Tại sao official PMI và HSBC PMI của Trung Quốc lại trái ngược nhau trong tháng 7?

by finandlife02/08/2013 08:35

Một điểm vô cùng thú vị cho những ai theo dõi chỉ số vĩ mô, đặc biệt là PMI là sáng ngày 01/08/2013 official PMI của Trung Quốc đã leo lên mức 50.3 vượt kỳ vọng, trong khi đó, chỉ vài ngày trước, số liệu PMI do HSBC khảo sát lại giảm xuống mốc 47.7, thấp hơn mức kỳ vọng.

Điều này có nghĩa là 2 tổ chức đã có những cách thức mô tả khác nhau cho cùng một bức tranh sản xuất của Trung Quốc.

Tại sao lại có điều này?

Lu - một đại diện của ngân hàng Bank of America cho rằng sự không đồng nhất này đến từ yếu tố thời vụ (thời điểm chốt sổ) và mẫu khảo sát không giống nhau.

Thứ 1, việc suy giảm của HSBC PMI là vì chỉ báo này được tổng hợp dựa trên số liệu vào giữa tháng 7, lúc đó những lo ngại về thị trường liên ngân hàng và những lo ngại về cú “hạ cánh cứng” của Chính phủ mới (Li Keqiang Economics) đang bao trùm lên cả nền kinh tế. Trong khi đó, số liệu official PMI lại được Tổng Cục Thống Kê Trung Quốc tổng hợp dữ liệu vào cuối tháng 7, mà vào thời điểm đó, Chính phủ mới lại đưa ra những thông điệp nới lỏng và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng để cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng 7.5%. Do vậy mà official PMI công bố tích cực hơn so với HSBC PMI.

Thứ 2, HSBC PMI có mẫu đại diện chủ yếu bởi những nhà xuất khẩu nhỏ - những tổ chức bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá nhân dân tệ, tăng lương và sụt giảm nhu cầu toàn cầu. Trong khi đó, official PMI lại có mẫu đại diện chủ yếu bởi những doanh nghiệp nội địa lớn. Do vậy, việc thay đổi lòng tin chắc chắn sẽ hỗ trợ cho official PMI.

Vậy nhà đầu tư nên chú ý hơn đến số liệu PMI nào? Lu viết rằng, chúng ta nên tập trung hơn con số official PMI vì mẫu khảo sát của HSBC tập trung quá nhiều vào những nhà xuất khẩu, trong khi đó “xuất khẩu chỉ chiếm 10% GDP hiện tại của TQ”.

 

Nguồn: finandlife|businessinsider

Tags:

Economics

Tại sao Philippines nóng nhất khu vực mới nổi?

by finandlife01/08/2013 09:37

Trong nhiều năm liền, Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc nổi lên như những niềm kiêu hãnh của thị trường trường mới nổi Thế giới. Nhưng hiện nay tình hình đã đổi khác.

Trung Quốc đang lo ngại với việc hạ cánh không suôn sẻ. Ấn Độ lại đang đối mặt với mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua và đồng Rupee yếu. Brazil cũng đối mặt với tăng trưởng chậm trở lại và sự bất mãn trong nước tăng lên. Nga cũng tăng trưởng mờ nhạt, thị trường không còn tích cực.

Bây giờ đây, Philippines đang gây chú ý như một thị trường mới nổi hấp dẫn tiếp theo.

Xem 3 biểu đồ sau, chúng ta sẽ hình dung tại sao Philippines lại được đề cao.

Hồ sơ nhân khẩu tốt (dân số vàng) sẽ bắt đầu đối với Philippines trong 1 vài năm tới. Đây là tình trạng mà tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi xuống dưới 30% và dân số trên 65 tuổi thấp hơn 15%.

Nhìn vào biểu đồ ta sẽ thấy, Việt Nam cũng đang trong giai đoạn hồ sơ nhân khẩu mạnh.

Dự báo GDP của Philippines đã liên tục được tăng lên.

Đây là sự thay đổi trong dự báo GDP của năm 2013 so với thời điểm đầu năm 2013.

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy Philippines được tăng dự báo tăng trưởng tốt nhất (0.75% so với đầu năm), trong khi đó, Hàn Quốc lại bị giảm dự báo tăng trưởng nhiều nhất (-0.9%).

Điều này cho thấy Philippines được đánh giá ngày càng tích cực, nền kinh tế ngày càng cải thiện so với đầu năm 2013.

Cuối cùng, chúng ta có thể nhận thấy sự phân kỳ giữa Philippines và Trung Quốc trong quỹ đạo tăng trưởng. Trong lúc, Trung Quốc ngày càng giảm tốc trong tốc độ tăng trưởng thì Philippines lại cải thiện khá tốt.

Where is my Vietnam position L ? 

Nguồn: finandlife|businessinsider

Tags:

Economics

PMI Overview

by finandlife31/07/2013 11:11

PMI và cách xây dựng

PMI – Purchasing Managers Index – là chỉ số tóm tắt kết quả một cuộc khảo sát doanh nghiệp hàng tháng. Các nhà quản trị mua hàng sẽ phải lựa chọn một trong ba phương án: tốt hơn, không đổi, kém hơn cho danh sách những câu hỏi được thiết kế với nội dung liên quan đến đơn đặt hàng mới, sản lượng sản xuất, việc làm, lượng hàng tồn kho… Chỉ số này là tổng của số phần trăm các câu trả lời tốt cộng một nửa số phần trăm câu trả lời không đổi. Như vậy, nếu chỉ số bằng 50 điểm thì hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến câu hỏi đó không đổi so với tháng trước, trên 50 là tốt hơn, còn dưới 50 là tệ đi.

Ví dụ: Tháng vừa rồi kết quả survey là:

        50% tốt; 30% không đổi; 20% kém hơn  PMI = 50+1/2 *30=65

        30% tốt; 40% không đổi; 30% kém hơn  PMI = 30+1/2 *40=50

        30% tốt; 30% không đổi; 40% kém hơn  PMI = 30+1/2 *30=45

PMI là một chỉ số tổng hợp dựa vào năm trong số các chỉ số riêng biệt (sub-index) với những trọng số sau:

Ý nghĩa của chỉ số PMI

PMI là chỉ số rất được quan tâm trên thế giới cung cấp những chỉ báo sớm về sự thay đổi của thị trường cho các nhà kinh tế, những người tham gia thị trường tài chính và các tổ chức như ngân hàng, chính phủ…

Chỉ số PMI được xây dựng trên 4 lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, xây dựng và tổng hợp (chủ yếu là sản xuất và dịch vụ). Chỉ số này luôn cập nhật về tình hình kinh doanh hiện tại mang tính dự báo cao và đi trước các chỉ số khác như Chỉ số sản xuất công nghiệp (IP) và chỉ số Tổng sản phẩm trong nước (GDP). Nó có thể giúp quản lý chuỗi cung ứng, đánh giá xu hướng về giá và sử dụng tần suất giao hàng của nhà cung cấp để dự đoán thị trường của người mua và người bán. Đặc biệt PMI có thể được sử dụng để dự đoán các chỉ số khác như GDP, lãi suất, tỷ giá hay lạm phát…

Hiện tại, chỉ số PMI của Mỹ được xếp ngang hàng với các chỉ số như doanh số bán lẻ (Retail Sales), doanh số mua nhà mới (New Home Sales) hay niềm tin tiêu dùng (Michigan Consumer Confident Index)… về mức độ quan trọng và ảnh hưởng vào giá chứng khoán cũng như các hoạt động tài chính khác. PMI của các nước phát triển khác cũng vậy, luôn được giới tài chính và các nhà hoạch định chính sách theo dõi sát sao, là một dữ kiện đầu vào quan trọng cho các quyết định của họ. Thời gian gần đây, chỉ số PMI của các nước BRIC, đặc biệt Trung Quốc, càng ngày càng có ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ và nguyên liệu thô quốc tế.

Nguồn số liệu và lịch công bố PMI

Hầu như toàn bộ các PMI phát triển sau này đều do Markit Economics quản lý và giữ bản quyền. Công ty này phối hợp với một số tổ chức lớn khảo sát và chuyển hóa chỉ số PMI của các nước cho hai khu vực kinh tế quan trọng là công nghiệp sản xuất và dịch vụ. Ở những nước phát triển, chỉ số PMI cho một tháng được công bố tạm thời vào tuần cuối cùng trong tháng, gọi là peep PMI. Sau khi Markit thu thập đủ số liệu và có những hiệu chỉnh cần thiết, chỉ số PMI cuối cùng sẽ được công bố vào đầu tháng sau trên website:  http://www.markiteconomics.com

Các cuộc điều tra chỉ số PMI đã được thực hiện tại 32 quốc gia và cả cho các khu vực chủ chốt kể cả khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Một đối tác lớn của Markit là ngân hàng HSBC, trong thời gian gần đây đã tiến hành khảo sát và xây dựng PMI cho nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Chỉ số PMI ở Việt Nam:

Hiện tại, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của Việt Nam chỉ được xây dựng cho khu vực công nghiệp sản xuất và chỉ được công bố một lần (final PMI). Chỉ số này được thu thập từ tháng 4/2011 và chính thức ra mắt ngày 8/5/2012 trên dữ liệu thu thập hàng tháng từ 429 nhà quản trị mua hàng của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Mẫu tham gia khảo sát được chọn theo khu vực địa lý và theo Tiêu chuẩn Phân Ngành (SIC) dựa trên sự đóng góp của ngành vào GDP.

Việc khảo sát được thực hiện đều đặn mỗi tháng, bản câu hỏi được đưa ra vào giữa tháng và công bố chỉ số vào ngày đầu tiên của tháng sau.

Số liệu PMI Việt Nam và một số vùng, lãnh thổ:

Bài liên quan: Tại sao PMI lại được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm?

Nguồn: finandlife 

Tags:

Economics

Làm giá trên thị trường nông sản

by finandlife22/07/2013 16:45

Xem chương trình “kinh tế cuối tuần” (21/07/2013), biên tập viên của chương trình lấy ví dụ để mọi người cùng hiểu, đó là “làm giá trên thị trường chứng khoán Trung Quốc”.

Việc làm giá quả thực tồn tại trên thị trường chứng khoán, không chỉ có Trung Quốc mà còn ở hầu hết các thị trường chứng khoán khác. Thủ thuật khá đơn giản, trước tiên họ sẽ từng bước kiểm soát lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường (đối tượng những cổ phiếu được làm giá thông thường là những cổ phiếu “lạ”, ít người biết, có những điểm khuất “lạ” như “miếng đất ngon”, “dự án vẽ đẹp”…) sau đó, thông qua nhiều tài khoản khác nhau họ tiến hành “mua, bán” cổ phiếu đó nhằm mục đích tạo thanh khoản và đẩy giá cổ phiếu đó tăng lên. Bên cạnh đó, họ sẽ lên kế hoạch quảng bá hình ảnh cổ phiếu bằng cách quản cáo trên phương tiện thông tin đại chúng, mua chuộc những nhà phân tích uy tín nói tốt về cổ phiếu và khuyên nhà đầu tư mua vào. Đến khi số lượng nhà đầu tư bên ngoài tham gia cuộc chơi đủ lớn, “người lái tàu” sẽ âm thầm bán ra cổ phiếu họ đã thu gom trước đây và chốt lãi. Khi cổ phiếu mất người lái tàu, ắt hẳn sẽ loạn, và rồi “đâu lại về đó”, giá cổ phiếu giảm về “cái máng lợn năm nao”.

Trên thị trường nông sản, muốn làm giá thì cũng phải tuân theo những nguyên lý chung này. Lý do tại sao mà những sản phẩm dị biệt (Đỉa, dừa non, rễ cây sim, móng bò, bắp non, lá điều khô, thân cây sắn…) lại là đối tượng hay được sử dụng là vậy. Thủ đoạn cũng khá tương tự, từ bơm thổi, lôi kéo cầu, kích thích lòng tham…

Trước đây, rất nhiều người cho rằng “thương nhân Trung Quốc” là đối tượng chủ yếu tạo ra những cơn sốt, nhưng khi phóng viên VTV điều tra thông qua số liệu thì thật bất ngờ! Chỉ có một lượng rất nhỏ những hàng hóa dị biệt được xuất thông qua thống kê tất cả các cảng của Việt Nam gồm: ngô non, râu ngô, rễ cây sim… khá nhiều hàng hóa không đi ra khỏi biên giới. Như vậy, có 2 khả năng xảy ra ở đây (1) thương nhân TQ cố tình tạo ra cơn sốt ảo để làm nông dân “khai thác tận diệt” để hưởng lợi trên một tác động nào khác, mà không trực tiếp thu lợi từ động thái làm giá (2) thương nhân trong nước lợi dụng “danh tiếng” Trung Quốc để thu mua và làm giá nội địa để thu lợi.

Đối với cơ chế thứ 1, chúng ta khó có đủ bằng chứng và thông tin để xác định, rất nhiều trường hợp cần phải chờ thời gian mới trả lời được. Riêng đối với trường hợp thứ 2 thì tương đối dễ nhìn ra, thương nhân Việt Nam sử dụng đòn cân nợ lớn để làm giá, họ đánh liều với thương vụ này, ta ví dụ, họ chấp nhận mua đỉa với giá 300k/kg, sau đó dần nâng lên 1tr/kg. Tại mức giá, 1tr/kg, họ sẽ bán ngược lại những người thu mua. Chi phí họ bỏ ra để bán trot loạt 10 tấn đỉa là 500k/kg, vậy là họ có thể có lãi 300-500k/kg rồi. Điều này có nghĩa là họ đã bỏ túi từ 3 đến 5 tỷ, trong vài tháng.

Nhưng một điểm khó hiểu ở đây là “sức cầu” của những mặt hàng này đâu đủ cao đến mức “những người làm giá” kỳ vọng thoát hàng, vậy làm sao để làm giá thành công?

Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sau…

 

Nguồn: finandlife 

Tags:

Economics | Psychology

Tầng lớp thu nhập trung bình ngày càng dịch chuyển lên quý tộc

by finandlife22/07/2013 13:37

Đây là biểu đồ ở nước Mỹ.

Xem bài gốc ở đây.

Bài liên quan:

Kinh nghiệm vượt thu nhập trung bình

Lên thu nhập trung bình|Hãy thoát nghèo cho nông dân

Còn Việt Nam ra sao thì vẫn chưa tìm ra nguồn J 

Nguồn: finandlife|aei-ideas.org

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu