Smart Beta là gì

by Michael21/05/2016 12:16

Đây là một bài viết trên Facebook của giảng viên RMIT, Tran Tai, bài viết review lại cách dùng beta, anpha, khá có ích cho những người làm quản lý danh mục đầu tư. Trên thế giới có 2 kiểu đầu tư cơ bản, (1) là đầu tư chủ động (active investment) (2) là đầu tư thụ động (passive investment). Với cách đầu tư chủ động, nhà quản lý danh mục tin rằng thị trường là không hoàn hảo (inefficient market), nhà đầu tư khai thác tối đa sự không hoàn hảo đó để tìm kiếm lợi nhuận. Còn với cách đầu tư thụ động, nhà đầu tư tin rằng thị trường là hoàn hảo, và khi đó, không thể tìm kiếm một tỷ suất sinh lợi vượt trội so với thị trường, do vậy, chỉ còn một cách duy nhất để mang lại hiệu quả cao là giảm phí giao dịch, do đó, họ thường xây dựng danh mục bám sát vào Index và hạn chế tối đa việc đảo danh mục.

Trường phái đầu tư nào cũng có cái hay, cái dở của riêng nó. Cũng nói thêm, trên thị trường không có một công thức đầu tư nào là vĩnh viễn, vì bản chất của thị trường là biến động và thay đổi không ngừng.

-----------------------------------------

“Disclaimer: Tác giả vừa làm giảng viên ĐH vừa làm quản lý đầu tư nên bài này không hoàn toàn academic mà có nhiều yếu tố từ thị trường chưa qua academic peer review. Viết theo yêu cầu sếp Goldman Sachs.” 

Tran Tai

1. Ứng dụng của β trong hoạt động quản lý đầu tư tổ chức (institutional investment management) 

β được dùng rộng rãi trong các công ty đầu tư cho 2 mục đích lớn: tính rủi ro, và dùng để thiết lập chiến lược đi theo thị trường. 

Ứng dụng của chiến lược dùng β là phân bổ trọng số (weight) vào các danh mục (portfolio) tuân thủ 2 hướng đi chính: 

i. Tập trung vào các mã β ổn định. Không nhất thiết phải chọn β gần 1. 

ii. Phân bổ trọng số (weight) của portfolio mình gần với weight của các mã trong index lớn mà mình muốn theo. Điều này đảm bảo portfolio của mình sẽ dịch chuyển gần với dịch chuyển của index. 

Một cách làm là: dự báo vĩ mô => dự báo toàn thị trường, mà các indices là proxies của thị trường => dự báo xu hướng các portfolio và các mã trong portfolio. 

β là theo hướng passive management, cho rằng thị trường hiệu quả (efficient market) và chọn cách đi theo thị trường. 

2. Những vấn đề nảy sinh khi dùng β theo cách này 

i. Cách tính β. Có vài cách tính β ra kết quả hơi khác nhau. Ngoài ra, chọn thời gian cắt dữ liệu khác nhau sẽ ra β khác nhau. 

ii. β để sót mất các thông tin gì? Có một nghiên cứu kết luận rằng β dự đoán được khoảng 80% trong điều kiện thị trường bình thường. Fama French là công trình nổi tiếng nhất cải thiện vấn đề này, đem lại Nobel 2013. 

iii. Phân bổ weight của portfolio mình gần với weight của index có hiệu quả không? Đặt ra vấn đề này chính là thấy khói mới đi tìm lửa. 

Đánh giá lại cách phân bổ này thì thấy một vấn đề fundamental là time drag. Beta stock không chỉ đi theo thị trường, mà còn tương hỗ đẩy thị trường vì stock chính là một phần trong cách tính index. Khi tìm được các stock đang dẫn dắt thị trường để đổ weight vào nó thì chính ra stock đó đã đang tăng đến độ overpriced rồi. Ngược lại, ít chú ý đến các stock đang nằm yên chưa động tĩnh gì trong khi chính nó sẽ dẫn dắt thị trường trong tương lai gần. 

3. Một lựa chọn khác với β: alpha α 

Mô hình đơn giản nhất đụng đến α là Single Index Model. 

α đi theo hướng active management, cho rằng thị trường không hiệu quả (inefficient market) và chủ động quản lý portfolio để tìm ra các lỗi định giá (mispricing) của thị trường mà đánh. 

Vì α chủ động nên phí quản lý tài sản cao. Vấn đề nặng hơn phí quản lý tài sản là rất khó để một người quản lý đầu tư có α dương trong thời gian dài vì thị trường thay đổi liên tục, không chiến lược nào dùng được quá lâu. 

4. Smart β 

Smart β là sản phẩm của các công ty quản lý đầu tư hướng đến giải quyết các vấn đề ở 2iii và 3. Giải quyết (3) bằng cách không chơi active, và giải quyết 2iii bằng cách cố gắng cải tiến weight. 

Smart β thay đổi cách phân bổ weight vào portfolio, không chỉ đi theo giá trị vốn hoá (market capitalization) nữa. Về mặt nguyên tắc, bất kỳ cách phân bổ weight có tính toán nào cũng có thể gọi là smart β, còn khả năng của từng mô hình thì phải đánh mới biết được. 

Vài yếu tố các mô hình smart β tính đến: 

§    Phân bổ đều equal weight

§    Phân bổ theo các chỉ số fundamental (giá trị sổ sách book value, cổ tức dividends, doanh số revenue, dòng tiền cash flow). Theo fundamental kiểu này có không dưới 30 chỉ số có thể tính đến, dùng chung với các bộ chỉ số asset pricing được.

§    Phân bổ theo nhóm rủi ro risk profile cluster

§    Phân bổ theo phương sai nhỏ nhất (minimum variance) dựa trên tính toán variance-covariance matrix of returns

§    Phân bổ theo subadditive, dùng diversification

§    Phân bổ theo các alternative indices, tức là giả định smart indices rồi cứ bám theo

5. Các vấn đề cần xem xét về smart β 

Phân bổ kiểu nào lợi nhất? Muốn biết thì phải test, mà test xong là cơ hội qua mất rồi và tương lai sẽ không giống quá khứ. 

Tìm được smart β phù hợp rồi thì chắc gì nó sẽ dùng được hoài. 

Khi thay đổi phân phối thì phát sinh chi phí giao dịch (transaction cost), bao gồm: phí môi giới (brokerage fee) khi phải rebalancing portfolio liên tục, thuế thu nhập, phí cho sở giao dịch chứng khoán (exchange fee) thường được tính vào phí môi giới, chi phí cơ hội (opportunity cost), và chi phí khi chính các trade của mình đẩy thị trường theo hướng bất lợi cho mình. 

Acquire công ty smart β thì chắc là lấy 3 thứ: mô hình, khách hàng, và momentum. 

Nguồn: finandlife|Tran Tai Facebook

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu