Thống kê kết quả kinh doanh doanh nghiệp niêm yết quý 1/2016

by finandlife27/05/2016 16:31

Diễn biến kết quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp niêm yết quý 1/2016 khá phù hợp với khảo sát chỉ số PMI do Nikkei khảo sát. Doanh thu tăng trưởng 9.7%, giá cả đầu vào hạ giúp giá vốn tăng trưởng chậm hơn doanh thu, dư nợ tăng trưởng chậm cùng với lãi suất duy trì và tỷ giá ổn định giúp chi phí tài chính tăng trưởng thấp. Hai nhân tố chi phí vốn dĩ đã tăng mạnh 2 năm trước là chi phí bán hàng và chi phí quản lý tiếp tục tăng cao trong quý 1/2016, lần lượt là 28% và 12%. Những nhân tố trên làm cho lợi nhuận chỉ tăng trưởng 3.5% so với cùng kỳ (khá thấp so với tốc độ tăng trưởng 9.7% của doanh thu).

Ngành bất động sản, dịch vụ tài chính, ô tô phụ tùng, thực phẩm và đồ uống, hàng cá nhân và gia dụng,… tiếp tục duy trì đà tăng trưởng doanh thu  của 1 năm trước.

----------------------------------------------------

Biểu đồ: Tăng trưởng Doanh thu, giá vốn

Doanh thu toàn thị trường tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, quý 1/2016 tăng 9.7% so với cùng kỳ

Giá vốn hàng bán luôn tăng trưởng chậm hơn doanh thu, quý 1/2016 tăng 8.9% so với cùng kỳ, nhờ chi phí đầu vào hạ, giúp biên lãi gộp cải thiện.

Biểu đồ: Dư nợ vay các doanh nghiệp niêm yết (Tỷ đ)



* Đã loại ngân hàng

Chi phí tài chính tăng mạnh trong 2015 do biến động của tỷ giá, tới quý 1/2016, chi phí tài chính chỉ tăng ở mức thấp do nợ vay chỉ tăng 2% so với cuối 2015, lãi suất chỉ tăng nhẹ và tỷ giá ổn định.

Tổng dư nợ vay các doanh nghiệp niêm yết tăng 17.1% (tương đương con số tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống).

Biểu đồ: Tăng trưởng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng tiếp tục đà tăng mạnh đã duy trì từ 2014, 2015, chi phí này đã tăng 28.1% so với cùng kỳ, do những quy định mới liên quan đến tải trường tải trọng ảnh hưởng chi phí vận chuyển, chính sách khuyến mại, quảng cáo để duy trì đà tăng doanh số (đặc biệt VNM) và thay đổi hạch toán kế toán theo thông tư 200.

Nhìn vào con số tương đối, chi phí bán hàng đã tăng từ 4.1%/DTT 2014 lên 4.9%/DTT quý 1.2016, tức một đồng doanh thu có được phải mất nhiều chi phí bán hàng hơn.

Biểu đồ: Chi phí bán hàng/doanh thu

(ĐVT: Chi phí bán hàng Tỷ đ)

Chi phí quản lý doanh nghiệp tiếp tục tăng cao, quý 1/2016 tăng 12.1% so với cùng kỳ, cao hơn tốc độ tăng 9.7% của doanh thu.

Biểu đồ: Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận

* Đã loại ngân hàng

Doanh thu tăng mạnh hơn giá vốn nhưng sự tăng lên của chi phí bán hàng, chi phí quản lý làm lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 3.5% so với cùng kỳ.

Diễn biến ở các nhóm ngành

Ngành bất động sản, dịch vụ tài chính, ô tô phụ tùng, thực phẩm và đồ uống, hàng cá nhân và gia dụng,… duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu rất tốt trong >1 năm qua.

Finandlife

Tags:

Economics | StockAdvisory

Liên doanh mới C47 – Sông Đà 10 - Robbins

by Michael25/05/2016 16:10

ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 đã thống nhất chọn nhà thầu thay thế Liên doanh Trung Quốc theo phương thức chỉ định thầu. Dù không nhận được sự nhất trí 100% từ các cổ đông về phương thức chỉ định thầu, nhưng liên doanh mới đã thực hiện dự án khá rốt ráo. Ở một vài khâu, liên doanh được đánh giá là “vượt khả năng mong đợi của các chuyên gia kỹ thuật”.

Theo đánh giá của lãnh đạo VSH, công tác đầu tư xây dựng Dự án Thủy điện Thượng Kon Tum đặc biệt là việc tái khởi động lại dư án cho đến cuối tháng 5/2016 rất khả quan.

Ba nhà thầu mà chủ đầu tư chỉ định bao gồm CTCP Xây dựng 47 (mã C47-HoSE); CTCP Sông Đà 10 (mã SDT-HNX); và Liên doanh C47 và Robbins- Mỹ.

Theo báo cáo của ban lãnh đạo, Liên danh Nhà thầu đã có nhiều thiện chí trong công tác chuẩn bị để có thể triển khai thi công gói thầu trong thời gian sớm nhất, trực tiếp sử dụng tiền của Liên doanh chưa ký được hợp đồng chính thức. Cụ thể, C47 đã ứng tiền cho Robbins và trực tiếp Robbins cũng đã chuyển cho Hoa Đông-Trung Quốc trả tiền mua máy TBM. C47 cũng đã chuyển trả cho Hoa Đông-Trung Quốc khoảng 100 tỳ đồng mua lại vật tư, thiết bị cho công việc thi công TBM. Robbins đã tiếp nhận bàn giao máy TBM từ Hoa Đông để sửa chữa khôi phục do thiết bị tại công trường bị hoen rỉ rất nhiều sau 1 năm ở trong hầm. Bắt đầu sửa chữa từ ngày 30/11/2015, đến ngày 26/4/2016 TBM đã hoạt động và chạy thử nghiệm.

Thiết bị TBM tại Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh - Ảnh: Internet

Đây là thiết bị đào và làm đường hầm bằng phương pháp nghiền nát đá, hoàn toàn không gây nổ

Hạng mục Đường hầm dẫn nước dài 10,5 km thi công bằng TBM là gói thầu chỉ định có yếu tố nhà thầu nước ngoài nên VSH gặp rất nhiều khó khăn. Phải tới ngày ngày 18/5/2016, hai bên mới ký Biên bản thương thảo hợp đồng chính thức và ngày 25/5/2016 hợp đồng chính thức được ký kết. 

Cùng với các vấn đề liên quan đến thiết bị, các nhà thầu đã thi công tuyến đập đê, hoàn thành xong công việc bơm nước, bịt nước ngầm với kết quả xử lý đạt trên 90% ở hạng mục Cửa nhận nước và 5 km đầu. Đối với hạng muc Nhà máy ngầm, nhà thầu Sông Đà 10 đã sớm thi công các công trình tạm, bơm nước trong nhà máy từ khi chưa ký hợp đồng chính thức. Theo báo cáo của lãnh đạo VSH, Nhà thầu Sông Đà 10 và Lũng Lô 9 đều đã tổ chức thực hiện theo đúng tiến độ đã cam kết. 

Dự kiến, trong năm 2016, hạng mục Cửa nhận nước và 5km đầu đường hầm thi công bằng phương pháp khoan nổ sẽ đào 960 m. Đường hầm dẫn nước từ Km5 đến Kml 7+447 thi công bằng máy TBM sẽ triên khai đào hầm vào đầu tháng 6/2016. Tiến độ thi công dự kiên đạt bình quân 500md/tháng, phấn đấu trong năm 2016 thi công đạt 3.000md. Còn đối với khu vực cụm nhà máy, Nhà thầu sẽ thi công từ đầu tháng 01/2016, và phấn đấu thi công hoàn thành công tác đào đất đá và bê tông các hạng mục.

Thông tin ký hợp đồng:

Trích NDH

Tags:

Stocks

NT2 – Cập nhật ĐHCĐ thường niên 2016

by Michael25/05/2016 15:05

Một số ghi nhận chính:

Kết thúc năm tài chính 2015 với kết quả từ hoạt động kinh doanh (HĐKD) chính khả quan. DTT đạt 6,729 tỷ đồng (-4.75% yoy) giảm nhẹ so với cùng kỳ tuy nhiên do cùng kỳ 2014 cty có khoản ghi nhận tiền hồi tố 658 tỷ đồng và nếu loại trừ khoản bất thường này thì DTT ghi nhận tăng hơn 5%.

Đáng chú ý trong năm cty có khoản hồi tố tiền khí 319 tỷ đồng từ việc đánh giá lại giá khí theo cơ chế thị trường từ giai đoạn 9/2013 đến hết 7/2015 được thực hiện theo hình thức chuyển ngang giữa Hợp đồng mua bán điện và Hợp đồng mua bán Khí nên không ảnh hưởng đến lợi nhuận và do vậy chúng tôi loại trừ khoản tiền này trong các so sánh của mình.

LNST đạt 1,202 tỷ đồng (-24.5% yoy) chủ yếu do thu nhập tài chính giảm mạnh chỉ còn 65 tỷ đồng so với 451 tỷ đồng năm 2014. Cty có nợ vay bằng đồng USD và EUR khá lớn, năm 2014 đồng USD tăng (+1.2%) trong khi đồng EUR rớt mạnh (-12.7%) giúp cty có được khoản thu nhập đột biến từ tài chính. Yếu tố đó đã không còn trong năm nay mà ngược lại 2 đồng tiền đều tăng trong đó USD tăng khá (+3.5%) và đồng EUR tăng gần 2%. Nếu loại trừ yếu tố tỷ giá thì LNST năm 2015 có mức tăng gần 24% so với cùng kỳ năm 2014.

Có được sự tăng trưởng đó trong HĐKD lõi nhờ các yếu tố thuận lợi:

-          Do ảnh hưởng từ Elnino khiến hạn hán kéo dài, lượng nước về các hồ chứa Thủy điện rất thấp nên NT2 được huy động công suất cao. Sản lượng cả năm đạt 5.5 tỷ kWh, tăng 15.5% so với năm 2014, đạt 85.7% công suất thiết kế.

 

-          Kể từ 1/8/2015, giá khí theo Hợp đồng mua bán khí của cty được áp dụng theo giá khí thị trường. Giá khí đầu vào giảm thấp (giảm khoảng 30% so với giá khí cũ) giúp biên lãi gộp cải thiện mạnh từ Q3.2015 do cty có lợi thế trong việc chào bán điện tại thị trường cạnh tranh. Trong năm sản lượng điện bán ra từ thị trường này đóng góp cho cty hơn 20% tổng doanh số.

 

-          Trong năm, cty thay đổi chính sách khấu hao theo hướng kéo dài thời gian khấu hao lên giúp chi phí khấu hao năm nay giảm 17.5% so với cùng kỳ.

Cty ước tính sản lượng điện Q1.2016 đạt hơn 1.3 tỷ kWh (+2.1% yoy), DTT ước tính đạt 1,373 tỷ đồng (-22% yoy), LN từ HĐKD đạt 312 tỷ đồng (+45% yoy). DTT giảm do giá khí đầu vào giảm theo giá thị trường kéo giá bán giảm theo.

Dựa trên dữ liệu sản lượng mà cty cung cấp, chúng tôi ước tính biên lãi gộp Q1 của cty có thể đạt 26.4% so với chỉ 20% cùng kỳ do cty tiếp tục được hưởng lợi giá khí giảm trên thị trường cạnh tranh trong khi theo hợp đồng bán điện với EVN sẽ không đổi (giá khí giảm thì giá bán điện cũng sẽ giảm tương ứng). Kết thúc ngày 31/3 tỷ giá USD giảm 1% trong khi EUR lại tăng mạnh 2.9% -> thu nhập tài chính trong Q1 sẽ âm ~97 tỷ đồng (cùng kỳ dương 323 tỷ đồng), trong đó lỗ tỷ giá chưa thực hiện là 54 tỷ. Từ đó chúng tôi ước tính LNST Q1.2016 đạt 232 tỷ đồng, giảm mạnh 54% so với Q.2015. EPS ttm đạt 3,177 đồng, PE tính theo giá đóng cửa ngày 1/4 đạt 10 lần.

Cổ tức năm 2015 chia theo tỷ lệ 26%/mệnh giá trong đó tiền mặt là 22% (đã tạm ứng 9%), 4% chia bằng cổ phiếu. Bên cạnh đó trong năm nay cty cũng dự kiến phát hành 3 triệu CP cho người lao động bằng mệnh giá (ESOP). Như vậy tỷ lệ pha loãng dự kiến cho cổ tức CP và ESOP sẽ khoảng 5.1%. Cho năm 2016 cổ tức dự kiến không dưới 20%.

Cty trình kế hoạch năm 2016 với các chỉ tiêu đều sụt giảm như thường thấy ở các kế hoạch trước đó với: sản lượng 4.45 tỷ kWh (-19% yoy), tổng doanh thu: 6,000 tỷ đồng (-10.6%) và LNST 728 tỷ đồng (-36.2% yoy).

Chúng tôi lạc quan hơn dự báo của cty, cho cả năm 2016 chúng tôi cho rằng Elnino sẽ tiếp tục diễn biến theo chiều hướng có lợi cho cty, qua đó sản lượng sẽ đạt 5.61 tỷ kWh, tăng 2% dựa trên mức tăng của Q1. Giá bán cũng được điều chỉnh giảm 2% so với mức giảm hơn 9% của năm 2015 do chúng tôi dự đoán giá khí sẽ tạo đáy và không biến động nhiều so với 2 tháng đầu năm (ở mức bình quân từ 3 - 3.5 USD/tr.BTU). DTT năm 2016 chúng tôi ước đạt 6,710 tỷ đồng (-0.3% yoy), cty sẽ tiếp tục hưởng lợi từ thị trường cạnh tranh và biên lãi gộp bình quân đạt 26.4%. Tỷ giá USD và EUR chúng tôi dự kiến tăng 3% vào cuối năm và chi phí tài chính sẽ khoảng 341 tỷ đồng (lãi lỗ tỷ giá là -171 tỷ đồng). Và như vậy LNST sẽ khoảng 1,260 tỷ đồng, cao hơn 10.3% với năm 2015. EPS năm 2016 sẽ khoảng 4,356 đồng (+5% yoy), tương ứng với P/E (đã điều chỉnh cổ tức) đạt 7 lần, so với P/E bình quân ngành điện là 8.8, chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu này với vùng giá mục tiêu tại mức PE 8 thận trọng là 35,000 đồng.

 

2013

2014

2015

2016F

EPS cơ bản (VND/cp)

32

6,195

4,148

4,356

EPS điều chỉnh tỷ giá

1,129

4,618

4,183

4,831

P/E (x)

84.29

2.89

6.41

7.04

P/E điều chỉnh

2.39

3.88

6.36

6.35

(*) EPS đã loại trừ quỹ khen thưởng theo thông tư mới (**) Loại trừ lãi/lỗ tỷ giá chưa thực hiện.

 

Analyst Nguyễn Ngọc Thành

Tags:

Stocks

GAS 25 May 2016

by Michael25/05/2016 08:50

Nhà đầu tư ngắn hạn thích lướt sóng giai đoạn này, vẫn nên vào ra GAS, vừa thanh khoản lớn dễ giao dịch, vừa betting vào giá dầu vốn đã tạo thành xu hướng tăng điểm dài hạn, vừa được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng ròng rã.

Target mới 62-65

Bài liên quan:

Khuyến lướt lần đầu: GAS

Update lần 2: Tâm lý nôn nao mất phương hướng, nội hướng mắt theo dõi ngoại

 

Finandlife

Tags:

Stocks

Cập nhật sau Đại Hội Cổ Đông GIL 2015

by Michael21/05/2016 12:28

Dear quý anh/chị

Ngày chủ nhật - 12/04/2015,  VFS Research đã tham dự Đại hội cổ đông 2015 của GIL – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Thạnh, nay chúng tôi xin gửi đến quý anh/chị một số thông tin và nhận định quan trọng về GIL như sau:

1, Cơ cấu cổ đông :

 

Tạm thời có thể chia cổ đông công ty GIL thành 3 nhóm chính:

Nhóm cổ đông SSI đang nắm 32%

Nhóm Chủ tịch Lê Hùng và các công ty con của GIL: gần 40%

Nhóm cổ đông lớn nước ngoài: chiếm khoảng 11%

Nhóm cổ đông SSI mặc dù phản đối việc hiện nay các công ty con của GIL đang sở hữu nhiều cổ phiếu của công ty mẹ và có quyền biểu quyết, điều này có thể ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông nhỏ, nhưng về cơ bản, tất cả cổ đông của GIL tương đối đồng thuận về hoạt động kinh doanh hiện tại và các mục tiêu, kế hoạch trong tương lai của công ty.

2, Hoạt động kinh doanh 2014

Hoạt động chính của GIL chủ yếu là sản xuất các loại ba lô túi sách xuất khẩu.

GIL cũng gia công nhiều lại mặt hàng khác: đèn bàn, quần áo xuất sang thị trường Nhật Bản. Nhưng sản phẩm chính của công ty vẫn là mặt hàng balo túi sách để xuất sang thị trường Mỹ.

Năm 2014, doanh thu GIL đạt 1,143 tỷ đồng, tăng 10% so với 2013 (trong đó có 126 tỷ đến từ chuyển nhượng bất động sản).

Trong năm qua, dù doanh thu từ hoạt động chính của công ty tăng không nhiều, nhưng giá nguyên vật liệu giảm đáng kể nên biên lợi nhuận của GIL được cải thiện tốt hơn so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế năm 2014 của GIL đạt gần 52 tỷ đồng, giảm 22% so với 2013, nhưng sự sụt giảm này chỉ có tính chất tạm thời, lý do: năm 2013 GIL có lợi nhuận khác lớn lên đến 85 tỷ đồng, trong khi năm 2014 thì không có lợi nhuận khác đáng kể.

3, Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2015:

Doanh thu: 1,220 tỷ đồng, tăng 6.7% so với 2014

Lợi nhuận sau thuế: 55 – 60 tỷ đồng, tăng trung bình 11% so với 2014.

Đánh giá: GIL hoàn toàn có thể đạt được kế hoạch đề trên, ngoài việc dựa trên dự báo thận trọng cho các đơn hàng xuất khẩu trong năm, giá nguyên liệu ở mức thuận lợi, thì việc công ty vừa đám phán thành công mức lãi vay USD chỉ ở mức 2.5% trong năm 2015 sẽ giúp GIL có lợi nhuận tăng nhanh hơn doanh thu trong năm tới.

4, Kế hoạch đầu tư mở rộng:

Năm 2015, GIL tiếp tục đầu tư mới và mở rộng nhà máy để đạt được các mức doanh số, lợi nhuận cao hơn trong tương lai. Công ty đặt kế hoạch bỏ ra 30 tỷ đồng để đầu tư thêm 7 dây truyền tại các nhà máy hiện nay.

5, Cổ tức cao:

ĐHCĐ đã thông qua phân phối lợi nhuận cho năm 2014 và kế hoạch 2015 như sau:

Cổ tức bằng tiền mặt 2014: 80% (đã chi trả 30%, sẽ chi trả 50% còn lại trong thời gian tới)

Cổ tức bằng tiền mặt 2015: 25% - 50%

6, Triển vọng thị trường:

Mặc dù tin rằng khi Việt Nam gia nhập TPP, thị trường của GIL sẽ mở rộng nhiều hơn, sức cạnh tranh của GIL nói riêng và các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam nói chung sẽ tăng lên. Khả năng rất lớn là GIL sẽ có thêm nhiều khách hàng, nhiều đơn hàng hơn và doanh thu có thể sẽ tăng nhanh. Nhưng việc gia nhập TPP cũng tạo ra cho GIL không ít rủi ro, thách thức: Lương lao động sẽ tăng nhanh gây áp lực tăng chi phí; khan hiếm nhân công; nhiều doanh nghiệp FDI ngành dệt may sẽ trực tiếp đầu tư vào Việt Nam… Nhưng về cơ bản, chúng tôi đánh giá việc gia nhập TPP sẽ giúp GIL tăng trưởng tốt hơn, cổ phiếu GIL sẽ còn hấp dẫn nhiều nhà đầu tư khi việc đàm phán gia nhập TPP của Việt Nam hoàn tất trong thời gian tới.

Kết luận:

Chúng tôi đánh giá GIL là một cổ phiếu tiềm năng: Trong vòng 1 năm tới, GIL sẽ tiến hành chi trả cổ tức ở mức 75% - 100% vốn điều lệ, đây sẽ là yếu tố hỗ trợ khá lớn cho giá cổ phiếu GIL có thể tăng giá tốt trong tương lai gần.

Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của GIL cũng sẽ tăng trưởng khá tốt nhờ việc cắt giảm chi phí hiệu quả hơn: giảm chi phí lãi vay; cắt giảm các loại chi phí gián tiếp, giá nguyên liệu trung bình đang thấp hơn so với trung bình 2014… Chúng tôi dự báo: EPS năm 2015 của GIL có thể đạt mức 4,300 đồng.

Nếu GIL chi trả cổ tức ở mức 75%, P/E Forward 2015 của GIL sẽ chỉ ở mức 4.9 lần, thấp hơn 61% so với hệ số P/E của toàn thị trường (12.5 lần). Cổ tức cao, EPS tăng trưởng, kỳ vọng nhiều vào TPP … sẽ giúp cổ phiếu GIL có nhiều động lực để có hệ số P/E cao hơn so với mức 4.9 lần của P/E Forward 2015.

Chúng tôi tin rằng: Khả năng rất cao là cổ phiếu GIL sẽ tăng giá và giao dịch khá sôi động trong vòng 12 tháng tới.

Trên là đánh giá của chúng tôi về GIL – một cổ phiếu còn nhiều tiềm năng, xin giới thiệu nhanh để quý anh/chị có thêm lựa chọn tốt hơn trong sự nghiệp giúp khách hàng của chúng ta hài lòng và thịnh vượng hơn.

 

Analyst Nguyễn Văn Tiến, VFS Research

Tags:

Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu