên ở mức giữa 8-9%, và gần như hầu hết các sự biến thiên của ERP trong suốt một thập kỷ vừa qua đã biến thành lãi suất phi rủi ro. Cụ thể hơn, ERP ở mức cao hơn trong vòng 5 năm qua có thể là vì lãi suất phi rủi ro đã giảm đến mức thấp trong lịch sử. Và thực tế là vào ngày 18 tháng 5 năm 2013, lợi nhuận kỳ vọng trên các cổ phiếu ở mức 7.40% là gần với mức thấp của lịch sử là 6.91% vào cuối năm 1998.

Vậy thì sao? Mặc dù tương quan tuyến tính giữa mức ERP và lãi suất phi rủi ro đã yếu đi trong một thập kỷ vừa qua, hai con số này thực ra đã di chuyển theo cùng 1 hướng: khi lãi suất phi rủi ro tăng lên (hoặc giảm đi) thì ERP cũng tăng (hoặc giảm). Thực tế, hồi quy tuyến tính của ERP đối với lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm từ 1960 – 2012 được biểu hiện dưới đây:

          ERP = 0.348 + 0.0842 (Lãi suất trái phiếu Chính phủ) (Số R-squared = 4.68%)

                                                          (1.57)

Vì vậy, mỗi 1% tăng thêm của lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm ( ví dụ như từ 2% lên 3%) thì ERP sẽ tăng khoảng 0.0842%. Một bằng chứng nữa, là khi tôi chạy hồi quy tuyến tính với số liệu từ 1960 – 2003 (bỏ qua thập niên vừa qua), cũng cho ra một kết quả thậm chí còn mạnh hơn:

          ERP = 0.0202 + 0.2592 (Lãi suất trái phiếu Chính phủ) (Số R-squared = 43.52%)

                                                          (5.62)

Trong khoảng thời gian này, mỗi 1% tăng thêm của lại suất sẽ dẫn đến 0.26% tăng lên của ERP. Thập niên vừa qua đã làm yếu hẳn đi mối tương quan giữa ERP và lãi suất trái phiếu Chính phủ.

Để giải thích cho bằng chứng này, hãy xem xét lại lần nữa hai thời kỳ có ERP ở mức cao. Trong năm 1981, ERP ở mức 5.73%, nhưng nó ở trên mức lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm ở mức 13.98%, mang lại lợi nhuận kỳ vọng khoảng 19.71%. Vào ngày 1 tháng 5 năm 2013, ERP ở mức 5.70% nhưng nó nằm trên lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ ở mức 1,65%, dẫn đến lợi nhuận kỳ vọng là 7.35%. Một nhà đầu tư tin vào việc ERP sẽ giảm sút vào năm 1979 vì 2 lý do chính có lợi cho người đó như sau: Một là ERP sẽ trở về với mức trung bình của lịch sử và Hai là lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ đồng thời giảm xuống gần với mức thông thường trong quá khứ. Một nhà đầu tư năm 2013 phải đối mặt với một thực tế là lãi suất trái phiếu Mỹ không thể giảm hơn được nữa, và nếu xu hướng quay trở lại điểm trung bình là đúng, hay có nghĩa là lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ có thể tăng được nhiều hơn, và nếu lịch sử là đúng, thì việc lãi suất này tăng cũng sẽ dẫn đến việc tăng ERP đồng thời di chuyển cùng hướng tăng với nó.

Trong bảng dưới đây, tôi liệt kê các kết quả có thể của chỉ số S&P 500, tính theo số % thay đổi của cấp độ chỉ số S&P 500, và dựa trên các tổ hợp khác nhau của lãi suất phi rủi ro và ERP:

Như vậy, nếu như lãi suất phi rủi ro thay đổi 3% và ERP giảm sút xuống 5%, giá trị của S&P 500 đã bị đánh giá quá thấp bởi 1 khoảng 5%, nhưng nếu lãi suất phi rủi ro tăng lên 4% và ERP giữ nguyên ở mức 5.5%, thì giá trị của S&P 500 sẽ bị đánh giá quá cao một khoảng là 8.28%. Vẫn còn một khía cạnh khác khá hay của bảng này đáng chú ý. Trong khi tổng lãi suất phi rủi ro và ERP là lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu, thì các cổ phiếu lại có giá trị cao hơn bất kỳ lợi nhuận kỳ vọng nào đã tính ở trên, nếu như phần lớn lợi nhuận kỳ vọng đó bắt nguồn từ lãi suất phi rủi ro. Trong hình bên dưới, có thể thấy chỉ số S&P 500 đang tăng dần theo mức lợi nhuận kỳ vọng 9%, khi sử dụng các tổ hợp khác nhau của lãi suất phi rủi ro và ERP.

Như vậy, sự quay trở về mức trung bình mà sự tăng giá của thị trường đã hướng tới, cùng với ERP có thể được xem là một trường hợp đầu cơ giá xuống của cổ phiếu. Lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu trong lịch sử trong khoảng thời gian từ 1960 đến 2012 là 10.43%, điều này cho thấy S&P 500 đang bị đánh giá quá cao giữa 12-40%, tùy thuộc vào kết cấu của lợi nhuận kỳ vọng. Thực tế, đây là lý do bạn phải có một sự bất đồng về ý kiến trong thị trường giữa những người sử dụng chỉ số PE, cho rằng các cổ phiếu đang được định giá quá cao; với những người sử dụng ERP hay mô hình của Cục dự trữ liên bang Mỹ hiện tại để đưa ra ý kiến trái chiều với ý kiến trên. Tôi chắc rằng bạn có lẽ đã có nhận định riêng của mình về đích đến của ERP và của lãi suất phi rủi ro. Nếu bạn muốn biết thêm về hiệu ứng trên giá cổ phiếu thông qua việc thay đổi các chỉ số, hãy xem xem qua bảng này.

Kết luận

Trong bài trước, tôi đã lưu ý rằng các cổ phiếu dường như không giống như bị định giá quá cao. Mặc dù có thể bạn sẽ nghĩ bài viết này của tôi hôm nay đưa ra một ý kiến hoàn toàn trái ngược với bài viết đó, nhưng hãy để tôi nói nhanh để cho bạn thấy sự liên kết giữa hai bài này. Ở bài viết trước, tôi lưu ý rằng giá các cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi 4 yếu tố: (1) dòng tiền lớn, tồn tại dưới dạng cổ tức và mua lại cổ phiếu ở những lúc giá cổ phiếu đang cao trong lịch sử, (2) quá trình đang phục hồi của nền kinh tế (và kèm theo đó là sự tăng trưởng về thu nhập / lợi nhuận) , (3) ERP ở mức cao hơn bình thường và (4) lãi suất phi rủi ro. Như vậy, ý kiến lập luận của tôi có sự tương đối: trong bối cảnh các tài sản tài chính đang được định giá và mức lãi suất đang ở mức hiện nay, các cổ phiếu đang được định giá đúng đắn.

Mặc dù, một hạn chế khá nguy hiểm, là lãi suất trái phiếu chính phủ hiện nay không chỉ ở mức thấy trong lịch sử mà có thể nói, nó qua thấp, quá thấp so với giá trị bên trong của nó, dựa vào lạm phát kỳ vọng và sự tăng trưởng thực kỳ vọng (một chủ đề mà tôi sẽ dành cho một bài viết blog sắp tới). Nếu bạn nghĩ là lãi suất này quá thấp, thì bạn đang có rủi ro rơi vào bên trong một bong bóng thị trường được Cục dự trữ liên bang Mỹ thổi phồng, và bạn biết rồi đấy, điều đó không mang lại kết cục gì tốt đẹp cả. Nhưng điều đáng sợ là cũng sẽ không có một nơi đầu tư an toàn nào hiện hữu cả: Vàng và bạc có thể đã là một nước đi tốt, nhưng chúng không nên được xem là một món hời, và các ngân hàng trung ương trên thế giới dường như đang đi theo hướng đi của Cục dự trữ liên bang Mỹ trong việc đặt lãi suất thấp. Bạn có thể sử dụng các công cụ phái sinh để mua bảo hiểm trong ngắn hạn để phòng ngừa rủi ro sập đổ thị trường, nhưng trong bối cảnh có nhiều người cũng đang lo lắng như bạn về thị trường, bạn có thể sẽ phải mua bảo hiểm đó với cái giá đắt đấy.

Thực ra, cũng có một vị trí khá an toàn. Trong lần cập nhật ERP cuối cùng của tôi, tôi có cho rằng các nhà đầu tư thị trường cổ phiếu đang đi theo hướng mà Cục dự trữ liên bang Mỹ dẫn dắt và họ đang lo rằng không biết lúc nào mình sẽ ngừng được. Để tôi diễn tả bằng cách khác. Nếu Cục dự trữ liên bang Mỹ đang kiểm soát toàn thị trường, thì câu hỏi mà cần phải đặt ra không phải là việc kiểm soát này sẽ ngừng lại hay không, mà là khi nào thì Cục dự trữ liên bang mới chấm dứt kiểm soát thị trường. Khi mà lãi suất dài hạn đã tăng trở lại, mà chắc chắn là từ từ nó cũng sẽ tăng, thì câu hỏi thị trướng vốn sẽ bị tác động đến mức nào sẽ phụ thuộc hầu hết vào việc giảm sút ERP có đủ để bù trừ hiệu ứng của lãi suất hay không. Vì vậy, mặc dù tôi không tranh luận rằng cổ phiếu đang có giá rẻ, chỉ vì ERP hiện nay đang cao hơn mức bình thường của lịch sử, tôi vẫn chưa sẵn sàng để giảm tỷ lệ vốn trong danh mục đầu tư của tôi (đặc biệt hơn khi mà tôi chưa nghĩ ra nơi nào khác để đầu tư tiền của mình vào). Khi nhìn vào bảng sự nhạy cảm của thị trường về tổ hợp lãi suất phi rủi ro / ERP, có khá nhiều bức tranh dẫn đến những kết quả an toàn cho thị trường mà tôi tin là mình sẽ có thể tiếp tục mua cổ phiếu đơn lẻ, cùng lúc đó chú ý kỹ vào ERP và lãi suất trái phiếu chính phủ. 

 

Nguồn: finandlife, Damodaran Blog

Tags:

Economics

Chu dung cơ, bí quyết người xưa

by Michael21/05/2016 11:44

1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.

2, Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất sơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.

3, Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.

4, Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.

5, Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.

6, Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.

7, Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.

8, Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở;

9, Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.

10, Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều;

11, Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội;

12, Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.

13, Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít;

14, Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông;

15, Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do chơi;

16, Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa;

17, Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.

18, Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.

19, Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.

20, Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như sát muối.

21, Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.

22, Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.

23, Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.

24, Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.

25, Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.

26, Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.

27, Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông

 

Siêu tầm

Tags:

StoriesofLife

A Stock Picker’s Recipe for Success

by Michael21/05/2016 11:39

“Learn from the best, but think independently”

Chuck Myers

Fidelity fund manager Chuck Myers, CFA, got started in investing at the age of 12, and before he had finished high school, he placed second in a national stock-picking competition. Since 2006, he has been at the helm (chỉ huy, lãnh đạo) of the Fidelity Small Cap Discovery Fund, which has significantly outperformed the Russell 2000 Index over the last decade.

At the recent CFA Institute Equity Research and Valuation Conference in Philadelphia, Myers credited much of his success to the influences of legendary investors like Warren Buffett, Benjamin Graham, and Seth Klarman, as well as to genetics. As Myers explained, appreciating the wisdom found in Buffett’s shareholder letters, Graham’s The Intelligent Investor, and Klarman’s Margin of Safety is “either in your DNA or it isn’t.” In practice, Myers has applied the collective work of his investing forebears to his search for those rare standout stocks that he refers to as “six-foot-tall second graders.”

Myers drew on his experiences as a value investor and shared some of the lessons he learned along the way that have come to shape his investing philosophy. These lessons are summarized below and are well worth heeding.

Learn from the best, but think independently. Besides reading the investing classics, Myers has had the benefit of working alongside portfolio managers with stellar long-term track records, like Fidelity colleagues Joel Tillinghast and Will Danoff. He found that there are many paths to investing success, and the best investors are the ones who have learned from others but gone on to chart their own courses based on their unique skill sets. Myers has done just that in developing his own brand of “low expectations” value investing, whereby he seeks out-of-favor stocks that are ripe (chính muồi) for a turnaround.

Stay within your “circle of competence (vòng tròn năng lực).”Early on in his career, Myers had a six-month stretch during which his fund underperformed its benchmark by over 1,000 basis points (bps). While his strength had always been stock picking, his portfolio contained significant sector bets and a big overweight in international stocks. It was these ill-timed factor bets outside his circle of competence, and not his stock selection, that dragged down his performance.

Aim for the “middle of the fairway.” Building on the previous lesson, Myers underscored the importance of portfolio construction when it comes to beating your benchmark. Prudent golfers will sacrifice a little bit of distance off the tee to ensure that they keep the ball in the middle of the fairway, increasing their odds of success. Having to hit your ball out of the rough or a fairway bunker is likely to cost you strokes. Similarly, portfolio managers would do well to minimize risk in those areas where they lack expertise. If your strength is stock selection, avoid making significant bets on factors like sectors, style, and market capitalization.

Relative valuation matters. While most investors seek to buy assets for less than their intrinsic value, Myers noted that it was equally important to understand the opportunity set and relative valuation. Hedge fund investors will typically focus on absolute returns, and mutual fund managers usually talk in terms of relative returns, but Myers pays close attention to both. In 2008, his fund was defensively positioned and this served him well when stocks plunged. However, as Myers’s portfolio of stocks still looked attractively valued on an absolute basis, its defensive nature would likely cause it to underperform as the market rebounded. As a result, he turned over his portfolio by over 100%, positioning it in beaten down stocks, including home builders and REITs, which went on to lead the market’s recovery.

When it comes to turnover, patience is a virtue (đức tính tốt). Citing Morningstar data, Myers noted that across market-cap segments and style, the top performing funds over long time periods have lower turnover than the poorest performers. Sell a stock in your portfolio, he said, only if you’ve found one “orders of magnitude better to replace it.” And while Myers generally subscribes to such a hands-off approach in times of low valuation dispersion (defined by Fidelity as the difference in earnings yield between the 20th percentile and the 80th percentile of stocks, standardized through time), he also thinks portfolio turnover should be dynamic. In 2008, valuation dispersion spiked, and Myers took advantage of the “changing prices on the menu.”

Focus on a margin of safety. According to Myers, a true test of an investment’s margin of safety is found on the balance sheet. Investors should consider whether a company can weather a severe financial crisis like 2008 without having to raise money and dilute its shareholders at an inopportune time (Why QHD).

 

Source: blogs.cfainstitute.org

Tags:

Economics

DỰ BÁO KẾT QUẢ REVIEW ETFS KỲ CƠ CẤU THÁNG 6/2016

by finandlife20/05/2016 16:19

QUỸ VANECK VECTORS VIETNAM ETF (VNM)

Ngày chốt số liệu sàng lọc: 31/05/2016

Ngày công bố danh mục: 10/06/2016

Thời gian giao dịch tái cơ cấu danh mục: từ 13/06 – 17/06/2016

Dự báo: Giữ nguyên danh mục (số liệu đóng cửa ngày 18/05/2016)

Khối lượng mua (bán) tái cơ cấu danh mục dự kiến

Lưu ý:

-      Cổ phiếu BHS thỏa mãn tất cả tiêu chí ngoại trừ tiêu chí Vốn hóa > 150 triệu USD (tương đương giá BHS ~ 27,200 đồng/cổ phiếu).

-          Số liệu mua/bán dự kiến trên chỉ mang tính chất tham khảo. Biến động giá và giao dịch từ thời điểm dự báo đến thời điểm quỹ chốt số liệu tái cơ cấu danh mục (08/06/2016) có thể làm thay đổi kết quả dự báo trên.

-          Danh mục VNM hiện tại bao gồm 25 mã cổ phiếu trong đó có 21 mã cổ phiếu Việt Nam và 4 mã cổ phiếu nước ngoài (offshore). Nếu tại kỳ review lần này, số lượng cổ phiếu nước ngoài trong danh mục giảm thì quỹ phải bổ sung bằng cổ phiếu Việt Nam (những cổ phiếu chưa đủ điều kiện thêm vào) để đủ số lượng tối thiểu 25 mã. Trong trường hợp đó, tổng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục sẽ gia tăng. Ngược lại, nếu số lượng cổ phiếu nước ngoài tại kỳ review lần này tăng, tổng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sẽ giảm.

QUỸ FTSE VIETNAM ETF (FTSE)

Ngày chốt số liệu sàng lọc: 27/05/2016

Ngày công bố danh mục: 03/06/2016

Thời gian giao dịch tái cơ cấu danh mục: từ 06/06 – 17/06/2016

Dự báo: Giữ nguyên danh mục (số liệu đóng cửa ngày 18/05/2016)

Khối lượng mua (bán) tái cơ cấu danh mục dự kiến

Lưu ý:

-          Cổ phiếu HSG, DRC, PPC thỏa mãn tất cả tiêu chí thêm vào danh mục nhưng do trước đây các cổ phiếu này bị loại do thanh khoản nên cần đạt tiêu chí thanh khoản 2 kỳ soát xét liên tiếp mới đủ tiêu chí vào lại danh mục.

-          Số liệu mua/bán dự kiến trên chỉ mang tính chất tham khảo. Biến động giá và giao dịch từ thời điểm dự báo đến thời điểm quỹ chốt số liệu tái cơ cấu danh mục (27/05/2016) có thể làm thay đổi kết quả dự báo trên.

 

Analyst Phan Minh Đức

Tags: ,

Psychology | StockAdvisory | Stocks

The Business Model Canvas

by Michael18/05/2016 11:29

•  Customer Segment (CS) : xác định các nhóm khách hàng (người/tổ chức) khác nhau mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Nhóm khách hàng này có thể là thị trường đại chúng (mass market), thị trường ngách (niche market), thị trường hỗn hợp (multi-sided market).

•  Value Propositions (VP) : mô tả các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đã và đang tạo ra các giá trị nhất định cho nhóm khách hàng đã được định trước. Nói cách khác, VP là lý do mà khách hàng chọn của công ty bạn thay vì công ty của đối thủ.

•  Channels (CH) : mô tả các kênh phân phối mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp xúc với khách hàng (CS) và qua đó mang cho khách hàng các giá trị (VP) mà khách hàng mong muốn.

•  Customer Relationships (CR) : mô tả các loại quan hệ mà doanh nghiệp muốn thiết lập với các khách hàng (CS) của mình. Quan hệ với khách hàng rất quan trọng trong tất cả thời gian doanh nghiệp hoạt động, không trừ bất cứ lúc nào vì nó giúp doanh nghiệp có thể tăng số lượng khách hàng mới, giữ được chân khách hàng cũ. Quan hệ khách hàng có thể thể hiện thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, tư vấn gián tiếp, duy trì và lắng nghe cộng đồng khách hàng hay có thể cùng hợp tác với khách hàng để tạo ra sản phẩm mà họ muốn.

•  Revenue Streams (R$) : thể hiện luồng lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ các khách hàng (CS) của mình (đã trừ đi chi phí).

•  Key Resources (KR) : mô tả các nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh có thể tồn tại. Đây có thể là các nguồn lực vật lý (ví dụ tài nguyên môi trường), nguồn lực tri thức (bằng sáng chế), nhân lực và tài chính.

•  Key Activities (KA) : mô tả các hành động quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần duy trì để giữ được công việc kinh doanh của mình. Tóm lại, KA thường nằm trong 3 nhóm chính là : sản xuất, giải quyết các vấn đề (của khách hàng) và xây dựng mạng lưới/nền tảng công nghệ để phục vụ khách hàng.

•  Key Partnerships (KP) : mô tả bản đồ về các nhà cung cấp nguồn lực và các đối tác giúp cho công việc kinh doanh được thực thi tốt và có thể phát triển. KP có thể là một trong bốn loại sau : đối tác chiến lược giữa các công ty không phải là đối thủ của nhau, đối tác giữa các công ty là đối thủ của nhau để cùng nâng thị trường lên, cùng đầu tư (joint ventures) để tạo ra công việc kinh doanh mới, quan hệ mua bán để đảm bảo đầu vào cho công ty. 

•  Cost Structure (C$) : mô tả tất cả các chi phí cần thiết để duy trì và điều hành một công việc kinh doanh. Một số mô hình kinh doanh chú trong vào giá rất nhiều (cost-driven) như mô hình kinh doanh vé máy bay giá rẻ của Jetstar, một số khác chú trọng tạo dựng giá trị cho người mua (ví dụ như các khách sạn 4-5 sao)…

Nguồn: Business Model Generation, ecorner.stanford.edu

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu