Chứng khoán Trung Quốc, canh bạc khát nước

by finandlife29/05/2015 09:53

“Sòng bạc” là nickname của thị trường Chứng khoán Trung Quốc. Khi sự tăng giảm, lên xuống của thị trường không nhiều liên quan đến những biến động của nền kinh tế. Trong lúc GDP của đất nước rơi xuống vùng thấp nhất, chỉ 7% trong quý 1, thì chứng khoán lại kỷ niệm 1 năm ngọt ngào, với mức tăng trưởng gấp đôi.

 

Độ điên khùng thật sự rõ nét, khi cùng một công ty được niêm yết tại 2 thị trường khác nhau đã có những bước giá hoàn toàn không giống nhau. Mức chênh lệch tại Đại Lục và HongKong đã lên đến 30%, và dường như nhà đầu tư đang mãi mê cưỡi trên những con sóng tại Trung QUốc mà quên mất hoạt động kinh doanh chênh lệch giá.

Hình dáng của con sóng năm nay có nét giống với bong bóng chứng khoán 2006, nhưng thực chất có một khác biệt lớn. Nếu như năm 2006 nhà đầu tư không được sử dụng sản phẩm margin (cho vay để kinh doanh chứng khoán), thì hiện nay, điều đó đã được cho phép. Theo một kết quả tính toán, lượng tín dụng này đã tăng gấp đôi trong 1 năm qua, hiện chiếm đến 3% GDP.

 

Không những thế, lượng tiền mới còn thể hiện rõ nét qua tài khoản mở mới. Chỉ trong quý 1/2015, số lượng tài khoản mở mới đã lên đến 8 triệu. Đặc biệt, kể từ khi giới chức trách cho phép nhà đầu tư cá nhân mở tối đa 20 tài khoản (trước đây giới hạn chỉ 1) vào tháng 4, lượng tài khoản mới đã đạt 4 triệu chỉ sau 1 tuần.

Những nhà đầu tư chứng khoán TQ như những tay cá ngựa. 90% giao dịch hàng ngày đến từ những nhà đầu tư nhỏ lẻ, và họ đang giàu lên nhanh chóng. Nếu như trước đây, chỉ dưới 20% người chơi có số dư tài khoản đạt mức 16,000USD, thì hiện tại, con số này đã đạt gần 40%. Những nhà đầu tư nhỏ đang sở hữu một phần lớn hơn trong cổ phần, đây là một trò chơi nguy hiểm.

Vậy điều gì sẽ xảy ra với kinh tế TQ khi bong bóng chứng khoản nổ? Những tác động đó không đến nỗi quá lớn, khi lượng chứng khoán có khả năng giao dịch chỉ chiếm 40% GDP, tỷ lệ này tại những quốc gia phát triển lên đến hơn 100%. Nhưng nền kinh tế khỏe mạnh cần một thị trường chứng khoán khỏe mạnh. Nó sẽ là một bước lùi cho sự phát triển TQ nếu chứng khoán sụp đổ và nhà đầu tư mất lòng tin.

 

Còn đây là hình ảnh mới của nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc.

------------------------------

China's stock market A crazy casino

CHINA'S stockmarket has often been called a casino, with share prices bearing little connection to underlying economic conditions. But while the market has strayed (bị lạc, chệch hướng) from growth trends in the past, its divergence over the past few months has reached new extremes. Economic growth in the first quarter fell to 7%, the slowest annual figure in six years, but stocks have more than doubled in value since the middle of 2014. A shift to monetary easing and fiscal stimulus—and expectations of more of both—help explain why the rally began. But the longer it has continued, the more it has looked like a classic case of irrational exuberance (bầy đàn). Here, we offer a look at the mania (crazy) in charts.

Is the Chinese stockmarket in bubble territory? That depends on what part of it one focuses on. Large-cap stocks, long depressed, are arguably more fairly priced after the rally of the past year. Many banks are still trading at valuations lower than international peers. The same cannot be said for ChiNext, a board for start-ups, especially tech firms. Its price-to-earnings ratio has reached 130, more than twice a more reasonable level for companies with strong growth stories. ChiNext is supposed to be China’s answer to Nasdaq. At the moment it looks like precisely that in 1999, just before the dotcom bubble spectacularly burst.

Another measure of the stock mania in China is the gap that has opened between share prices in the mainland and Hong Kong. The same companies with shares listed in both markets now trade at a 30% premium in the mainland, not far from a five-year high. A new programme to link the markets was supposed to prevent such gaps, allowing investors to arbitrage the price differences. But "southbound" flows to Hong Kong have failed to take advantage of the lower prices there. Instead, investors believe that there is still more money to be made riding the mainland rally.

China had a stock bubble a short while ago, in 2006, followed by a crash in 2007. The shape of the bull run now looks similar, but there is one big difference. Last time, investors were not able to buy shares on credit. This time, the rules have been changed to allow margin financing, and investors have taken advantage of it. The outstanding volume for share financing has more than doubled over the past year to more than 2 trillion yuan, or about 3% of GDP. The fact that so much debt is underpinning (làm trụ cho) the stock rally could make for a sharper, nastier correction when it ends.

The best indicator of just how much money has entered the stock market is the surge in openings of new trading accounts over the past year. Almost 8m accounts were opened in the first quarter of 2015. In April regulators allowed individuals to open up as many as 20 accounts (previously, they were restricted to one), a rule change that makes it easier for day traders. Since then, investors have opened about 4m accounts per week.

Who exactly are these investors? Conventional wisdom is that China’s market is full of small-time punters. That is true, up to a point: retail investors account for as much as 90% of daily turnover, whereas institutions dominate more developed markets. But many of the new investors in the Chinese market over the past year appear to be quite wealthy. Less than 20% of accounts in the past held more than 100,000 yuan ($16,000). Now, nearly 40% do. Partly, that is because the rally has inflated account values, but they have also swelled as a result of new cash inflows. China’s small investors now have bigger stakes in what is becoming a more dangerous game.

What are the risks for the Chinese economy if the bubble pops? One saving grace is that the stockmarket is still a much smaller part of the economy compared with those in wealthier countries. The tradable value of the Chinese market is about 40% of GDP; in mature economies, it is typically more than 100%. This suggests that the immediate fallout from a crash would be more limited. But a healthy economy needs a healthy stockmarket. It would be a setback for China’s development if the rally turns to rout and investors lose faith.

 

Nguồn: finandlife dịch, economist.com

Tags:

Economics | Psychology

"Thanh khoản nó kém lắm, thôi bỏ đi"

by finandlife28/05/2015 15:51

Trong sự nghiệp phát hiện cổ phiếu đáng đầu tư, chúng tôi thật sự tiếc cho 2 trường hợp mà ở đó những điểm nhấn đầu tư đều hội tụ đủ, nhưng chỉ vì 1 rào cản duy nhất là thanh khoản kém, mà nhà đầu cơ bám sàn đã bỏ lỡ những cổ phiếu có khả năng tăng giá ổn định và mạnh mẽ trong mấy năm qua.

Trường hợp thứ nhất, cổ phiếu Gỗ Đức Thành (GDT). Dưới đây là email note mà Analyst Phan Minh Đức đã gửi đi cho khách hàng của mình vào tháng 12/2013.

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2013

9 tháng đầu năm 2013, GDT đạt 164.1 tỷ đồng doanh thu thuần, biến động không đáng kể so với mức 163.9 tỷ đồng cùng kỳ năm trước, và chỉ đạt 67.3% kế hoạch doanh thu thuần cả năm. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán giảm đến 7.7% giúp lợi nhuận gộp của công ty tăng 18.6%, đạt 58 tỷ đồng.


Kiểm soát tốt các chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý (chủ yếu là định phí) giúp công ty có được 37.7 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 24.8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 27.7 tỷ đồng, tăng 10%, hoàn thành 74.6% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm.

Biên lãi gộp cải thiện

Nguyên nhân giá vốn 9 tháng đầu năm 2013 của công ty giảm so với cùng kỳ là do giá gỗ nguyên liệu giảm (chiếm khoảng 40 – 45% giá thành sản phẩm), công ty chủ động cải tiến quy trình sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao. Điều này giúp biên lãi gộp 9 tháng đầu năm 2013 đạt 35.3%, cải thiện đáng kể so với mức 29.8% của 9 tháng cùng kỳ và 30% của năm 2012.

Mặc dù vậy biên lãi ròng của GDT 9 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 16.9%, tăng nhẹ so với mức 16.6% của năm 2012 do năm 2013 công ty không còn được hưởng ưu đãi giảm 30% thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp như các năm trước.

Tình hình tài chính lành mạnh

Hiện tại GDT không có các khoản vay và nợ dài hạn, công ty chủ yếu vay nợ ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động. Tổng vay ngắn hạn tại thời điểm 30/9/2013 của GDT chỉ còn khoảng 25.4 tỷ đồng, chiếm chưa đến 10% tổng tài sản của công ty. Điều này giúp tiết giảm chi phí tài chính và cải thiện các chỉ số khả năng thanh toán của công ty.

Kết quả kinh doanh Quý 4 tiếp tục khả quan

Yếu tố mùa vụ của công ty thường rơi vào 6 tháng cuối năm, doanh thu quý 4 chiếm khoảng 30% doanh thu cả năm. Theo đó, chúng tôi cho rằng Quý 4/2013, GDT sẽ đạt khoảng 70.3 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng khoảng 4.2% so với cùng kỳ. Luỹ kế cả năm 2013, doanh thu của GDT đạt khoảng 234.3 tỷ đồng, tăng 1.2% so với cùng kỳ, hoàn thành 96.2% kế hoạch doanh thu cả năm.

Trong khi đó, với khoản tồn kho nguyên vật liệu cao cuối quý 3, chúng tôi cho rằng biên lãi gộp của GDT sẽ tiếp tục duy trì ở mức 35% trong quý 4. Theo đó lợi nhuận sau thuế Quý 4 ước đạt 13 tỷ đồng, luỹ kế cả năm đạt 40.7 tỷ đồng, tăng 6.3% so với năm 2012, EPS ước đạt 3,924.8 đồng/cổ phiếu.

Rủi ro kinh doanh tương đối thấp

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thời gian qua đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ. Sức mua sụt giảm, tồn kho cao, nguyên liệu khan hiếm… khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành đi đến phá sản, ngừng hoạt động. Tuy nhiên, không giống như những doanh nghiệp khác trong ngành, GDT tập trung vào phân khúc sản phẩm đồ gỗ gia dụng, thiết yếu như đồ dùng nhà bếp, đồ chơi trẻ em với đơn giá thấp… vốn không chịu quá nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế như các sản phẩm gỗ nội, ngoại thất...

Cơ cấu doanh thu 2012

 

Bên cạnh đó, một rủi ro lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chế biến gỗ là khan hiếm nguồn nguyên liệu. Điều này dẫn đến giá nguyên liệu tăng cao, biến động mạnh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, đối với GDT, hơn 90% nguyên liệu của công ty chủ yếu là gỗ cao su và gỗ tràm bông vàng trong nước. Nguồn gỗ cao su được khai thác hợp pháp và ổn định từ các nông trường cao su mà Việt nam là một trong những nước xuất khẩu mủ cao su lớn trong khu vực với tỷ lệ tăng trưởng cao và ổn định. GDT cũng nhận được sự hỗ trợ từ phía cổ đông chiến lược Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu.

Như vậy, có thể thấy rủi ro về nguồn nguyên liệu cũng như biến động giá nguyên liệu gỗ đối với hoạt động của Công ty là tương đối thấp. Trong khi đó khả năng điều chỉnh giá bán theo giá nguyên liệu của công ty lại cao do đặc thù sản phẩm của công ty là mặt hàng gia dụng thiết yếu, đơn giá sản phẩm thấp.

Áp lực cạnh tranh không quá cao

Áp lực cạnh tranh đối với GDT không quá cao khi đa số các doanh nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam không tham gia vào lĩnh vực sản xuất đồ dùng nhà bếp và đồ chơi trẻ em bằng gỗ. Các doanh nghiệp này đều tập trung vào sản phẩm đồ gỗ trang trí nội thất với chất liệu gỗ quý, cứng và phần lớn nguồn nguyên liệu chính là gỗ được nhập khẩu từ nước ngoài nên luôn luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Trong khi đó các công ty nhỏ, lẻ khác khó có khả năng cạnh tranh với GDT trong lĩnh vực này vì sản phẩm đòi hỏi độ tinh xảo cao và phải đạt các chỉ tiêu về chất lượng, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm…

Sản phẩm xuất khẩu của Công ty phần lớn chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài mà chủ yếu là Thái Lan và Trung Quốc. Tuy nhiên trong giai đoạn gần đây, Thái Lan đang có những bất ổn về chính trị nên khả năng cạnh tranh của các công ty Thái Lan đã bị suy giảm đáng kể. Trong khi đó, hầu hết sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc đang bị thị trường tẩy chay do các nguyên nhân liên quan đến yếu tố chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

Cổ tức tiền mặt tương đối cao và ổn định

GDT duy trì cổ tức tiền mặt tương đối ổn định những năm qua. Năm 2013, công ty đặt kế hoạch chi trả cổ tức 25% bằng tiền mặt. Ngày 24/10/2013, công ty đã tạm ứng 1,000 đồng/cổ phần cổ tức đợt 1 cho cổ đông. Đến ngày 15/11/2013, công ty tiếp tục tạm ứng 800 đồng/cổ phần cổ tức đợt 2. Cổ tức còn lại năm 2013 theo kế hoạch của công ty là 700 đồng/cổ phần.

Kế hoạch đầu tư, mở rộng sản xuất

Hiện tại GDT có 2 nhà máy tại TP. HCM và Tân Uyên - Bình Dương với tổng công suất 20,000 m3 gỗ thành phẩm/năm. Công ty đang hoạt động 1.5 ca/ngày nên trong tương lai khi muốn tăng công suất để đáp ứng việc gia tăng sản lượng, công ty có thể tăng lên tối đa 3 ca/ngày, tương ứng với công suất tăng lên khoảng 60%.

Để nâng cao năng lực sản xuất, trước đây GDT đã thuê 100,000 m2 đất tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 2 – Bình Dương để xây dựng nhà máy mới với chi phí sử dụng đất khoảng 27 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 4/2010, GDT đã quyết định bán quyền sử dụng đất trên do thay đổi định hướng đầu tư, thay vì xây dựng nhà máy mới tại đây thì công ty sẽ mở rộng nhà máy tại Khu công nghiệp Tân Uyên – Bình Dương. Hiện tại, UBND tỉnh Bình Dương đã phê duyệt chủ trương mở rộng nhà máy. GDT đã mua 6,972 m2 đất để mở rộng nhà máy và mua thêm 400m2 đất để làm đường đi với tổng trị giá 4.05 tỷ đồng trong năm 2012. Tuy nhiên, tình hình kinh tế khó khăn hiện tại khiến ban lãnh đạo công ty phải quyết định tạm ngưng việc xây dựng nhà máy.

Lợi nhuận dự kiến thu được từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 2 trong kế hoạch kinh doanh 2013 là 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay công ty vẫn chưa thể chuyển nhượng thành công quyền sử dụng đất này.

Tóm lại, với rủi ro kinh doanh tương đối thấp khi tập trung vào phân khúc đồ gỗ gia dụng, thiết yếu với đơn giá thấp và nguồn cung nguyên liệu dồi dào, doanh thu và lợi nhuận của GDT luôn duy trì ổn định ngay cả trong điều kiện kinh tế suy thoái. Việc chủ động cải tiến quy trình sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu và giá cả nguyên liệu gỗ đang giảm dần giúp GDT cải thiện đáng kể biên lãi gộp và kết quả lợi nhuận năm 2013. Bên cạnh đó, tình hình tài chính lành mạnh và lịch sử chi trả cổ tức cao cũng là một trong những điểm nổi bật của cổ phiếu này.

Biểu đồ giá cổ phiếu GDT trong 2 năm qua:

 

Analyst Phan Minh Đức, VFS Research

---------------------------------------------- 

Trường hợp thứ hai, cổ phiếu Siêu Thanh (ST8). Dưới đây là email note mà Analyst Nguyễn Ngọc Thành đã gửi đi cho khách hàng của mình vào tháng 01/2014.

Cập nhật KQKD Q3/22013

Lũy kế KQKD hợp nhất của ST8 tới Q3/2013 khá ấn tượng so với cùng kỳ với doanh thu (DT) đạt 556 tỉ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước hoàn thành 62% kế hoạch doanh thu cả năm 2013. Giá vốn tăng mạnh 69% khiến lãi gộp chỉ đạt 116.4 tỉ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Mặc dù DT tăng mạnh tuy nhiên biên lãi gộp giảm mạnh từ 28.5% cùng kỳ năm trước xuống 20.9% khiến LNST chỉ tăng 19%, hoàn thành 86% kế hoạch năm.

Cơ cấu DT của ST8 chủ yếu đến từ 2 mảng kinh doanh chính: phân phối xe ô tô (Kim Thanh – Honda, Cường Thanh – Chevrolet) và phân phối các thiết bị văn phòng (chủ yếu là máy photocopy nhãn hiệu RICOH). Mặc dù DT từ các thiết bị văn phòng quý 3 năm nay giảm 8% (sản lượng bán ra giảm do khó khăn của thị trường chung) nhưng bù lại DT đến từ ô tô lại tăng đến 112% so với cùng kỳ, vượt 21% so với cả năm 2012 đẩy tổng  DT tăng mạnh (hình 1).

 

Hình 1: Cơ cấu doanh thu các năm & lũy kế Q3/2013

Tuy chiếm tới 70% tổng DT nhưng lợi nhận gộp (LNG) đóng góp từ mảng kinh doanh ô tô lại chỉ khoảng 26% tổng LNG, đóng góp không đáng kể (chỉ 2%) vào lợi nhuận sau thuế (LNST) của cả công ty Q3/2013 và thậm chí còn đóng góp âm vào LNST năm trước (hình 2).

 

Hình 2: Biểu đồ lợi nhuận gộp (trái) - Lợi nhuận sau thuế (phải) các năm & lũy kế Q3/2013 

Mảng kinh doanh ô tô dường như chỉ có ý nghĩa về con số trong doanh thu nhưng không mang lại nhiều hiệu quả về lợi nhuận sau cùng bởi giá vốn và các chi phí hoạt động lớn, trong khi đó tỉ lệ góp vốn của ST8 đối với mảng này lại không nhiều - chỉ hơn 51 tỉ đồng. Bởi vậy, nếu chỉ nhìn vào con số hợp nhất thì không thể nào đánh giá đúng về mảng hoạt động kinh doanh chính – thiết bị văn phòng đang cải thiện mạnh mẽ về biên lãi gộp (hình 3).

 

Hình 3: Biên lãi gộp các năm & lũy kế Q3/2013

Biên lãi gộp thiết bị văn phòng chỉ giảm nhẹ vào năm 2010 sau đó tăng dần qua các năm và tới Q3 năm nay đạt mức 52% - cao nhất từ trước đến nay. ST8 giải trình có được tỉ lệ này là do nhận được các khoản chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp khi mua với số lượng lớn từ đó giảm được giá vốn.

Tài chính lành mạnh

Tình hình tài chính của ST8 khá lành mạnh khi mà công ty không có nợ vay, chủ yếu là khoản phải trả cho người bán. Các khoản phải thu và hàng tồn kho được duy trì ổn định. Các chi phí hoạt động được quản lý khá tốt nên không có sự đột biến nào. Đồng thời từ năm 2012, nhà cung cấp được cấp phép và hoạt động tại thị trường Việt Nam giúp ST8 không còn phải ghi nhận chi phí tài chính do lỗ biến động tỉ giá như các năm trước.

Lưu chuyển tiền từ tài chính âm chủ yếu do trả cổ tức trong khi đó công ty không có chủ trương đầu tư, lại bán một số tài sản cố định làm tiền từ đầu tư dương trong kỳ. Bên cạnh đó lượng tiền từ hoạt động kinh doanh khá dồi dào làm lượng tiền mặt có được trong quý 3 khá lớn với 98 tỉ đồng (Hình 4).

 

Hình 4: Lưu chuyển tiền HĐKD và tiền cuối kỳ lũy kế Q3/2013

Bao tiêu sản phẩm

Với mối quan hệ hợp tác trên 20 năm với nhà cung cấp Ricoh, đầu vào của công ty được đảm bảo. Mặc dù Ricoh không có chính sách đại lý độc quyền bán hàng tại Việt Nam, tuy nhiên nhờ uy tín và mối quan hệ lâu năm ST8 gần như được bao tiêu sản phẩm Ricoh trên toàn quốc.

Hạn chế được rủi ro về biến động tỷ giá

Việc nhà cung cấp hoạt động tại Việt Nam từ năm 2012 giúp công ty không còn phải ghi nhận những khoản lỗ về tỷ giá như những năm trước.

Tỷ VND

2008

2009

2010

2011

2012

Q3/13

Lãi/(Lỗ) chênh lệch tỷ giá đã thực hiện

 (4.49)

   (3.67)

   (1.47)

       (2.00)

    0.01

         -  

 

Bảng: Bảng lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện qua các năm và lũy kế Q3/2013

Mặc dù giá mua vào tăng do nhà cung cấp hạch toán các chi phí phát sinh tăng tuy nhiên công ty vẫn được nhận chính sách chiết khấu ưu đãi về doanh số. Bên cạnh đó, việc vẫn duy trì phân phối sản phẩm thông qua đại lý giúp công ty không chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ nhà cung cấp.

Một số hạn chế

Mặc dù kết quả lợi nhuận khả quan do giá vốn mảng thiết bị văn phòng giảm, tuy nhiên doanh thu thuần của mảng kinh doanh chính này có dấu hiệu giảm sút do đầu ra gặp khó, tuy nhiên đây cũng là khó khăn chung của cả nền kinh tế hiện nay. 

Ban điều hành của công ty khá thận trọng khi chủ trương hoãn và ngừng triển khai dự án trong những năm tiếp theo nhằm bảo toàn vốn do lo ngại nền kinh tế chưa khởi sắc.

Tóm lại

Mảng kinh doanh chính được cải thiện mạnh về lợi nhuận nhờ chiết khấu từ nhà cung cấp nhưng doanh thu lại đang cho thấy sự chững lại.

ST8 là một cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, tài chính lành mạnh với lượng tiền mặt dồi dào. Dù vậy, nếu chỉ gửi tiền ngân hàng lấy lãi trong tình hình lãi suất đang thấp như hiện nay mà không đầu tư mở rộng hay đầu tư các lĩnh vực có hiệu quả khác thì khó tạo sự đột biến trong kết quả kinh doanh.

Việc thành lập thêm 2 chi nhánh tại Tây Hà Nội và Long An trong tháng 2 và tháng 3 vừa qua vẫn chưa mang lại hiệu quả ngay được mà phải chờ sự cải thiện trong tương lai khi nền kinh tế tích cực hơn.

Biểu đồ giá cổ phiếu ST8 trong 2 năm qua:

 

 

Analyst Nguyễn Ngọc Thành, VFS Research

Tags: ,

Psychology | StockAdvisory | Stocks

Đọc giúp bạn|Những chiêu thức "hút máu" nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam

by finandlife21/05/2015 08:34

Đây là một bài viết phản ánh khá đúng 1 số khía cạnh “lạ” trên thị trường chứng khoán. Bài viết tâm đắc và nói thẳng vấn đề, rất thích kiểu viết của tác giả.

-------------------

Kinh tế Việt nam đang có những bước tiến rất rõ nét. GDP tiếp tục tăng ấn tượng, CPI được kiểm soát tốt, PMI tạo lập kỷ lục trong nhiều năm. Chính sách điều hành tiền tệ thể hiện sự ổn định cao như LS cho vay giữ ở mức hợp lý, tỷ giá không có sự “giật cục”. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ. Nợ xấu giảm rõ rệt. Chương trình CPH diễn ra theo đúng kế hoạch của chính phủ. Các doanh nghiệp thì có nhiều đổi thay mang tính tích cực. Thế nhưng ngược lại với những gì mà kinh tế vĩ mô thể hiện, TTCK Việt nam trong hơn 6  tháng qua, chỉ mang lại nỗi thất vọng cho NĐT. Vậy đâu là nguyên nhân? Có thể có những người sẽ viện lý do giá dầu sụt giảm, sự bất cập của một số điểm trong TT 36, sự giao dịch “lạ lùng” của ETF. Trong bài viết này, tác giả sẽ đề cập đến những ngóc ngách, những “chiêu trò”  trên TTCK, làm kiệt quệ dòng tiền của NĐT nội.

Chiêu thức thứ nhất: Kim thiền thoát xác

Có những doanh nghiệp niêm yết trong quá trình hoạt động, đã bộc lộ những sai phạm lớn. Ngoài việc thua lỗ triền miên, có thể các ông chủ DN bị vướng vòng lao lý. Khi xảy ra những sự kiện lớn lao và bất ngờ này, thường các NĐT lớn, sở hữu tỷ lệ chi phối DN, sẽ tìm mọi cách để thoát thân. Họ sẽ thoát như thế nào? Khi gặp sự cố, các mã này sẽ có nhiều phiên giảm sàn. Số lượng bán sàn có thể lên đến nhiều triệu đơn vị. Đến một thời điểm nhất định, khi NĐT đã khá nản lòng trong việc đua lệnh sàn vào buổi sáng, họ (đạo diễn) đã trải được khá nhiều lệnh bán đầu ngày. Sẽ có những động thái mua vào chính lệnh bán của mình. Số lượng có thể tăng lên nhanh. NĐT trên TT tưởng rằng giá đã giảm về vùng đáy, nhày vào bắt. Họ sẽ cho lên giá đỏ, thậm chí đảo ngược tăng trần. NĐT nhỏ lẻ rất vui mừng vì trong ngày lời ngay 10%. Thanh khoản trong những phiên như thế này, có thể tăng lên hàng chục triệu cổ phiếu. Lợi dụng cơ hội này, chủ sở hữu thoát hàng. Hàng sẽ tiếp tục được thoát trong các phiên kế tiếp. Đến ngày T3, T4, giá cổ phiếu lại lao dốc.

Rõ ràng, cho dù DN vẫn còn tên, nhưng thực chất đang ở tình trạng “vô chủ”. Những chủ sở hữu bằng những chiêu thức và kỹ thuật giao dịch, đã thoát được khỏi DN. Sau này, các NĐT nhỏ lẻ sẽ ở lại, tìm cách truyền “cục than hồng” cho nhau.

Chiêu thức thứ hai: Vịt trời hóa thiên nga

Trong quá trình tái cấu trúc, nhiều DN thực hiện các hoạt động mua bán, sáp nhập, hoán đổi cổ phiếu. Đây là hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho DN. Từng có những DN hoạt động trong lĩnh vực ô tô (niêm yết sàn Hose), đã sáp nhập được với một đối thủ cùng ngành nghề, mang lại thị phần gia tăng. Qua đó, đã thu được những kết quả kinh doanh vô cùng ấn tượng. Thế nhưng, không phải DN nào cũng đàng hoàng như vậy. Có những DN, bản thân mình làm ăn cũng bình thường. Nhưng lại đi hoán đổi cổ phiếu, bản chất là tăng VĐL lên bằng hình thức phát hành cổ phiếu cho những DN “ma quái”. Những DN được hoán đổi, thực chất gần như vô giá trị. Khi hoán đổi xong, họ xóa được hoàn toàn “quá khứ” thua lỗ của họ, lại có thêm cổ phiếu để bán ra trên sàn.

NĐT không thể có đầy đủ thông tin về các DN được mua bán, sáp nhập hay hoán đổi. Họ cứ căn cứ vào tên tuổi của DN cũ, vào ngưỡng giá của mã cũ, để ra quyết định mua bán.

Chiêu thức thứ ba: Niêu cơm Thạch Sanh

Chức năng quan trọng nhất của TTCK là kênh huy động vốn cho DN. Nhiều DN từ khi niêm yết, đã huy động được vốn lớn, phát triển sản xuất kinh doanh, mang lại lợi ích cho xã hội, cho bản thân cổ đông góp vốn. Bên cạnh những sự tăng vốn đúng đắn, còn có nhiều vấn đề phát sinh khác. Có những DN niêm yết, tìm mọi cách tăng vốn thật nhanh, hòng trục lợi cho nhóm lợi ích nào đó. Họ thực hiện qui trình như sau. Đầu tiên, họ lập ra một nhóm công ty. Sau đó họ sẽ tạo ra sự chú ý của NĐT bằng kỹ thuật thanh khoản. Kế hoạch phát hành cổ phiếu sẽ được đưa ra với sự nhất trí cao (do họ nắm tỷ lệ chi phối DN). Dự án sử dụng vốn thì được “vẽ” ra khá đơn giản. Họ sẽ kéo giá cổ phiếu lên trên cao, ví dụ 14.000 – 15.000 / cp. Ở vùng giá này, chủ DN sẽ bán ra rất nhiều cổ phiếu. Cầu thị trường sẽ khá lớn, vì NĐT “đinh ninh” giá cổ phiếu sẽ được “đánh” qua ngày đóng tiền. Nhưng đến ngày đóng tiền, giá cổ phiếu sẽ giảm về vùng 11.000 – 12.000. Nhiều NĐT sẽ bỏ quyền, không mua. Khi đó chủ DN ung dung mua lại toàn bộ số cổ phần mà NĐT đã bỏ (bằng tiền họ đã bán ở trên cao). Đến khi cổ phiếu về, quá trình phân phối lại được tiếp diễn. Cổ phiếu được “in” ra không ngừng, không bao giờ cạn.

Có một câu hỏi được đặt ra ở đây là vậy các DN “in giấy” theo kiểu này, lấy đâu ra doanh thu và lợi nhuận? Ở đây họ sử dụng chiêu bán dự án trong nhóm. Tức là doanh nghiệp A mua một dự án nào đó với giá 100 tỷ, sẽ bán dự án này cho doanh nghiệp B (cùng hệ thống của họ) với giá 400 tỷ. A hạch toán lời 300 tỷ, B chưa bán nên hạch toán hòa vốn. Nếu để ý kỹ, nhưng DN dạng Thạch Sanh này, thường có doanh thu từ các hoạt động tài chính rất cao. Doanh thu từ hoạt động cốt lõi không đáng kể. Chiêu thức này rất tinh vi, kể cả kiểm toán cũng khó bắt lỗi. UBCK NN thì tuân theo luật, rất khó không đồng ý cho họ ngừng phát hành.

Bất kỳ TTCK nào trên thế giới, đều có những NĐT yêu thích mạo hiểm, đầu tư ngắn hạn. Hay nói cách khác, dòng cổ phiếu đầu cơ luôn có đất sống. Bản thân việc đầu cơ cổ phiếu không hoàn toàn xấu, vì mục đích của NĐT tham gia TT là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng một khi, sự việc đã đi quá đà, tốt xấu lẫn lộn, thì hệ quả là vô cùng to lớn. Dòng tiền bị hút vào các DN “in giấy” này, bị rút ra khỏi TT, đã làm kiệt quệ sức mua của nhiều thanh phần trên TT.

Đứng trước những thực trạng này, trách nhiệm của chúng ta ở đâu? Về phía cơ quan quản lý, cần luôn đưa ra những thông điệp kịp thời, những thông tin về tình hình DN. Điều này giúp NĐT tránh mua phải những DN vô chủ, hay có nguy cơ trở về 0. Bài học đắt giá về DVD, VSP hay những ngân hàng như VNCB, OGB, vẫn còn nguyên giá trị. Về phía các CTCK, vai trò tư vấn cần phải được nâng lên. Phải có những khuyến nghị mang tính rõ ràng, mang tính thuyết phục cao. Ngoài ra, với chức năng “tạo lập thị trường”, các đơn vị này cố gắng kéo dòng tiền trở lại với những mã có thể mang lại lợi nhuận cho NĐT. Về phía NĐT, hãy luôn tham khảo thông tin kỹ càng, không nên tham gia quá nhiều vào những cuộc phiêu lưu không minh bạch.

Bất chấp những “chiêu trò” nhất định, TTCK luôn phản chiếu thực trạng của nền kinh tế. Giai đoạn khó khăn này rồi sẽ qua đi. Chúng ta đều có cơ sở để tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của chứng khoán Việt Nam trong năm 2015 và các năm tiếp theo.

 

Nguồn: Nguyễn Hồng Điệp

Tags:

Psychology

UDIndex cập nhật đến 18/05/2015

by finandlife19/05/2015 10:00

Tâm lý thị trường trong phiên hôm qua về mức thấp nhất kể từ vụ giàn khoan HD981, tháng 05/2014. Thang đo diễn biến tâm lý của chúng tôi cho thấy, chỉ số này về vùng “loathing”, tức về vùng cực kỳ khó chịu đối với đại đa số nhà đầu tư.

“Hãy tham lam khi người khác sợ hãi”. Tôi đồng ý quan điểm này vào thời điểm này.

Áp lực cung cổ phiếu liên tục duy trì ở mức cao hơn so với cầu kể từ đầu tháng 05 đến nay. Diễn biến này cho thấy thời kỳ rũ bỏ đã diễn ra hơn nửa tháng. Nghiên cứu lịch sử cho thấy, chu kỳ rủ bỏ kéo dài tối đa 1 tháng, sau đó là một sóng tăng kha khá.

Tóm lại, thước đo tâm lý thị trường đang vào vùng rất sợ hãi, và quá trình rủ bỏ nhà đầu tư đã diễn ra nửa tháng. Thời kỳ mua hàng giá thấp để bán hàng giá cao (chiến lược trong trading range) đang cận kề.

Lưu ý: Mua thấp bán cao trong trading range, chứ không nên kỳ vọng sóng lớn trong 2015

 

Nguồn: finandlife

Tags:

Psychology

Đầu tư hay đánh bạc?

by finandlife02/03/2015 17:23

Nhân một khảo sát thú vị trên Cộng đồng tài chính VFPress, tôi cũng xin góp vui với một vài case cụ thể, hi vọng những người tham gia thị trường chứng khoán sẽ tự rút ra bài học cho mình.

Theo thống kê trên VFPress, số lượng người chọn thị trường chứng khoán Việt Nam là một kênh đầu tư chiếm đến 71.4%. Đây là con số không bất ngờ với tôi, nhưng nó không phản ánh đúng hành động thật sự của những người tham gia thị trường hàng ngày.

Công việc hàng ngày của chúng tôi là tiềm kiếm những cơ hội đầu tư và giới thiệu nó đến các khách hàng. Thật lòng mà nói nhiều lúc chúng tôi thấy nản vì người tham gia thị trường không mấy quan tâm đến những cổ phiếu tốt, có giá trị và tăng trưởng trong thời gian tới.

Câu hỏi mà họ quan tâm là cổ phiếu nào sẽ tăng giá trong 3 phiên tới, cùng lắm là trong 1 vài tuần tới? Thật khó để có thể làm hài lòng người chơi chứng khoán với yêu cầu hơi “quái đản” này. Ai cũng biết một logic đơn giản “về dài hạn, giá cổ phiếu sẽ tăng theo những thành quả về dòng tiền mà công ty đó mang lại cho cổ đông”, nhưng không nhiều người có đủ kiên nhẫn để chờ đợi.

Kịch bản thường gặp là gì? Một vài người chơi chứng khoán rất sốt sắng mua vào cổ phiếu khi đọc xong báo cáo phân tích, nhưng lại bán nó ngay 1 vài ngày/tuần sau đó. Và rất nhiều trong số đó đã phải nói “giá như”.

Để đáp ứng nhu cầu bài bạc đó, rất nhiều cộng đồng, diễn đàn đã liên tục PR những cổ phiếu có xu hướng đầu cơ và thỏa mãn những tiêu chí đánh nhanh/rút gọn. Nhưng nếu nhìn lại sau một khoản thời gian đủ dài, hầu hết những cổ phiếu đó đã có thành quả nghèo nàn hơn so với ông hàng xóm “thầm lặng”.

Một vài case minh họa như sau*:

LM8 vs PVX

 

CTD vs HBC

 

GDT vs TTF

*** Lưu ý: một số cổ phiếu đầu cơ đem ra so sánh không hẳn là cổ phiếu không tốt, đó là những cổ phiếu có beta cao và Vol lớn, nhằm phục vụ nhu cầu dễ giao dịch và biến động giá lớn của người chơi chứng khoán. 

 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics | Psychology | StockAdvisory | Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu