Ngư dân Lý Sơn "chơi" tàu Trung Quốc

by finandlife22/05/2014 16:55

 

Pv: Chuyến đi này, thuyền nhà anh sao chỉ dùng mổi loại lưới vây này thôi sao ?

Một ngư dân: (Huyện Lý Sơn - Quảng Ngãi) nói: …” nó (TQ) lấy hết lưới của tui rồi, lần này không dùng lưới để bắt cả nữa, mà phải dùng mìn (thuốc nổ) thôi, nếu mà nó cũng không cho tui dùng mìn quýnh cá thì tui dùng mìn quýnh nó luôn”

PV: Anh dùng mìn như thế cảnh sát biển (CSB) không thu giữ sao?

Ngư dân: Không, đánh ở vùng biển khác thì không được nhưng đánh ở Hoàng sa mấy đứa CSB nó không nói gì cả.

PV: anh bị nó bắt mấy lần rồi?

Ngư dân: 3 lần

PV: Lần này đi anh không sợ à?

Ngư dân: Không, thằng Thưởng ( Võ Văn Thưởng bí thư tỉnh Q. Ngãi) nó bảo ở ngoài đó là biển của VN mình, ra đó là có hải quân mình bảo vệ!

PV: Lần trước anh bị nó bắt như thế nào?

Ngư dân: Thì tàu nó lớn nó đuổi, tàu mình nhỏ mà cứ chạy thẳng là nó sẽ đưổi kịp, Nhưng mấy lần sau mình kinh nghiệm mình cứ chạy vòng tròn, tàu nó lớn nên nó ôm vòng tròn lớn , tàu mình nhỏ ôm vòng tròn nhỏ cứ như thế thì nó không bắt mình được, còn nếu nó dùng vòi rồng xịt thì mình chạy áp sát mạn tàu của nó thì nó sẽ xịt không tới….

PV: nhiên liệu đâu mà đua với nó?

Ngư dân: Nhiên liệu à, mấy thằng hải quân mình nó cho không, sợ không có sức mà đua thôi.. =))

Share ủng hộ tinh thần các bác ngư dân Quãng Ngãi nào… !!

 

Nguồn: suoinguon.info

Tags:

StoriesofLife

Trong những tuyên bố chống lại HAGL tại Cambodia có "lạm dụng tình dục"

by finandlife19/05/2014 14:40

Trong một báo cáo của Ngân hàng Thế Giới, những dân làng ở tỉnh Ratanakkiri Cambodia tố cáo đại gia Cao Su Việt Nam, HAGL về việc tấn công tình dục và sự tàn phá những thánh địa thiên liên của họ.

Vào tháng 2 vừa qua, 17 cộng đồng người bản địa đã cáo buộc HAGL tội cướp đất thông qua hoạt động trồng cao su mà Dragon Capital Group đã đầu tư gián tiếp vào đó. Họ đã đệ đơn khiếu nại lên Công ty IFC thuộc Ngân hàng Thế Giới, và sự việc đang được giám sát với CAO.

Trong một đánh giá ban đầu được công bố trên website vào ngày 12 tháng 5 vừa qua, CAO cho hay những cáo buộc của người dân về những vấn đề như cạn kiệt nguồn cá, sự xâm lấn và phá hủy các vùng đất thiên, cái chết của hàng trăm gia súc và một vấn đề gây sốc, đó là "lạm dụng tình dục bởi nhân công của HAGL.

Báo cáo còn cho biết "không chỉ là cưỡng ép cá nhân (individual duress), mà những phụ nữ còn phải chú ý nhiều hơn trong hoạt động hàng ngày của họ để tránh bị hãm hiếp".

HAGL đã từ chối trả lời, nhưng quan điểm của Công ty vẫn cho rằng họ làm theo luật pháp của Cambodia, mặc dù chính họ cũng đã thừa nhận việc đuổi một vài người dân ra khỏi nhà chỉ là để phụ vụ cho sự phát triển.

"Công ty thừa nhận rằng ban đầu họ đã không đặt mục tiêu lớn hơn vào cơ hội phát triển cho cộng đồng bản địa khi phát triển hoạt động của mình"

Những dân làng bị ảnh hưởng đã liên lạc hôm qua không tiết lộ chi tiết những trường hợp bị tấn công nhưng họ cho rằng họ vẫn đang bị ngược đãi bởi những công nhân HAGL, bao gồm cả việc trộm cắp thiết bị nông nghiệp.

Romam Tham, một nông dân từ làng Kak đã nói "chúng tôi nghĩ rằng họ đã làm điều đó bởi vì họ không muốn chúng tôi có bất kỳ hoạt động nông nghiệp nào trên đất đai mà họ đã xóa bỏ"

Tin tức báo cáo tuần vừa rôi cho thấy HAGL đã bị đình chỉ công việc trên 3 dự án tại Ratanakkiri từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 30 tháng 11. Bảng ghi nhớ vào ngày 28 tháng 4 không cho biết chi tiết lý do nhưng điều đó là nhằm đáp ứng yêu cầu sau cuộc họp với thanh tra IFC vào ngày 2 tháng 4.

Trụ sở CAO tại Washington đã nhắc lại thông điệp qua email rằng cả người dân và HAGL đã đồng ý quá trình giải quyết tranh chấp mà thanh tra IFC sẽ sắp xếp.

HAGL đã luôn là trung tâm tranh cãi khi đầu tư vào nông nghiệp ở Cambodia. Năm ngoái, Tổ chức phi chính phủ Global Witness tại Anh cũng đã xuất bản một báo cáo cáo buộc hoạt động phá rừng và hủy hoại môi trường của Công ty này.

Eang Vuthy, giám đốc điều hành của tổ chức phi chính phụ Equitable Cambodia, tổ chức đang làm việc với những gia đình bị ảnh hưởng, hôm qua đã nói rằng một cuộc đối thoại mở là một bước quan trọng, nhưng họ vẫn phải có những bước đi cần thiết khác để đạt được một sự giải quyết thích đáng.

“Thật quan trọng để các bên gặp và nói chuyện,” ông ấy đã nói. “Nếu chúng tôi không thể đạt được bất kỳ sự giải quyết nào, chúng tôi sẽ suy nghĩ đến bước tiếp theo.”

Đây là bài dịch của finandlife đối với bài “Sexual abuse among claims against HAGL” trên phnompenhpost. Link đầy đủ ở đây.

 

Nguồn: finandlife|phnompenhpost.com

Tags: ,

Economics | Stocks

Rất nên xem qua 13 biểu đồ kinh tế quan trọng của tuần này

by finandlife17/05/2014 09:10

Thặng dư thương mại của Nga tăng mạnh trong tháng 3 do nhập khẩu giảm mạnh 

 

Doanh số bán lẻ tháng 4 của Mỹ tăng chậm lại sau khi bức phá mạnh trong tháng trước đó 

 

Sự lạc quan ‎doanh nghiệp nhỏ của Mỹ lên mức cao nhất sau khủng hoảng 

 

Chỉ số thất nghiệp của Anh xuống mức thấp nhất 5 năm 

 

Tăng trưởng quý 1 của Châu Âu thất vọng 

 

Nợ sinh viên Mỹ tiếp tục tăng mạnh

 

... Nhưng người Mỹ lại từ chối thẻ tín dụng 

 

Tăng trưởng GDP quý 1 của Nhật Bản tăng mạnh 

 

Doanh số bán lẻ Brasil giảm trong tháng 3

 

Nhà xây mới Mỹ tăng mạnh nhờ ‎phân khúc nhà ở 

 

Trợ cấp thất nghiệp Mỹ giảm mạnh kể từ sau khủng hoảng  

 

Lạm phát Mỹ tăng trưởng mạnh do giá lương thực và năng lượng 

 

... và cả thịt bò nữa

 

Nguồn: finandlife|qz.com

Tags:

Economics

Thị trường chứng khoán giảm mạnh vì thông tin chiến tranh, vì đâu nên nỗi?

by finandlife15/05/2014 14:11

Đây sẽ là một series những bài viết về chủ đề này.

Kỳ 1: Trước hết tôi xin gửi đến nhà đầu tư những biểu đồ này, để mọi người cùng suy nghĩ.

VNIndex đã giảm 17% từ đỉnh cao 25/03/2014

 

Khối nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng 250 tỷ đồng trong phiên hôm nay (14/05/2014). Như vậy, chỉ trong 1 tuần "hoảng loạn" vừa qua, Tây đã mua ròng 1,168 tỷ đồng, tương đương giá trị giao dịch 1 phiên trên HSX.

Share out VNM ETFs tiếp tục tăng 150,000 trong ngày 14/05/2014; premium vẫn duy trì ở mức cao (2.54%)

Tự doanh các công ty chứng khoán tiếp tục mua ròng 26 tỷ đồng trong phiên hôm qua (14/05/2014)

 

Kỳ 1: Đây là bài viết về việc ảnh hưởng của chiến tranh đến thị trường chứng khoán các nước trên thế giới.

Những bất ổn quá sức chịu đựng trên thị trường chứng khoán Việt Nam những ngày gần đây đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu lại phản ứng của những thị trường chứng khoán khác trên thế giới khi đối mặt với rủi ro chiến tranh. Và một sự thật được rút ra đó là “dường như chiến tranh không phải là cái gì đó quá khủng khiếp với chứng khoán như nhiều người tại Việt Nam đang lầm tưởng”. Ngay cả những quốc gia chỉ xảy ra xung đột như Philippines, Nhật bản, Hàn Quốc hay những quốc gia có xảy ra đụng độ vũ trang như Nga - Ukraine, khủng hoảng chính trị Ai Cập, nội chiến Syria… thì thông tin của bất ổn chính trị đó chỉ đủ tác động xấu trong ngắn hạn, và thị trường sẽ sớm ổn lại sau đó.

Phan Minh Đức, VFS Research

-------------------------------

Thị trường chứng khoán Việt Nam gần đây đã chứng kiến những phiên giảm điểm kỷ lục trên cả 2 sàn. Các nhà đầu tư vốn quen với sự ổn định chính trị ở Việt Nam đã có những phản ứng mạnh mẽ trước xung đột xảy ra trên biển Đông, khi Trung Quốc ngang nhiên triển khai giàn khoan HD-981 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. VNINDEX đã giảm 5.9% trong phiên giao dịch ngày 8/5 sau buổi họp báo của Chính phủ về hành động khiêu khích của Trung Quốc tại Hoàng Sa.Lực cầu bắt đáy xuất hiện trở lại vào ngày 9/5 giúp thị trường phục hồi nhưng nhanh chóng giảm trở lại do lực bán mạnh vào ngày 12/5 và tiếp tục giảm với lực bán yếu hơn vào ngày 13/5. Kết quả sau 4 phiên giao dịch, VNINDEX giảm 46 điểm, tương đương 8.2% từ mức 559.97 điểm (đóng cửa ngày 7/5) xuống còn 513.91 điểm. Mặc dù phiên giao dịch ngày 14/5 đã chứng kiến sự hồi phục mạnh, nhưng dường như dấu hiệu của sự lo lắng vẫn chưa tan.

 

Những tranh chấp tương tự trên biển đông đã từng xảy ra tại bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Phillippines năm 2012. Căng thẳng bắt đầu phát sinh vào ngày 8/4/2012, khi máy bay tuần tra Philippines phát hiện 8 tàu cá Trung Quốc hoạt động gần bãi đá Scarborough/Hoàng Nham dẫn tới cuộc so kè giữa soái hạm Philippines với 2 tàu Hải Giám Trung Quốc vào ngày 10/4/2012 khi phía Philippines định bắt giữ các ngư dân và tàu cá Trung Quốc. Mức độ căng thẳng đẩy lên cao khi cả 2 bên đều huy động nhiều tàu đến vùng tranh chấp. Sau đó các tàu Philippines đã rút đi song vẫn duy trì lực lượng giám sát bãi cạn trong khi các tàu Trung Quốc vẫn thường xuyên ra vào bãi cạn. Năm 2013, căng thẳng tiếp tục phát sinh khi Philippines nộp đơn kiện Trung Quốc lên toà án quốc tế. Hiện tại, Trung Quốc tuyên bố kiểm soát trên thực tế bãi cạn Scarborough trong khi lực lượng Hải quân và không quân Philippines vẫn được bố trí xung quanh khu vực này để có thể tiếp tục giám sát bãi cạn. Trong suốt thời gian xảy ra tranh chấp, thị trường chứng khoán Philippines hầu như không chịu bất kỳ tác động nào từ vấn đề này, thậm chí thị trường vẫn tăng điểm trong suốt tháng 4/2012 (thời điểm căng thẳng phát sinh).

 

Tương tự, thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng không bị tác động nhiều bởi những tranh chấp, xung đột giữa nước này với Trung Quốc liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trong khi đó, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên những năm gần đây mặc dù vẫn khiến thị trường chứng khoán Hàn Quốc có những phiên sụt giảm nhưng hầu hết chỉ mang yếu tố nhất thời.

Như vậy, có thể thấy bản chất của những tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam là khá tương đồng. Tuy nhiên, phản ứng của thị trường chứng khoán 2 nước khác nhau hoàn toàn. Trong khi các nhà đầu tư tại Philippines tương đối điềm tĩnh thì nhà đầu tư tại Việt Nam lại tỏ ra bi quan quá mức.

Tuy nhiên, khi những tranh chấp trên biển đông hiện tại giữa Việt Nam và Trung Quốc leo thang dẫn đến xung đột vũ trang thì thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phản ứng thế nào? Liên hệ với các thị trường chứng khoán trên thế giới, có thể thấy rủi ro chính trị liên quan đến ổn định chính phủ và các xung đột trong và ngoài nước là một nguyên nhân quan trọng khiến thị trường chứng khoán giảm điểm. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này thường chỉ xảy ra trong ngắn hạn.

Trường hợp gần đây nhất là căng thẳng giữa Nga với quốc gia láng giềng Ukraine mới đây. Ngày 3/3/2014 thị trường chứng khoán Nga đã chứng kiến một phiên lao dốc mạnh, tới 11.3%. Các nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu tại thị trường Nga trước lo ngại phương Tây có thể áp đặt các lệnh cấm vận, nhằm trừng phạt việc Tổng thống Vladimir Putin quyết định đưa quân vào Ukraine. Căng thẳng tiếp tục leo thang khiến chỉ số Micex của thị trường chứng khoán Nga mất tổng cộng 207.3 điểm tương ứng 14.3% sau 9 phiên giao dịch. Tuy nhiên hiện tại chỉ số này đang dần phục hồi trở lại.

 

Tương tự, chỉ số UX của Ukraine cũng bốc hơi 12% trong phiên giao dịch ngày 3/3/2014 và dần phục hồi trở lại sau đó.

 

Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài gần 3 năm tại Ai Cập hay nội chiến tại Syri năm 2013 cũng là những ví dụ. Ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình chính trị từ đầu năm 2011, chỉ số EGX30 (đại diện cho 30 công ty có mức vốn hóa và thanh khoản cao nhất trị trường) đã giảm hơn 35% trong nửa cuối năm 2011. Tuy nhiên, từ mức đáy 3 năm cho đến thời điểm hiện tại, chỉ số này tăng trưởng rất tốt do môi trường chính trị tại Ai Cập ổn định trở lại

  

Trong khi đó, chứng khoán Syria vẫn tăng trưởng bất chấp nội chiến nhấn chìm nền kinh tế trong vòng bất ổn năm 2013.

Nguồn: finandlife

Tags: ,

Economics | StockAdvisory

CII bị bán sàn 6 phiên liên tiếp, lỗi tại ai?

by finandlife14/05/2014 10:30

Dân tài chính hầu hết đều tính toán được sự sụt giá của CII kể từ ngày giao dịch không hưởng quyền. Vấn đề ở đây là tại sao cơ quan quản lý lại để giá cổ phiếu phải mất gần cả chục phiên để có thể lấy lại cân bằng mới? Ngoài ra, với dữ liệu giá thế này, làm sao dân phân tích kỹ thuật tin tưởng vào diễn biến của những chỉ báo để dự báo giá cổ phiếu CII?

Hiện vẫn còn nhiều tranh luận liên quan đến việc “có nên điều chỉnh giá tại ngày giao dịch không hưởng quyền hay không?”, đó là công việc của nhà quản lý điều hành. Đứng ở góc độ nhà đầu tư, chúng ta chỉ còn cách trang bị những kiến thức để tự bảo vệ túi tiền của mình.

Rõ ràng, có sự không tương đồng về lợi ích của cổ đông có quyền mua trái phiếu chuyển đổi và cổ đông không có quyền trong và sau ngày giao dịch không hưởng quyền. Chính sự không tương đồng về lợi ích này đã làm cho những cổ đông có quyền mua trái phiếu chuyển đổi bán ra để tận dụng “chênh lệch giá” và điều đó làm giá cổ phiếu liên tục giảm mạnh, và dường không có nhiều người mua vào. Vậy xu hướng này khi nào sẽ chấm dứt?

Về bản chất, nếu 100% nhà đầu tư chuyển đổi vào cuối kỳ thì trường hợp này giống như phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1000:909, giá phát hành là 11,000 đồng/cổ phiếu. Và nếu vậy, thì giá trong ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ được điều chỉnh theo công thức:

Giá điều chỉnh = (Giá thị trường*100 + Giá chuyển đổi*90.9)/Tổng số cổ phiếu.

                    = (26,100*100+11,000*90.9)/190.9 = 18,900 đồng

Hiện tại, CII đã về mức giá 17,200 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 8% so với mức giá được tính toán ở trên. Vậy sao xu hướng giảm vẫn chưa dừng lại?

Có lẽ, việc CII giảm điểm trùng với giai đoạn thị trường ảnh hưởng nặng nề do lo ngại chiến tranh Trung Quốc. Cổ phiếu trong giai đoạn này, trung bình đã giảm 15%-20%. Và điều này có thể tiếp tục gấy áp lực giảm thêm lên CII 1 vài phiên nữa.

Finandlife

--------------------------------

Bài viết về sự kiện này của Analyst Nguyễn Văn Tiến, VFS Research

CII ngày hôm nay vẫn tiếp tục bị bán tháo với dư bán giá sàn lên đến gần hai triệu cổ phiếu. Với mức giá sàn 21.1, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư không nên mua vào vì khả năng rất lớn CII sẽ tiếp tục giảm thêm một vài phiên nữa.

Nguyên nhân của tình trạng bán tháo CII bắt đầu từ một lỗ hổng nhỏ tại Điều 10.5 Quy chế hướng dẫn giao dịch chứng khoán tại SGDCK TP.HCM, theo đó, SGDCK sẽ không điều chỉnh giá tham chiếu của CII vào ngày GDKHQ mua trái phiếu chuyển đổi. Điều này đã dẫn đến tình trạng cung cổ phiếu CII tăng rất mạnh, khi những nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu trước ngày chốt sẽ có được những lợi thế rất lớn. Mặt khác, sức cầu sụt giảm rất mạnh vì rất ít nhà đầu tư sẵn lòng trả một mức giá quá cao và không công bằng ngay sau thời điểm chốt danh sách phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Theo phương án phát hành:

   +Ngày chốt danh sách 7/5/2014

   +Giá phát hành: 1,000,000 (một triệu đồng/1 trái phiếu)

   +Giá chuyển đổi: 11,000 đồng

   +Tỷ lệ thực hiện: 100:1

Tức là tại ngày 7/5/2014, nhà đầu tư sở hữu 100 cổ phiếu CII sẽ được hưởng 100 quyền mua. 100 quyền mua này sẽ được mua một trái phiếu chuyển đổi giá 1,000,000 đồng. Qui theo giá chuyển đổi 11,000 đồng, thì nhà đầu tư sở hữu 100 cổ phiếu CII trên sẽ được sở hữu thêm 90.91 cổ phiếu khi thực hiện chuyển đổi.

Về bản chất, trường hợp này giống như phát hành thêm cổ phiếu với tỷ lệ 1000:909, giá phát hành là 11,000 đồng/cổ phiếu. Và nếu vậy, thì giá trong ngày GDKHQ sẽ được điều chỉnh theo công thức:

Giá điều chỉnh = (Giá thị trường*100 + Giá chuyển đổi*90.9)/Tổng số cổ phiếu.

                    = (26,100*100+11,000*90.9)/190.9 = 18,900 đồng

Nếu giá CII được điều chỉnh, giá trị của nhà đầu tư sẽ không thay đổi trước và sau ngày GDKHQ: 100 cổ phiếu trị giá 2,610,000 đồng và 1,000,000 đồng tiền mặt, tương đương với 190.9 cổ phiếu trị giá 3,609,000 đồng sau khi điều chỉnh. Nhưng thực tế, giá CII đã không được/bị điều chỉnh, điều này đã dẫn đến một kết quả: Sau ngày GDKHQ, nhà đầu tư có 190.9 cổ phiếu trị giá 5,000,000 đồng (giá 26,100 – không điều chỉnh) tăng gần 40% so với giá trị ban đầu – một tỷ suất sinh lợi rất hiếm có trên thị trường chứng khoán (chỉ sau một ngày).

Mặt khác, đối với các nhà đầu tư tiềm năng, trước ngày GDKHQ, CII có vốn hóa thị trường đạt 2,950 tỷ đồng (tương đương với 112.86 triệu cổ phiếu). Số cổ phiếu chắc chắn sẽ tăng lên 215.45 triệu cổ phiếu khi tiến hành chuyển đổi trong tương lai, trong khi giá cổ phiếu CII không điều chỉnh, vốn hóa của công ty này thực chất đã tăng lên 5,620 tỷ đồng – một cái giá quá đắt đỏ cho CII. Vốn bổ sung từ đợt phát hành 1,128,615 trái phiếu chuyển đổi khoảng 1,129 tỷ đồng. CII có giá trị điều chỉnh khoảng 4,080 tỷ đồng. Việc không điều chỉnh giá trong ngày GDKHQ đã giúp CII tăng giá lên tới 5,620 tỷ đồng, không nhà đầu tư biết tính toán nào lại thoải mái mua vào với cái giá đắt đỏ như vậy.

Nhà đầu tư ồ ạt chốt lời với tỷ suất sinh lợi gần 40% từ trên trời rơi xuống đã làm cho lượng cung CII những phiên giao dịch vừa qua tăng đột biến. Đây là yếu tố tiêu cực trong ngắn hạn. Trong dài hạn, chúng tôi thực sự nghi ngại về khả năng mọi thành quả mà CII gặt hái được sẽ bị xóa bỏ bở tốc độ pha loãng quá lớn từ trái phiếu chuyển đổi.

-----------------------------

Bài viết “TPCĐ CII hấp dẫn đến mức nào?” trên Blog Hoàng Thạch Lân

Trong buổi CII gặp mặt nhà đầu tư hôm nay, ở phần hỏi đáp, tui thấy có ý kiến cho rằng giá chuyển đổi 11 k/cổ của số TPCĐ mà CII muốn phát hành cho cổ đông hiện hữu là quá thấp so với hiện giá 18,4 k/cổ (60%), điều này sẽ khiến dân lướt sóng được lợi, còn cổ đông dài hạn của CII bị thiệt thòi, nào là lãi suất quá cao, 12%/năm khiến chi phí lãi vay tăng lên (1.128,015 tỷ * 12% = 135,4 tỷ), rồi khi TPCĐ được chuyển thành cổ phiếu chỉ sau 6 tháng, NĐT sẽ chốt lời ngay và sẽ đạp giá CII xuống. Đó là chưa nói đến khả năng EPS 2014 bị pha loãng :) Tuy nhiên, tui lại nghĩ là đang có 1 số hiểu nhầm ở đây.

Đầu tiên nói chuyện lãi suất 12%. Theo bác Tổng CII, số tiền TP này sẽ được xài cho 1 số dự án có tỷ suất lợi nhuận rất lớn -> 12% vậy còn là rẻ chứ k đắt. Đây là 1 ý kiến có vẻ hợp lý, vì đối với doanh nghiệp, quan trọng là chỉ số EBIT/interest expense, hoặc so 12% với IRR của d/a -> nếu số tiền trái phiếu được ĐT vào d/a có hiệu quả cao thì sá gì lãi suất 12% kia! Chỉ tiếc là bác ấy lại k tiết lộ sắp có d/a nào mà lãi khủng vậy. Ngoài ra, có 1 điều cần phải nhớ rằng lãi suất này được trả 1 năm/lần, và chi phí lãi vay tỷ lệ nghịch với lượng TP được chuyển đổi. Nếu TP phát hành sau ngày 1/1/2014 -> chi phí lãi vay phát sinh sau ngày 1/1/2015 -> trên b/c lãi lỗ 2014 sẽ k bao gồm số chi phí này.

Tiếp theo là chuyện giá chuyển đổi 11 k/cổ có hấp dẫn dân lướt sóng? Tui cũng k rõ CII căn cứ vào tiêu chí gì để ra con số 11 đó, chắc lại phải chờ đến dịp ĐHCĐ vậy. Tuy nhiên, nên nhớ là TPCĐ được phân phối cho cổ đông hiện hữu -> nếu bạn đang nắm 100 cổ CII thì bạn được phép mua 1 TPCĐ và có thể chuyển đổi thành 90,9 cổ nữa -> trường hợp này tương tự như đợt phát hành quyền mua cổ phiếu với tỷ lệ 100:90,9, giá phát hành 11 k/cổ, và khoảng cách từ ngày phát hành đến ngày CII NY số cổ mới >= 6 tháng. Tui nói tương tự, bởi đến ngày GD XR, HOSE sẽ k điều chỉnh giảm thị giá CII.

Do đó, nếu bây giờ bạn mua 100 CII giá 18,4 để được mua 90,9 cổ kia giá 11 -> giá vốn bq của bạn sẽ = (100*18,4 + 90,9*11)/190,9 = 14,9 k/cổ (điều chỉnh giảm 20%). Nếu bạn là cổ đông “rất cũ” của CII, tức là có giá vốn thấp hơn, giả sử… 10 k/cổ đi, thì giá vốn bq sẽ chỉ vào khoảng 10,5 k/cổ. Hai ví dụ này cho thấy 1 điều: có rất nhiều cổ đông “cũ” (cổ đông sáng lập chẳng hạn) sẽ được lợi hơn cổ đông “mới”.

Ngoài ra, nếu bạn mua 100 với giá 18,4 k, thì tui nghĩ bạn chỉ nên chuyển đổi khi thị giá CII >= (100*18,4 + 90,9*11*(1+12%))/190,9 = 15,5 k/cổ (giảm 16%). Nếu giá thấp hơn mốc này, bạn hãy cứ nắm TP đến kỳ nhận lãi 12% và xem xét tiếp khả năng chuyển đổi đợt sau. Do đó, nếu chỉ nhìn sơ sơ (11 k/cổ) thì thấp, nhưng thực sự cao-thấp còn tùy người!

Cuối cùng là chuyện đạp giá. Tui nghĩ trong trường hợp 1 phần TPCĐ này được chuyển thành cổ phiếu CII (sớm nhất trong tháng 7 năm sau), thì cũng có khả năng “hàng mới” sẽ làm tăng cung CII trên sàn HOSE -> giá giảm. Ngoài ra, cũng có rủi ro khác là CII chưa thoát khỏi khó khăn như bác Tổng hứa -> EPS trailing tại thời điểm chuyển đổi thấp -> EPS diluted còn thấp hơn -> P/E trailing và P/E diluted cao -> cty CK nào đó khuyến nghị bán. Tuy nhiên tất cả chỉ là giả định, bởi quan trọng nhất vẫn là diễn biến giá CII trong 6 tháng tới sẽ như thế nào. Hơn nữa, tui k tin cổ đông sáng lập, cổ đông lớn CII sẽ đua lệnh với cổ đông nhỏ lẻ đâu :)

Tóm lại, cho dù CII đang trong giai đoạn khó khăn, giá rổ đang cao đối với thằng luôn ưa thích mô hình P/E như… tui, nhưng riêng về vụ phát hành TPCĐ cho cổ đông hiện hữu này, tui nghĩ là nếu bạn đang là cổ đông CII thì vẫn có thể kiêm luôn chức danh chủ nợ (trái chủ), bởi theo kịch bản lạc quan: giá CII tại thời điểm chuyển đổi cao hơn nhiều so với giá vốn -> chuyển, còn theo kịch bản bi quan: vẫn có thể nhận lãi 12% + bình quân giá vốn -> chờ thời. So với mặt bằng lãi suất tiết kiệm hiện nay, thậm chí trong vòng 6 tháng tới, tui nghĩ con số 12% vẫn cao hơn.

--------------------

Bài viết “Có cần điều chỉnh giá tham chiếu trong trường hợp phát hành Trái phiếu chuyển đổi”, trên blog Hoàng Thạch Lân

Đây là đề tài mà tui … không thấy nhắc đến trong các tài liệu tư vấn của Hàn Quốc về cơ chế giao dịch chứng khoán, nên có lẽ cần trao đổi thêm. Dưới đây chỉ là ý kiến của tui. Xin cám ơn trước! 

Có 1 vấn đề đang có vẻ bị các cơ quan quản lý TTCK lờ đi: có hay không việc điều chỉnh giá tham chiếu trong các ngày chốt quyền mua Trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ)? Nếu không thì tại sao và nếu có thì làm như thế nào? Nhìn lại sự kiện trước đây có liên quan đến vấn đề này thì thấy rằng HOSE và HNX “trả lời” khác nhau. HOSE nói NO, còn HNX thì thực chất không biết nói làm sao. Việc HNX mở rộng biên độ dao động giá lên 20-30% vào các ngày XR đã chứng minh rằng HNX cũng chưa biết làm sao với những ca này.

Công thức điều chỉnh không phải là cái gì đó quá phức tạp để phải dẫn đến kết cục mở biên độ 30% như trường hợp của DBC – sàn HNX. Hơn nữa, cho dù có mở biên độ, thì sau này khi HNX tính EPS cơ bản của DBC năm 2010 thì cũng sẽ phải tính hệ số hồi tố (những người nào đã từng tính EPS theo trọng số KLĐLH bình quân – chuẩn mực kế toán IAS số 33, thì sẽ hiểu vấn đề này, tui xin phép không nói thêm ở đây). Khi đó, liệu HNX có dám lấy hệ số hồ tố = 1+30%?

Tuy nhiên, tui không đồng tình đối với việc điều chỉnh giá tham chiếu trong trường hợp chốt quyền mua TPCĐ này. TPCĐ với thời hạn thường trên 1 năm mới bắt đầu có quyền chuyển đổi, lại là 1 thực thể riêng biệt nằm trong tài khoản của NĐT và hưởng lãi suất cũng như không có cùng các quyền lợi như cổ phiếu để mà có thể điều chỉnh. Ngoài ra, còn 1 lý do khác nữa phản bác quan điểm điều chỉnh giá cổ phiếu, đó là việc nhận các quyền lợi của trái chủ và cổ chủ tính từ sau ngày XR là khác nhau. Với ví dụ 1 cổ được quyền nhận 1 cổ thưởng nói trên, nếu sau đó cty NY tuyên bố trả tiếp cổ tức 1.000 đ/cp thì lúc này NĐT sẽ nhận được tổng số tiền cổ tức = 2 x 1.000 = 2.000 đ, và 2 cổ đó sẽ tiếp tục được điều chỉnh giá còn 5.000 – 1.000 = 4.000 đ. Tuy nhiên, nếu NĐT chỉ có 1 cổ 1 trái, thì cho dù cty tuyên bố trả cổ tức như vậy, NĐT vẫn chỉ nhận 1.000 đ (TPCĐ trước khi được chuyển đổi thì không được quyền nhận cổ tức tiền mặt), và giá cổ phiếu không thể được điều chỉnh 10.500 – 1.000 = 9.500 đ, vì nếu điều chỉnh giá như vậy sẽ dẫn đến tổng giá trị tài sản của NĐT đã bị vênh tại hai thời điểm trước khi chia cổ tức (1x 10.000 + 1 x 11.000 = 21.000 đ) và sau khi chia (1.000 + 1 x 9.500 + 1 x 10.000 = 20.500 đ). Tương tự nếu cty NY trả lãi TPCĐ cho NĐT, thì giá tham chiếu cổ phiếu sẽ không được điều chỉnh, do đó tổng giá trị tài khoản cũng sẽ bị vênh.

Vậy nếu không điều chỉnh thì xử lý thế nào trong những trường hợp này? Quan điểm của tui là nếu có liên quan đến cp, ta điều chỉnh theo công thức từ trước đến giờ. Nếu chỉ liên quan đến TPCĐ, giá tham chiếu của cổ phiếu giữ nguyên. Trong trường hợp DBC, do ngày chốt quyền có liên quan đến cả cp (quyền mua 3:2 giá 17.000 đ/cp), nên sẽ điều chỉnh theo công thức:

Giá tham chiếu mới = (giá bình quân ngày GD liền trước XR x 3 + 17.000 x 2)/(3 + 2)

Những ai khi tính EPS theo chuẩn IAS thì sẽ thấy rằng basic EPS không bị điều chỉnh đối với trường hợp TPCĐ. Chỉ diluted EPS mới bị tính, mà chỉ số này vốn chưa được Sở nào công bố hết. Đối với các trường hợp TPCĐ nói chung, có thể ứng xử tương tự như phát hành cổ phiếu riêng lẻ, tức là ngoài việc không điều chỉnh giá tham chiếu, Sở GDCK sẽ tính basic như bình thường và công bố thêm diluted EPS. Sau 1 thời gian khi TPCĐ được chuyển thành cp, Sở sẽ tính cộng KL phát hành thêm riêng lẻ đó vào KLĐLh hiện tại vào thời điểm NY (đúng ra là thời điểm chính thức phát hành, vì phát hành rồi một thời gian mới NY), từ đó sẽ tính trọng số KLĐLH bình quân như bình thường -> basic EPS, và bỏ diluted EPS. Như vậy hợp lý hơn. 

Nguồn: finandlife|Hoangthachlan Blog

Tags:

Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu