VNM ETFs Review Q1/2014|Dự kiến số lượng mua bán các cổ phiếu sau khi VNM ETFs công bố loại HPG và thêm PVT, MSN

by finandlife21/03/2014 09:28

Analyst Phan Minh Đức, VFS Research

Tags: , ,

Economics

Nhận định thị trường qua nhật ký khai bút đầu năm

by finandlife20/03/2014 09:54

Finandlife có thói quen viết những nhìn nhận của mình vào thời điểm kết thúc 1 năm tài chính và mở ra 1 năm tài chính mới. Cách làm này chỉ là để Finandlife có điều kiện kiểm tra lại dòng suy nghĩ của mình từ năm này qua năm khác, rồi từ đó tự rút kinh nghiệm.

Rất may mắn cho Finandlife, những nhìn nhận mà tôi đã viết và lưu lại từ cuối 2010 đến nay phần nhiều là đúng.

Tôi xin post lại ở đây để tổng hợp và chia sẻ một lần nữa cùng các bạn của Finandlife.

--------------------------------------

Bài viết thứ 1 vào cuối tháng 02 năm 2011, tựa đề của bài viết “Năm 2011 là năm chuẩn bị, để năm 2012 là năm bắn phá

Thực chất năm 2010 là một năm thắt chặt. Tăng trưởng cung tiền 23%, tăng trưởng tín dụng 27.6% thấp hơn nhiều so với 2009 (37.7% và 28.7%). Nhưng tại sao lạm phát 2010 lại cao hơn nhiều so với 2009 (11.75% so với 6.3%)? Vì lạm phát có độ trễ nhất định so với tăng trưởng cung tiền và tín dụng.

Có thể vì năm 2010 chỉ thắt chặt nửa vời (có thể do yếu tố nhiệm kỳ, thắt chặt ko đáng kể so với 2008, M2 giảm từ 46.1% xuống 20.3%, TD giảm từ 53.9% xuống 25.1%) và các yếu tố chi phí đẩy từ bên ngoài sẽ tác động rất tiêu cực đến chỉ số lạm phát.

Nhận thấy những vấn đề này, NQ02, NQ11 đã quyết liệt đưa tăng trưởng M2 và TD xuống 15% và 20% trong 2011. Đây là những tiền đề rất tốt cho 2012. (một khi lạm phát giảm dưới 7%/năm sẽ là cơ sở để mở rộng trở lại).

Không nên kỳ vọng nhiều trong 2011 mà nên xem đây là năm chuẩn bị các bước để đầu tư trong 2012. Chiến lược đầu tư có thể là mua những CP ok sắp lên sàn (vừa giảm rủi ro giảm giá trong 2011, vừa có thể tận dụng lợi thế chọn thời điểm lên sàn, vừa mua được giá mềm).

Bài viết thứ 2 vào đầu tháng 01 năm 2012, tựa đề của bài viết “Chuẩn bị đã xong, năm 2012 bắt đầu bắn

Có thể nói 2011 là một năm tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán VN. Sự tồi tệ này là bước lún sâu của đợt suy thoái 2008. Như vậy, chúng ta đã có 4 năm ròng rã sống trong nỗi buồn giảm giá.

Sự ác cảm của người dân đối với chứng khoán chưa bao giờ rõ nét đến như lúc này. Cả nhân viên chứng khoán lẫn những nhân vật có liên quan đến đầu tư chứng khoán đều muối mặt không dám nhận mình làm trong lĩnh vực đó.

Thưởng tết cho nhân viên chứng khoán chưa bao giờ tồi tệ như thế.

Hàng loạt Công ty chứng khoán buộc phải cắt giảm hoạt động môi giới và lưu ký - một việc làm mà chưa bao giờ xảy ra trước đây.

Khi dự báo chúng ta phải nhìn nhận thực tế của vấn đề kết hợp với tâm lý hành vi của người dân. Rõ ràng sự giảm điểm khốc liệt của năm 2008 là những gì đáng phải trả giá cho sự bùng nổ thiếu căn cứ của 2006, 2007 - những năm mà con người giàu lên không nhờ thực lực, tài trí của mình. Thế rồi năm 2009 - nhà nước lại ra quyết sách giải cứu kinh tế, hỗ trợ thị trường làm cho con bệnh chưa khỏe hẳn đã được bơm thuốc kích thích chạy vòng quanh. Đến khi thuốc tan cộng với sự phấn khích thái quá làm con bệnh lại cảm thấy mệt lữ trong 2010, kéo lê lết đến mãi 2011.

Đáng lý ra thị trường không xấu như vậy. Những gì thuộc về giá trị của thị trường chứng khoán đã được quay trở lại từ đâu đó từ giữa năm 2011, nhưng vì tâm lý bi quan thái quá, thị trường đã trở về y như thời nó đã tăng thái quá. Ra rả truyền thông bảo thị trường sẽ sập, chắc chắn hàng loạt Công ty chứng khoán sẽ phải phá sản, sáp nhập. Bà bán cá cũng trề môi với nhân viên chứng khoán, chú taxi cũng chả xem trọng nghề này.

Tuy nhiên, tôi vẫn tin “trong nguy có cơ, những gì huy hoàng nhất cũng đến từ bùn đen của trù dập”. Tôi tin rằng thị trường năm 2012 sẽ là một năm kiếm bọn tiền của dân chứng khoán.

Một số dự báo quan trọng của tôi trong 2012:

v  Lạm phát chắc chắn sẽ hạ trong 2012

v  Sự siết chặt ngân hàng chỉ làm nguồn vốn thêm thông minh và minh bạch hơn.

v  Chính sách trần lãi suất huy động sẽ là một trợ lực tuyệt vời cho thị trường chứng khoán

v  Quản trị công ty và công tác IR sẽ được các công ty đại chúng quan tâm hơn. Thói ăn xổi ở thì đã phải trả giá khi hàng loạt lãnh đạo cty liên kết với bọn làm giá bơm vá chứng khoán để rồi phải ôm hận, mất vốn trong thời gian dài vừa qua. Nguồn vốn ngân hàng khó tiếp cận sẽ làm cho doanh nghiệp dần nhận ra vai trò thật sự của thị trường chứng khoán là huy động vốn dài hạn chứ không phải là nơi để bơm vá kiếm lời ngắn hạn.

v  Chính sách thuế ưu đãi hơn cho hoạt động doanh nghiệp.

v  Thị trường bất động sản sẽ dần về với chính mình hơn, những phân khúc cung vượt cầu chết, phân khúc cầu cao vẫn sống tốt. Nguồn vốn không phải bị chạy như điên vào lĩnh vực ảo này. Đây là cơ hội hút vốn vào thị trường chứng khoán, hút vốn vào đầu tư thật, đầu tư sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, công nghiệp tiêu dùng, chế biến.

v  Biểu đồ giá vàng đang giảm giảm trung và dài hạn, thị trường này sẽ có năm 2012 tan thương, đây là cơ hội để dòng vốn không còn chọn vàng là nơi trú ẩn an toàn như những năm trước.

v  Ủy Ban Chứng Khoán dần nhận ra những thiếu sót trong sản phẩm thị trường của mình, khi đó những sản phẩm mới như quỹ mở, giao dịch T2 và những sản phẩm phái sinh sẽ làm cho đất sống của ngân hàng đầu tư, thị trường chứng khoán thêm phong phú, vốn hóa thị trường sẽ không dừng lại ở vài mươi % so với GDP.

v  Nguồn vốn ngoại đang loay hoay không biết phải chảy về đâu, khi dòng tiền thông minh dần nhận ra BRIC không còn là vùng đất hứa nữa, sự rút vốn đang và sẽ còn diễn ra. Lục địa già (Châu Âu) từ lâu đã mất lực hấp dẫn, dòng tiền chắc chắn sẽ chạy vào những nước mới nổi khác như Indo, Malai, VN...

Kết luận: Những lý do trên sẽ hội tụ trong năm 2012, nhà đầu tư muốn kiếm tiền trên thị trường hãy quan tâm đến chứng khoán ngay từ bây giờ trước khi mọi thứ trở nên quá muộn và phải 1 lần nữa hối tiếc.

Bài viết thứ 3 vào đầu tháng 01 năm 2013, tựa đề của bài viết “Năm 2013, vào nhanh ra nhanh

Dẫu sao, 2012 đã đóng lại, một năm mới lại đến. Theo chu kỳ vận động của trời đất thì chúng ta cũng không khỏi thoát khỏi vòng tuần lặp. Những toan tính cho một năm mới được cân nhắc, người làm chứng khoán càng phải cân nhắc, vì đơn giản sự thành công trên thị trường không hoàn toàn đến ngẫu nhiên.

Theo phân tích số liệu 8 năm qua, tôi nhận thấy tính chu kỳ trong biến động kinh tế khá rõ nét. Tính chu kỳ này một phần lớn đến từ chu kỳ bơm hút tiền của các "Bác". Tính chu kỳ đó đang tốt dần lên, thêm vào đó các chính khách đầu năm hưng phấn liên tục bảo nhau “phải bơm tiền giải cứu bất động sản và nợ xấu”. Chắc chắn những phát ngôn này sẽ là mảnh đất tuyệt vời của giới đầu cơ đi trước, đi nhanh, ăn nhanh. Trong lúc còn tranh tối tranh sáng, tôi cũng muốn gia nhập đội ngũ đầu cơ, đục nước béo cò kia để kiếm chút tỷ suất sinh lợi vượt trội.

Nhưng rõ ràng cách làm của đợt giải cứu lần này không hề đơn giản, việc bơm thoải mái vào nền kinh tế như gói cứu trợ 2009 khó tái diễn, do vậy, khi những đồng tiền được chính thức bơm vào nền kinh tế có thể thị trường chứng khoán đã phản ánh đầy đủ kỳ vọng, khi đó những cái xấu sẽ được đội ngũ chuyên gia bêu rếu, khi đó thị trường chứng khoán muốn tăng thêm cũng khó.

Do vậy, tôn chỉ năm 2013 có lẽ là vào nhanh ra nhanh, hành động như những kẻ đầu cơ.

Một số dự báo quan trọng của tôi trong 2013:

v  Lạm phát chắc chắn cao hơn 2012, nhưng không đến nỗi quá cao

v  Sẽ khó trông chờ vào 1 đợt nới lỏng mạnh tay của chính sách tiền tệ

v  Chính sách tài khoán là vùng đất hứa cho 2013

v  Những doanh nghiệp tăng trưởng năm 2012 sẽ là những mảnh đất màu mở cho đầu tư.

v  Chắc chắn bất động sản chưa thể phục hồi

v  Sóng vàng tiếp tục trầm lắng (đầu năm nhiều quốc gia công bố chính sách kích cầu, tiền ra thị trường nhiều có thể chảy vào vào lánh, nhưng mình nghĩ vàng khó có sóng do xu hướng nhiều năm qua là suy thoái, tiền kích cầu sẽ ưu tiên chảy vào hoạt động sản xuất kinh doanh hơn là vàng, vàng đã tăng mạnh những năm trước rồi).

v  Tỷ giá tiếp tục ổn định

v  Các sản phẩm giao dịch chỉ số, và những sản phẩm về chứng khoán sẽ ngày càng đa dạng

v  Nguồn vốn ngoại tiếp tục chảy ổn định vào VN. 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics | Psychology | StockAdvisory

Chứng khoán sẽ như thế nào khi lãi suất giảm mạnh?

by finandlife18/03/2014 10:35

Theo thông cáo báo chí chính thức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam vào ngày 17/03/2014, lãi suất tái cấp vốn sẽ giảm từ 7% xuống 6.5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 5% xuống 4.5%/năm; lãi suất huy động vốn từ 1 đến 6 tháng giảm từ 7% xuống 6%/năm. Đây là lần giảm đầu tiên kể từ 8 tháng qua.

Biểu đồ 1: Đường cong trái phiếu Việt Nam qua các thời kỳ

Đây là động thái khá bất ngờ, đặc biệt trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đang rất thấp như hiện nay. Việc tiếp tục cắt giảm lãi suất cho thấy tình hình dư thừa vốn trong nền kinh tế đang khá báo động. Tiền đáo hạn các trái phiếu chính phủ trong quý 1 khá lớn trong khi đó việc đẩy mạnh cho vay gặp nhiều khó khăn, thể hiện qua con số tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm âm 1.66%.

Theo con số của một chuyên gia nguồn vốn, số lượng trái phiếu Bộ Tài Chính phát hành trong quý 1 đâu đó khoảng 80 ngàn tỷ đồng, đạt 36% kế hoạch phát hành của cả năm 2014. Nhưng con số đó không bỏ bèn gì so với khối lượng vốn ứ đọng trong hệ thống ngân hàng.

Biểu đồ 2: Biểu đồ yield trái phiếu Việt Nam 5 năm thời gian qua

Điều đó có nghĩa gì?

Thị trường tiền tệ và thị trường vốn có mức độ liên thông khá cao. Do vậy, việc dư thừa vốn trong hệ thống ngân hàng cùng với mức lãi suất đang rất thấp sẽ cho thấy 2 xung lực lớn tác động đến thị trường chứng khoán. Xung lực thứ 1, dòng tiền của những tổ chức đầu tư tài chính lớn và từ hoạt động cấp tín dụng sẽ tiếp tục chảy vào thị trường chứng khoán. Xung lực thứ 2, dòng tiền mới hoàn toàn từ những người gửi tiết kiệm đã chán ngấy với lãi suất “bố thí” của các nhà banks, rút ra để bỏ vào kênh đầu tư chứng khoán.

Còn nếu tiếp cận dưới góc nhìn định giá, giá chứng khoán sẽ phụ thuộc vào dòng tiền được tạo ra bởi doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro. Việc lãi suất giảm ngay lập tức tác động vào tỷ suất chiết khấu làm giảm rủi ro, và về lâu dài sẽ tác động tốt đến dòng tiền của doanh nghiệp.

Khi lãi suất giảm làm lãi suất phi rủi ro và chi phí sử dụng nợ giảm theo dẫn đến tỷ suất chiết khấu cũng thay đổi theo hướng có lợi. Sự truyền dẫn đó được thể hiện qua công thức sau:

WACC=Cơ cấu nợ*Rd+Cơ cấu vốn cổ phần*Re

v  WACC: chi phí sử dụng vốn trung bình

v  Rd: chi phí sử dụng nợ

v  Re: chi phí sử dụng vốn [Re=Rf+Beta(Rm-Rf)]

Khi lãi suất giảm làm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp giảm làm thu nhập của doanh nghiệp có thể được cải thiện. Ngoài ra, chi phí sử dụng nợ giảm có thể khuyến khích doanh nghiệp tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính, giúp thu nhập tương lai có thể tăng lên. 

Theo công thức định giá chứng khoán, ta có:

P=FCFF/WACC

v  P: giá chứng khoán

v  FCFF: dòng tiền tự do của công ty

Trên đây là công thức rút gọn định giá tài sản trong trường hợp dòng tiền cố định. Theo công thức này, giá chứng khoán sẽ tăng lên khi FCFF tăng lên hoặc WACC giảm xuống. Và cả 2 điều kiện này đều xảy ra nếu lãi suất hạ trong bối cảnh hiện nay (tất nhiên tôi xin phép bỏ qua những tình trạng kinh tế đặc biệt khi lãi suất giảm nhưng doanh nghiệp không tăng cường sử dụng nợ, không tăng dòng tiền sau đó…).

Điều đó có nghĩa là, động thái hạ lãi suất sẽ tạo ra những xung lực giao thoa trong việc thúc đẩy giá chứng khoán tăng cao. Vấn đề còn lại chỉ là mức độ tăng giá thế nào mà thôi.

Riêng về câu hỏi "chứng khoán sẽ tăng đến đâu?". Đây luôn là câu hỏi khó, nó bao gồm cả những yếu tố hợp lý và bất hợp lý (hành vi), tôi xin phép được trả lời trong những cập nhật sau. 

Nguồn: finandlife

Tags: ,

Economics

Một số chuyển biến mới của ngành xuất khẩu thủy sản

by finandlife14/03/2014 09:02

Đây là một bài viết khá nhiều thông tin cập nhật tình hình ngành thủy sản Việt Nam hiện nay trên DNSG, rất đáng đọc. Link gốc ở đây.

Nội dung chính: Ngành thủy sản Việt Nam tuy đã trải qua rất nhiều khó khăn những năm trước, nhưng đến 2013, tình hình đã có sự cải thiện đáng kể. Sự cải thiện này đến nhiều từ con tôm hơn là con cá và sự cải thiện đó phần nhiều đến từ yếu tố bên ngoài. Trong năm 2013, do dịch bệnh, mất mùa ở một số quốc gia nuôi trồng lớn trên thế giới làm nguồn cung suy giảm mạnh, do đó, một số rào cản kỹ thuật và hạn ngạch đối với con tôm Việt Nam được nới lỏng đáng kể, theo đó, con tôm Việt Nam có điều kiện dễ dàng hơn để vào Nhật, vào Mỹ, vào EU và cả Trung Quốc. Lưu ý, tốc độ tăng trưởng của thị trường nhập khẩu thủy sản năm qua lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc, về cơ bản, Trung Quốc vẫn là một nước sản xuất tôm lớn của thế giới, nhưng vì điều kiện không thuận lợi, mà năm qua quốc gia này phải nhập 1 lượng lớn thủy sản của Việt Nam, điều đó, không có gì đảm bảo sự ổn định trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam về thủy sản đối với thị trường này.

Trao đổi với một người làm trong nghề tôi được biết “lĩnh vực thủy sản vẫn sẽ là mỏ vàng của Việt Nam, ngành nghề này vẫn sẽ còn một khoảng trống mênh mông phía trước để phát triển”, hãy để xem.

--------------------------------------------------------------------

Vượt qua những sóng gió của năm được cho là “đại nạn”, kết quả kinh doanh 2013 của những tên tuổi lớn trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản vừa công bố mới đây đã phần nào khẳng định ưu thế vượt trội về quy mô của những doanh nghiệp (DN) lớn nhất trong ngành này như Minh Phú, Stapimex, Vĩnh Hoàn...

Sau khi hàng loạt doanh nghiệp thủy sản phá sản, cuộc đua trên thị trường chỉ thực sự diễn ra ở một vài tên tuổi lớn nhất.

Đua khép kín

Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kết quả xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2014 vượt mức 1 tỷ USD. Trong đó, sự đóng góp của những đơn vị đầu ngành chiếm tỷ lệ khá lớn.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cho biết, dù thị trường xuất khẩu thủy sản thời gian qua có nhiều biến động nhưng vị trí của những DN đầu ngành vẫn không lay chuyển. Hiện, thị trường đang chú trọng đến hai yếu tố chất lượng và sức khỏe người tiêu dùng. Riêng tôm vẫn đóng vai trò chủ lực trong xuất thủy sản khi được bán với giá cao, được nhiều nhà nhập khẩu săn đón.

“Năm nay, chúng tôi tin sẽ đạt con số xuất khẩu như kế hoạch đề ra, từ 6,7 - 6,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm kỳ vọng sẽ đạt được con số bằng hoặc cao hơn năm qua, khoảng 3,1 tỷ USD”, ông Hòe nhận định.

Thực tế, giới đầu tư còn đang nghi vấn về việc rời sàn của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Minh Phu Corp), thì mới đây, báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, quý IV/2013, doanh thu thuần của Minh Phu Corp ở mức 3.782 tỷ đồng, tăng 78%. Lợi nhuận gộp đạt 345 tỷ đồng, tăng 47%, lũy kế cả năm 2013. Doanh thu thuần đạt 11.112 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, ở quý IV/2013, lãi ròng 114 tỷ đồng, tăng gần gấp 10 lần so với với con số khiêm tốn 11,98 tỷ đồng cùng kỳ năm 2012, lũy kế cả năm là 270 tỷ đồng, tăng gấp 16 lần so với 16,8 tỷ đồng của năm 2012.

Đây được xem là mức doanh thu cao nhất của Minh Phú từ năm 2006 đến nay. Bên cạnh đó, mới đây, Minh Phu Corp đã đầu tư 3,9 tỷ đồng vào Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản Minh Phú Aquamekong, để nắm giữ 48,7% vốn công ty này và tạo vòng khép kín từ con giống - nuôi - xuất khẩu.

Ngoài Minh Phu Corp, Công ty CP Vĩnh Hoàn cũng tiên phong trong việc hoàn thiện chuỗi sản xuất khép kín nhiều năm trước.

Theo bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Vĩnh Hoàn, các Công ty Vĩnh Hoàn 1, 2, 3, 4 và 5 lần lượt ra đời trong những năm 2007, 2011 và 2012 đã giúp Vĩnh Hoàn hoàn thiện chuỗi khép kín từ ương giống, nuôi, sản xuất thức ăn đến chế biến và xuất khẩu cá tra thành phẩm. Hiện tại, vùng nuôi của Vĩnh Hoàn đã có khả năng đáp ứng đến 70% nhu cầu nguyên liệu chế biến xuất khẩu.

Vĩnh Hoàn còn là DN Việt Nam đầu tiên sản xuất collagen từ da cá và là DN cá tra duy nhất mở công ty con tại Mỹ để đảm nhận khâu phân phối và nâng cao giá trị sản phẩm. Có thể thấy, việc đầu tư nghiêm túc đã giúp Vĩnh Hoàn sở hữu nhiều chứng nhận quốc tế về chất lượng sản phẩm như ASC, Global GAP, AquaGAP, ISO...

Theo báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán Bảo Việt cuối năm ngoái, lợi thế dẫn đầu thị phần ngành cá tra (10%), lợi thế chuỗi khép kín và những ưu thế về năng lực quản lý, về công nghệ kỹ thuật đã giúp Vĩnh Hoàn vượt hẳn các DN quy mô nhỏ và vừa trong việc thu mua nguyên liệu cũng như thâm nhập các thị trường lớn.

Cá lớn vẫy vùng

So sánh các DN cùng ngành, thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong năm 2013, Vĩnh Hoàn đứng thứ 2 trong top 5 DN xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam. Giá trị xuất khẩu thủy sản của Vĩnh Hoàn năm 2013 là 166,3 triệu USD, chiếm 2,41% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. So với năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cá fillet của Vĩnh Hoàn đã tăng 7,2% và vượt chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu cả năm mà công ty đề ra.

Chỉ 3 năm sau khi thành lập (năm 2000), Vĩnh Hoàn đã được cấp mã xuất khẩu sang thị trường châu Âu (EU). Tính đến hết năm 2012, Vĩnh Hoàn đã có mặt ở 42 quốc gia. Riêng thị trường EU và Mỹ đã và đang chiếm hơn 70 - 75% thị phần xuất khẩu của Vĩnh Hoàn.

Theo các báo cáo thường niên của Vĩnh Hoàn, từ năm 2011, dù thị trường xuất khẩu thủy sản có nhiều biến động, cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Vĩnh Hoàn vẫn ổn định. Ba năm gần đây, Mỹ là thị trường chủ lực, chiếm 48 - 49% thị phần xuất khẩu thủy sản của Vĩnh Hoàn, còn EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2, chiếm 28 - 29% doanh thu xuất khẩu. Ngoài ra, Úc, Hồng Kông, Canada cũng là các thị trường xuất khẩu thủy sản của DN này. Tỷ lệ doanh thu xuất khẩu chiếm lần lượt là 7% (Úc), 6% (Hồng Kông) và 5% (Canada).

Theo báo cáo quản trị năm 2013 của VHC trong năm 2013 đã rót vốn vào công ty Lương thực Vĩnh Hoàn 2 và công ty CP Vĩnh Hoàn Collagen 5. Nhờ vậy, các dây chuyền sản xuất gạo ở Vĩnh Hoàn đã hoàn thiện và Vĩnh Hoàn cũng đã khởi công nhà máy collagen trong đầu năm qua. Ngoài ra, trong năm 2013, Vĩnh Hoàn đã mua lại xướng bột cá, mỡ cá từ công ty con. Theo kế hoạch, collagen sẽ góp thêm 35 tỷ đồng vào lợi nhuận năm 2014 của Công ty. Đến năm 2015, con số này là 49 tỷ đồng và 118 tỷ đồng cho năm 2016.

Vị thế của hai “ông lớn” Minh Phú và Vĩnh Hoàn hầu như đã được giữ vững, thậm chí còn có tính bứt phá, với lũy kế lãi ròng tăng vọt. Trong khi đó, Công ty CP Thủy sản Hùng Vương (HVG) với sự công bố rầm rộ vào thời điểm tháng 5/2013, khi táo bạo với mục tiêu tăng vốn nuôi tôm. Cụ thể là phát hành thêm 41 triệu cổ phiếu trong năm 2013, tăng vốn lên 1.200 tỷ đồng để huy động vốn nuôi tôm và con số này sẽ được nâng lên 2.000 tỷ đồng vào năm 2015. Đây cũng là thời điểm HVG hướng đến mục tiêu đạt tổng kim ngạch xuất khẩu (tôm và cá da trơn) 3 tỷ USD.

Theo giới phân tích, việc chiếm lĩnh 2 thị trường Mỹ và EU thể hiện năng lực cạnh tranh cũng như chất lượng sản phẩm của các DN thủy sản đầu ngành. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc phụ thuộc vào 2 thị trường lớn cũng tạo ra rủi ro tiềm tàng liên quan đến các rào cản kỹ thuật.

Đơn cử ở Mỹ, sau thời gian được hưởng thuế chống bán phá giá bằng 0, theo phán quyết sơ bộ cho năm hành chính thứ 8 (POR 8) của Bộ Thương mại Mỹ (DOC), Công ty Vĩnh Hoàn (VHC) đã bị áp thuế 0,19 USD/kg. Ở năm thứ 9 (POR 9), VHC có thể sẽ bị áp mức thuế 0,42 USD/kg. Tuy đây là mức thuế thấp nhất so với các DN khác nhưng vẫn sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của VHC trong năm 2014.

Dù vậy, giới phân tích cũng nói thêm VHC vẫn có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản, nhất là ở thị trường Mỹ. Vì khi DOC áp thuế chống bán phá giá cho Hùng Vương, Agrifish (AGF) ở năm hành chính thứ 9 (POR 9) là 2,15 USD/kg, hai công ty này sẽ gặp nhiều khó khăn và khó trụ được tại thị trường Mỹ. Mức thuế này sẽ “ăn hết” vào lợi nhuận.

Được biết, giá xuất khẩu cá tra trung bình vào Mỹ của AGF đang là 3 - 3,5 USD/kg và thị trường Mỹ đang chiếm 45% doanh thu của AGF, 19% doanh thu của HVG.

Biểu đồ giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Lợi thế cho tôm Việt

Mỹ và EU là hai thị trường có giá bán cá tra cao nhất thế giới, nhưng cũng có yêu cầu rất cao về chất lượng và an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang đứng trước hàng loạt cơ hội mới.

Đánh giá về cơ hội của từng thị trường, ông Trần Văn Phẩm, Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex), cho rằng, ở thị trường Mỹ, EU, rủi ro cho DN thường liên quan đến an toàn thực phẩm. Có quá nhiều tiêu chuẩn ngặt nghèo được đặt ra, và mặc định những sự cố rủi ro từ an toàn thực phẩm mà Mỹ, EU ban bố như kiểu “trời kêu ai nấy dạ”, rất khó lường trước.

Ngoài ra, tôm bị bơm tạp chất cũng khiến các thị trường khó tính này e dè và tăng cường kiểm tra, thiết lập các rào cản kỹ thuật. Nhưng nếu DN nỗ lực tạo sản phẩm chất lượng cao, ông Phẩm đánh giá, cơ hội cho con tôm Việt Nam vào Mỹ, EU sẽ sáng sủa vì nhu cầu tôm ở các thị trường này cao trong khi việc nuôi tôm ở Mỹ lại giảm.

Yếu tố tích cực là EU đã gỡ bỏ ưu đãi thuế cho tôm từ Thái Lan nên tôm Việt Nam có cơ hội cạnh tranh để mở rộng thị trường tại EU.

Riêng với thị trường Trung Quốc, Tổng giám đốc Stapimex chia sẻ, tuy đã trở thành nhà nhập khẩu thủy sản lớn thứ 4 của Việt Nam và là yếu tố gây tăng trưởng bất ngờ cho ngành tôm trong năm qua nhưng đây là thị trường còn nhiều rủi ro, bất ổn.

“Cần chú ý, Trung Quốc cũng là thị trường sản xuất tôm lớn của thế giới. Năm 2013, vùng nuôi tôm của Trung Quốc gặp khó nên sản lượng không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng dẫn đến phải nhập khẩu. Sang năm 2014, nếu việc nuôi tôm của Trung Quốc ổn định, quốc gia này có thể sẽ không nhập khẩu tôm Việt Nam nữa”, ông Phẩm, nhấn mạnh.

Cùng quan điểm này, các chuyên gia cũng cho rằng, cũng giống như Việt Nam, người Trung Quốc không cầu kỳ trong chọn tôm, dẫn tới việc nhập tôm của Trung Quốc cũng dễ dãi. Nếu DN Việt Nam vẫn mãi mê với thị trường này, có thể sẽ tự hạ thấp tiêu chuẩn và sẽ mất dần uy tín là thị trường cung cấp tôm chất lượng cao cho các nước phát triển.

Theo ông Phẩm, thực tế, trong năm 2013, giá tôm bị đẩy lên cao nhờ nhiều vào yếu tố ngoại lực. Tại một số thị trường sản xuất tôm lớn như: Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Mexico... đã diễn ra tình trạng khan hiếm cung hàng do thiên tai, dịch bệnh. Mặt khác, vào tháng 9/2013, DOC cũng khẳng định tôm của Việt Nam không bán phá giá và 33 DN của Việt Nam được hưởng thuế suất bằng 0%...

Tất cả là những yếu tố thuận lợi để xuất khẩu tôm tăng tốc. Thêm vấn đề đáng quan tâm là năm 2013, lần đầu tiên xuất khẩu tôm thẻ chân trắng vượt qua tôm sú.

Đánh điểm và đánh lẻ

Chia sẻ về cách phân bố thị trường, đại diện Stapimex, cho biết, nhiều năm qua, Stapimex luôn là một trong những DN thủy sản hàng đầu của Việt Nam về chế biến và xuất khẩu tôm, đặc biệt là tôm sú. Tính riêng từng công ty (không gộp công ty mẹ - con), năm 2013, Stapimex chỉ đứng sau Minh Phú và Vĩnh Hoàn về kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước, với trị giá 158,8 triệu USD, tăng hơn 50% so với năm 2012 và tăng 82,5% so với kế hoạch đề ra. Đây là kết quả bất ngờ vì năm 2012, Stapimex không nằm trong top 5 công ty xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam.

Về cơ cấu thị trường, ông Trần Văn Phẩm, Tổng giám đốc Stapimex, cho biết, Mỹ và Nhật Bản vẫn là hai thị trường trọng yếu của Stapimex. Cụ thể, Mỹ đang nắm 40% thị phần xuất khẩu của Stapimex còn Nhật Bản, Canada chiếm khoảng 30%. Tiếp theo là các thị trường EU, Hàn Quốc...

Song, ông Phẩm xác nhận, cơ cấu thị trường xuất khẩu này của Stapimex không thay đổi nhiều so với các năm trước. Tương tự, sản lượng xuất khẩu của Stapimex trong năm qua cũng không có sự đột biến, chỉ tăng khoảng 15%. Nhưng nhờ mức giá xuất khẩu tôm tăng 30% mà kim ngạch xuất khẩu của Stapimex đã tăng mạnh.

Ngoài ra, theo ông Phẩm, yếu tố giúp tăng kim ngạch xuất khẩu tôm trong năm 2013 còn do nhiều DN đã thay đổi trong cách nuôi tôm. Ước tính, kích cỡ con tôm đã tăng được 10% so với kích cỡ tôm nuôi trước đó.

Trong năm 2014, ông Trần Văn Phẩm hy vọng Công ty sẽ đạt được chuỗi hệ thống tốt đều, nuôi được nhiều tôm hơn, gia tăng lợi thế cạnh tranh. Dự kiến Stapimex sẽ có kim ngạch xuất khẩu tăng 10 - 15% so với năm 2013. Kế hoạch này còn phải đợi cổ đông thông qua nhưng nhìn trên tổng thể các điều kiện nội - ngoại lực, Stapimex có cơ sở để tin tưởng vào con tôm trong năm 2014 sẽ tiếp tục thuận lợi.

Hiện, thị trường Nhật cũng đang được nhiều DN thủy sản hướng đến, thế nhưng, chia sẻ từ người trong cuộc lại cho rằng, “dù Nhật Bản là thị trường quan trọng thứ 2 của Stapimex và Nhật Bản đang nới lỏng hơn các quy định trong nhập khẩu tôm từ Việt Nam nhưng không còn là thị trường hấp dẫn cho Stapimex nói riêng và các DN tôm nói chung. Bởi vì, người Nhật có xu hướng hạn chế những thực phẩm giàu đạm như con tôm để giữ gìn sức khỏe. Cơ cấu dân số nghiêng về cao tuổi cộng với chính sách mở rộng đầu tư ra nước ngoài của Nhật đã khiến số người trẻ ở lại trên nước Nhật càng ít, nên cơ hội để con tôm Việt Nam phát triển rõ ràng không cao”, ông Phẩm nói.

Ông Phẩm đánh giá trong 2 - 3 năm tới, Mỹ, Canada và Hàn Quốc là 3 thị trường nhắm đến của Stapimex và sẽ là những thị trường hấp dẫn của con tôm Việt Nam. Trong khi đó, đối với Hùng Vương (có mặt trên 60 thị trường trên thế giới) thì EU, Mỹ vẫn là hai thị trường trong điểm với tỷ lệ lần lượt là 40% và 20%. Ngoài ra, Mexico (12%), Nga (10%), Úc và một số thị trường (8%)...

Cơ hội mở rộng xuất khẩu cho Vĩnh Hoàn, Hùng Vương còn có thể đến từ cơ hội mới như TPP, FTA với EU... Nhưng xuất khẩu cá tra thường cho tỷ suất lợi nhuận không cao.

Một chuyên gia trong ngành nhận định, cá tra nói riêng và cá da trơn của Việt Nam nói chung đã cạnh tranh trực tiếp với cá da trơn ở Mỹ. Vì thế, từ năm 2008, ngành cá tra Việt Nam luôn gặp khó ở thị trường này và thường xuyên phải đối diện với các rào cản, rủi ro từ những luật lệ, chính sách mới được ban hành để bảo vệ thị trường nội địa Mỹ.

Đây cũng là lý do mà Vĩnh Hoàn vẫn duy trì vị thế trong ngành cá tra nhưng xu hướng phát triển là tìm cách gia tăng thêm lợi nhuận từ kinh doanh phế phẩm, sản xuất gạo và collagen.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt hơn 6,72 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2012. Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là những bạn hàng lớn nhất của ngành. Tuy nhiên, chỉ có thị trường Trung Quốc, Mỹ là có tốc độ tăng trưởng mạnh, hơn 25%.

Thống kê cho thấy, gần 73% giá trị xuất khẩu thuộc về 100 doanh nghiệp thủy sản. Trong đó, dẫn đầu vẫn là Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MCK: MPC) với tỷ lệ 5,97%, nếu tính luôn cả Minh Phú - Hậu Giang, một công ty con của MPC, kim ngạch xuất khẩu của MPC chiếm 7,84% tổng giá trị xuất khẩu của ngành, tương đương gần 540 triệu USD. Tiếp sau MPC là Công ty CP Vĩnh Hoàn (MCK: VHC), với giá trị xuất khẩu năm 2013 đạt 166,3 triệu USD, chiếm tỷ lệ 2,41%. Đây có thể xem là DN xuất khẩu cá tra, cá ba sa lớn nhất Việt Nam. 

Nguồn: finandlife|DNSG,Xuân Hòa, Đỗ Phương

Tags: , , ,

Economics

Dự đoán kỳ Review và Rebalancing ETFs đợt 1 năm 2014

by finandlife06/03/2014 09:09

Với dữ liệu giá đóng cửa, khối lượng cổ phiếu đang lưu hành, %room nước ngoài còn lại, %free float tại ngày 28/2/2014 (ngày chốt dữ liệu sàng lọc của 2 quỹ ETF VNM và FTSE), quá trình sàng lọc của chúng tôi cho kết quả như sau:

1.   Quỹ Market Vector Vietnam ETFs (VNM):

v  Mã vi phạm điều kiện dẫn đến khả năng bị loại: HPG (room nước ngoài còn lại 3.5% thấp hơn mức yêu cầu 5%)

v  Mã có khả năng thêm vào: không có. (PVT không đủ thanh khoản kì 31/5 à 30/8/2013, CSM không đủ vốn hoá, MSN, IJC không đủ thanh khoản 2 kì liền trước).

Danh mục hiện tại của chỉ số gồm 25 mã (16 mã nội và 9 mã ngoại). Do không có mã nội nào đủ điều kiện thêm vào đợt này nên có thể quỹ sẽ không loại HPG trong trường hợp không tìm được mã ngoại thay thế (kì trước HPG cũng có %room nước ngoài còn lại < 5% nhưng không bị loại). Vì vậy chúng tôi đưa ra 2 kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất là:

v  Không thêm không loại mã nào.

v  Loại HPG, thêm mã ngoại.

Khối lượng mua bán, tái cân bằng danh mục dự kiến(*)

*Lưu ý: Theo nguyên tắc (Rule) của Quỹ, ngày chốt dữ liệu (giá, %room nước ngoài, %free float…) để tái cân bằng danh mục kì này là ngày 05/03/2014. Bảng tính toán dự kiến trên của chúng tôi đang sử dụng dữ liệu ngày 03/03/2014.

2. Quỹ FTSE Vietnam Index:

v  Mã vi phạm điều kiện dẫn đến khả năng bị loại: SBT (Giá trị giao dịch trung bình 3 tháng thấp hơn 20% Giá trị giao dịch trung bình 3 tháng của rổ chỉ số FTSE Vietnam Index)

v  Mã có khả năng thêm vào: EIB. (Đủ tiêu chí thanh khoản, %room nước ngoài còn lại >2%, tuy nhiên EIB chưa từng được đưa vào FTSE Vietnam Index lẫn FTSE Vietnam All-share Index nên chúng tôi chưa chắc chắn về tỷ lệ invest weight của EIB. Do đó chúng tôi cũng chưa chắc chắn về khả năng được thêm vào của EIB trong kì này).

(IJC mặc dù đạt tiêu chí thanh khoản, %room, %free float nhưng không đạt tiêu chí vốn hoá tự do lưu hành > 1% vốn hoá tự do lưu hành của rổ chỉ số FTSE Vietnam Index nên chúng tôi cho rằng IJC chưa được thêm vào danh mục kì này).

Chúng tôi đưa ra 2 kịch bản có khả năng xảy ra cao là:

v  Loại SBT

v  Loại SBT, thêm EIB

Khối lượng mua bán, tái cân bằng danh mục dự kiến(*)

                         

*Dữ liệu chốt tại ngày 26/02/2014

Theo chúng tôi, việc tái cân bằng danh mục lần này của 2 quỹ ETFs sẽ có tác động không tốt đến thị trường. Hiện tại, %premium của quỹ VNM chỉ còn lại 1.14%, khả năng duy trì lượng chứng chỉ quỹ phát hành thêm mỗi phiên 100,000 đơn vị là không cao trong kì review này. Thêm vào đó, hiện tại trong danh mục quỹ VNM, các mã nội đang chiếm tỷ trọng 72.84% tổng danh mục. Trong kì tái cân bằng danh mục sắp tới, quỹ sẽ phải đưa tỷ lệ này về 70% do đó chúng tôi cho rằng xu hướng chủ đạo của quỹ trong kì tái cân bằng này là bán ròng cổ phiếu Việt Nam (giá trị bán ròng có thể lên tới 282 tỷ đồng nếu quỹ không phát hành thêm trong kì).

Quỹ FTSE mặc dù không gặp phải tình trạng như VNM, tuy nhiên với diễn biến những phiên giao dịch gần đây chúng tôi cho rằng khả năng quỹ huy động được thêm nhiều tiền trong kì tái cơ cấu danh mục này là không cao.

Chuyên viên phân tích: Phan Minh Đức và Nguyễn Ngọc Thành

 

Nguồn: finandlife|VFS Research

Tags:

Economics | StockAdvisory

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu