Kinh tế Việt Nam đang ở đâu trong lý thuyết chu kỳ?

by finandlife11/09/2014 14:22

Hiện Việt Nam đang chuyển từ đông sang xuân, kênh đầu tư được khuyến nghị theo lý thuyết này là “CHỨNG KHOÁN”.

Tình hình tổng thế:

1.    Lãi suất đã giảm mạnh trước đó, sau đó tăng do những khó khăn thanh khoản hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011, và hiện nay giảm về vùng rất thấp. Diễn biến này khớp với chu kỳ “MÙA ĐÔNG” và “MÙA XUÂN”. Lưu ý: Việt Nam chưa xảy ra khủng hoảng tín dụng thật sự, nhưng sự mất thanh khoản và hệ thống đặt trước vấn đề sống còn trong năm 2011 được xem như “cuộc khủng hoảng kiểu Việt Nam”.

2.    Tăng trưởng tín dụng đang rất chậm chạp, phù hợp với chu kỳ của “MÙA XUÂN”.

3.    Lạm phát giảm rất nhanh và đang duy trì ở vùng thấp, phù hợp với chu kỳ của “MÙA ĐÔNG”. Lưu ý, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nên không xảy ra giảm phát hoàn toàn, hiện tượng lạm phát thấp như thế này cũng được xem như “giảm phát kiểu Việt Nam”.

4.    Lòng tin người dân: Sau giai đoạn lo lắng, sợ hãi, đau khổ, tuyệt vọng, hiện Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn “lòng tin rất mong manh”, phù hợp với chu kỳ “MÙA XUÂN”.

 

 

 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics

How Successful People Stay Calm

by finandlife09/09/2014 10:04

Cách những người thành công giữ bình tĩnh

The ability to manage your emotions and remain calm under pressure has a direct link to your performance. TalentSmart has conducted research with more than a million people, and we’ve found that 90% of top performers are skilled at managing their emotions in times of stress in order to remain calm and in control.

Khả năng quản lý cảm xúc và giữ bình tĩnh dưới áp lực là một liên kết trực tiếp tới hiệu quả của bạn. Một tổ chức đã tìm thấy bằng chứng, 90% những người thuộc TOP làm việc hiệu quả nhất có kỹ năng quản trị những cảm xúc của họ trong thời gian bị stress, để giữ bình tĩnh và trong tình trạng được kiểm soát.

If you follow our newsletter, you’ve read some startling research summaries that explore the havoc stress can wreak on one’s physical and mental health (such as the Yale study, which found that prolonged stress causes degeneration in the area of the brain responsible for self-control). The tricky thing about stress (and the anxiety that comes with it) is that it’s an absolutely necessary emotion. Our brains are wired such that it’s difficult to take action until we feel at least some level of this emotional state. In fact, performance peaks under the heightened activation that comes with moderate levels of stress. As long as the stress isn’t prolonged, it’s harmless.

Bộ óc chúng ta sẽ khó đưa ra hành động cho đến khi chúng ta cảm nhận một mức độ cảm xúc tối thiểu nào đó. Thực tế, hiệu quả lên đỉnh cao dưới sự kích hoạt cao đổ đến từ một mức độ nào đó của stress. Chừng nào mà stress không bị kéo dài thì nó vô hại.

Research from the University of California, Berkeley, reveals an upside to experiencing moderate levels of stress. But it also reinforces how important it is to keep stress under control. The study, led by post-doctoral fellow Elizabeth Kirby, found that the onset of stress entices the brain into growing new cells responsible for improved memory. However, this effect is only seen when stress is intermittent. As soon as the stress continues beyond a few moments into a prolonged state, it suppresses the brain’s ability to develop new cells.

“I think intermittent stressful events are probably what keeps the brain more alert, and you perform better when you are alert,” Kirby says. For animals, intermittent stress is the bulk of what they experience, in the form of physical threats in their immediate environment. Long ago, this was also the case for humans. As the human brain evolved and increased in complexity, we’ve developed the ability to worry and perseverate on events, which creates frequent experiences of prolonged stress.

“Tôi nghĩ những sự kiện stress không liên tục có khả năng giữ cho bộ não được “đánh thức, nhắc nhở”, và bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn khi được nhắc nhở,” Kirby nói.

Besides increasing your risk of heart disease, depression, and obesity, stress decreases your cognitive performance. Fortunately, though, unless a lion is chasing you, the bulk of your stress is subjective and under your control. Top performers have well-honed coping strategies that they employ under stressful circumstances. This lowers their stress levels regardless of what’s happening in their environment, ensuring that the stress they experience is intermittent and not prolonged.

While I’ve run across numerous effective strategies that successful people employ when faced with stress, what follows are ten of the best. Some of these strategies may seem obvious, but the real challenge lies in recognizing when you need to use them and having the wherewithal to actually do so in spite of your stress.

They Appreciate What They Have

Taking time to contemplate what you’re grateful for isn’t merely the “right” thing to do. It also improves your mood, because it reduces the stress hormone cortisol by 23%. Research conducted at the University of California, Davis found that people who worked daily to cultivate an attitude of gratitude experienced improved mood, energy, and physical well-being. It’s likely that lower levels of cortisol played a major role in this.

They Avoid Asking “What If?”

“What if?” statements throw fuel on the fire of stress and worry. Things can go in a million different directions, and the more time you spend worrying about the possibilities, the less time you’ll spend focusing on taking action that will calm you down and keep your stress under control. Calm people know that asking “what if? will only take them to a place they don’t want—or need—to go.

They Stay Positive

Positive thoughts help make stress intermittent by focusing your brain’s attention onto something that is completely stress-free. You have to give your wandering brain a little help by consciously selecting something positive to think about. Any positive thought will do to refocus your attention. When things are going well, and your mood is good, this is relatively easy. When things are going poorly, and your mind is flooded with negative thoughts, this can be a challenge. In these moments, think about your day and identify one positive thing that happened, no matter how small. If you can't think of something from the current day, reflect on the previous day or even the previous week. Or perhaps you’re looking forward to an exciting event that you can focus your attention on. The point here is that you must have something positive that you're ready to shift your attention to when your thoughts turn negative.

They Disconnect

Given the importance of keeping stress intermittent, it’s easy to see how taking regular time off the grid can help keep your stress under control. When you make yourself available to your work 24/7, you expose yourself to a constant barrage of stressors. Forcing yourself offline and even—gulp!—turning off your phone gives your body a break from a constant source of stress. Studies have shown that something as simple as an email break can lower stress levels.

Technology enables constant communication and the expectation that you should be available 24/7. It is extremely difficult to enjoy a stress-free moment outside of work when an email that will change your train of thought and get you thinking (read: stressing) about work can drop onto your phone at any moment. If detaching yourself from work-related communication on weekday evenings is too big a challenge, then how about the weekend? Choose blocks of time where you cut the cord and go offline. You’ll be amazed at how refreshing these breaks are and how they reduce stress by putting a mental recharge into your weekly schedule. If you’re worried about the negative repercussions of taking this step, first try doing it at times when you’re unlikely to be contacted—maybe Sunday morning. As you grow more comfortable with it, and as your coworkers begin to accept the time you spend offline, gradually expand the amount of time you spend away from technology.

They Limit Their Caffeine Intake

Drinking caffeine triggers the release of adrenaline. Adrenaline is the source of the “fight-or-flight” response, a survival mechanism that forces you to stand up and fight or run for the hills when faced with a threat. The fight-or-flight mechanism sidesteps rational thinking in favor of a faster response. This is great when a bear is chasing you, but not so great when you’re responding to a curt email. When caffeine puts your brain and body into this hyperaroused state of stress, your emotions overrun your behavior. The stress that caffeine creates is far from intermittent, as its long half-life ensures that it takes its sweet time working its way out of your body.

They Sleep

I’ve beaten this one to death over the years and can’t say enough about the importance of sleep to increasing your emotional intelligence and managing your stress levels. When you sleep, your brain literally recharges, shuffling through the day’s memories and storing or discarding them (which causes dreams), so that you wake up alert and clear-headed. Your self-control, attention, and memory are all reduced when you don’t get enough—or the right kind—of sleep. Sleep deprivation raises stress hormone levels on its own, even without a stressor present. Stressful projects often make you feel as if you have no time to sleep, but taking the time to get a decent night’s sleep is often the one thing keeping you from getting things under control.

They Squash Negative Self-Talk

A big step in managing stress involves stopping negative self-talk in its tracks. The more you ruminate on negative thoughts, the more power you give them. Most of our negative thoughts are just that—thoughts, not facts. When you find yourself believing the negative and pessimistic things, your inner voice says, “It's time to stop and write them down.” Literally stop what you're doing and write down what you're thinking. Once you've taken a moment to slow down the negative momentum of your thoughts, you will be more rational and clear-headed in evaluating their veracity.

You can bet that your statements aren’t true any time you use words like “never,” “worst,” “ever,” etc. If your statements still look like facts once they’re on paper, take them to a friend or colleague you trust and see if he or she agrees with you. Then the truth will surely come out. When it feels like something always or never happens, this is just your brain’s natural threat tendency inflating the perceived frequency or severity of an event. Identifying and labeling your thoughts as thoughts by separating them from the facts will help you escape the cycle of negativity and move toward a positive new outlook.

They Reframe Their Perspective

Stress and worry are fueled by our own skewed perception of events. It’s easy to think that unrealistic deadlines, unforgiving bosses, and out-of-control traffic are the reasons we’re so stressed all the time. You can’t control your circumstances, but you can control how you respond to them. So before you spend too much time dwelling on something, take a minute to put the situation in perspective. If you aren’t sure when you need to do this, try looking for clues that your anxiety may not be proportional to the stressor. If you’re thinking in broad, sweeping statements such as “Everything is going wrong” or “Nothing will work out,” then you need to reframe the situation. A great way to correct this unproductive thought pattern is to list the specific things that actually are going wrong or not working out. Most likely you will come up with just some things—not everything—and the scope of these stressors will look much more limited than it initially appeared.

They Breathe

The easiest way to make stress intermittent lies in something that you have to do everyday anyway: breathing. The practice of being in the moment with your breathing will begin to train your brain to focus solely on the task at hand and get the stress monkey off your back. When you’re feeling stressed, take a couple of minutes to focus on your breathing. Close the door, put away all other distractions, and just sit in a chair and breathe. The goal is to spend the entire time focused only on your breathing, which will prevent your mind from wandering. Think about how it feels to breathe in and out. This sounds simple, but it’s hard to do for more than a minute or two. It’s all right if you get sidetracked by another thought; this is sure to happen at the beginning, and you just need to bring your focus back to your breathing. If staying focused on your breathing proves to be a real struggle, try counting each breath in and out until you get to 20, and then start again from 1. Don’t worry if you lose count; you can always just start over.

This task may seem too easy or even a little silly, but you’ll be surprised by how calm you feel afterward and how much easier it is to let go of distracting thoughts that otherwise seem to have lodged permanently inside your brain.

They Use Their Support System

It’s tempting, yet entirely ineffective, to attempt tackling everything by yourself. To be calm and productive, you need to recognize your weaknesses and ask for help when you need it. This means tapping into your support system when a situation is challenging enough for you to feel overwhelmed. Everyone has someone at work and/or outside work who is on their team, rooting for them, and ready to help them get the best from a difficult situation. Identify these individuals in your life and make an effort to seek their insight and assistance when you need it. Something as simple as talking about your worries will provide an outlet for your anxiety and stress and supply you with a new perspective on the situation. Most of the time, other people can see a solution that you can’t because they are not as emotionally invested in the situation. Asking for help will mitigate your stress and strengthen your relationships with those you rely upon. 

 

Nguồn: finandlife|Dr.Travis Bradberry

Tags:

StoriesofLife

KDC|Cập nhật 1H14

by finandlife06/09/2014 08:40

Công ty Cổ phần KINH ĐÔ (KDC) công bố Báo cáo tài chính Quý 2 với kết quả kinh doanh tương đối tích cực. Doanh thu thuần tăng trưởng khá, biên lãi gộp duy trì ở mức cao và ổn định trong bối cảnh chi phí nhân công gia tăng.

Chúng tôi đặc biệt đánh giá cao kế hoạch mở rộng ngành hàng mới khi Công ty liên kết với những doanh nghiệp có khả năng nhằm tận dụng lợi thế thương hiệu, thị phần và hệ thống phân phối của mình.

KDC còn được chú ý nhờ định hướng tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng chuyên môn hóa cao hơn, tận dụng tốt hơn lợi thế phân phối của mình.

Trong ngắn và trung hạn, nhà đầu tư có thể sẽ đón nhận những tin tức tích cực từ kết quả kinh doanh quý 3, mùa cao điểm kinh doanh của KDC và việc cổ phiếu này có thể được thêm vào trong danh mục FTSE ETFs.

-------------------------------

KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 2 & 6 THÁNG ĐẦU NĂM

Doanh thu hợp nhất quý 2 của KDC tăng 11.7% so với cùng kỳ đạt 1,003.8 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 41.9% tăng 1.6% so với năm trước. Mặc dù tỷ trọng chi phí bán hàng và quản lý/Doanh thu thuần tăng mạnh từ 31.9% lên 36.1% nhưng nhờ chi phí lãi vay và thuế TNDN giảm đáng kể giúp Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 36% so với cùng kỳ, đạt 60 tỷ đồng.

Theo Kinh Đô, doanh thu thuần Quý này tăng trưởng là nhờ: (i) Hiệu quả marketing vào nhãn hàng chủ lực COSY và bánh mỳ kinh đô tươi, (ii) Gia tăng được hiệu quả việc khai thác và quản lý tốt kênh phân phối nhờ DMS*. (iii) Thị trường Miền Bắc đạt tốc độ tăng trưởng tốt 24% so với cùng kỳ.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2014, KDC đạt 1,796.8 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 5.3% so với cùng kỳ, hoàn thành 35% kế hoạch doanh thu thuần cả năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 135 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ, hoàn thành 21% kế hoạch lợi nhuận.

Mặc dù tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của KDC khá thấp sau 6 tháng đầu năm, tuy nhiên khả năng hoàn thành kế hoạch của KDC là khá cao do yếu tố mùa vụ khiến doanh thu và lợi nhuận của công ty chủ yếu tập trung vào Quý 3 hàng năm.

 

*DMS (Distribution Management System) là hệ thống quản lý phân phối vừa mới được KDC hoàn thiện sau một thời gian dài phát triển. Hệ thống này giúp bộ máy bán hàng của KDC kết nối trên một phần mềm thống nhất, cơ sở dữ liệu tập trung, trực tuyến, tức thì và liên tục. Hệ thống này cũng đang được sử dụng tại các công ty hàng tiêu dùng lớn khác như Unilever hay Vinamilk (dưới tên gọi là ERP).

BIÊN LÃI GỘP DUY TRÌ Ở MỨC CAO

Biên lãi gộp 6 tháng đầu năm 2014 duy trì ở mức 39.2%, tương đương cùng kỳ năm trước. Việc từng bước phát triển các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp có biên lãi gộp cao và xu hướng giảm kéo dài của giá các nguyên liệu đầu vào chính (đường và bột mỳ) giúp KDC duy trì biên lãi gộp ở mức cao trong bối cảnh chi phí lao động (lương tối thiếu) tăng.

CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ TĂNG

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2014, tỷ trọng Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần lên đến 34.1%, tăng so với mức 32% trong 6 tháng cùng kỳ do việc hoàn chỉnh hệ thống DMS, trụ sở mới cùng với việc tăng quảng cáo cho 11 nhãn hiệu còn lại sau khi cắt giảm hơn nửa số lượng nhãn hàng.

KDC hiện là doanh nghiệp đứng đầu thị trường bánh kẹo nội địa với thị phần chung lên đến 23% và chiếm thị phần thống trị tại các ngành hàng như bánh Craker (56%), bánh trung thu (76%), bánh mì. Việc chi phí bán hàng & quản lý tăng nhanh hơn doanh thu, chúng tôi cho rằng thị phần của KDC có thể đã đạt đỉnh và việc mở rộng thị phần là khá khó khăn. Tuy nhiên đó cũng có thể là bước phát triển hệ thống phân phối đón đầu khi KDC sắp mở rộng thêm các ngành hàng mới.

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG MỚI

Tại Đại hội cổ đông Công ty Cổ phần Kinh Đô vào sáng 30-6, lãnh đạo công ty cho biết đang triển khai kế hoạch mở 3 ngành hàng mới là mì ăn liền, dầu ăn và cà phê sau 5 năm chuẩn bị.

v  Mì ăn liền

KDC sẽ hợp tác với Saigon Vewong và kỳ vọng tham gia thị trường vào quí 3/2014. Vewong là doanh nghiệp 100% vốn Đài Loan được biết đến với thương hiệu A One. Theo hình thức OEM (Original Equipment Manufacturer – sản xuất theo thiết bị gốc – thuê gia công) KDC sẽ thuê Saigon Vewong sản xuất mì ăn liền, cháo, phở ăn liền mang thương hiệu Kinh Đô. Ngược lại KDC sẽ giúp Saigon Vewong phân phối các sản phẩm gia vị, bột nêm của họ.

KDC cho biết sẽ hợp tác với Vewong trong ít nhất 2 – 3 năm để thử nghiệm phản ứng của thị trường trước khi quyết định có đầu tư nhà máy sản xuất mì ăn liền hay không. Điều này hạn chế được rủi ro tổn thất nếu sản phẩm của KDC không được thị trường đón nhận. Tuy nhiên hình thức OEM này sẽ làm giảm biên lợi nhuận gộp. Hiện nay biên lợi nhuận gộp ngành hàng mì ăn liền của Acecook Việt Nam hay Masan là 25 – 30%.

v  Cà phê

KDC hiện sở hữu 60% tại Phin Deli nhưng doanh nghiệp chưa tiết lộ chiến lược hoàn chỉnh dành cho ngành hàng này. Theo thông tin lãnh đạo Phin Deli cung cấp, bánh kẹo và cà phê hòa tan là 2 mặt hàng đi chung với nhau. KDC và Phin Deli có chiến lược lợi dụng hệ thống phân phối của KDC (đánh giá nằm trong 5 công ty có hệ thống phân phối rộng nhất nước) để phát triển sản phẩm cà phê hòa tan. 

Không chỉ phân phối tại thị trường trong nước, KDC hiện là đối tác nhập khẩu, bán lẻ tại thị trường mà Phin Deli đang nhắm tới như Mỹ, Nhật, Đài Loan. Phin Deli trở về với KDC vừa phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu.

v  Dầu ăn

KDC đã mua 24% cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược của Tổng công ty dầu ăn Việt Nam (Vocarimex). Tuy nhiên Vocarimex cần 2 năm nữa để tái cấu trúc doanh nghiệp sau IPO. Hiện Vocarimex nắm cổ phần chi phối (51%) đối với Dầu ăn Tường An, 27% cổ phần của Dầu thực vật Tân Bình (Nakydaco), 32% cổ phần của Dầu thực vật Cái Lân và 49% cổ phần của Golden Hope Nhà Bè. Doanh thu của Vocarimex chủ yếu đến từ bán nguyên liệu cho Tường An và Nakydaco.

TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

KDC sẽ thoái vốn đầu tư tài chính tập trung vào phát triển thực phẩm. Phương án tái cấu trúc được thông qua tại ĐHCĐ 30/06 nhằm mục đích tách bạch các mảng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, cụ thể:

(1)  Chuyển giao hoàn toàn hoạt động kinh doanh bánh kẹo từ KDC và Kinh Đô Miền Bắc (NKD) sang một công ty con khác là Kinh Đô Bình Dương (BKD) (không bao gồm Kinh Đô Bakery).

(2)  BKD sẽ phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ để nhận chuyển giao toàn bộ tài sản, lợi ích, các quyền và nghĩa vụ khác liên quan của KDC và giá trị khoản đầu tư trong NKD.

Sau khi tái cấu trúc, BKD sẽ tập trung phát triển hoạt động kinh doanh bánh kẹo rộng khắp Việt Nam trong khi KDC sẽ tiếp tục giữ lại kệnh phân phối và điều hành lĩnh vực kinh doanh các mảng kinh doanh mới và các hoạt động kinh doanh khác. Việc tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh mảng bánh kẹo theo hướng quản lý tách bạch giữa các mảng sẽ giúp Kinh Đô đảm bảo việc kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động từng mảng. KDC cũng cho rằng khả năng tăng trưởng cho mảng bánh kẹo không còn lớn. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn kỳ vọng vào mảng sản xuất kem của KIDO qua 3 nhãn hàng Merino, Celano và Well Yo.

TRIỂN VỌNG KINH DOANH QUÝ 3/2014

Doanh thu quý 3 chiếm tỷ trọng từ 36-39% doanh thu cả năm trong 3 năm qua. Kinh Đô cho biết năm nay KDC phục vụ thị trường 2,800 tấn bánh trung thu, tăng 15% so với năm 2013, trong đó sản lượng dòng cao cấp Trăng Vàng tăng 25% và dòng bánh trung thu Kinh Đô tăng 12%. Tính đến ngày 17/08 sản lượng tiêu thụ bánh trung thu Kinh Đô tăng 9% so với cùng kỳ. Nhu cầu thưởng thức của hộ gia đình tăng lên và phân khúc khách hàng cơ quan xí nghiệp rộ lên rất sớm và tăng đáng kể là nguyên nhân của kết quả tích cực này.

Giả định giá bánh trung thu tăng trung bình khoảng 7% so với năm ngoái theo mức khảo sát thị trường và sản lượng tăng 8%, các chi phí khác biến động tương ứng với biến động ở quý 2/2014. Doanh thu quý 3 của KDC ước tăng khoảng 15%, đạt 1,986 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 10.7%, đạt 413 tỷ đồng.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

KDC đã đột biến về mặt giao dịch và khối lượng giao dịch trong 1 tháng qua. Kháng cự gần nhất là 85.

 

Nguồn: finandlife|VFS Research

Tags:

Stocks

FTSE ETFs Review tháng 9 năm 2014|Loại DIG GMD thêm KDC FLC

by finandlife05/09/2014 16:04

LOẠI: DIG (bán ra khoảng 6.2 triệu cổ phiếu), GMD (bán ra khoảng 4.6 triệu cổ phiếu)
THÊM: KDC (mua vào khoảng 8 triệu cổ phiếu), FLC (mua vào >10 triệu cổ phiếu)

Quý nhà đầu tư có thể căn cứ vào kết quả này để lướt sóng nhé!

 

Nguồn: finandlife

Tags: ,

StockAdvisory

BMP|Buổi họp mặt các quỹ đầu tư định kỳ quý 2/2014

by finandlife05/09/2014 14:15

Thời gian: 2h08 ngày 25/07/2014

Thông thường: 20-25/7

BMP thành lập phòng mới Ban Quan Hệ cổ đông

Người công bố thông tin:

Thành viên hội đồng quản trị, Công bố thông tin, Phó TGĐ Kinh doanh Nguyễn Thị Kim Yến.

--------------------------------------

Kết quả kinh doanh quý 2:

Chưa có kết quả quyết toán quý 2.

Theo Bà Yến:

Doanh thu tăng 9.2% so với cùng kỳ.

Doanh thu thuần tăng 8.6% so với cùng kỳ.

Xấp xỉ đạt 52% kế hoạch năm (1142-1148 tỷ đồng).

Sản lượng tiêu thụ tăng nhẹ 3%

          Sản lượng tăng chậm, doanh thu tăng nhanh do giá nguyên liệu tăng.

          Chưa đạt được kế hoạch 50%, sáu tháng đầu năm vướng tết tây và tết ta.

Cập nhật KQKD quý 2 (Mr Thành): Doanh thu thuần (DTT) riêng Q2/2014 đạt 618.5 tỷ đồng, tăng trưởng 4.1% so với cùng kỳ năm trước cho thấy triển vọng bán hàng của cty vẫn tiếp tục khả quan. Mặc dù vậy, giá hàng bán không theo kịp với tốc độ tăng của giá  nguyên liệu đầu vào khiến biên lãi gộp giảm nhẹ. Thêm vào đó là các chi phí khác  đều tăng khiến lợi nhuận sau thuế (LNST) chỉ đạt 107.2 tỷ đồng, giảm 7.7% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, DTT đạt gần 1,120 tỷ đồng, tăng trưởng 8.8% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành hơn 50% kế hoạch năm. LNST đạt 190.7 tỷ đồng giảm 2.7% so với cùng kỳ, hoàn thành hơn 50% kế hoạch năm.

Lợi nhuận kế hoạch 500 tỷ, hết tháng 6 chỉ đạt 245 tỷ.

          Kém hơn năm ngoái là 249 tỷ cùng kỳ.

          Đây là vấn đề đáng lo ngại vì 6 tháng cuối năm kết toán nhiều chi phí hơn,

          Sản lượng tiêu thu sáu tháng đầu năm chưa đạt mục tiêu.

Kinh nghiệm: Sáu tháng cuối năm bán nhiều hàng hơn nhưng có rất nhiều chi phí bao gồm: Chăm sóc cho khách hàng, những chí phí giải ngân về đầu tư trang thiết bị.

Giá nguyên liệu 6 tháng đầu năm tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

          Do giá xăng, dầu tăng

          Chính sách tải trọng, trạm cân. Nhà xe đình công không chạy.

ð  Giá tăng 10-15% trên giá vận chuyển.

          Gần 20 ngày không chở hàng được vào miền trung.

ð  Thành lập đội xe 15-20 xe tải, tài xế không phải điều khó với Bình Minh.

Hoàn toàn chủ động chở hàng đi. Ngày 24/7 họp tổng giám đốc đã được nêu lên.

Cũng có thể là hiện thực trong tương lai.

Vấn đề cạnh tranh

          Chính sách đại hội cổ đông thông qua 6 tháng đầu năm của Nhựa Tiền Phong là chính sách bán phá giá. Ảnh hưởng hầu hết các doanh nghiệp ở phía Bắc.

          Nhựa Tiền Phong tăng chiết khấu lên gần gấp đôi ở cả Bắc và Nam => nhựa BMP ở Miền Bắc có một khoảng thời gian trùm mền đóng cửa lại. Không chạy đua.

          SCIC thông qua kế hoạch nhựa Tiền Phong thấp hơn, trong khi nhựa Bình Minh kế hoạch phải cao hơn vì lý lẻ giá Bình Minh cao hơn, cần duy trì điều đó trong mắt của nhà đầu tư. Theo bà Yến là rất cảm tính.

          Quan điểm về cạnh tranh của Bình Minh xuyên suốt: Không bán bằng bất cứ giá nào!

          Bình Minh tiết kiệm từng đồng chi phí, mời họp, trụ sở …vv

Năm nay lợi nhuận dự kiến đạt khoảng 300 tỷ.

Cơ cấu doanh thu:

          Không có cơ cấu rạch ròi, chỉ có phân loại theo hình thức bán hàng

                   Hệ thống phân phối (90%)

                   Công ty, công trình mà BMP tham gia. Chủ yếu các đơn vị cấp thoát nước. (10%)

                   Bán lẻ (hiện nay hầu như không)

Thông tin thêm:

Hiện nay cả nước có gần 1300 của hàng. Trong đó 60% - 70% lượng hàng từ phân phối tập trung vào 15 cửa hàng lớn.

BMP không dựa vào một vài cửa hàng lớn. Trong quá khứ kiểm tra thử một trường hợp cửa hàng lớn nhất vỡ nợ 35 tỷ (2013), các cửa hàng khác đã nhanh chống lấp đầy thị phần cũ.

Hệ thống phân phối của BMP được đánh giá là chất, lượng và trung thành. Đó cũng là chính sách công ty hướng tới.

Doanh thu dự án trong cơ cấu năm nay cao hơn năm trước vì HTPP không thâm nhập được các dự án với ông PVC > 500, PVE > 700 trở lên. BMP trực tiếp thâm nhập.

Do lãnh đạo BMP nằm trong các hiệp hội cung cấp nước, tiếp cận các dự án dễ dàng hơn. Và các dự án cũng muốn lấy hàng trực tiếp.

Cơ cấu các chi phí

          Nguyên liệu chiếm 80% chi phí.

          Cơ cấu nguyên liệu ổn định qua khác năm.

Chi phí tổ chức hội nghị với hơn 1100 hệ thống đại lý tại Singapor sẽ được quyết toán vào chi phí bán hàng quý 3/2014.

          Phương thức nguyên liệu là giao ngay, hợp đồng tháng này thì giao hàng vào tháng sau.

Hiện giá nguyên liệu đang có tín hiệu giảm, giá nguyên vật liệu tháng 7 (giao hàng trong tháng 8) đã được ký và giá giảm 0.x %.

Quý 1 có một khoản vay 40 tỷ, trước không có. Đó không phải khoản vay mà là tiền ứng trước của cửa hàng. Công ty trả lãi theo lãi suất bằng 1.1 x lãi suất NH Công Thương Việt Nam.

Tình hình phía bắc

            Cán bộ:

            Đến cuối năm 2014 rút hết cán bộ biệt phái. Hiện đang đào tạo 1 giám đốc tập sự.

Sắp điều bà Yến ra Bắc với hi vọng đóng góp được kinh nghiệm kinh doanh tích lũy bao năm ở phía Nam. Tổng giám đốc quay về để phụ trách dự án tại Long An.

Từ trưởng phòng trở xuống là người phía Bắc.

Kinh doanh:

Có nhiều khó khăn và khác biệt về văn hóa khách hàng, văn hóa trong phân phối.

BMP phía bắc hiện có 300 cửa hàng, nhưng chủ yếu doanh thu từ dự án.

Vấn đề về thuế:

            Đã đạt được thỏa thuận về số tiền phạt giữa hai bên.

BMP đang giữ công văn của cục thuế chứng minh BMP đã tuân theo cục thuế, do đó BMP vẫn tiếp tục kiến nghị.

          Năm nay vẫn treo hoạch toán.

Tình hình sản xuất hiện tại:

            Công suất:

                      Dây chuyền 1: UPVC đường kính 21-90                 300 kg/giờ

                   Dây chuyền 2: UPVC đường kính 60 - 114   500 kg/giờ

                   Dây chuyền 3: UPVC đường kính 110 – 125 800 kg/giờ

                   Dây chuyền 4: PE     đường kính 20 – 63    250 kg/giờ

          Đã và đang chạy hết công suất, 24/24h.

          30/4 và 1/5 vẫn sản xuất bình thường.

          Tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm là cung không đủ cầu. Lãnh đạo đã phải xin lỗi hệ thống phân phối tại hội nghị BMP và hệ thống phân phối.

          Xướng hết chỗ đặt máy, một máy mới thì phải đẩy một máy cũ.
          Dự trữ thành phẩm chỉ đạt 2 ngày, trong khi mục tiêu 2 tháng.

          Chậm trễ 4 máy, kế hoạch về cuối quý 1/2014 tuy nhiên không về được. Hiện nay đang rải rác về, còn 1 máy cuối đang trên đường về. Theo kế hoạch nếu 4 máy về kịp thì không có thiếu hàng 6 tháng đầu năm.

Tiến độ nhà máy ở Long An:

            Hiện nay mới thành lập Ban quản lý dự án Long An.

Toàn bộ vốn tự có.

          Tổng diện tích là 160.000 mét vuông. Tiến độ dự án sắp tới là 20.000 mét vuông.

Trước mắt sẽ làm nhà kho, lắp đặt dần máy sản xuất với tiêu chí: xây dựng lên, hoạt động, và bán được hàng và thu hồi liền. Không tăng công suất đột biến.

Mục tiêu tăng từ 5-7% công suất mỗi năm và đảm bảo được 20% công suất dự trữ.

Dự kiến tháng 6/2015 hoàn thành.

          Xây dựng nhà máy trong tình hình hiện tại vì:

Sáu tháng đầu năm, doanh thu tăng 9% trong khi sản lượng tiêu thụ chỉ tăng 3%. BMP đang thiếu hàng.

Hiện tại cung không đủ cầu, để không còn chỗ cho những doanh nghiệp khác nhảy vào. BMP phải tăng công suất.

Bài liên quan:

BMP - Đánh giá vụ truy thu thuế

 

Nguồn: Mr Khánh, VFS Research

Tags:

Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu