Chính sách cổ tức

by finandlife07/06/2013 14:41

Nguồn: Đức | VFS

Tags:

StockAdvisory

Paul Krugman Declares Personal Bankruptcy, joke :)

by finandlife05/06/2013 11:18

Với rất nhiều người học kinh tế và kinh doanh, Paul Krugman là một thần tượng. Ông vừa là nhà kinh tế học lỗi lạc, từng đạt giải Nobel về kinh tế, vừa là một nhà bình luận nổi tiếng của tờ nytimes. Vừa qua trên mạng xuất hiện một bài báo có tựa “Paul Krugman phá sản cá nhân vì theo đuổi bong bóng”. Mới đọc xong tôi hơi sốc với thông tin này. Chưa có thời gian để kiểm chứng, thì nhà báo NVP đã cho biết trên blog của mình rằng đây là “trò đùa của trang chuyên sản xuất tin vịt The Daily Currant…”. Và con tim đã vui trở lại. J

 

 

Giới thiệu bài dịch với tựa “Paul Krugman Declares Personal Bankruptcy” do Sue Smiley tổng hợp, theo nguồn phiatruoc.info.

Nhà kinh tế học và cũng là nhà bình luận có tiếng trên tờ New York Times, Paul Krugman, đã chính thức tuyên bố phá sản cá nhân  vào ngày 06/03/2013, sau mọi nỗ lực để thoát khỏi cảnh nợ nần của ông đã thất bại.

Trong bản khai theo điều khoản của Chương 13 gửi cho Tòa án Phá sản Mỹ (United States Bankruptcy Court) ở hạt miền Nam New York, các luật sư của Krugman đã kê khai khoản nợ 7,346,000 đô la Mỹ đối trọng với tổng giá trị tài sản ông sở hữu 33,000 đô la Mỹ.

Danh sách trên cho biết, khoản nợ chính của ông đến từ khoản vay mua nhà – mortgage financing (một hình thức vay nợ ngân hàng để mua nhà, được trả chậm hàng tháng) để mua một căn hộ 8.7 triệu đô ở khu Lower Manhattan, cùng với 621,537 đô la Mỹ nợ thẻ tín dụng và nợ công ty trang sức Tiffanys and Co. danh tiếng tổng cộng 33,642 đô bằng dịch vụ “in store financing” (một dịch vụ cho phép người mua hàng được mua trước hàng hóa mà không phải trả bất kỳ một khoản gốc hay lãi nào trong môt thời gian nhất định, có thể từ 12 đến 24 tháng. Quá thời hạn này, lãi suất có thể rất cao).

Bản khai cũng tiết lộ rằng, Krugman đã bắt đầu vướng mắc vào vấn đề nợ nần bằng thẻ tín dụng từ năm 2004, sau khi tiêu tán hết 84,000 đô trong thẻ American Express black trong vòng một tháng cho việc săn lùng những chai rượu Bồ Đào Nha quý hiếm và hàng dệt của Anh từ thế kỷ 19.

Nhưng thay vì việc thắt chặt hầu bao và trả các khoản nợ, nhà kinh tế học theo trường phái kinh tế học Keynes mới, lại quyết định “kích thích” để phục hồi tình hình tài chính cá nhân bằng cách tiếp tục đầu tư vào các khoản chi phí của mình, với hi vọng một ngày nào đó, việc làm này sẽ làm tăng cao thu nhập của ông.

Con gián và chủ nợ

Giữa những năm 2004 và 2007, Krugman phô trương phong cách mới của mình bên những chiếc xe hơi đắt tiền, quần áo hàng hiệu và những chuyến chu du đó đây, với hi vọng lối sống xa hoa này sẽ thuyết phục được những ông chủ của tờ New York Times, chấp nhận đề bạt ông lên một vị trí thật cao. Krugman lý giải rằng “Họ đã luôn luôn nói là phải luôn ăn mặc cho xứng với vị trí công việc mà anh mong muốn. Nên tôi đã nghĩ là nếu tôi có thể trưng diện trong bộ đồ vest 70,000 đô của thương hiệu Alexander Amosu, họ sẽ cho tôi cơ hội sở hữu một phần công ty. Chỉ cần tôi được giao cho một phần của New York Times thôi, tôi đã có thể trả được hết nợ rồi”.

Ngay cả khi Krugman đã nhận ra rằng sẽ không có một cuộc chia chác cổ phần nào diễn ra, ông vẫn tiếp tục hi vọng một cách mù quáng rằng hình ảnh long lanh của mình, cùng với sự xuất hiện trên phương tiện truyền thông sẽ làm tăng nhu cầu cho tên tuổi của ông và khiến sách của ông bán chạy.

Ông đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng nhất vào năm 2007 – vào thời điểm được cho là đỉnh cao của những màn vỡ bong bóng tài chính, khi ông quyết định đầu tư vào một bất động sản cao cấp tại thành phố New York. Căn hộ hàng triệu đô của ông đã mất giá tới 40% ngay vài tháng sau đó và nó đã trượt giá xuống mức thấp nhất chưa từng có.

Herman Minsky – một quan chức cấp cao của đài truyền hình đã nghỉ hưu – người đã mua được nhà của Krugman với một khoản hời lớn, nói rằng: “Bạn có bao giờ nghĩ là một nhà kinh tế học từng được trao giải Nobel về kinh tế có thể nhận định được về bong bóng nhà đất”. Và ông còn nói thêm “Nhưng này, tôi chẳng có gì để kêu ca phàn nàn cả”.

Lương tri của một kẻ lừa bịp

Krugman, một nhà kinh tế học nổi tiếng với các lý thuyết về thương mại, đã gia nhập tờ New York Times từ năm 2000 với tư cách là một nhà bình luận. Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu diễn ra, ông đã tận dụng nền tảng này để lớn tiếng tranh cãi cho khái niệm mà ông gọi là “Keynesian deficit spending” – thâm hụt ngân sách theo trường phái Keynes.

Tuy nhiên, Keynes không hề ủng hộ việc vay nợ để kích thích nền kinh tế. Hơn thế nữa, ông còn bảo vệ quan điểm Chính phủ nên tiết kiệm trong thời kỳ hưng thịnh và chi tiêu trong thời kỳ đi xuống của nền kinh tế.

Krugman, thông qua vị luật sư của ông là Bertil Ohlin, đưa ra lời giải thích rằng mặc dù ông đang gặp khó khăn về những vấn đề tài chính cá nhân với những khoản chi tiêu và nợ nần, nhưng ông vẫn bảo vệ những chính sách theo trường phái Keynes mới của ông.

“Tôi vẫn bảo vệ những phân tích của mình ở mức độ vĩ mô, rằng Chính phủ hoàn toàn có thể cải thiện những khủng hoảng nợ công bằng cách tăng cường vay nợ để dịch chuyển đường tổng cầu. Tuy nhiên, tôi thừa nhận, ở mức độ vi mô thì chiến lược này đã thất bại thảm hại”.

 

Nguồn: Sue Smiley tổng hợp | phiatruoc.info.

Tags:

Economics

ETFs Training 02/06/2013

by finandlife03/06/2013 10:29

 

ETFs là một câu chuyện rất cũ, thế nhưng không mấy người hiểu thật rõ về cơ chế hoạt động, cũng như những rules của loại quỹ này.

Việt Nam có 2 ETFs, và với rất nhiều người, tên tuổi của 2 quỹ này không còn xa lạ, FTSE (1/2008) do Deutsche Bank Platinum Advisors quản lý, Deutsche Bank AG quản lý tiền và VNM ETF (8/2009) do Van Eck Global quản lý. 2 quỹ này có một số khác biệt cần phải lưu ý. Trong khi VNM ETF hoạt động theo phương pháp replication thì FTSE lại hoạt động theo phương pháp synthetic, theo đó, VNM ETF vừa là tổ chức tạo ra chỉ số và vừa vận hành chỉ số, mua bán chứng khoán để track theo chỉ số đó, còn FTSE lại do DB Platinum Advisors tạo chỉ số, còn DB AG mua bán chứng khoán, quản lý tiền. Chính vì phương pháp hoạt động khác nhau này mà mục tiêu chính của VNM ETF là 100% track theo Index đã được tạo ra, do vậy, tại mỗi kỳ review họ thường mua và bán 1 khối lượng lớn ATC mà không quan tâm nhiều đến việc mua giá thấp trong phiên, trong khi dó FTSE lại mua bán chậm rãi, không đẩy hoặc đạp giá mạnh như VNM ETF. Ngoài ra, VNM có mức phí quản lý cao hơn 1 chút so với FTSE (0.86% so với 0.85%) nhưng VNM lại không thu phí front/end load, mức phí này rất cao, FTSE thu tới 3% (min 20kUSD), do vậy FTSE là cuộc chơi chủ yếu của những ông lớn, VNM thì đa dạng đối tượng hơn.

Đó là lý giải tại sao mỗi lần VNM review đều tạo ra những đợt mua bán như “phá mả” mà FTSE lại không thế. Nói thẳng ra thì nhà đầu tư Việt Nam thích VNM hơn FTSE, vì nếu bắt bài được VNM, họ chỉ việc chờ để hưởng lợi nhờ cách đẩy hoặc đạp giá của VNM. Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện của nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam, một cơ chế khác nữa cũng hết sức quan trọng là chỉ báo premium/discount giữa NAV và Price của các ETFs. Nếu premium, các nhà đầu tư sẽ nộp tiền vào quỹ để nhờ quỹ mua mô phỏng theo tỷ trọng các chứng chỉ quỹ trên thị trường, sau đó đem chứng chỉ đó ra thị trường thứ cấp bán, thế là họ đã arbitrage thành công, kiếm được 1 margin lợi nhuận nhất định. Ngược lại, nếu discount, các nhà đầu tư sẽ mua chứng chỉ quỹ trên thị trường, đem chứng chỉ này tới các quỹ để đổi thành NAV, như vậy họ cũng arbitrage thành công, kiếm được 1 margin lợi nhuận khác. Chính 2 loại động thái này, sẽ giúp cho NAV và Price của chứng chỉ ETF theo sát nhau. Đối với những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, việc theo dõi chỉ số premium/discount của các ETFs cũng khá quan trọng, vì nó chó phép nhà đầu tư trong nước dự đoán được động thái bán ra/mua vào của các nhà đầu tư ngoại quốc vào ETFs, và từ đó tác động đến động thái bán ra/mua vào của các nhà quản lý tiền cho các quỹ này ở Việt Nam.

Việc review của các ETFs theo những rules tương đối rõ ràng, và chính việc này sẽ giúp cho các nhà phân tích thành lập những models có thể phán đoán phần nào động thái của ETFs, nhưng việc này liệu có còn hấp dẫn? 

Rõ ràng, một công thức nào đó được quá nhiều người biết và vận dụng sẽ mất đi tính mới và hấp dẫn của mô hình, hiện nay, các diễn đàn tài chính nào cũng có người theo dõi và cập nhật động thái của ETFs, do vậy cơ hội kiếm tiền từ việc theo dõi này sẽ khó khăn hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể kiếm được. Mọi người cùng nhau test điều này nhé, thử mua vào ITA tham chiếu trong phiên hôm nay, và trong 2 tuần tới, nếu đạt lợi nhuận kỳ vọng thì sell ra. Nếu kết quả cuối cùng là sự nghèo nàn của return thì rõ ràng là khó kiếm tiền rồi, nhưng nếu vẫn có 1 tỷ suất sinh lời cao thì minh chứng cho việc vẫn còn kiếm được tiền nhé! Nào, chúng ta cùng test J

Lịch Review FTSE ETF

Ngày công bố: Ngày Thứ Sáu đầu tiên của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)

Ngày thực hiện: Ngày Thứ Sáu thứ ba của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)

Ngày có hiệu lực: Ngày Thứ Hai của tuần tiếp theo Ngày thực hiện

Lịch Review VNM ETF

Ngày công bố: Ngày Thứ Sáu thứ hai của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)

Ngày thực hiện: Ngày Thứ Sáu thứ ba của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12) 

Ngày có hiệu lực: Ngày Thứ Hai của tuần tiếp theo Ngày thực hiện

-----

Vào ftse cần khoảng 30 40ty/phien anh

 

Vào vaneck 1 triệu đô/phiên

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics | Psychology

“Mua cổ phiếu nào bây giờ con? Haizzz… Mẹ ơi, đừng hỏi con thế nữa!”

by finandlife24/05/2013 10:41

Đây rõ ràng là câu hỏi mà cả dân học thuật về kinh tế lẫn những người làm việc trong ngành chứng khoán hay gặp nhất. Thật khó để có câu trả lời thỏa đáng… Thử xem G.S Mankiw – G.S kinh tế hàng đầu thế giới nhìn nhận vấn đề này thế nào nhé!

 

 

Một vài tuần sau khi chứng khoán leo lên đỉnh cao mới, mẹ tôi cũng đã lên 85 tuổi.

Bà ấy thường hỏi tôi, “mẹ nên mua cổ phiếu nao bây giờ?”

Lần đầu tiên bà hỏi tôi câu đó là khi tôi còn chưa tốt nghiệp Princeton, chuyên ngành kinh tế học. Bà ấy đã hỏi lại câu đó khi tôi tốt nghiệp M.I.T, rồi nhận bằng tiến sĩ kinh tế. Và bà ấy cứ lập lại câu đó trong suốt 3 thập kỷ qua khi tôi trở thành giáo sư kinh tế của Harvard.

Không may, bà ấy không bao giờ thỏa mãn với câu trả lời của tôi, hầu hết câu trả lời đều là sự lãng tránh (evasive). Không có bất cứ công cụ kinh tế học nào của nhà kinh tế học giúp chúng tôi lựa chọn cổ phiếu tốt.

Tuy nhiên, những nhà kinh tế học như chúng tôi đã viết vô vàn những nghiên cứu về thị trường chứng khoán. Và bên dưới là những tóm tắt mà tôi biết:

THỊ TRƯỜNG HẤP THỤ THÔNG TIN RẤT NHANH Một lý thuyết nổi bật trên thị trường chứng khoán là thị trường hiệu quả, giải thích tại sao lại khó trả lời những câu hỏi của mẹ tôi. Nếu tôi đã biết bất kỳ thông tin tốt nào về công ty, thông tin đó đã được phản ảnh vào giá trước khi tôi có hành động. Trừ khi bạn có thông tin nội gián, bạn sẽ khó biết cổ phiếu nào nên mua hơn cổ phiếu nào.

Lý thuyết này được công bố vào năm 1973 với đề tài “A Random Walk Down Wall Street”, bởi Burton G.Malkiel, chuyên gia kinh tế của Princeton. Ông ấy đã đề nghị rằng nhà đầu tư nên mua những quỹ đầu tư chi phí thấp (low-cost index funds). Hầu hết những nhà kinh tế tôi biết đều làm theo lời khuyên này.

GIÁ BIẾN ĐỘNG THƯỜNG KHÔNG THỂ GIẢI THÍCH Thập chí thay đổi của giá là không thể nào dự báo, theo lý thuyết thị trường hiệu quả, chúng ta có thể giải thích những thay đổi này sau khi nó đã diễn ra. Chúng ta có thể xác định những thông tin có thể làm cho cổ phiếu tăng và giảm. Đôi lúc chúng ta có thể làm được điều đó, nhưng thường thì không thể.

Vào năm 1981, Robert J. Shiller, nhà sáng lập của tờ báo này (nytimes) và là giáo sư kinh tế tại Yale, đã công bố một nghiên cứu về kinh tế Mỹ với tựa “Do Stock Prices Move Too Much to be Justified by Subsequent Changes in Dividends?” Ông ấy đã tranh luận rằng giá cổ phiếu thì rất biến động. Đặc biệt, chúng biên động còn mạnh hơn những định giá hợp lý về cơ bản.

Nghiên cứu của Mr. Shiller đã tạo ra một cơn bão tranh luận. Bài đọc của tôi về những kết luận của bài giảng (mặc dù không phải tất cả kỹ thuật của ông ấy đều sống sót qua đợt tranh luận), giá cổ phiếu dường như có một cuộc đời riêng của chúng.

Nhiều người hiện nay cho rằng giá cổ phiếu biến động theo sự thay đổi của phần bù rủi ro, nhưng không ai giải thích được tại sao phần bù rủi ro lại biến động như thế. Một số khác cho rằng thị trường thay đổi theo những con sóng vô định của sự lạc quan và bi quan, điều đó được Hohn Maynard Keynes gọi là “animal spirits” của nhà đầu tư. Cả 2 cách tiếp cận này thật chất cho thấy sự khó khăn để trả lời câu hỏi biến động của thị trường mà các nhà kinh tế đối diện.

NẮM GIỮ CỔ PHIẾU LÀ MỘT CÁ CƯỢC HIỆU QUẢ Phần lớn, việc không thể lý giải biến động giá cổ phiếu đã ngăn nhà đầu tư mua cổ phiếu ngay từ đầu. Nhiều người Mỹ, thập chí né tránh cổ phiếu hoàn toàn. Nhưng làm vậy là sai lầm, bởi vì rủi ro của việc nắm giữ cổ phiếu lại là món quà tuyệt vời.

Năm 1985, Rajinish Mehra và Edward C.Prescott, đã công bố nghiên cứu trên Journal of Monetary Economics với tựa “The Equity Primium: A Puzzle”. Họ đã liệt kê ra trung bình việc nắm giữ cổ phiếu lâu dài có suất sinh lời cao hơn 6% nắm giữ tài sản an toàn khác như Trái phiếu chính phủ. Với phần bù lớn vậy, họ cho rằng, khó để giải thích bằng những mô hình kinh tế chuẩn tắc. Chắc chắn, cổ phiếu rủi ro hơn, vì vậy bạn phải được bù đắp.

Kể từ nghiên cứu đó được xuất bản, những nhà kinh tế học đã bắt đầu có những tiếp cận nào đó trong lý giải về phần bù rủi ro. Trong bất kỳ sự kiện nào, phần bù lớn đã thuyết phục hầu hết chúng ta rằng cổ phiếu nên chiếm 1 phần trong kế hoạch tài chính của mọi người. Với tôi, 60% tài sản tài chính là cổ phiếu.

Cổ phiếu có thể là một thương vụ tốt hôm nay. Theo nghiên cứu gần đây của 2 nhà kinh tế học tại Federal Reserve Bank of New York, cho thấy lãi suất thấp, phần bù vốn cổ phần hiện cao nhất trong 50 năm.

ĐA DẠNG HÓA LÀ RẤT CẦN THIẾT Một công ty kinh nghiệm rồi cũng phải suy giảm – xem trường hợp của Enron hay Lehman Brothers – báo cáo về những nhân viên những người nắm giữ hầu hết tài sản trong cổ phiếu của công ty. Những câu chuyện này để lại những ấn tượng không tốt trong đầu của nhà kinh tế học. Nếu có một thứ gì đó chúng ta biết chắc, đó là quản lý tài chính yêu cầu phải đa dạng hóa.

Vì vậy, nếu bạn có hơn 5% tài sản vào bất kỳ công ty nào, hãy gọi cho môi giới và bảo họ bán bớt đi.

NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH SUY NGHĨ MỘT CÁCH TOÀN DIỆN (TOÀN CẦU) Thất bại phổ biến của đa dạng hóa là những gì được giới kinh tế gọi là “home bias”. Người ta có xu hướng đầu tư không cân xưng vào chính quốc gia của họ.

Hầu hết các nhà kinh học có cái nhìn toàn cầu hơn. Nước Mỹ chiếm ít hơn 1 chút danh mục cổ phiếu toàn cầu. Bởi vì, Châu Âu, Nhật Bản và nước đang phát triển không bước đi cùng nhịp với Mỹ, điều đó cũng cho thấy đầu tư ra bên ngoài khá là thú vị.

Quay lại câu chuyện về câu hỏi của mẹ tôi: Nếu tôi có thể chọn cổ phiếu cho ai đó mua, đó sẽ là gì? Tôi sẽ đề nghị một thứ gì đó kiểu như trade fund. Đây là gói đầu tư mà bạn chỉ chịu chi phí thấp mà lại đa dạng hóa tôi đa. Điều đó có thể không thú vị bằng việc cố tìm ra những Apple, Google, nhưng bạn sẽ ngủ yên giấc.

N. Gregory Mankiw is a professor of economics at Harvard.

By N. Gregory Mankiw

Published 18/05/2013

Nguồn: finandlife dịch

Tags:

Economics | Psychology

Đọc giúp bạn | NHNN lấy đâu ra tiền cho vay mua nhà và mua nợ xấu?

by finandlife23/05/2013 08:47

Trên Blog của nhà báo NVP, vừa có 1 bài viết khá hay và dễ hiểu về chính sách bơm tiền giúp dân mua nhà ở xã hội và cơ chế hoạt động của VAMC. Dưới đây tôi tóm tắt một số điểm chính của bài.

 

 

30.000 tỷ đồng bơm ra thị trường cho người dân vay để mua nhà và doanh nghiệp vay để xây nhà xã hội là từ bên nào? Không phải từ bên tài khóa (Bộ Tài chính) vì ngân sách đang thâm hụt, lấy đâu ra tiền mà bơm cho bất động sản. Mà lấy từ ngân sách thì phải báo cáo xin phép Quốc hội phiền phức lắm.

30.000 tỷ đồng này lấy từ NHNN. Vậy câu hỏi là NHNN lấy đâu ra tiền để làm chuyện này? Câu trả lời rất đơn giản: NHNN in tiền.

In tiền như thế nào?

NHNN ghi có một khoản tiền như thế cho các ngân hàng tham gia chương trình. Các ngân hàng lúc này lấy tiền ra để cho vay.

Nếu mọi việc êm xuôi, 10 năm sau khách hàng trả nợ, ngân hàng thương mại trả lại cho NHNN, tức xóa đi cái khoản ghi nợ ngày xưa. Ai nấy đều vui vẻ.

Nhưng sự đời thường không êm xuôi.

Đầu tiên, hành động của NHNN đó gọi chính thức là “tái cấp vốn”, nghe rất mơ hồ, khó hiểu. Thực chất, đây là cách NHNN cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho ngân hàng, đặc biệt khi ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản. Chú ý đến từ “ngắn hạn” – tức dưới một năm.

Thứ hai, luật cũng có nói, để được tái cấp vốn, ngân hàng phải đem một cái gì đó lên thế chấp với NHNN (như cầm cố trái phiếu), ở đây không thấy nói yêu cầu gì từ phía ngân hàng tham gia.

Giả thử một tỷ lệ nhất định người vay mua nhà không trả được nợ, NHNN sẽ gánh khoản lỗ này.

Biết bao nhiêu tiền sẽ được “in” ra, biết bao nhiêu rủi ro đang chực chờ phía trước.

Mua bán nợ xấu

Giả thử bạn cho người hàng xóm vay 100 triệu đồng, đến hạn rồi quá hạn một năm người này vẫn không trả được nợ, nợ biến thành nợ xấu. Đòi không được, bạn tính đến chuyện nhờ một công ty dịch vụ chuyên đi đòi nợ thuê đòi nợ, bên này đòi chi phí đến 50 triệu đồng. Nói cách khác bạn sẽ “bán” khoản nợ 100 triệu đồng cho công ty này với giá 50 triệu, vậy còn hơn không đòi được đồng nào.

Như vậy bán một khoản nợ xấu được bao nhiêu là tùy thương lượng giữa bạn và công ty đòi nợ, khả năng đòi khó thì giá còn giảm nữa.

Hôm qua Chính phủ vừa ra nghị định thành lập công ty mua bán nợ kiểu như thế nhưng có những đặc điểm rất lạ. Theo dự thảo trước đó, công ty này mua nợ của các ngân hàng bằng mệnh giá (tức ở đây mua đúng 100 triệu luôn), nhưng không trả bằng tiền mặt mà trả bằng tờ giấy nhận nợ (trái phiếu). Xong rồi ngân hàng đem tờ trái phiếu này lên NHNN, đưa cho NHNN như một dạng cầm cố, NHNN mới đưa cho ngân hàng một cục tiền ghi trong sổ sách (gọi là tái cấp vốn như nói ở trên) nhưng cục tiền này không bằng mệnh giá trái phiếu mà nhỏ hơn (kiểu như 100 triệu nợ, giờ chỉ còn 30 triệu, chẳng hạn).

§     Lẽ ra công ty mua bán nợ là nơi định giá khoản nợ chứ không phải NHNN.

§     Công ty mua bán nợ không bỏ tiền ra nên thực tế là ngân hàng chủ nợ bán nợ cho NHNN, cái công ty mua bán nợ chỉ là một dạng trung gian.

§     NHNN dùng “chiêu thức” tái cấp vốn nên đúng là không sử dụng ngân sách nhà nước nhưng sẽ phải đảm nhiệm một mớ tài sản xấu, lại phải tung ra thị trường một lượng tiền lớn, gây áp lực lên lạm phát.

§     Lạ nhất là phát biểu của đại diện NHNN: “Các doanh nghiệp có nợ xấu bán cho VAMC sẽ được tiếp tục vay vốn của TCTD theo quy định hiện hành”. Nhớ lại ông hàng xóm trên, lẽ ra phải liệt ông vào dạng khó chơi, bắt ổng chịu một phần trách nhiệm nay lại cho ông vay tiếp, lại đẻ ra nợ xấu tiếp.

§     Ở trên bạn bán nợ cho công ty dịch vụ, nơi này sẽ tích cực đi đòi nợ, thu tiền về. Đằng này cái công ty mua bán nợ sắp được thành lập làm sao có đủ người, đủ kinh nghiệm và đủ nguồn lực khác để đi đòi nợ. NHNN thì không thể trực tiếp đi đòi nợ rồi.

§     Thực chất đây chỉ là cách tạm thời chuyển nợ xấu từ ngân hàng qua cái công ty trung gian kia, sổ sách ngân hàng đẹp lên, hy vọng họ sẽ sẵn lòng cho vay tiếp. Còn cái cục nợ kia, hy vọng từ từ doanh nghiệp làm ăn khá trở lại sẽ trả được nợ.

Các tổ chức như IMF từng cảnh báo các ngân hàng trung ương không nên đảm nhiệm những công việc lẽ ra thuộc bên “tài khóa” vì làm thế sẽ gây áp lực lên lạm phát, đi ngược lại vai trò chủ yếu của một ngân hàng trung ương. Thôi đành quan sát chờ xem NHNN sẽ xoay xở thế nào với lạm phát – gói bù lãi suất 4% ngày xưa nay trở thành nợ xấu – nợ xấu được giải quyết bằng tái cấp vốn – để xem nó lại biến thành cái gì nữa đây.

Cập nhật 1 chút: 1/6/13 chính thức hỗ trợ cho vay mua nhà thu nhập thấp; 9/7/13 chính thức VAMC

NVP Blog

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu