ETFs là một câu chuyện rất cũ, thế nhưng không mấy người hiểu thật rõ về cơ chế hoạt động, cũng như những rules của loại quỹ này.
Việt Nam có 2 ETFs, và với rất nhiều người, tên tuổi của 2 quỹ này không còn xa lạ, FTSE (1/2008) do Deutsche Bank Platinum Advisors quản lý, Deutsche Bank AG quản lý tiền và VNM ETF (8/2009) do Van Eck Global quản lý. 2 quỹ này có một số khác biệt cần phải lưu ý. Trong khi VNM ETF hoạt động theo phương pháp replication thì FTSE lại hoạt động theo phương pháp synthetic, theo đó, VNM ETF vừa là tổ chức tạo ra chỉ số và vừa vận hành chỉ số, mua bán chứng khoán để track theo chỉ số đó, còn FTSE lại do DB Platinum Advisors tạo chỉ số, còn DB AG mua bán chứng khoán, quản lý tiền. Chính vì phương pháp hoạt động khác nhau này mà mục tiêu chính của VNM ETF là 100% track theo Index đã được tạo ra, do vậy, tại mỗi kỳ review họ thường mua và bán 1 khối lượng lớn ATC mà không quan tâm nhiều đến việc mua giá thấp trong phiên, trong khi dó FTSE lại mua bán chậm rãi, không đẩy hoặc đạp giá mạnh như VNM ETF. Ngoài ra, VNM có mức phí quản lý cao hơn 1 chút so với FTSE (0.86% so với 0.85%) nhưng VNM lại không thu phí front/end load, mức phí này rất cao, FTSE thu tới 3% (min 20kUSD), do vậy FTSE là cuộc chơi chủ yếu của những ông lớn, VNM thì đa dạng đối tượng hơn.
Đó là lý giải tại sao mỗi lần VNM review đều tạo ra những đợt mua bán như “phá mả” mà FTSE lại không thế. Nói thẳng ra thì nhà đầu tư Việt Nam thích VNM hơn FTSE, vì nếu bắt bài được VNM, họ chỉ việc chờ để hưởng lợi nhờ cách đẩy hoặc đạp giá của VNM. Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện của nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam, một cơ chế khác nữa cũng hết sức quan trọng là chỉ báo premium/discount giữa NAV và Price của các ETFs. Nếu premium, các nhà đầu tư sẽ nộp tiền vào quỹ để nhờ quỹ mua mô phỏng theo tỷ trọng các chứng chỉ quỹ trên thị trường, sau đó đem chứng chỉ đó ra thị trường thứ cấp bán, thế là họ đã arbitrage thành công, kiếm được 1 margin lợi nhuận nhất định. Ngược lại, nếu discount, các nhà đầu tư sẽ mua chứng chỉ quỹ trên thị trường, đem chứng chỉ này tới các quỹ để đổi thành NAV, như vậy họ cũng arbitrage thành công, kiếm được 1 margin lợi nhuận khác. Chính 2 loại động thái này, sẽ giúp cho NAV và Price của chứng chỉ ETF theo sát nhau. Đối với những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, việc theo dõi chỉ số premium/discount của các ETFs cũng khá quan trọng, vì nó chó phép nhà đầu tư trong nước dự đoán được động thái bán ra/mua vào của các nhà đầu tư ngoại quốc vào ETFs, và từ đó tác động đến động thái bán ra/mua vào của các nhà quản lý tiền cho các quỹ này ở Việt Nam.
Việc review của các ETFs theo những rules tương đối rõ ràng, và chính việc này sẽ giúp cho các nhà phân tích thành lập những models có thể phán đoán phần nào động thái của ETFs, nhưng việc này liệu có còn hấp dẫn?
Rõ ràng, một công thức nào đó được quá nhiều người biết và vận dụng sẽ mất đi tính mới và hấp dẫn của mô hình, hiện nay, các diễn đàn tài chính nào cũng có người theo dõi và cập nhật động thái của ETFs, do vậy cơ hội kiếm tiền từ việc theo dõi này sẽ khó khăn hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể kiếm được. Mọi người cùng nhau test điều này nhé, thử mua vào ITA tham chiếu trong phiên hôm nay, và trong 2 tuần tới, nếu đạt lợi nhuận kỳ vọng thì sell ra. Nếu kết quả cuối cùng là sự nghèo nàn của return thì rõ ràng là khó kiếm tiền rồi, nhưng nếu vẫn có 1 tỷ suất sinh lời cao thì minh chứng cho việc vẫn còn kiếm được tiền nhé! Nào, chúng ta cùng test J
Lịch Review FTSE ETF
Ngày công bố: Ngày Thứ Sáu đầu tiên của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)
Ngày thực hiện: Ngày Thứ Sáu thứ ba của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)
Ngày có hiệu lực: Ngày Thứ Hai của tuần tiếp theo Ngày thực hiện
Lịch Review VNM ETF
Ngày công bố: Ngày Thứ Sáu thứ hai của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)
Ngày thực hiện: Ngày Thứ Sáu thứ ba của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)
Ngày có hiệu lực: Ngày Thứ Hai của tuần tiếp theo Ngày thực hiện
-----
Vào ftse cần khoảng 30 40ty/phien anh
Vào vaneck 1 triệu đô/phiên
Nguồn: finandlife