Buffet - Người kiếm tiền vĩ đại nhất thế giới (BBC)

by finandlife15/08/2013 08:31

Tags:

Economics

Đọc giúp bạn| Thâm hụt ngân sách – Do đâu?

by finandlife12/08/2013 09:14

Bài viết của Nguyễn Việt Phong trên TBKTSG ngày 08/08/2013 cho chúng ta thấy rõ căn nguyên của thâm hụt ngân sách – một nhân tố được nhắc đi nhắc lại liên tục như một căn bệnh của Nhà nước trong thời gian qua.

Theo đó, nguồn thu đóng góp chủ yếu vào ngân sách có sự dịch chuyển từ thu dầu thô và xuất nhập khẩu sang thu nội địa, đến 2013, nguồn thu nội địa chiếm đến gần 70% cơ cấu nguồn thu. Trong khi đó, cơ cấu chi ngân sách lại dịch chuyển theo hướng chi thường xuyên nhiều hơn so với chi đầu tư phát triển.

 

 

§     Thu nội địa gồm: thu doanh nghiệp, thuế, phí, lệ phí, nhà đất…

§     Chi thường xuyên gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước

§     Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

§     Nhóm chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế;

§     Nhóm chi dự trữ là những khoản chi ngân sách nhà nước để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và quỹ dự trữ tài chính.

Một đặc điểm quan trọng khác, khi nhìn vào chi cho hoạt động trả nợ so với chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, ta thấy chi trả nợ trở thành một khoản chi rất lớn, đơn cử, năm 2013, dự toán thâm hụt ngân sách là 160 ngàn tỷ, thì trong đó, chi trả nợ đã lên đến 100 ngàn tỷ.

 

 

Trong phần kết luận, tác giả nêu quan điểm, việc chi thường xuyên ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi, trong khi đó, chi đầu tư phát triển lại chiếm tỷ trọng thấp cho thấy, sự thiếu bền vững trong mô hình tăng trưởng kinh tế. Tiếp theo đó, tác giả đề xuất “nên học hỏi cách làm của Trung Quốc hiện nay”, giảm chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển bằng cách“hạn chế tối đa những hoạt động chi cụ thể như chi xây mới trụ sở văn phòng Chính phủ”…

Nguồn: finandlife|TBKTSG

Tags:

Economics

Kỳ 1: NVDR (Non-Voting Depositary Receipt)

by finandlife09/08/2013 09:38

Chúng tôi đang nghiên cứu chi tiết về NVDR (Non-Voting Depositary Receipt). Dự kiến, chúng tôi sẽ công bố trong vài ngày tới. Trước hết tôi xin đưa thông tin Sở Giao Dịch Chứng Khoán đang dự kiến áp dụng sản phẩm NVDR lên đây, để mọi người đọc qua và có ý niệm về NVDR, tại sao lại phải nghiên cứu về NVDR. Bài viết trên ĐTCK.

----------------------------------------------------

Cổ phiếu không có quyền biểu quyết đòi hỏi doanh nghiệp phải phát hành thêm cổ phiếu. Như vậy, trong trường hợp NĐT nước ngoài mong muốn tăng sở hữu, nhưng DN không có nhu cầu huy động vốn thêm, hoặc không đủ điều kiện phát hành, phương án này sẽ bị bế tắc. Trong khi đó, NVDR lại không liên quan gì đến việc phát hành của DN. Đơn giản là, khi tỷ lệ sở hữu NĐT nước ngoài chạm mức tối đa, nếu muốn tăng sở hữu, thì họ mua NVDR của cổ phiếu đó. NĐT sở hữu NVDR được hưởng mọi quyền lợi tài chính của cổ phiếu (như cổ tức, quyền tăng vốn…), chỉ không hưởng quyền biểu quyết. NVDR sẽ do một công ty 100% vốn thuộc HOSE phát hành.

Quy trình giao dịch NVDR không hề phức tạp. Tôi lấy ví dụ, nếu NĐT giao dịch cổ phiếu đã hết room, thay vì đặt lệnh mua như bình thường, họ sẽ đánh dấu thêm một ký hiệu vào phiếu lệnh để phân biệt là lệnh mua NVDR trên cổ phiếu đó. Lệnh mua NVDR được đi vào sổ lệnh và so khớp với các lệnh mua bán cổ phiếu khác. Như thế, khi lệnh mua cổ phiếu (NVDR) được khớp lệnh, cổ phiếu sẽ được ghi danh sở hữu là công ty phát hành NVDR, đồng thời, NĐT được ghi nhận sở hữu lượng NVDR tương đương số cổ phiếu này. Việc này sẽ khiến giao dịch NĐT đơn giản, không phải phân biệt khác nhau giữa giao dịch cổ phiếu và giao dịch NVDR. Sự khác nhau duy nhất giữa quá trình mua cổ phiếu phổ thông và mua NVDR là khâu thanh toán và lưu ký mà thôi.

Tương tự đối với giao dịch bán, trong trường hợp còn room, NĐT nước ngoài có thể chuyển đổi NVDR thành cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết.

Theo kinh nghiệm của Thái Lan, số cổ phiếu hoán đổi NVDR sẽ do công ty phát hành NVDR thuộc Sở GDCK nắm giữ và có quyền biểu quyết. Quyền biểu quyết tại cuộc họp ĐHCĐ của số cổ phiếu nói trên sẽ không phân phối cho NĐT sở hữu NVDR và công ty phát hành NVDR cũng sẽ không tham dự ĐHCĐ.

PV: Nhưng việc NĐT sở hữu NVDR không tham dự ĐHCĐ liệu có thể dẫn tới tình trạng DN không tổ chức thành công cuộc họp ĐHCĐ thường niên, hoặc tỷ lệ bỏ phiếu giữa NĐT trong nước và nước ngoài bị thay đổi tương quan. Ví dụ, 10% số cổ phần chuyển đổi thành NVDR, thì tỷ lệ bỏ phiếu còn lại là 49% vốn điều lệ cho NĐT nước ngoài, 41% cho NĐT trong nước. Sở sẽ làm gì để khắc phục được nguy cơ này?

Cũng có ý kiến cho rằng, việc hủy bỏ quyền biểu quyết một lượng cổ phiếu lớn có thể dẫn tới tăng tỷ lệ bỏ phiếu của NĐT ngoại, nhưng chúng tôi cho rằng, khi hủy quyền biểu quyết thì tỷ lệ phiếu biểu quyết của các bên đều tăng lên tương ứng, không ảnh hưởng nhiều.

Trong giai đoạn đầu triển khai NVDR, chúng ta có thể lựa chọn quy định mức tối đa cho NVDR, ví dụ là 20% số cổ phần có quyền biểu quyết.

Giao dịch NVDR sẽ được công bố công khai hàng ngày trên bản tin giao dịch của Sở. Đồng thời, NĐT sở hữu đến 5% vốn cổ phần của một DN, tính cả NVDR và cổ phiếu phổ thông, sẽ phải công bố thông tin sở hữu cổ đông lớn. Khi sở hữu mức chạm ngưỡng 25% cũng sẽ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin, chào mua công khai.

Nguồn: finandlife|ĐTCK

Tags:

Economics

VAMC xử lý nợ xấu chậm...

by finandlife04/08/2013 11:50

Đã gần 1 tháng trôi qua từ lúc VAMC chính thức vận hành, nhưng tình hình xử lý nợ xấu có vẻ không được nhanh và khả quan cho lắm. Theo tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, năm 2013 chỉ có thể xử lý 20 ngàn đến 30 ngàn tỷ đồng nợ xấu, tương đương 1/3 mục tiêu đề ra.

VAMC mua nợ theo 2 cách:

Cách 1: VAMC mua đúng bằng giá trị sổ sách của khoản nợ, tức là khoản nợ 100 tỷ, được trích lập dự phòng 10 tỷ thì VAMC sẽ mua khoản nợ đó với giá 90 tỷ đồng. Đối với cách mua này, VAMC không phải bỏ tiền ra, 90 tỷ kia được VAMC trả bằng trái phiếu, ngân hàng sau khi nhận được trái phiếu sẽ đem đến ngân hàng nhà nước tái chiết khấu, tức là ngân hàng nhà nước sẽ cho ngân hàng thương mại vay không lấy lãi, thời hạn của trái phiếu là 5 năm, mỗi năm ngân hàng phải trả 20% giá trị trái phiếu cho NHNN, như vậy, sau 5 năm NHTM đã hoàn thành xong nghĩa vụ nợ với NHNN.

Cách 2: VAMC sẽ mua nợ xấu theo giá trị thực tế. Với cách này, VAMC phải bỏ tiền ra để mua, và tất nhiên, VAMC phải thực hiện định giá, xác định giá trị tài sản thực tế hiện nay.

Một trong những nguyên nhân làm cho tiến độ xử lý nợ không nhanh như dự kiến là quy định khá chặt của VAMC như chỉ mua nợ xấu từ 3% trở lên, 60% bảo đảm bằng bất động sản, người đi vay có khả năng phục hồi… 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics

Mắc kẹt trong "chiếc áo trung lưu"

by finandlife03/08/2013 08:55

Một bài viết rất hay trên báo doanhnhansaigon. Lưu ở đây để bổ sung cho series “middle income trap”.

----------------------------------------------------------------

Gần trung tâm thành phố có cái quán cà phê, giá cả tầm 80 ngàn đồng cho một người giải quyết bữa sáng, bao gồm một phần thức ăn và một ly cà phê hay nước trái cây.

 

Là cà phê sân vườn, nhà rường, cây cối xanh mượt, nhân viên mặc đồng phục áo bà ba. Quán đông khách bởi cái thế đắc địa vừa nói. Và nhìn vào quán ấy, nhìn lượng người vào ra mấy năm nay thì có thể đo được "sức khỏe" của nền kinh tế, hay nói cụ thể hơn là đo túi tiền của giới trung lưu, tầng lớp được các nhà nghiên cứu vinh danh là "xương sống" của xã hội, và họ luôn hoan hỷ, chân thành vì được đóng thuế, đồng nghĩa với họ có thu nhập và đời sống ổn định.

Thời gian gần đây, khách cũ đến nơi này đã giảm nhiều, thay thế bằng dân du lịch. Trong số "khách ruột" của quán, có cô tâm sự, chi phí sinh hoạt bây giờ tăng khủng khiếp quá, đến đi cà phê, ăn sáng cũng phải cân nhắc cho vừa túi tiền. Vừa nói cô ấy vừa lấy ra khỏi túi chiếc Samsung Galaxy S4 trắng sáng đang réo chuông.

Hóa ra tầng lớp trung lưu lại là tầng lớp "nóng lạnh, hắt hơi sổ mũi" nhanh nhất với nhiệt độ của nền kinh tế. Đang đi làm, thu nhập ổn định, đóng thuế ngon lành, bỗng dần dần thấy mình đang sống trong cơn ác mộng của túi tiền ngày càng eo hẹp, mà nhu cầu thì phình lên, chẳng khác nào bong bóng.

Tiền giảm xuống, chẳng phải vì lương ít đi, mà do giá cả tăng vụt, và cũng vì như bao năm trước họ vẫn ngụp lặn trong lối sống thoải mái của người có thu nhập ổn định. Một người trong hoàn cảnh này dí dỏm pha trò về cảnh ngộ của mình là "mắc kẹt trong chiếc áo trung lưu".

Anh ta nợ ngập đầu dù vẫn xài đủ bộ, gồm: laptop "trái táo cắn dở", iPad và iPhone 5. Không xài vậy ra cà phê ngồi làm việc kỳ lắm. Mà những sản phẩm ấy tuyệt vời vậy thì sao không ham được.

Anh ấy còn kể, mỗi tối phải đi ngủ với những nỗi lo: Nào con đã lớn, muốn đi du học, không đi được 4 - 5 năm thì cũng phải vào đại học liên kết quốc tế, cho con ra nước ngoài 1 - 2 năm cho yên tâm; nào vừa rồi đi công tác Hà Nội, gặp bạn bè ai cũng hỏi anh đã mua ô tô chưa, làm anh thấy "nhột nhạt" quá!

Anh đành tính toán tài chính cho kế hoạch mua một chiếc ô tô "second-hand" giá tầm 400 triệu đồng vậy. Dù sao thì cả gia đình vẫn ao ước có chiếc xe hơi lâu rồi. Có ai đó nhắc về giá xăng vừa tăng, phí đường bộ dành cho ô tô cũng bắt đầu thu, anh giật mình rồi chặc lưỡi: "Chả lẽ mua con trâu rồi còn so đo chuyện cho nó ăn cỏ”!

Trong muôn vàn khó khăn của thời kinh tế suy thoái, "chiếc áo trung lưu" làm nhiều người ngạt thở vì bị mắc kẹt trong thói quen tiêu xài, sĩ diện. Những chuyến du lịch thường niên bị đình lại làm cho cuộc sống tinh thần trong gia đình như bị khủng hoảng.

Điện thoại, tivi, tủ lạnh thông minh và muôn vàn đồ chơi công nghệ đời mới hơn, tính năng vượt trội hơn như dòng thác bủa vây túi tiền và nhu cầu liên tục đổi mới của từng thành viên khiến các gia đình lao đao vì kế hoạch cắt giảm chi tiêu luôn đổ bể. Thời suy thoái kinh tế, tầng lớp trung lưu gặp khó khăn?

Đã có các chương trình khuyến mãi, trả góp hỗ trợ các bạn. Các nhà sản xuất nói thế! Nhiều gia đình trung lưu nhìn các quảng cáo về ưu đãi của thẻ tín dụng, mua sắm trả góp tại các siêu thị điện máy như nhìn... nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro làm họ phá sản vì thói quen tiêu xài, mua sắm vượt quá khả năng.

Một người lên Facebook than thở: "Vừa mới sắm một chiếc tivi LED 42inch mất 14 triệu đồng, giờ thấy choáng người vì tiếc khi một hãng điện tử tiếp tục tung ra tivi có kết nối Wi-Fi. Làm sao chống cự đây khi nhà sản xuất hiểu rõ người tiêu dùng đến tận răng như thế?".

Không như ở phương Tây, nơi các lớp học tư vấn tiêu dùng thông minh mở liên tục mỗi khi nền kinh tế biến động, hoặc các chính sách mới của chính phủ có ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận dân chúng.

Chuyên gia thu bộn tiền vì người học rất đông, họ cần không chỉ những lời khuyên, mà là cả một quy trình chặt chẽ để điều tiết cuộc sống vốn muôn vàn phức tạp. Trong bối cảnh khó khăn vì lạm phát kéo dài, dĩ nhiên người lao động thu nhập thấp là tầng lớp đang phải đối mặt nhiều nhất với đời sống bấp bênh.

Nhưng ngay tầng lớp trung lưu cũng đang chịu rất nhiều áp lực khi chất lượng sống bị suy giảm rõ rệt, thu nhập không tương xứng với sức lao động, thói quen tiêu dùng phải thay đổi cũng là một áp lực lớn về tinh thần. Những người thông minh, thức thời phải tự cứu mình, khôn ngoan nhanh chóng cởi bỏ chiếc áo sĩ diện "trung lưu" để có lối sống thông minh, tinh thần thoải mái mà đối diện với thời cuộc thay đổi.

----------------------------------------------------------------

Bài 1: Kinh nghiệm vượt thu nhập trung bình

Bài 2: Lên thu nhập trung bình “Hãy thoát nghèo cho nông dân”

Bài 3: Tầng lớp thu nhập trung bình ngày càng dịch chuyển lên quý tộc

Nguồn: Hồng Bích|Doanhnhansaigon

Tags:

Economics | Psychology

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu