Nhận định về dòng tiền của Alan

by finandlife18/04/2014 08:53

Trước hết, có vài lý do khiến các nhà tài chánh Singapore đổ tiền vào thị trường Việt Nam:

1. Hiện nay, Singapore đang được các nhà đầu tư từ Mỹ, Âu, Úc và nhất là Trung Quốc đem tiền đến ủy thác, vì sự tín nhiệm Singapore đã tạo được trong việc điều hành kinh tế và thị trường tài chánh trong 2 thập kỷ rồi. Vì sự thặng dư tiền gởi lên đến mức đỉnh, nên các định chế tài chánh Singapore bắt buộc phải tái đầu tư vào các nơi khác.

2. Với dân số ít ỏi và thị trường nội địa eo hẹp, Singapore luôn tìm một chân đứng bên ngoài. Bốn nước Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar được coi như đối tác chiến lược tại ASEAN. Cần lưu ý là dòng tiền Singapore vẫn ưu ái với Indonesia và Thái Lan hơn.

3. Vì các nhà đầu tư Trung Quốc đang có khuynh hướng “capital flight” (trốn khỏi Trung Quốc) nên dòng tiền đã chảy rất mạnh vào Âu Mỹ Úc và hai trung tâm tài chánh tự do nhất Á Châu: Hồng Kông và Singapore.

Dòng tiền này đã tạo nên nhiều bong bóng tài sản, nhất là bất động sản, tại Singapore. Nguy cơ lạm phát kèm với sự cố “vỡ bong bóng” khiến chánh phủ Singapore phải khuyến khích các định chế tài chánh đem tiền ra nước ngoài nhằm làm nguội bớt sức ép.

4. Hiện tượng này sẽ tiếp tục trong 3 năm tới. Nhiều chuyên gia tiên đoán là trong khoảng thời gian này, hay ngay sau đó, Singapore có thể phải chịu đựng một cuộc khủng hoảng tài chánh khá lớn. Nó sẽ xẩy đến khi một trong những sự cố sau đây xuất phát:

Một, dòng tiền từ Trung Quốc ngừng chảy vì nhiều lý do: khủng hoảng nợ xấu tại Trung Quốc đạt điểm “no return”; chánh phủ Trung Quốc siết chặt tín dụng (đã đến 23 ngàn tỷ đô la) và kiểm soát “capital flight”; hay biến loạn kinh tế và xã hội tại Trung Quốc bùng nổ.

Hai, các tài sản mà định chế tài chánh của Singapore tái đầu tư vào quanh ASEAN sẽ sụt giá trầm trọng. Ai cũng biết là bong bóng bất động sản tại Indonesia hay Việt Nam cũng to lớn không kém Singapore và khả năng nợ xấu còn cao hơn nhiều. Cổ phiếu tại Việt Nam, Thái Lan và Indonesia đang bị “làm giá” và “thổi phồng” với sự thiếu minh bạch và nhiều số liệu thống kê giả tạo.

Ba, chánh phủ Singapore (MAS: Monetary Authority of Singaore) không thể giữ lãi suất gần như zero sau khi Mỹ và Âu Châu thả lỏng lãi suất của họ. Điều này có thể là “trigger” (mồi lửa) để làm vỡ bong bóng tài sản và tạo nhiều nợ xấu cho các ngân hùng nội địa vì tín dụng cho người tiêu dùng đã gia tăng đáng ngại (tăng 48% từ 5 năm nay).

Do đó, có thể kết luận là Singapore đã đỡ cho khủng hoảng tài chánh và bong bóng nợ xấu tại Việt Nam phần nào khi chia sẻ với Việt Nam số tiền đầu tư từ Âu Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc chơi có thể tàn bất cứ lúc nào trong vài năm tới. Khi Singapore ngồi tiếc rẻ thời vàng son bây giờ thì nhiều doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam tùy thuộc vào dòng tiền cũng sẽ cháy túi theo.

Alan Phan

-----------------------------------

Một bài viết gần đây cho thấy các tỷ phú Trung Quốc đã bán hết tài sản ở nước của họ, dùng tiền đó đầu tư ra bên ngoài.

The richest man in Asia is selling everything in China

April 16, 2014

Sovereign Valley Farm, Chile

Here’s a guy you want to bet on– Li Ka-Shing.

Li is reportedly the richest person in Asia with a net worth well in excess of $30 billion, much of which he made being a shrewd property investor.

Li Ka-Shing was investing in mainland China back in the early 90s, way back before it became the trendy thing to do. Now, Li wants out of China. All of it.

Since August of last year, he’s dumped billions of dollars worth of his Chinese holdings. The latest is the $928 million sale of the Pacific Place shopping center in Beijing– this deal was inked just days ago.

Once the deal concludes, Li will no longer have any major property investments in mainland China.

This isn’t a person who became wealthy by being flippant and scared. So what does he see that nobody else seems to be paying much attention to?

Simple. China’s credit crunch.

After years of unprecedented monetary expansion that has put the economy in a precarious state, the Chinese government has been desperately trying to reign in credit growth.

The shadow banking system alone is now worth 84% of GDP according to an estimate by JP Morgan. The IMF pegs total private credit at 230% of GDP, jumping by 100% in the last few years.

Historically, growth rates of these proportions have nearly always been followed by severe financial crises. And Chinese leaders are doing their best to engineer a ‘soft landing’.

If they’re successful, the world will only see major drops in global growth, stocks, property, and commodity prices.

If they fail, the spillover could become pandemic.

This isn’t important just for Asian property tycoons like Li Ka-Shing. Even if you don’t know Guangzhou from Hangzhou from Quanzhou, there are implications for the entire world.

Here in Chile is a great example.

Chile is among the top copper producers worldwide, China among its top consumers. With a major slowdown in China, however, copper prices have dropped considerably.

Consequently, the Chilean economy has slowed. The peso is down nearly 10% against the US dollar in recent months, and the central bank is slashing rates trying to prop up growth.

There are similar situations playing out across the globe.

Not to mention, China could put the entire global financial system on its back just by dumping a portion of its Treasuries in order to defend the yuan.

Now, you’d think that a major credit crunch with far-reaching consequences in the world’s second largest economy, its largest manufacturer, and its largest holder of US dollar reserves, would be constant front-page news.

But it’s not.

Most traditional investors are unaware that what’s happening in China will likely have far greater implications to their investment portfolios than the policies of Janet Yellen and Barack Obama combined. At least for now.

And folks who don’t see this coming and keep buying at the all-time high may see their portfolios turned upside down. Quickly.

At the same time, some investors who are conservative and cashed up may realize a real ‘blood in the streets’ moment.

Again, using Chile as an example, I’m starting to see over-leveraged property owners coming to the market in droves ready to make a deal. This is great news because my shareholders and I are able to buy far more property with US dollars than we could even just six months ago.

I expect this trend to hold given that China is just at the beginning of its process.

It’s said that the Chinese word for “crisis” is a combination of “danger” and “opportunity”.

This isn’t entirely accurate. ‘Weiji’ can have several meanings, but is probably best translated as ‘dangerous’ and ‘crucial point’.

We may certainly be at that crucial point, and now might be a good time to take another look at your finances and consider selling before a major crash. The richest man in Asia certainly thinks so.

 

Nguồn: finandlife|Alan Phan Blog|sovereignman.com

Tags:

Economics

Đóc giúp bạn|Tại sao nhà đầu tư đưa ra những lựa chọn sai lầm?

by finandlife12/04/2014 08:20

Đây là một bài dịch của Hồng Tuyết, Đầu Tư Chứng Khoán của bài “Why Do Investors Make Bad Choices?” trên Bloomberg. Tài chính hành vi vẫn là nhân tố dẫn dắt hầu hết quyết định mua bán ngắn hạn của nhà đầu tư.

Bài này có đề cập đến “hiệu ứng ngược” như tôi đã từng viết trước đây, trong bài “Tâm lý chốt lãi và thực tế thua lỗ”. Theo đó, nhà đầu tư có xu hướng bán sớm những cổ phiếu lời để chứng tỏ sự khôn ngoan và đúng đắn của mình, trong khi đó, họ lại nắm giữ quá lâu những cổ phiếu thua lỗ, vì họ không dám đối mặt với thất bại.

-----------------------------

Giáo sư Cass R. Sunstein của Đại học Robert Walmsley thuộc Harvard Law School, người từ lâu tập trung nghiên cứu hành vi con người gồm cả những quyết định sai lầm do nhà đầu tư tạo ra, cũng đã từng mắc sai sót trong đầu tư.

Đó là thời điểm năm 2011, khi thị trường chứng khoán đang dần phục hồi từ những tàn tích khủng khiếp trong thời kỳ đại suy thoái. Nhưng, chỉ trong một thời gian ngắn, thị trường lại trở nên bấp bênh, khiến vị giáo sư trở nên lo lắng, liệu rằng thị trường có sụp đổ một lần nữa?

Sở dĩ Cass R. Sunstein lo sợ vì trên vai ông còn là cuộc sống của gia đình nhỏ với 3 đứa con thơ. Sunstein băn khoăn liệu có nên bán tất cả tài sản và bỏ chúng vào một chứng chỉ tiền gửi an toàn, đáng tin cậy hơn không?

Rõ ràng, các nhà kinh tế học đều hiểu rõ nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu, bạn nên lựa chọn những tổ chức được quản lý chặt chẽ, các quỹ chỉ số đa dạng cao. Sunstein cũng không ngoại lệ khi tính toán từng bước kỹ lưỡng như thế. Song, chứng kiến giá trị quỹ giảm mạnh, Sunstein đã đưa ra quyết định bán một số tài sản quan trọng. Trước khi hành động, Sunstein đã gửi email đến người bạn Richard Thaler, nhà kinh tế học hành vi, đồng thời là đồng tác giả với ông trong cuốn "Nudge" để xin lời khuyên. Kết quả câu trả lời của Thaler là "hãy đọc lại sách của chúng ta".

Sunstein hiểu những gì mà anh ta nói nhưng đối với ông, nó vẫn khá mơ hồ vì cuốn sách đó vốn đã xuất bản từ lâu. Không chần chừ, Sunstein quyết định tiến hành bán số tài sản đó như đã định. Sau khi tin tức lan truyền đến tai Thaler, anh ta đã kêu lên với Sunstein, "Tại sao anh lại bán đi? "Nudge" giải thích rằng anh không nên bán".

Kết cục, đến nay quỹ đầu tư mà Sunstein bán đi tăng xấp xỉ 66%. Và Thaler đã đúng.

Trong quá trình nghiên cứu hành vi con người trong đầu tư, Sunstein tìm ra 3 nguyên nhân chính. Trong đó, cái đầu tiên được gọi là "sự thiên vị cái có sẵn".Những nhà khoa học hành vi đã chỉ ra rằng, nếu điều gì đó xảy ra trong quá khứ gần đây, đó là nhận thức "có sẵn" và người ta thường có khuynh hướng khuếch trương khả năng điều đã xảy ra sẽ tái hiện một lần nữa trong tương lai.

Thiên vị cái có sẵn không hẳn là sai lầm nhưng nó có thể gây ra sai sót. Mặc dù thị trường chứng khoán đã từng sụp đổ năm 2008, nhưng dấu hiệu sụp đổ không xảy ra thường xuyên. Theo vị giáo sư, lẽ ra ông không nên quá chú tâm đến nguy cơ của sự đổ vỡ tiếp theo.

Sai lầm thứ hai Sunstein phạm phải có liên quan đến "cảm giác mất mát". Nghĩa là con người thường ghét những thất bại xảy đến với mình, thậm chí cảm giác ghét còn nhiều hơn so với cảm giác thích thú trước lợi nhuận tương đương. Thứ cảm giác đột nhiên đánh mất 10.000 USD sẽ khiến bạn khủng hoảng hơn cảm giác sung sướng khi thu về 10.000 USD.

Trớ trêu thay, nếu chúng ta đưa ra quyết định dựa trên cảm giác mất mát, sẽ chỉ khiến ta trở thành những kẻ thất bại. Khi thị trường cổ phiếu có dấu hiệu giảm, bạn muốn ngăn chặn việc thất thoát thì kết quả là bạn sẽ mất nhiều hơn nữa.

Hành vi thứ ba là "bỏ bê xác suất".Con người thường chú trọng đến những kịch bản của trường hợp xấu nhất, đặc biệt khi cảm xúc của họ đang ở cao trào, mà bỏ quên việc tính toán xác suất trường hợp xấu nhất đó thực sự có thể xảy ra.

Đối với hành vi của nhà đầu tư, kinh nghiệm cho thấy, họ thường bán những cổ phiếu giá trị cao quá nhanh trong khi giữ lại quá lâu những cổ phiếu mất giá.

Thêm vào đó, những nhà đầu tư cá nhân hay quá tự tin vào năng lực bản thân. Ở đây, nam giới được xem là có sự tự tin thái quá hơn so với nữ. Họ cho rằng, họ có thể tạo ra điều kỳ diệu để kiếm được rất nhiều tiền. Quên điều đó đi, đây là thị trường chứng khoán mà chúng ta đang đề cập tới chứ không phải là một bộ phim của Steven Spielberg.

Lời khuyên tốt nhất cho nhà đầu tư vốn được nhắc đi nhắc lại quá nhiều, đó là hãy có một danh mục đầu tư đa dạng bao gồm cả các quỹ chỉ số chi phí thấp, giữ tiền mặt khi bạn cần và dành nhiều thời gian cho các trang thể thao.

Nếu cảm xúc của bạn bắt đầu vượt ra khỏi tầm kiểm soát, và bạn cho rằng đã đến lúc hành động theo một chiều hướng khác, cách tốt nhất là hãy giữ giọng nói của Thaler trong đầu, rằng: "Đừng".

 

Nguồn: finandlife|ĐTCK|Bloomberg

Tags:

Psychology

Dữ liệu vĩ mô tháng 3 năm 2014

by finandlife11/04/2014 13:25

Số liệu vĩ mô Tháng 3/2014 tiếp tục cho thấy những dấu hiệu tích cực chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam có thể đang dần phục hồi từ đáy, mặc dù tốc độ phục hồi còn tỏ ra khá chậm chạp.

Chỉ số PMI ngành Sản xuất Việt Nam tháng 3/2014 tăng 0.3 điểm so với tháng trước lên mức 51.3 điểm. Đây là tháng thứ 7 liên tiếp lĩnh vực sản xuất trong nước ghi nhận sự cải thiện.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2014 ước tính tăng 4.96% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ của 2 năm trở lại đây (năm 2013 là 4.76%, năm 2012 là 4.75%).

Nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tiếp tục xu hướng tăng kể từ tháng 9/2013. Trong khi xuất khẩu tiếp tục là động lực cho tăng trưởng, giúp cho cán cân thanh toán thặng dư (Quý 1 xuất siêu 1 tỷ USD). Tỷ giá và thị trường ngoại hối cơ bản ổn định.

Môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp khi chỉ số CPI tháng 3 giảm0.44% so với tháng trước, tăng 0.8% so với tháng 12/2013 và tăng 4.39% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2005 trở lại đây.

Thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất điều hành, lãi suất huy động và cho vay, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhìn chung tổng cầu vẫn chậm cải thiện, doanh thu bán lẻ không cải thiện nhiều so với cùng kỳ, tăng trưởng tín dụng ở mức thấp… khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao. Động lực tăng trưởng kinh tế trong nước vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

----------------------

Chỉ số PMI việt nam và một số vùng lãnh thổ

Chỉ số PMI ngành Sản xuất Việt Nam tháng 3/2014 đạt 51.3 điểm tăng 0.3 điểm so với tháng trước. Đây là tháng thứ 7 liên tiếp lĩnh vực sản xuất trong nước ghi nhận sự cải thiện.

Nhu cầu cải thiện tiếp tục giúp số lượng đơn đặt hàng mới tháng này tăng mạnh với tốc độ tăng nhanh nhất 5 tháng trở lại đây. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng trong tháng 3 sau khi giảm nhẹ trong tháng trước.

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng giúp các công ty gia tăng sản lượng trong suốt 6 tháng qua, tốc độ gia tăng liên tiếp cải thiện qua từng tháng.

Lượng tồn kho hàng mua tháng này tiếp tục giảm nhẹ mặc dù hoạt động mua hàng hoá đầu vào tăng  bảy tháng liên tục. Tồn kho thành phẩm tháng này cũng giảm mặc dù các thành viên tham gia khảo sát cho biết hàng hoá vẫn chủ yếu được giữ trong kho.

Giá đầu vào tiếp tục tăng trong tháng 3 tuy nhiên tốc độ tăng đã chậm lại (do giá thế giới giảm). Các nhà sản xuất đã giảm nhẹ giá cả đầu ra trước áp lực cạnh tranh mạnh mẽ.

 

Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Mỹ, khu vực EuroZone và chỉ số tổng hợp toàn cầu tháng này tiếp tục cho thấy sự cải thiện. Trong khi đó, chỉ số PMI tại Trung Quốc tháng này tiếp tục giảm về mức 48 điểm so với mức 48.5 điểm của tháng trước cho thấy tình trạng suy giảm của lĩnh vực sản xuất nước này.

Tăng trưởng GDP theo quý (so với cùng kỳ)

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2014 ước tính tăng 4.96% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ của 2 năm trở lại đây (năm 2013 là 4.76%, năm 2012 là 4.75%). Trong đó Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.37% (quý 1/2013 tăng 2.24%), đóng góp 0.32 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4.69% (quý 1/2013 tăng 4.61%), đóng góp 1.88 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5.95% (quý 1/2013 tăng 5.65%), đóng góp 2.76 điểm phần trăm.

Số liệu trên cho thấy khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2013 là: Bán buôn và bán lẻ tăng 5.61%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 7.58%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5.91%

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức tăng của cả khu vực không cao, nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá với 7.3%, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ một số năm trước

Xuất khẩu theo tháng (Triệu usd)

Xuất khẩu tháng 3 ước tính đạt 12 tỷ USD, tăng 25.8% so với tháng trước và tăng 14.6% so với cùng kỳ. Tính chung Quý 1, xuất khẩu đạt 33.3 tỷ USD, tăng 14.1% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 67.4% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 16.3% so với cùng kỳ. Khu vực kinh tế trong nước chiếm 32.6%, tăng 9.8% so với cùng kỳ.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch Quý 1 tăng cao là: Điện thoại các loại và linh kiện (+22.7%); dệt may (+21.9%); phương tiện vận tải và phụ tùng (+24.8%); giày dép (+25.9%); thuỷ sản (+35.3%); gỗ và sản phẩm gỗ (+23.3%)…

Nhập khẩu tháng 3 ước tính đạt 12.3 tỷ USD, tăng 21.9% so với tháng trước và tăng 12.2% so với cùng kỳ. Tính chung Quý 1, nhập khẩu ước tính đạt 32.3 tỷ USD, tăng 12.4% so với cùng kỳ.

Một số mặt hàng nhập khẩu lớn có kim ngạch tăng cao 2 tháng đâu năm là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (+28.7%), điện thoại các loại và linh kiện (+23.9%), xăng dầu (+21.6%), vải (+13.3%)…

Xuất siêu Quý 1 ước tính đạt 1 tỷ USD bằng 3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất siêu chủ yếu nhờ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Thu hút vốn FDI (tỷ usd)

FDI đăng ký tháng 3 ước tính đạt 1.22 tỷ USD, nâng tổng mức FDI đăng kí Quý 1 lên 2.047 tỷ USD, giảm 38.6% so với cùng kỳ. FDI đăng ký thời gian qua chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (69.9% tổng vốn đăng ký) và kinh doanh bất động sản (8.6%).

FDI giải ngân đến 20/03/2014 ước tính đạt 2.85 tỷ USD, tăng 5.6% so với cùng kỳ năm 2013.

Tăng trưởng tín dụng so với cuối năm trước

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, sau 3 tháng huy động vốn vào hệ thống vẫn đang tăng mạnh. Tínhđến ngày 31/3, tín dụng đã tăng 1% so với cuối tháng 2 và tăng 0.01% so với cuối năm 2013.

Dự báo tốc độ tăng tín dụng sẽ mạnh dần trong các tháng tiếp theo, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho rằng, tăng trưởng tín dụng không đáng lo ngại và có thể đảm bảo mục tiêu đề ra là 12-14%.

Tồn kho so với cùng thời điểm năm trước

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/03/2014 tăng 13.4% so với cùng thời điểm năm trước, thấp hơn mức tăng cùng thời điểm một số năm trước.

Những ngành có chỉ số tồn kho cao so với cùng thời điểm năm trước gồm: Sản xuất thuốc lá và dược liệu (+61.4%), sản xuất kim loại (+126%), sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+59.4%), sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất (+54.2%)…

Tăng trưởng doanh thu bán lẻ so với cùng kỳ

Tổng doanh thu bán lẻ tháng 3 ước tính đạt 233.1 ngàn tỷ, tăng 2% so với tháng trước và tăng 10.1% so với cùng kỳ. Tính chung 3 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ tăng 10,2% so với cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 5.1%, cao hơn mức tăng của cùng kỳ 2 năm trước nhưng vẫn ở mức thấp

Trong các ngành kinh doanh, doanh thu bán lẻ ngành thương nghiệp chiếm 75.5%, tăng 8.1%; khách sạn nhà hàng chiếm 12.2%, tăng 12.1%; dịch vụ chiếm 11.3% tăng 23.5%; du lịch chiếm 1%, tăng 20.3%.

Tăng trưởng CPI so với tháng trước

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2014giảm0.44% so với tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng tháng này giảm sâu một mặt do nhu cầu tiêu dùng sau Tết Nguyên Đán giảm và giá các mặt hàng nhanh trở về mặt bằng trước Tết. Mặt khác, do kinh tế trong nước gặp khó khăn nên người dân có xu hướng tập trung mua sắm những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống, sinh hoạt hàng ngày.

Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm mạnh nhất với 0.96%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0.74%; nhóm giao thông và nhóm bưu chính viễn thông cùng giảm 0.03%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại tăng nhẹ.

Tăng trưởng CPI so với cùng kỳ (theo tháng)

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2014 tăng 0.8% so với tháng 12/2013 và tăng 4.39% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân Quý 1 năm nay tăng 4.83% so với bình quân cùng kỳ năm 2013. Đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây

Diễn biến lãi suất

Ngày 17/3, Ngân hàng Nhà nước đã họp báo công bố các quyết định điều chính các mức lãi suất chủ chốt. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm 1% xuống còn 6%/năm. Lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấugiảm 0.5% xuống còn 6.5%/năm và 4.5%/năm. Lãi suất huy động ngoại tệ USD cũng giảm 0.25% xuống còn 1%/năm.

Như vậy, sau gần 9 tháng và cũng là lần đầu tiên trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã giảm các lãi suất điều hành. Bước giảm 1%/năm ở trần lãi suất huy động VND là khá mạnh, nhưng phù hợp với diễn biến trên thị trường hiện nay.

Lãi suất trái phiếu chính phủ kì hạn 5 năm

Tháng 3/2014 thị trường trái phiếu sơ cấp huy động được gần 35 ngàn tỷ đồng tăng 40% so với tháng 2. Lãi suất huy động của trái phiếu kỳ hạn 2 năm dao động trong khoảng 5.59-6.10%/năm, trái phiếu 3 năm trong khoảng 6.05-7.30%/năm, 5 năm trong khoảng 7.08-7.80%/năm, 10 năm là 8.70%/nămNhìn chung lãi suất giảm 0.56%/năm so với lãi suất huy động tháng 2.

Tỷ giá

Tỷ giá và thị trường ngoại hối tháng này tiếp tục ổn định.

Dự trữ ngoại hối

Nguồn: finandlife|VFS Research

Tags:

Economics

Great Graphic|Greek 10-year Yield Back to March 2010 Levels

by finandlife10/04/2014 08:49

Khủng hoảng nợ công đã đẩy lợi suất trái phiếu Hy Lạp lên mức cao kinh khủng trong giai đoạn cuối 2011 đầu 2012, nhưng đến nay, mức lợi suất đó đã giảm xuống mức rất thấp, gần chạm đáy trước khủng hoảng (2009).

--------------------------------------------------

This Great Graphic, made on Bloomberg, shows the yield of Greece's 10-year bond over the past five years.  The big break in early 2012 was the private sector debt restructuring. As recently as Q4 2012, the yield was near 20%. 

Today it has slipped below 6%.  This is less than half of the yield peak last year.  Of course, the fact that it is not investment grade precludes many institutional investors from getting involved.  They have preferred Spanish and Italian paper. 

Although Greece has a higher percentage of debt-to-GDP now than four years ago, its yield has returned to the levels that prevailed then.  In addition, tomorrow Greece is set to issue its first bond (five-year) since its international assistance program in 2010.  It is hoping to raise 500 mln euros, according to reports, but indications are that it will be over-subscribed.   Ironically, the ability to borrow more money from the market, that is increasing its outstanding debt may boost the government ahead of the May local and EU parliamentary elections.

There are some observers who continue to warn of a default by Greece as its primary surplus emboldens the government.  However, this does not seem particularly likely to us.  More likely, Greece will be rewarded by more concessions from the official sector that holds the bulk of its debt (before it returns to the capital markets) in terms of lengthening maturities and possibly reducing rates.    Forbearance is not the same as a default.  The legal distinctions are important.   

Moreover, the official sector (which represents foreign tax payers) did not participate in the 2012 restructuring and have not lost a single penny on Greece.   Indeed, we would argue some countries, like Germany, but also France, had lower yields as a result of the Greek crisis.   At most one can say is that the official sector did not make as much money directly from Greece's situation as the initial terms would have suggested, but they do not appear to have lost a red cent.  

Nguồn: finandlife|marctomarket.com

Tags:

Economics

Chiến thắng của Tâm Lý Thi Đấu

by finandlife09/04/2014 11:43

Với những ai đam mê môn Túc Cầu, những trận lượt về rạng sáng ngày 09/04/2014 là những trận đấu thật tuyệt vời.

Chelsea đã phải nhập trận với bất lợi rất lớn, khi những cầu thủ của The Blue đã phải thúc thủ 1:3 trong trận lượt đi, thế nhưng họ đã làm nên phép màu khi thắng ngược 2:0 ở trận lượt về.

Đây là chiến thắng của Người đặc biệt. Trong những môn thể thao đối kháng, bao giờ cũng vậy, yếu tố tâm lý chiếm 1 phần rất lớn trong kết quả cuối cùng. Và điều đó, một lần nữa được chứng minh. PSG có lợi thế quá lớn, nhưng lại tỏ ra rất nông nóng, lo lắng khi hành quân đến Stamfox Bridge. Khi máy quay quay đến gương mặt Huấn luyện viên Laurent Blanc, dù cố che dấu sự khiếp sợ nhưng nó vẫn lộ ra. Thêm vào đó, tiền đạo chủ chốt của PSG là Cavani cũng đã thể hiện sự thiếu bình tĩnh khi dứt điểm không như ý ở giữa hiệp 1. Tất cả những điểm đó cho tôi cảm nhận PSG sẽ không nhận được kết quả tốt trong trận này. Và nó đã diễn ra…

Ở chiều ngược lại, Special One vẫn mãi là một ẩn số. Tinh thần chiến đấu của vị chiến lược gia này là cái không ai có thể phủ nhận. Và khi PSG mất niềm tin, thì Chelsea lại càng gia tăng hương vị của hưng phấn. Ai đã từng chơi thể thao hoặc thi đấu sẽ hiểu rõ chuyện này, lúc ta mất tinh thần thì cũng là lúc đối phương tỉnh táo mà chơi hay hơn hết.

Đây là một trận đấu hay và đầy cảm xúc. Chelsea tuy đã có những kế sách hay, nhưng phải nói rằng, thành công của họ 1 phần lớn đến từ sự “tự thua” của PSG. Dù sao đi nữa, tôi vẫn thích The Blue đi tiếp. 

Nguồn: finandlife

Tags: ,

StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu