Thị trường chứng khoán giảm mạnh vì thông tin chiến tranh, vì đâu nên nỗi?

by finandlife15/05/2014 14:11

Đây sẽ là một series những bài viết về chủ đề này.

Kỳ 1: Trước hết tôi xin gửi đến nhà đầu tư những biểu đồ này, để mọi người cùng suy nghĩ.

VNIndex đã giảm 17% từ đỉnh cao 25/03/2014

 

Khối nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng 250 tỷ đồng trong phiên hôm nay (14/05/2014). Như vậy, chỉ trong 1 tuần "hoảng loạn" vừa qua, Tây đã mua ròng 1,168 tỷ đồng, tương đương giá trị giao dịch 1 phiên trên HSX.

Share out VNM ETFs tiếp tục tăng 150,000 trong ngày 14/05/2014; premium vẫn duy trì ở mức cao (2.54%)

Tự doanh các công ty chứng khoán tiếp tục mua ròng 26 tỷ đồng trong phiên hôm qua (14/05/2014)

 

Kỳ 1: Đây là bài viết về việc ảnh hưởng của chiến tranh đến thị trường chứng khoán các nước trên thế giới.

Những bất ổn quá sức chịu đựng trên thị trường chứng khoán Việt Nam những ngày gần đây đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu lại phản ứng của những thị trường chứng khoán khác trên thế giới khi đối mặt với rủi ro chiến tranh. Và một sự thật được rút ra đó là “dường như chiến tranh không phải là cái gì đó quá khủng khiếp với chứng khoán như nhiều người tại Việt Nam đang lầm tưởng”. Ngay cả những quốc gia chỉ xảy ra xung đột như Philippines, Nhật bản, Hàn Quốc hay những quốc gia có xảy ra đụng độ vũ trang như Nga - Ukraine, khủng hoảng chính trị Ai Cập, nội chiến Syria… thì thông tin của bất ổn chính trị đó chỉ đủ tác động xấu trong ngắn hạn, và thị trường sẽ sớm ổn lại sau đó.

Phan Minh Đức, VFS Research

-------------------------------

Thị trường chứng khoán Việt Nam gần đây đã chứng kiến những phiên giảm điểm kỷ lục trên cả 2 sàn. Các nhà đầu tư vốn quen với sự ổn định chính trị ở Việt Nam đã có những phản ứng mạnh mẽ trước xung đột xảy ra trên biển Đông, khi Trung Quốc ngang nhiên triển khai giàn khoan HD-981 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. VNINDEX đã giảm 5.9% trong phiên giao dịch ngày 8/5 sau buổi họp báo của Chính phủ về hành động khiêu khích của Trung Quốc tại Hoàng Sa.Lực cầu bắt đáy xuất hiện trở lại vào ngày 9/5 giúp thị trường phục hồi nhưng nhanh chóng giảm trở lại do lực bán mạnh vào ngày 12/5 và tiếp tục giảm với lực bán yếu hơn vào ngày 13/5. Kết quả sau 4 phiên giao dịch, VNINDEX giảm 46 điểm, tương đương 8.2% từ mức 559.97 điểm (đóng cửa ngày 7/5) xuống còn 513.91 điểm. Mặc dù phiên giao dịch ngày 14/5 đã chứng kiến sự hồi phục mạnh, nhưng dường như dấu hiệu của sự lo lắng vẫn chưa tan.

 

Những tranh chấp tương tự trên biển đông đã từng xảy ra tại bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Phillippines năm 2012. Căng thẳng bắt đầu phát sinh vào ngày 8/4/2012, khi máy bay tuần tra Philippines phát hiện 8 tàu cá Trung Quốc hoạt động gần bãi đá Scarborough/Hoàng Nham dẫn tới cuộc so kè giữa soái hạm Philippines với 2 tàu Hải Giám Trung Quốc vào ngày 10/4/2012 khi phía Philippines định bắt giữ các ngư dân và tàu cá Trung Quốc. Mức độ căng thẳng đẩy lên cao khi cả 2 bên đều huy động nhiều tàu đến vùng tranh chấp. Sau đó các tàu Philippines đã rút đi song vẫn duy trì lực lượng giám sát bãi cạn trong khi các tàu Trung Quốc vẫn thường xuyên ra vào bãi cạn. Năm 2013, căng thẳng tiếp tục phát sinh khi Philippines nộp đơn kiện Trung Quốc lên toà án quốc tế. Hiện tại, Trung Quốc tuyên bố kiểm soát trên thực tế bãi cạn Scarborough trong khi lực lượng Hải quân và không quân Philippines vẫn được bố trí xung quanh khu vực này để có thể tiếp tục giám sát bãi cạn. Trong suốt thời gian xảy ra tranh chấp, thị trường chứng khoán Philippines hầu như không chịu bất kỳ tác động nào từ vấn đề này, thậm chí thị trường vẫn tăng điểm trong suốt tháng 4/2012 (thời điểm căng thẳng phát sinh).

 

Tương tự, thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng không bị tác động nhiều bởi những tranh chấp, xung đột giữa nước này với Trung Quốc liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trong khi đó, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên những năm gần đây mặc dù vẫn khiến thị trường chứng khoán Hàn Quốc có những phiên sụt giảm nhưng hầu hết chỉ mang yếu tố nhất thời.

Như vậy, có thể thấy bản chất của những tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam là khá tương đồng. Tuy nhiên, phản ứng của thị trường chứng khoán 2 nước khác nhau hoàn toàn. Trong khi các nhà đầu tư tại Philippines tương đối điềm tĩnh thì nhà đầu tư tại Việt Nam lại tỏ ra bi quan quá mức.

Tuy nhiên, khi những tranh chấp trên biển đông hiện tại giữa Việt Nam và Trung Quốc leo thang dẫn đến xung đột vũ trang thì thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phản ứng thế nào? Liên hệ với các thị trường chứng khoán trên thế giới, có thể thấy rủi ro chính trị liên quan đến ổn định chính phủ và các xung đột trong và ngoài nước là một nguyên nhân quan trọng khiến thị trường chứng khoán giảm điểm. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này thường chỉ xảy ra trong ngắn hạn.

Trường hợp gần đây nhất là căng thẳng giữa Nga với quốc gia láng giềng Ukraine mới đây. Ngày 3/3/2014 thị trường chứng khoán Nga đã chứng kiến một phiên lao dốc mạnh, tới 11.3%. Các nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu tại thị trường Nga trước lo ngại phương Tây có thể áp đặt các lệnh cấm vận, nhằm trừng phạt việc Tổng thống Vladimir Putin quyết định đưa quân vào Ukraine. Căng thẳng tiếp tục leo thang khiến chỉ số Micex của thị trường chứng khoán Nga mất tổng cộng 207.3 điểm tương ứng 14.3% sau 9 phiên giao dịch. Tuy nhiên hiện tại chỉ số này đang dần phục hồi trở lại.

 

Tương tự, chỉ số UX của Ukraine cũng bốc hơi 12% trong phiên giao dịch ngày 3/3/2014 và dần phục hồi trở lại sau đó.

 

Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài gần 3 năm tại Ai Cập hay nội chiến tại Syri năm 2013 cũng là những ví dụ. Ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình chính trị từ đầu năm 2011, chỉ số EGX30 (đại diện cho 30 công ty có mức vốn hóa và thanh khoản cao nhất trị trường) đã giảm hơn 35% trong nửa cuối năm 2011. Tuy nhiên, từ mức đáy 3 năm cho đến thời điểm hiện tại, chỉ số này tăng trưởng rất tốt do môi trường chính trị tại Ai Cập ổn định trở lại

  

Trong khi đó, chứng khoán Syria vẫn tăng trưởng bất chấp nội chiến nhấn chìm nền kinh tế trong vòng bất ổn năm 2013.

Nguồn: finandlife

Tags: ,

Economics | StockAdvisory

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu