Warren Buffett on the impact of the surge of SPACs: ‘It’s a killer’

by finandlife03/05/2021 17:12

Source: Yahoo Finance, Link

Sun, May 2, 2021, 2:49 AM

At the annual Berkshire Hathaway shareholders meeting live streamed on Yahoo Finance, Warren Buffett and Charlie Munger address the surge of special purpose acquisition companies (SPACs).

BECKY QUICK: This question comes from Sam Butler who says he's been a shareholder for many years and asks, what impact does the rise of so many new SPACs have on Berkshire's ability to find and close new acquisitions?

WARREN BUFFETT: Well, it's a killer. The SPACs generally have to spend their money in two years, as I understand it. So they have to buy a business in two years. If you put a gun to my head and said, you've got to buy a big business in two years, you know, I'd buy one. But [CHUCKLES] it wouldn't be much of one.

You know, we look and look, and now there are, I don't know how many, whether it's hundreds. There's always been the pressure from private equity funds. I mean, if you're running money for somebody else, and you're getting paid a fee, and you get the upside, and you don't have the downside, you're gonna buy something.

I could tell you, but I had a very famous-- I had a call from a very famous figure many years ago that was involved in it and wanted to learn about reinsurance. And I said, well, I don't really think it's a very good business. And he said, yeah. He says if I don't spend this money in six months, I've got to give it back to the investors. So, you know, it's a different equation that you have if you're working with other people's money where you get the upside and you have to give it back to them if you don't do something. And frankly, we're not competitive with that, you know?

That won't go on forever, but it's where the money is now. And Wall Street goes where the money is. And it does anything, you know, basically that works. And SPACs have been working for a while, and you stick a famous name on it and you can sell almost anything. But it's an exaggerated version of what we've seen in kind of, well, a gambling done-type market.

In fact, I did have a quote from Keynes that we might put up on the-- let's see if I've got-- yeah, this is probably one of the most famous quotes in history because it really sums up the problem of the fact we've got the greatest markets the world could ever imagine. I mean, imagine being able to own parts of the biggest businesses in the world and putting billions of dollars in them and take it out, you know, two days later.

I mean, compared to farms or apartment houses or office buildings, where it takes months to close a deal, the markets offer a chance to participate and invest in earning assets on a basis that's very, very low cost and instantaneous, huge, all kinds of good things. But it makes its real money if they can get the gamblers to come in. Because they provide more action and they're willing to pay sillier fees and all kinds of things. So you have this incredible huge asset to humanity, but it really makes its money when people are doing stupid things. I mean, that's where the money really is.

And Keynes wrote this in 1936. It says 1939 on the slide, but he wrote it in 1936 in "The General Theory." That, you know, "Speculators may do no harm as bubbles on a steady stream of enterprise. But the position is serious one enterprise becomes the bubble on a whirlpool of speculation. When the capital development of a country becomes a by-product of the activities of a casino, the job is likely to be ill-done."

Well, the stock market, we've had a lot of people in the casino in the last year. You have millions and billions of people have set up accounts where they day trade, where they're selling puts and calls, where they-- I would say that you had the greatest increase in the number of gamblers, essentially. And, you know, there's nothing wrong with gambling. And they got better odds than they've got if they played the state lottery.

But they have cash in their pocket, they've had action, and they actually have a lot of good results. And if they'd just bought stocks, they'd do fine, and held them. But the gambling impulse is very strong and people worldwide. And occasionally, it gets an enormous shove and conditions lead to this place where more people are entering the casino than are leaving every day. And that creates its own reality for a while. And nobody tells you when the clock's going to strike 12:00 and it all turns to pumpkins and mice.

But when the competition is playing with other people's money or whether-- and if they're playing foolishly with their own money, but the big stuff is done with other people's money, they're gonna beat us. I mean, we're not-- that's a different game, and they've got a lot of money. So we're not gonna have much luck on acquisitions while this sort of a period continues. But it's happened before. This is about as extreme as we've seen it, isn't it Charlie?

CHARLIE MUNGER: Yes. Of course, I call it fee-driven buying. In other words, they're not buying because it's a good investment. They're buying it because the advisor gets a fee. And, of course, the more of that you get, the sillier your civilization is getting. And to some extent, it's a moral failing, too. Because the easy money made by things like SPACs and total return derivatives and so on and so on, you push that to excess, it causes horrible problems with a civilization. And it reflects no credit on the people who are doing it and no credit on the regulators and voters that allow it. So I think we have a lot to be ashamed of of the current conditions.

WARREN BUFFETT: But it's where the money is.

CHARLIE MUNGER: Yeah, but we still-- it's shameful what's going on. It's not just stupid, it's shameful.

WARREN BUFFETT: It's not-- I don't regard it as shameful on the people that gamble. I mean, gambling is a very human instinct. And they've got money in their pocket, and they know somebody else that's made money who they don't think is any smarter than they are--

CHARLIE MUNGER: No, no. I don't mind the poor fish that gamble. I don't like the professionals that take the suckers.

Tags:

Economics

EASY MONEY TIME- THỜI ĐẠI TIỀN TỆ DỄ DÃI

by finandlife13/04/2021 14:30

Source: Lý Xuân Hải, Link gốc tại đây

Lâu nay lãi suất ngày càng giảm, tiền ngày càng nhiều, kiếm tiền ngày càng “dễ dãi”, người giàu ngày càng lắm… Người lo sợ khủng hoảng do lạm phát, kẻ sung sướng tiêu xài nhìn giá tài sản ngày càng tăng.

Mấy câu hỏi chắc nhiều người quan tâm:

1. Nguyên nhân của đồng tiền dễ dãi? Đây là một “New Normal - Bình thường mới” hay chỉ là hiện tượng ngắn hạn?

2. Lạm phát có đe doạ chúng ta?

3. Thời đại này có kết thúc không? Khi nào hay bao giờ?

Xin chia sẻ vài suy nghĩ:

I. Kỷ nguyên tiền tệ “dễ dãi”:

Cách đây cỡ 13-15 năm ngồi nhâm nhi ly bia ở khách sạn Fullerton Singapore với 1 người bạn không thân không sơ, không quan chức làm trong tổ chức có vai trò không bình thường trong nền kinh tế Mỹ, xem trên CNN Tổng thống G.Bush phát biểu gì đó rồi các nhà bình luận nói về kinh tế Mỹ nói về giữ đồng USD mạnh để giữ vai trò tiền tệ và phương tiện dự trữ thế giới của USD. Ông bạn thấy tôi chăm chú nghe cười bảo: “Đừng tin mấy chính trị gia. Bọn tao vẫn đang phá giá đồng USD đấy!’. Tôi ngỡ ngàng nhìn ông bạn Mỹ ‘phản động’ bảo “Mày đùa à. Lãnh đạo nước mày khẳng định khác mà!”. Hắn cười bảo: “Tao đang uống bia bàn chuyện với bạn tao chứ không phát biểu trên TV với các nhà đầu tư”. Khi về xem lại số liệu mới giật mình thấy đúng là như vậy: Mỹ, và không chỉ Mỹ mà cả thế giới, đang nới lỏng tiền tệ suốt nhiều năm. Thỉnh thoảng lại nhớ đến chuyện ấy.

Kinh tế thế giới sau những năm 80-90 thịnh vượng thế kỷ trước bắt đầu giảm tốc và đối mặt với việc động cơ tăng trưởng cũ dường như hết dư địa và tiềm năng. Bởi tiêu dùng là động lực tăng trưởng như thấy rõ mối song hành của GDP và Tiêu dùng Mỹ tại (H1). Mà động lực tiêu dùng cũ đã dần hết dư địa: Hàng hoá mới không có, Châu Âu và Mỹ đã đạt đỉnh, ở Châu Á các con hổ cũng bắt đầu thoái trào, Trung Đông vẫn ngập trong các mâu thuẫn và châu Phi vẫn trong nghèo đói chưa vượt qua ngưỡng nghèo. Trung Quốc dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu nhưng sau 2005-2008 bắt đầu đi xuống và hưởng lợi từ khủng hoảng 2008 bởi ít bị thiệt hại hơn chứ không ngăn được đà đi xuống (H2).

Đó chính là lý do các NHTW các nền kinh tế lớn nhỏ tương đối phát triển, không chỉ Trung Quốc và bao gồm FED, để duy trì tăng trưởng không biết làm gì hơn ngoài sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như cắn doping: tác dụng tức thì, hiệu quả nhanh... mà lơi lỏng dần chính sách tài khoá căn cơ đòi hỏi thời gian. Đồng tiền dễ dãi sinh ra từ đây. Và các hiệu ứng phụ bắt đầu xuất hiện:

1. Khủng hoảng tài chính 1997-1998, do mất cân đối kỳ hạn nguồn vốn mì ăn liền FDI và sử dụng vốn dễ dãi tạo bong bóng bất động sản và tài sản tài chính, đánh sập kinh tế ASEAN cả chục năm sau mới gượng lại. Khủng hoảng khu vực này đưa ra cảnh cáo:

a. Đồng tiền dễ dãi hai mặt và nguy hiểm;

b. Chúng ta rất phụ thuộc vào nhau bởi thế giới đã phẳng do hội nhập.

c. Không có khủng hoảng cục bộ nữa, khủng hoảng ngày càng mang tính toàn cầu;

Tuy nhiên do con dê tế thần đã tìm ra: Đó là các quỹ phòng vệ (Hedge Funds) mà cụ thể nhất là Quỹ Quantum của ông Soros, nên lỗi hệ thống dường như được bỏ qua, không có: Tội đồ là đó! Không phải tại chính sách tiền tệ sai lầm.

Cỡ 10 năm sau cuộc khủng hoảng khu vực, nói chuyện với một trong những người đứng đầu một Hedge Fund của Soros tôi đổ cho các hành vi đầu cơ của họ là tội đồ gây ra khủng hoảng tài chính 1997-1998 và có thể sẽ tiếp tục như vậy với các nền kinhtees nhở như Việt Nam. Ông ta nhún vai: “Sao lại đổ tội cho bọn tao? Việc để nền tài chính tiền tệ của một quốc gia mất cân đối đâu phải là lỗi của bọn tao. Bọn tao chỉ nhìn thấy nó và khai thác nó. Bọn tao không làm thì nó vẫn cứ sụp cơ mà. Chính nhờ bọn tao mà các nhà quản lý phát hiện ra lỗi hệ thống để khắc phục ”.Rất chuẩn. Nhưng các nhà hoạch định chính sách quên rất nhanh.

(Từ góc độ tổ chức – không nói về đạo đức - tôi đánh giá rất cao thiên tài của Soros trong phi vụ này: Từ phát hiện điểm mất cân đối, tận dụng cơ hội, xây dựng sơ đồ, chọn địa bàn tấn công, chọn thời điểm và tổ chức nguồn lực thực hiện. Một chiến dịch hoàn hảo!)

2. Việc lạm dụng các đồng tiền dễ dãi cũng là một trong các nguyên nhân gây khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Lần này họ tìm ra tội đồ là các ngân hàng thương mại! Những tiếng nói tìm lỗi hệ thống không chỉ trong các NHTM đã bị chìm khuất sau những tiếng buộc tội đanh thép màu mè đao to búa lớn. Để giải quyết các chính phủ trói NHTM lại trong các vòng kim cô Basel. Họ không biết là đang tự ghè vào chân mình.

Các nhà nước vẫn vô can. Tài thật!

Các NHTW bao gồm FED vẫn chưa biết sợ, hay có lẽ cũng không còn phương tiện nào khác, tiếp tục lạm dụng chính sách tiền tệ dễ dãi kích cầu để duy trì tăng trưởng và chặn đà khủng hoảng 2008. Mà kết quả có vẻ dường như như ổn: Cơn sợ hãi của khủng hoảng vẫn còn đó nhưng sự hồi phục bắt đầu lấp ló từ 2015-2016, lamj phát không thấy… làm họ tự tin hơn.

3. COVID-19 nổ ra làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh Internet thúc đẩy hội nhập và tổ chức nền kinh tế toàn cầu thành một chuỗi cung ứng bao gồm các quốc gia, nền kinh tế chuyên môn hoá từ R&D, cung cấp nguyên liệu và tài nguyên, sản xuất đến logistics, tiêu dùng và nhất là luân chuyển tiền tệ.Chính vì vậy Covid-19 làm lung lay mọi nền kinh tế. Khủng hoảng tài chính 2008 thật ghê gớm nhưng từ góc độ đánh vào GDP không ăn thua gì so với COVID-19: hãy xem (H2). Hai cú đòn này là thử thách ghê gớm cho cả hệ thống tài chính, sản xuất lẫn tiêu dùng toàn thế giới. Nguy hiểm hơn cả COVID-19 trên nền các chính sách tiền tệ dễ dãi đe doạ sẽ khơi màn một cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu lớn hơn nhiều 2008. Do vậy FED, và tất cả các NHTW lớn nhỏ, nếu 2008 còn can thiệp nhỏ giọt, thì 2020 đã can thiệp một cách thô bạo vào thanh khoản, bỏ qua vai trò người cho vay cuối cùng, trực tiếp bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các biện pháp vô tiền khoáng hậu: FED trực tiếp mua trái phiếu doanh nghiệp, mua các tài sản chứng khoán hoá và mua luôn các chứng chỉ ETF, sẵn sàng mua không giới hạn chứng khoán Mỹ và đang không loại trừ mua các tài sản ở nước ngoài.Các công cụ tài khoá có vẻ yếu thế hơn. Bằng cách ấy nước Mỹ đứng ra đảm bảo thanh khoản cho toàn thế giới và bảo vệ nước Mỹ từ xa.

Cách đây dăm năm, tôi đã từng dự báo với tình trạng nới lỏng tiền tệ, liên tục phát hành tiền, lãi suất thấp và ồ ạt bơm vào nền kinh tế toàn cầu (H3, H4, H5) suốt từ 2008, thế giới sẽ đối mặt với nguy cơ khủng hoảng và lạm phát trong tương lai gần mà chả thấy. Đến một hôm chợt nhớ câu chuyện xưa và ngỡ ngàng: Hiện tượng tiền tệ dễ dãi này mang tính bền vững và lâu dài cho cả một giai đoạn phát triển. Dễ dãi bao gồm 3 nội hàm:

(Để minh hoạ tôi lấy các số liệu của FED nhưng nếu nhìn lên các số liệu các NHTW khác thì cũng vậy)

1. Lãi suất thấp: Ngoại trừ những giai đoạn ngắn cần thắt chặt để kiềm chế lạm phát để sau đó lãi suất lại lao dốc, xu thế này kéo dài suốt nhiều thập kỷ nay từ những năm 80s – hãy nhìn lên lãi suất Fed Funds của Mỹ (H3).

2. Ngân hàng Trung ương phát hành tiền vô tội vạ.

Nhìn biểu đồ phát hành tiền M0, M1, và M2 (H4), tốc độ tăng Tổng tài sản của FED (H5) và so GDP (H6) dễ dàng nhận thấy: sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 các NHTW phát hành tiền ào ạt gần như không kiểm soát do các dấu hiệu lạm phát không thấy đâu (H7) (Lý do sẽ bàn sau). FED thông qua các công cụ đòn bẩy tiền tệ đa tầng tăng Bảng TKTS mà không cần in thêm tiền M0 để phải xin Quốc hội mà vẫn phát hành tiền và được gọi một cách rất mỹ miều là các chương trình QE – Nới lỏng định lượng để không những chặn cơn sốt khủng hoảng và là doping tăng trưởng. Cựu Tổng thống Mỹ D. Trump là tín đồ của công cụ này: Ông liên tục thúc FED giảm lãi suất, tăng cung tiền để đạt được các KPIs tăng trưởng, bao gồm giá chứng khoán, ông đặt ra cho mình với tư cách một Tổng thống CEO!

Hãy xem (H.5) Tổng tài sản của FED: có xu hướng giảm từ 2018 để chặn từ xa lạm phát đã dựng lên trở lại do COVID-19, tăng 10 lần trong hơn 10 năm và gấp đôi trong 1 năm 2020.

Các quá trình này bắt đầu từ những năm 80s (khi Trung Quốc bắt đầu bước vào cuộc chơi kinh tế toàn cầu???) cho đến tận bây giờ. Nếu trước đó việc bơm tiền khá “dịu dàng” thì sau khủng hoảng tài chính 2008 quá trình này diễn ra “thô bạo” và tăng tốc dựng đứng.

Hiện tượng này là toàn cầu, mọi nền kinh tế, mọi quốc gia. Đừng đổ tội cho Trung Quốc mới biết chơi chiến tranh tiền tệ. Trung Quốc chỉ tập quyền hơn và biết chọn thời điểm thôi.

3. Tốc độ vòng quay vốn chậm dần lại;

Hãy xem (H9.a -H9.b): Vòng quay vốn M1, M2 (Velocity of M1, M2) thể hiện độ năng động của nền kinh tế, đang chậm lại. Nhìn M2 (H9-a) đã ghê nhưng không ăn thua so M1 (H9-b).

Từ những năm 70s xu thế vòng quay vốn M2 tăng và đạt đỉnh điểm vào 1997-1998. Sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 Tốc độ vòng quay M2 bắt đầu đà giảm đến tận hôm nay. Đặc biệt sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và Covid-19: vòng quay vốn cả M1 và M2 rơi tự do thảm khốc.

Không còn nghi ngờ gì nữa: Chúng ta đang sống trong “Kỷ nguyên tiền tệ dễ dãi” với 3 đặc thù: LÃI SUẤT THẤP, TIỀN BƠM ÀO ẠT VÀ VÒNG QUAY VỐN CHẬM. Đây là một xu thế hàng chục năm qua và sẽ tiếp tục kéo dài chứ không chỉ ngắn hạn. Khủng hoảng 2008 và COVID-19 chỉ làm nó diễn ra mạnh mẽ hơn.

Nó là một “Bình thường mới”.

II. Lạm phát có đe doạ?.

1. Vì sao bơm tiền dữ dội mà vẫn không lạm phát? Có 3 nguyên nhân chính:

a. M0-M1-M2 đều tăng phi mã (H4). Tuy nhiên nhìn vào (H.8) thấy hệ số nhân tiền M1 giảm liên tục từ những năm 80s thế kỷ trước và và sụp đổ từ năm 2008 đến nay. Về tốc độ tăng thì M0 (Base Money) tăng nhanh hơn M2 chứng tỏ phát hành tiền quá nhiều: M2 dù tăng mạnh nhưng không là gì so với tăng M0 nên hệ số M2/M0 sau hơn 10 năm ổn định đã giảm thảm sau 2008 (H10). Chỉ bằng cách ấy FED mới cân được thanh khoản hệ thống. Lượng M0-M1-M2 là yếu tố cần để lạm phát. Nhưng chưa đủ (Qua đó mới thấy ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ sau khủng hoảng tài chính 2008 ghê gớm thế nào).

b. Vì sao hệ số nhân tiền giảm?

Hệ số nhân tiền liên quan chặt chẽ với hoạt động huy động và cho vay của hệ thống NHTM hay các công cụ thay thế.

Năm 2008 các Ngân hàng bị coi là tội đồ gây ra khủng hoảng tài chính đã bị trừng phạt, bị trói chân trói tay bằng các yêu cầu hạn chế phạm vi hoạt động, hạn chế sản phẩm cung cấp và nâng cao yêu cầu rủi ro bằng các đòi hỏi vốn cổ đông gắt gao nhằm đáp ứng các điều kiện an toàn chặt chẽ của Basel 2 và Basel 3. Điều này dẫn đến các Ngân hàng muốn tăng quy mô tín dụng phải tăng vốn nhanh hơn. Vì thế  các ngân hàng không muốn mở rộng tín dụng bởi vốn cổ đông tăng nhanh sẽ làm ROE và giá cổ phiếu giảm. Để đáp ứng tình hình mới các NHTM hạn chế tiếp cận khách hàng rủi ro là cho các tầng lớp dân dưới trung bình và doanh nghiệp nhỏ và vừa, thay vào đó tập trung vào các doanh nghiệp lớn ổn định, các cá nhân giàu có, tập trung giao dịch với nhau và với NHTW “cho lành”. Khoảng cách giàu nghèo vì thế càng tăng mạnh hơn. Dù Hệ thống NHTM sau đó nhìn có vẻ ổn hơn, nhưng hiệu ứng phụ của nó là hệ số nhân tiền giảm và tốc độ dẫn suất các biện pháp chính sách tiền tệ chậm lại.

Vai trò dẫn dắt và thực thi hoá các chính sách tiền tệ của NHTW qua các NHTM, vì thế, ngày càng suy giảm. Vào giai đoạn khủng hoảng cần xử lý nhanh các NHTW, mà FED là đầu têu, buộc phải can thiệp hành chính trực tiếp thị trường thay vì thông qua các công cụ gián tiếp của thị trường, chính sách. Tôi nói NHTW bắn vào chân mình là thế.

Khủng hoảng tài chính 2008 đã làm thay đổi tư duy quản trị chính sách tiền tệ toàn cầu theo hướng trao nhiều quyền can thiệp cho “bàn tay lông lá” của nhà nước. Nội dung này rất quan trọng và ít người thấy.

c. Tốc độ vòng quay vốn trong lưu thông (Money Velocity) chậm lại (H91q và H9-b). Đặc biệt sau 2008-2020.

Để lạm phát xảy ra, theo quan điểm cá nhân của tôi, điều kiện đủ là tốc độ quay vòng vốn phải đủ lớn. Nói cách khác giá trị tích số: (M2 x Tốc độ Vòng quay Vốn) cần vượt qua một con số đặc trưng nào đó của nền kinh tế mới xảy ra lạm phát.

Như vậy dù phát hành tiền liên tục nhưng do: (1) Hệ số nhân tiền giảm, (2) Tốc độ Vòng quay vốn chậm lại và (3) Tác dụng của chính sách tiền tệ qua hệ thống NHTM đang yếu đi và chậm hơn (trong khi cơ chế mới chưa có) nên lạm phát chưa bùng phát.

2. Vốn được các NHTW bơm ra chảy về đâu?

a. Các tài sản tài chính có độ an toàn cao, nhất là Trái phiếu các NHTW của các nền kinh tế phát triển, và các sản phẩm phái sinh của nó được ưa chuộng. Chính đây cũng là một trong các nguyên nhân làm Tổng tài sản các NHTW tăng nhanh, lãi suất cơ bản giảm. Giảm đến mức âm vẫn có nhu cầu. Chưa bao giờ tiền rẻ như bây giờ.

b. Tiền luẩn quẩn trong hệ thống Tài chính-Bất động sản: tiền chỉ loanh quanh ở các đối tượng dễ dàng tiếp cận hệ thống ngân hàng là các doanh nghiệp lớn, các cá nhân giàu có và các thị trường tài chính là sân chơi của các định chế tài chính, giới đầu cơ và NHTW.Chính vì thế giá Chứng khoán và Bất động sản, lúc đầu còn bị ảnh hưởng tâm lý của Covid-19, sau bất chấp các tín hiệu cơ bản tiêu cực của thị trường vẫn tăng.

c. Doanh nghiệp có định mức tín nhiệm thấp xoay vốn ở đâu: Họ đổ vào Trái phiếu doanh nghiệp. Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp vì vậy bùng nổ kèm theo chất lượng trái phiếu đi xuống và lãi suất cao. Hình thành 2 nhánh lãi suất: TP doanh nghiệp cao và lãi suất thị trường ngân hàng thấp.

3. Lạm phát có đe doạ kinh tế toàn cầu?

Ai cũng hiểu không thể nới lỏng chính sách tiền tệ, phát hành tiền vô tội vạ mãi.

Nhìn (H.7) thấy dường như lạm phát chưa đe doạ nhiều. Nhưng không có nghĩa là không thể.

Câu hỏi quan tâm nhất hôm nay là: Lạm phát có xảy ra không? Khi nào?

Câu trả lời là chưa xảy ra nhưng đe doạ là hiển hiện.

Thế giới thể hạ cánh mềm được không? Có thể và bằng các công cụ tài khoá, tiền tệ giảm sốc mang tính ngăn chặn và dẫn dắt trước và có sự chuẩn bị từ bây giờ.

III. Kỷ nguyên tiền tệ dễ dãi có kết thúc?

Công cụ chính sách tiền tệ còn được lạm dụng nhiều. Chúng ta đang và sẽ còn sống trong kỷ nguyên tiền tệ dễ dãi. Kỷ nguyên này chắc còn dài nhiều năm nữa.

Nhưng trong sâu thẳm hệ thống rủi ro đang dần lớn lên, các cơn “sấm đầu mùa” kiểu như khủng hoảng Repo 2019 bắt đầu đây đó.Dù thị trường có vẻ như sẽ vượt qua được COVID-19 và đó là điều tuyệt vời thể hiện sự bên vững của kinh tế toàn cầu. Nhưng thử thách lớn hơn sẽ đến: hạ nhiệt tiền tệ diễn ra thế nào.

Đặc trưng giai đoạn “sấm đầu mùa” của kỷ nguyên tiền tệ dễ dãi là:

1. Tình trạng vốn “dư thừa” hay “dường như dư thừa” vẫn còn kéo dài.

a. Nhưng tiền chỉ dư thừa trong TT Tài chính và Tiền tệ, doanh nghiệp lớn. Bảng TKTS các NHTW tăng quá nhanh bởi các công cụ đòn bẩy nên thanh khoản chỉ cần 1 động thái “rút dây” sẽ “động rừng” ầm ầm!

b. Vì thế thị trường Bất động sản và Thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ còn tăng điểm.

c. Vì tiền chỉ luẩn quẩn trong thị trường Tài chính và Bất động sản nên khoảng cách giàu nghèo còn tiếp tục tăng.

2. Lạm phát trái phiếu:

a. Trái phiếu chính phủ, công cụ đầu tư an toàn hay dường như an toàn nhất, sẽ được ưa chuộng và được phát hành ngày càng nhiều. Lợi suất ngày càng thấp.

b. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chất lượng kém là quả bom nổ chậm đang phình to dần đòi hỏi gỡ dần để giảm sức công phá.

3. Các chương trình trợ cấp, bảo hộ ngày một nhiều dường như không khuyến khích doanh nghiệp cạnh tranh vì sự sống còn, làm mất động lực nâng cao năng lực chống chọi khủng hoảng của doanh nghiệp. Khả năng chịu sốc và chống chọi khủng hoảng của các nền kinh tế sẽ khác nhau:

a. Các nền kinh tế lớn với ngoại tệ mạnh được nhiều quốc gia sử dụng làm dự trữ sẽ có dư địa nhiều hơn để tránh “sốc”… bởi vào thời kỳ khủng hoảng thì ai, nền kinh tế nào cũng muốn trú ẩn vào đó. Ngược lại rủi ro thanh khoản tăng lên.

b. Các nền kinh tế nhỏ hơn thì coi chừng: đồng tiền không tự do chuyển đổi bị cô lập rất khó chống sốc. Các quốc gia đang phát triển thường lạm phát cao nên lãi suất cũng cao sẽ có nhiều dư địa tiếp tục giảm lãi suất và tạo cảm giác an toàn. Đây có thể là bẫy nới lỏng tiền tệ vô đối với họ. Nhưng rủi ro thanh khoản dễ kiểm soát.

c. Các nền kinh tế độ mở rộng nhưng không có độ “sâu” nền tảng sẽ thỉnh thoảng “giật mình” và nên chuẩn bị kịch bản ứng phó khủng hoảng.

4. Thâm hụt ngân sách tăng cao do phát hành tiền để chi tiêu kích cầu. Hoạt động này có thể gây mất kỷ luật ngân sách và bất ổn trong hệ thống tài chính công về sau.

5. Hệ thống ngân hàng:

a. Các NHTW sẽ vẫn siết các NHTM chặt như trước và có thể còn chặt hơn.

b. Các khoản nợ xấu được tái cơ cấu không ngừng… nhưng không hề hết xấu hay bớt xấu mà có khi xấu hơn!;

c. Nhưng nghịch lý là trong bối cảnh ấy các NHTM sẽ còn lãi và lãi nhiều hơn trong xu thế này. Rất nhiều thu nhập chênh lệch lãi do “Bất chiến tự nhiên thành” và NHTM nào quản lý rủi ro lãi suất càng kém hay càng lỏng tay lợi nhuận càng cao. Cái gì cũng có giá của nó! Đừng đổ oan cho họ sống trên xương máu doanh nghiệp: nhiều người trong họ đang hút máu mình.

d. Các Ngân hàng bán lẻ bị trói chân tay trong khi bỏ qua các yếu tố nhân khẩu học và công nghệ nên sẽ bị các công ty công nghệ tấn công dữ dội dần bị hoà/thâu tóm vào các công ty bán lẻ và công ty công nghệ. Chỉ các NHTM bán buôn và NH Đầu tư sẽ tồn tại một mình.

e. Vai trò các NHTM với nền kinh tế tiếp tục giảm dần. Hệ thống NHTM không còn nhạy như trước nên các dấu hiệu dẫn đường, cảnh báo sớm sẽ không còn rõ và sớm.

f. Các công cụ tiền tệ không hiệu quả nên các NHTM chuẩn bị đối mặt với hàng loạt các cuộc luận tội và sức ép mới.

6. Nếu khủng hoảng 2008 thay đổi toàn diện diện mạo, tư duy hoạt động hệ thống ngân hàng và triết lý của các chính phủ trong quản lý tiền tệ thì Covid-2019 thay đổi cơ bản hành vi của tiêu dùng, chuỗi cung ứng và đặc biệt là triết lý của các chính phủ trong quản trị xã hội.Nhu cầu con người bị kéo tụt về mức thứ 2 trong kim tự tháp Maslow: Sợ hãi! Cả 2 thay đổi đều dẫn đến đề cao vai trò can thiệp của nhà nước và có vẻ được đông đảo người dân đang ủng hộ. Tốt thôi!

Con cháu chúng ta có ủng hộ không thì tôi không biết!

Có 3 tác nhân có thể chấm dứt kỷ nguyên này (theo thứ tự thời gian để đạt điểm tới hạn):

1. Các NHTW dùng các công cụ ngăn chặn sớm (Preemptive) căn cứ các chỉ số dẫn dắt (Leading Indicators) dần hạ nhiệt. Đây là chấm dứt chủ động.

Nhưng hiện nay chắc chả ai dám bắt đầu làm điều ấy khi cơn Sợ hãi Khủng hoảng chưa qua, cơn Cực khoái Bất động sản và Chứng khoán chưa lên đỉnh và cơn Say nghiện Tăng trưởng chưa có thuốc giải!

2. Tiêu dùng hồi phục, hoặc xuất hiện yếu tố kích cầu mới... làm vòng quay vốn tăng lại quá nhanh mà không kịp rút tiền gây lạm phát và khủng hoảng thanh khoản. Đây là kịch bản bị động.

3. Cuộc chiến tiền kỹ thuật số xuất hiện làm thay đổi bản chất chiến tranh tiền tệ. Chiến tranh tiền mã hoá là cấu phần sống còn của chiến tranh tiền tệ thời gian tới!

Dự báo:

Kỷ nguyên này còn kéo dài: ngắn là hai-ba năm, dài thì 7 năm đến 10 năm. Tuỳ tác nhân nào đến trước và tương tác với nhau ra sao. 2029-2030 sẽ có trật tự tiền tệ mới. Dự mò thế!

Thiên nga đen vô tiền khoáng hậu Covid-19 làm dự báo khó hơn hẳn.

Với tình hình COVID-19 hiện nay năm 2021 chắc chưa xảy ra khủng hoảng. Tình hình có thể đánh giá chính xác mỗi 6 tháng và tương đối hàng năm tuỳ độ tin cậy của số liệu thống kê.

Số liệu thống kê nào?

1. Hãy dán mắt vào các chỉ số dẫn dắt liên quan đến vòng quay vốn và M1, M2 (H.11), hay xuất hiện các công cụ đòn bẩy mới thay thế các NHTM... làm tăng hệ số nhân tiền và tăng tốc độ vòng quay vốn.

2. Hành vi tiêu dùng của người nghèo đối ứng với CPI: báo hiệu khủng hoảng sớm ít nhất 3 tháng.

3. Cryptocurrencies – những đồng tiền mã hoá có bản chất và nội hàm kinh tế thật, công nghệ blockchain thật và tự do thật... có thể thay thế phần nào tiền fiat chứ không phải các loại tiền mã hoá phi nội hàm kinh tế hôm nay – sẽ là con ngựa ô khó ngờ.

Kịch bản gần nhất: Hãy nhìn hình (H.11)! Cung M2 và Vòng quay vốn. Vaccine Covid-19 tạo miễn dịch cộng đồng, niềm tin quay trở lại, tâm lý hứng khởi, tiêu dùng bùng mạnh lên… đường màu đỏ đựng dậy và đường màu xanh chưa kịp dập xuống… thế là “Bùm!”!

PS: 1. Không có các công cụ cảnh báo sớm (Leading Indicators): lao xuống hố sâu rồi vẫn ngơ ngác không hiểu vì sao.

2. Mấy hôm nay nghe lùm xùm vụ Archegos Capital Management LP của “thiên tài giấu mặt” Bill Hwang. Thật ra Bill Hwang cũng chỉ chơi trò mà các NHTW các nước lớn bao gồm ECB, FED đang chơi. Chỉ khác nhau ở chỗ Bill Hwang không in được tiền như các NHTW nên đứt gánh sớm. Một loạt các đại gia đầu tư bị dính Call Margin với quỹ này: Credit Suisse, Nomura, UBS, Goldman Sach, Morgan Stanley, Deutsch Bank… Số lỗ tạm tính cỡ chục tỷ USD. Riêng Credit Suisse đã gần 5 tỷ. Thế là Hwang từ thiên tài thành tội đồ. Hồi trước Barings Bank hai trăm năm tuổi lỗ 1,4 tỷ đô phá sản luôn. Ngày nay các bạn có thể yên tâm không sao đâu. Chỉ đá ném ao bèo rồi đâu lại vào đó. Tiền đã rẻ lại rất dễ dãi, rất nhiều trong thị trường tài chính… chục tỷ đô đáng là bao.

3. Ở Việt Nam hình như cũng vậy thôi. Cách đây 10-12 năm nói chuyện ngàn tỷ chỉ có mấy đại gia đếm trong 2 bàn tay. Còn bây giờ người trong tay ngàn tỷ chạy ngoài đường đông như xe Grab. Và những người chạy Grab thật cũng nhiều.

===========

Tại sao bơm tiền ra mạnh nhưng lạm phát không tăng, vì cơ cấu dân số thế giới thay đổi, người già ngày càng nhiều, dẫn đến vòng quay tiền giảm, hệ số nhân tiền giảm, tiền bơm ra nhiều nhưng hệ số nhân tiền giảm nên cũng chỉ đủ bù vào cung hàng hóa (cung hàng hóa tăng 1 phần nhờ sự tăng trưởng mạnh của công nghệ, và năng suất sản xuất, làm hàng ra rẻ hơn).

VN hiện tại về cơ bản giống với TQ 15 năm về trước, lực lượng lao động tăng chậm lại, nên trước mắt lạm phát VN sẽ không bao giờ quay lại mức cao như cũ.

Nhìn quanh, Ấn Độ, Indonesia cơ cấu dân số đang xu hướng tăng mạnh, trẻ hóa, nên lạm phát họ đang khá cao, cung tiền vừa phải vẫn tạo ra lạm phát 

Tags:

Economics | StoriesofLife

Archegos Appeared, Then Vanished

by finandlife08/04/2021 08:39

By Matt Levine, Bloomberg

April 5, 2021, 11:29 PM GMT+7 Corrected April 6, 2021, 1:20 AM GMT+7

Fine, yes, Archegos

One thing about margin lending is that if you borrow money to buy stocks, and your stocks go up, you automatically deleverage. If you use $15 of your own money and borrow $85 from your broker to buy $100 worth of stock, you have 85% leverage; if the stock then goes up to $200, you are down to 42.5% leverage. You still owe your broker $85, but now you have $200 worth of stock. If the stock then falls by 25% to $150, that’s fine: You are still in the black, and your broker still has ample security for its loan.

Money Stuff was off last week, and the big story of the week was Archegos Capital Management, the family office of former Tiger Asia manager Bill Hwang. The basic story of Archegos is that it extracted as much leverage as possible from a half dozen Wall Street banks to buy a concentrated portfolio of tech and media stocks (apparently partially hedged with short index positions), and those stocks went up a lot, before going down a lot. One big position, for instance, was in ViacomCBS Inc., which was at $12.43 a year ago and got as high as $100.34 on March 22. Baidu Inc. went from $97.20 a year ago to $339.91 this February. Bloomberg reported last week that Archegos started with $200 million of assets in 2013 and peaked at almost $20 billion a couple of weeks ago, and that “much of those riches accrued in the past 12 to 24 months alone.” Which makes sense. If you put up $1 billion of your own money to buy $7 billion of stocks, and those stocks quadruple (gấp 4 lần) in a year, now you have $22 billion of your own money.

More from

The incredible thing about Bill Hwang is that he made enormous levered bets on risky stocks, and those bets worked out perfectly and made him immensely wealthy (vô cùng giàu có) in the course of a year or two, and he seems to have plowed every cent of it back into increasing those levered bets. So Viacom fell from $100.34 at its peak on Monday, March 22, to $48.23 by that Friday, March 26. That’s still higher than it was trading for most of January. If Hwang was 85% levered in January, and then left those positions alone, he would still be about 85% levered now — meaning that he would not have gotten any margin calls, his prime brokers wouldn’t have had to sell any stock, he’d still be worth many billions of dollars and his brokers would still be clipping fat fees without any losses.

But that’s evidently not what happened. Instead Hwang kept borrowing more; indeed, it seems that the reason his stocks went up so much in recent months is that he kept buying all of them. Here’s a nice detail from Bloomberg’s reporting:

Underscoring the chaos of an escalating situation, representatives from Credit Suisse Group AG floated a suggestion as they met last week to confront the reality of such an exceptional margin call and consider ways to mitigate the damage (xem xét các cách để giảm thiểu thiệt hại): Maybe wait to see if his stocks recover? Viacom, some noted, seemed artificially low (thấp 1 cách giả tạo) after its run-up past $100 just two days earlier.

Yet it was Hwang’s own orders that had helped make Viacom the year’s best performer in the S&P 500, forcing benchmark-tracking investors and exchange-traded funds to buy as well. Without him creating that momentum, Viacom and his other positions had little hope of rebounding.

There is a simple schematic trade here:

1. Start with a lot of money.

2. Borrow a lot more money.

3. Use all that money to buy a ton of a small handful of stocks, cornering the market in those stocks and pushing up their prices.

4. As their prices go up, you have more equity — your positions automatically deleverage.

5. You use that equity to borrow even more money and plow it back into those stocks, pushing them up more.

6. Repeat forever?

A couple of points about this trade. One is, for Archegos, it can’t really go on forever, can it? You are operating with no margin for error; every time your stocks go up, you borrow more money to increase your bets. If your stocks ever go down, you lose it all.

And they will go down eventually. For one thing, the odds are that something will go wrong, that one of your companies will have disappointing earnings news. But also, if you pick a handful of companies and push all their stocks up a lot, eventually one of them is going to take advantage of its new high stock price and issue stock, as Viacom did last week.A big stock issuance adds supply and tends to push down the stock price; if you are running this strategy, you will need to buy more stock to keep up. But if you’ve already borrowed every penny you can get, how can you buy more stock? That actually seems to have been part of Hwang’s problem, the New York Times reported:

On Monday, March 22, ViacomCBS announced plans to sell new shares to the public, a deal it hoped would generate $3 billion in new cash to fund its strategic plans. Morgan Stanley was running the deal. As bankers canvassed the investor community, they were counting on Mr. Hwang to be the anchor investor who would buy at least $300 million of the shares, four people involved with the offering said.

But sometime between the deal’s announcement and its completion that Wednesday morning, Mr. Hwang changed plans. The reasons aren’t entirely clear, but RLX, the Chinese e-cigarette company, and GSX, the education company, had both spiraled in Asian markets around the same time. His decision caused the ViacomCBS fund-raising effort to end with $2.65 billion in new capital, significantly short of the original target.

ViacomCBS executives hadn’t known of Mr. Hwang’s enormous influence (ảnh hưởng to lớn)on the company’s share price, nor that he had canceled plans to invest in the share offering, until after it was completed, two people close to ViacomCBS said. They were frustrated to hear of it, the people said. At the same time, investors who had received larger-than-expected stakes in the new share offering and had seen it fall short, were selling the stock, driving its price down even further.

“The reasons aren’t entirely clear,” but the implication seems to be that Hwang — with a $20 billion net worth and perhaps $100 billion of gross positions — couldn’t find $300 million to put into the Viacom offering. Everything he had was mortgaged to the hilt (thành ngữ thế chấp tới chuôi kiếm là nợ nần chồng chất không còn khả năng trả nợ); there was just no spare cash lying around. “Archegos shocked its lenders when it told them the size of its portfolio and how little cash it was holding,” reported the Wall Street Journal.

Another point about this trade is that it has some obvious risks for the banks. If you are lending Archegos 85% of the value of its stocks — or more, I’ve seen reports of 8-to-1 and even 20-to-1 leverage — then if the stocks go down by more than 15% you lose money, and if the prices of the stocks have been inflated and supported by Archegos’s own buying then, yes, when it all ends, they’re going to go down by more than 15%. And so  Bloomberg News reports that “banks roiled by the Archegos Capital fallout may see total losses in the range of $5 billion to $10 billion, according to JPMorgan.” “Credit Suisse Group AG leaders are discussing replacing chief risk officer Lara Warner while sparing Chief Executive Officer Thomas Gottstein as they tally losses that could reach into the billions from the collapse of Archegos Capital Management,” Bloomberg News also reports. “‘It’s pretty hard for me to defend why we loaned him so much,’ said an executive at a bank with billions of dollars of exposure to Archegos” to the Financial Times.

One possibility here is that the banks did not entirely understand what was going on. They knew their own trades with Archegos but — reasonably! — they did not know what Archegos was doing with other banks; they knew that Archegos was a big client but not just how big it was, and how concentrated it was in a small handful of stocks:

Archegos’s lenders say they were unaware of the extent of trades he was making with other banks, information that would have encouraged them to curb their lending. Banks can ask clients for information on their loans from other banks but clients don’t necessarily have to disclose it or their positions.

But one thing I want to say about the banks is that if you were one of Hwang’s prime brokers and you had perfect information — about how big he was and how concentrated, about how many banks were financing him, about his effect on stock prices, about Viacom’s stock offering, etc. — you might still rationally do this trade, if you were confident you could get out first.The basic dynamic of Archegos’s margin liquidation is that Goldman Sachs Group Inc. and Morgan Stanley blew out Hwang’s position in a series of big block trades on Friday, March 26. Those trades got a lot of attention, spooked the market, brought down the prices of Archegos’s holdings, put pressure on its other banks, and ultimately led everyone to blow Archegos out. But Goldman and perhaps Morgan Stanley were fine. The blocks were done at discounted prices, but prices that seem to have been above (or at least near) the amounts that Goldman and Morgan Stanley had advanced to Archegos. Goldman has said that the Archegos unwind “will likely have an immaterial impact on its financial results.”

The other banks sold later and got worse prices. Part of their problem seems to be that they were too nice and tried to cooperate with each other. Bloomberg reports:

Emissaries from several of the world’s biggest prime brokerages tried to head off the chaos by holding a call with Hwang before the drama spilled into public view Friday morning. The idea, pushed by Credit Suisse, was to reach some sort of temporary standstill to figure out how to untie positions without sparking panic, the people said.

But any agreement was elusive, and by Thursday night, some banks had shot off notices of default to Archegos to seize collateral and potentially shop it to buyers to contain the banks’ potential losses, the people said. Yet even then, it wasn’t clear when terms with Archegos would allow sales to proceed, one of the people said.

Soon came the finger-pointing over who was breaking ranks, the people said. Some emerged from the talks suspicious that Credit Suisse wasn’t fully committing to freezing sales.By early Friday, rival banks were taking umbrage after hearing that Goldman planned to sell some positions, ostensibly to assist Archegos. Morgan Stanley began drawing public attention with block trades.

As is so often — not always! — the case, the market rewarded absolute unsentimental ruthlessness here. A bunch of prime brokers got in a room to give speeches about working together and preserving value and not artificially depressing prices, and the Goldman representative was texting colleagues under the table “SELL EVERYTHING!” Goldman was right.

A couple more points. One is that this whole situation is extra awkward for the banks — again, Goldman and Morgan Stanley — that both (1) were Archegos prime brokers and (2) led the ViacomCBS stock sale. CNBC reports:

While certain bankers at Morgan Stanley and Goldman Sachs were pitching that deal to investors, some of their peers in the prime brokerage division were growing increasingly concerned about the risk profile of one of their clients, a family office called Archegos, which had large, leveraged exposure to ViacomCBS.

Following a 23% decline by ViacomCBS amid the secondary offering, Goldman Sachs, Morgan Stanley and a slew of other banks across Wall Street, triggered a margin call on Archegos.

This prompted the two giant investment banks to seize Archegos’ assets, including billions of dollars’ worth of ViacomCBS stock, and sell it off through heavily discounted block trades. The move created significant pressure on the B shares of ViacomCBS, which plummeted 27% on Friday and another 7% the following Monday.

Still, the timing of the events is raising questions over who at the firms knew what and when, amid the demise of Archegos and the collateral damage in several stocks, including ViacomCBS.

Yeah if I were ViacomCBS I would not be thrilled about that service.

Also here is a funny Financial Times story about how this has been bad for the reputations of Archegos’s prime brokers:

The head of one London-based hedge fund said the firm had “initiated an internal process” to evaluate its prime broking relationships in the wake of the Archegos debacle.

The top concern was reputation, particularly whether their clients believed they were “associated with the bad people” in the sector, the person said.

Another London-based fund said that, in the wake of the scandal, it had been receiving questions from investors about which banks it was exposed to.

“I’d not be very comfortable if we had balances” at one of the banks caught up in the scandal, said the head of a large Europe-based hedge fund firm.

I don’t get it? Intuitively you should want your prime brokers to be reckless and incompetent; it means they’ll probably give you more leverage on more generous terms. I suppose the concern is that the prime brokers who got burned here will be more cautious in the future:

“Prime brokerage looks a lot riskier today than two weeks ago,” said Andrew Beer, managing member at fund firm Dynamic Beta Investments, who added he expected banks to cull riskier clients.

“Every bank risk manager will be in the hot seat to prove that outstanding lines and swaps to hedge funds and family offices are prudent and sufficiently collateralised.”

One last point is that Archegos did not do these trades by buying stock for its own account and borrowing from prime brokers to fund it. Instead, Archegos had its prime brokers buy the stock, and then bought it from them “on swap”: The banks wrote total return swaps giving Archegos the economic effect of owning the stock (but not legal ownership); the banks owned the stock themselves as a hedge for their swaps. These are economically equivalent transactions, and the banks understand that; it’s not like Archegos was somehow able to sneak more leverage past the banks’ risk managers by doing swaps instead of margin loans.

But the main effect of doing it all on swap is that, in public filings and Bloomberg HDS screens, Archegos and Hwang did not show up as major owners of any company’s stock. This did allow Archegos to stay under the radar. I am not sure how much that matters. It matters to the extent that some banks might have given Archegos less leverage if they had known the size of his positions with other banks; if they had known how concentrated he was they might have been more careful.

But I suspect it mostly matters because it makes the story more exciting. This is not a story of a big famous hedge fund getting blown out of its giant positions. It’s a story of a big totally unknown hedge fund (fine, family office) getting blown out of its giant positions. You got the pleasure of discovering that Bill Hwang exists, and “was worth more than well-known industry figures like Ray Dalio, Steve Cohen and David Tepper,” at the exact moment you got the further excitement of learning that he lost all of it on wild levered bets. Because he did everything on swap, as far as most people are concerned Bill Hwang went from nothing to $20 billion and back to nothing in a single news cycle.

Tags:

Economics | Psychology | StoriesofLife

NGÀNH CHỨNG KHOÁN CÓ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KÉP 23%

by finandlife07/04/2021 17:08

Tags:

Economics

NGÀNH NGÂN HÀNG|NỢ XẤU GIẢM, CASA TĂNG

by finandlife04/04/2021 08:45

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu