ETFs Review 17/06/2013

by finandlife17/06/2013 10:51

Sau bài viết ETFs Training 02/06/2013, khá nhiều bạn bè quan tâm đến kết quả review đợt này. 

Sau khi có được các thông báo chính thức từ các ETFs, finandlife gởi đến các bạn kết quả chi tiết mua bán như sau:

Việc test mua vào ITA giá 7.7 vào ngày 05/06/2013, đến nay coi như đã có lãi (hiện tại giá của ITA là 8.1, tương đương lãi 5.2%). Một con số không thật sự ấn tượng, nhưng dù sao cũng chứng tỏ 1 điều “mô hình phán đoán động thái của ETFs vẫn còn có thể kiếm ăn được".

(Lưu ý: FTSE chính thức mua vào và bán ra cổ phiếu trong 2 tuần sau khi công bố kết quả review, tức từ ngày 10/06/2013 đến ngày 21/06/2013; VNM chính thức mua vào và bán ra cổ phiếu trong 2 tuần sau khi công bố kết quả review, tức từ ngày 17/06/2013 đến ngày 21/06/2013; nhớ động thái và đặc trưng mua bán của 2 quỹ trên như trong bài viết hôm trước nhé!).

Enjoy… 

Nguồn: Đức, Thành, VFS|finandlife

Tags:

StockAdvisory

Kinh nghiệm vượt thu nhập trung bình...

by finandlife15/06/2013 11:10

Nếu xếp hạng các quốc gia dựa trên thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita) thì những quốc gia có thu nhập cao có mức thu nhập bình quân đầu người từ 13k USD/năm trở lên, những quốc gia có thu nhập thấp có thu nhập bình quân đầu người dưới 3k USD/năm, những quốc gia còn lại có thu nhập trung bình.

Bẫy thu nhập trung bình dùng để ám chỉ những quốc gia đã tăng trưởng từ mức thu nhập thấp lên trung bình, nhưng mãi không tài nào lên nổi những quốc gia có thu nhập cao.

Trên biểu đồ ta thấy, Hàn Quốc Và Đài Loan vượt qua giai đoạn thu nhập trung bình để điền tên mình vào những quốc gia có thu nhập cao vì họ đã chuyển sang sản xuất các hàng hóa tinh vi thay vì chỉ đơn giản là gia công cho nước ngoài. Trong khi đó, các anh bạn Mỹ Latin mãi không thoát ra được, vì nền giáo dục nghèo nàn và phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu hàng hóa.

Để hiểu thêm về cơ chế hoạt động của Bẫy thu nhập trung bình, xem hình bên dưới:

VN vẫn còn là nước thu nhập thấp, theo IMF, GDP per capita VN năm 2012 chỉ là 1,528 USD, còn nếu tinh theo PPP thì được 3,434.97 USD.

 

Thật thảm nhỉ? Nói gì thì nói cũng phải lạc quan 1 tí, cố gắng vực dậy tăng trưởng kinh tế, để lên thu nhập trung bình, rồi tính toán cách vượt middle income trap, để lên thu nhập cao nhé?

Nhìn lại thì thấy VN vẫn chủ yếu là gia công, tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ, xuất khẩu tài nguyên... mà có tăng trưởng kinh tế. Hàng hóa quốc gia không có mấy thương hiệu mạnh, kiểu này cũng căng! Đợi tới lúc VN thành nước thu nhập cao chắc bạc tóc mất. Vậy có cách nào để cá nhân vượt lên, không phải “nước nổi thuyền nổi” không? Những quốc gia thành công khi vượt thu nhập trung bình nhờ họ phát triển công nghệ, nâng cao tính chuyên biệt, và cạnh tranh của sản phẩm, cá nhân con người chắc cũng phải vậy mới hi vọng được J. 

Nguồn: finandlife|businessweek|IMF|Worldbank

Tags:

Economics

Câu chuyện chính sách và thực trạng kinh tế

by finandlife13/06/2013 16:11

(Một version khác trên thời báo kinh tế Sài Gòn sáng 13/06/2013). Quốc hội đang thảo luận về tính cấp bách của các chương trình giải cứu doanh nghiệp và kích cầu, nhưng bằng những cách nào và tác động của những biện pháp này ra sao, là Câu chuyện chính sách và thực trạng kinh tế.

 

 

Rất nhiều đại biểu quốc hội phân tích tính cấp bách của chương trình giải cứu doanh nghiệp, kích cầu kinh tế. Điều này hợp lý thôi, nhưng làm bằng cách nào? Hiện, chính sách tiền tệ không còn nhiều dư địa, khi lãi suất đã được giảm về mức rất thấp nhưng tín dụng vẫn bí lối ra, kinh tế vẫn chưa thể đi lên. Do vậy, để vực dậy kinh tế, Chính phủ buộc phải trông đợi vào chính sách tài khóa. Theo đó, hoạt động đầu tư công sẽ được đẩy mạnh, đồng thời, các biện pháp cắt giảm thuế sẽ được xem xét.

Hiện, Chính phủ cũng đã có những hành động cụ thể cho chương trình mở rộng tài khóa như thành lập công ty xử lý nợ xấu VAMC, tung ra gói tín dụng 30 ngàn tỷ đồng hỗ trợ mua nhà cho người thu nhập thấp. Ngoài ra, một số dự án hạ tầng trọng điểm cũng khởi động trở lại. Bên cạnh đó, động thái giảm thuế cũng đã được bàn luận và theo Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 nhiều khả năng sẽ được giảm thấp hơn mức 25% hiện tại.

Với các biện pháp nới lỏng tài khóa này, kinh tế Việt Nam sẽ diễn biến thế nào?

Theo lý thiết, việc tăng cường chi tiêu chính phủ và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ làm tổng cầu nền kinh tế xã hội tăng lên (đường tổng cầu dịch chuyển sang phải). Và do vậy, nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế sẽ được cải thiện.

Nhưng tiền ở đâu ra để Chính phủ có thể thực hiện các giải pháp nởi rộng tài khóa của mình? Với Việt Nam hiện nay, 2 khả năng cao nhất là in thêm tiền và phát hành trái phiếu chính phủ. Việc in tiền rất cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, bài học năm 2009 vẫn còn đó, do vậy nếu có sử dụng biện pháp này thì mức độ sẽ không quá lớn. Phát hành trái phiếu chính phủ thực chất là việc vay nợ trong dân, ưu điểm của giải pháp này là không tạo áp lực lớn lên lạm phát, do vậy khả năng này là cao nhất.

Hiện mặt bằng lãi suất đang khá thấp, việc phát hành trái phiếu tương đối thuận lợi, nhưng nếu lạm dụng phương pháp này có thể sẽ đẩy mặt bằng lãi suất tăng lên.

Mặt bằng lãi suất hiện nay thấp là vì đâu? Lãi suất thấp là nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng thời gian qua cùng với sức cầu yếu dẫn đến khả năng hấp thụ vốn trong nền kinh tế không tốt. Trong năm 2012, tăng trưởng huy động và tổng phương tiện thanh toán đạt đến 20%, trong khi đó tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 6.5%; bốn tháng đầu năm 2013, tăng trưởng huy động đạt 5.34%, trong khi đó tăng trưởng tín dụng cũng chỉ đạt 1.4%. Dường như có một nghịch lý ở đây. Lãi suất cao dẫn đến cầu đầu tư suy giảm là hợp lý, nhưng tại sao lãi suất đang thấp mà cầu đầu tư vẫn không tăng? Đây là hệ quả của thời kỳ lãi suất cao trước đó, và khi lãi suất quay lại mức thấp thì doanh nghiệp chưa chuẩn bị kịp phương án sản xuất, tư liệu sản xuất, thêm vào đó, tổng cầu kinh tế đang yếu (đơn hàng xuất khẩu theo báo cáo PMI của HSBC có xu hướng giảm thời gian qua, mà theo tổ chức này, đến năm 2014, xuất khẩu đóng góp 90% GDP của Việt Nam) nên dẫn đến cầu đầu tư không theo kịp. Ngoài ra, một hướng giải thích khác cũng cần lưu ý. Đóng góp của lĩnh vực bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng vào nền kinh tế quá lớn, theo thống kê trên 2 sàn niêm yết, các công ty trong lĩnh vực này chiếm đến 40% tổng tài sản của toàn bộ doanh nghiệp niêm yết, một tỷ trọng khá lớn. Tình trạng đóng băng bất động sản thời gian qua rất có thể dẫn đến sự đình trệ của cả nền kinh tế, do vậy, lãi suất hiện nay tuy có giảm xuống so với trước kia nhưng quá trình “devalue” giá bất động sản chưa diễn ra xong dẫn đến cầu đầu tư vẫn chưa thể tăng lên ngay được.

Nếu đã xác định ảnh hưởng của lĩnh vực bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng là lớn trong nền kinh tế thì con đường “ưu tiên giải cứu bất động sản” của Chính phủ dường như rất có lý. Việc tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Chính phủ và gói hỗ trợ thị trường bất động sản kỳ vọng sẽ phần nào giúp các doanh nghiệp giải phóng hàng tồn, kích thích sản xuất trở lại. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tăng trưởng hàng tồn kho tháng 5/2013 chỉ ở mức 13% so với cùng kỳ năm trước (thời điểm này năm trước, con số này lớn hơn 30%). Do vậy, bài toán tồn kho sẽ không quá nan giải nếu Chính phủ “bung vốn” đúng lúc và đúng chỗ.

Nhưng làm như vậy liệu có xảy ra hiệu ứng lấn át (crowding out effect)?

Theo ADB, đến cuối tháng 03/2013, Việt Nam là quốc gia trong khu vực có tốc độ tăng trưởng của thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp nhà nước cao nhất (64.6%) trong khi đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp lại giảm 47.2%. Điều này cho thấy, hoạt động mở rộng vay nợ của Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu có xu hướng ngày càng lớn, trong khi đó, nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân lại suy giảm nghiêm trọng. Đây là biểu hiện của hiệu ứng lấn át đầu tư khu vực công đối với khu vực tư nhân.

Hiệu ứng lấn át thường là hệ quả của chính sách mà chính phủ áp dụng để vượt qua thời kỳ suy thoái. Để vực dậy tăng trưởng, chính phủ tăng cường sử dụng tài khóa bằng cách tăng chi tiêu công, giảm thuế cho doanh nghiệp. Chi tiêu công tăng trong khi đó nguồn thu ngân sách lại giảm đi do tiền thu thuế giảm, dẫn đến việc phát hành trái phiếu để tài trợ. Nhu cầu chi tiêu quá lớn của chính phủ dẫn đến nhu cầu vay cao đẩy lãi suất tăng lên. Lãi suất tăng lên, quay trở lại tác động đến nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp tư nhân, buộc họ giảm đầu tư, dẫn đến động lực tăng trưởng từ khối tư nhân trong tương lai sẽ giảm. Hệ quả là gì? Lãi suất tăng cao, doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn, tổng cầu suy giảm làm cho tăng trưởng GDP không ổn định về mặt dài hạn.

Nếu xác định có sự tồn tại của hiệu ứng lấn át, và hiệu ứng này có thể làm tốc độ tăng trưởng trong tương lai không ổn định, Chính phủ nên có hành động gì để làm giảm tác động tiêu cực không mong muốn?

Theo lý thiết, cần thiết phải gia tăng đầu tư công có kiểm soát và chọn lọc, trong khi đó vẫn phải ưu đãi và kích thích đầu tư với khối tư. Nói đến đầu tư công có hiệu quả, thì lại phải nói đến tiến trình tái cơ cấu thành phần kinh tế nhà nước, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn (ICOR), đây là bài toán tương đối lớn, và cần nhiều thời gian. Ngoài ra, Chính phủ có thể vừa gia tăng chi tiêu công, vừa kết hợp với in tiền. Đây là cách giúp tăng cung tiền để trung hòa nhu cầu vốn vay lớn thông qua trái phiếu chính phủ, nhằm giảm áp lực gia tăng lãi suất giúp doanh nghiệp tư nhân có điều kiện tiếp cận nguồn vốn giá rẻ để tăng cầu đầu tư, cải thiện tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn. Tuy vậy, việc làm này, rất dễ tạo điều kiện cho lạm phát quay trở lại. Và nếu không khéo, chúng ta sẽ tiếp tục rơi vào vòng lẩn quẩn “lạm phát, suy thoái”.

Chính sách Chính phủ hiện nay dường như kết hợp cả 2 hướng được trình bày ở trên. Nếu xác định công cuộc phục hồi là gian nan, cần thời gian và xem thời điểm này là cơ hội để “đổi mới” thì chính sách đầu tư công hiệu quả, chọn lọc kết hợp với kích thích đầu tư tư nhân được ưu tiên. Còn nếu xác định kinh tế phải phục hồi nhanh, phải cứu lấy tăng trưởng ngay thì chi tiêu công kết hợp với in tiền sẽ được ưu tiên. Về dài hạn, dù chính sách có đi theo hướng nào đi nữa, nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ phải trải qua một quá trình khá dài nữa để vượt qua chính mình, và lấy lại đà tăng trưởng nhanh bền vững. Và động thái tài khóa sẽ là liều thuốc tốt trong trung hạn giúp giữ lửa thị trường, giữ lửa kinh tế, tạo không gian và thời gian để các thành phần kinh tế nhận ra giá trị thật trong đóng góp vào nền kinh tế, từ đó có sự chuyển đổi thích hợp nhằm tạo ra sự cân đối (giảm tỷ trọng ngành có liên quan đến bất động sản đến nền kinh tế), hướng đến sản xuất, nâng tính cạnh tranh hàng Việt trên trường thế giới. 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics

Thị trường sữa nước Việt Nam: Những kẻ tí hon đối đầu Vinamilk, Cô gái Hà Lan

by finandlife11/06/2013 09:16

Một vài số liệu liên quan đến ngành sửa update, lưu  lại để làm tư liệu. Xem thêm những báo cáo liên quan đến ngành sữa ở cuối bài.

Sữa vốn là hàng hóa thiết yếu nên mặc dù kinh tế suy thoái nhưng ngành này vẫn có tốc độ tăng trưởng khá tốt. Theo báo cáo của Euromonitor, doanh thu từ các sản phẩm sữa nước năm 2012 tăng trưởng 21% so với năm 2011, các sản phẩm sữa bột có mức tăng trưởng cao nhất với 23%.

Nhưng sân chơi trong ngành sữa chủ yếu thuộc về Vinamilk và FrieslandCampina Việt Nam (nhãn hiệu chính là Dutch Lady) với hơn 2/3 thị phần.

Vinamilk, FrieslandCampina: hai bình sữa nước khổng lồ tại Việt Nam

Năm 2012, doanh thu từ nhóm sản phẩm sữa nước đạt hơn 15.500 tỷ đồng, gấp 10 lần so với nhóm sản phẩm sữa bột. Khách hàng tiêu thụ sản phẩm sữa nước chủ yếu là trẻ em trong khi sữa bột hướng đến đối tượng khách là người trưởng thành.

Với quy mô lớn, nhóm khách hàng ổn định do thói quen uống sữa mới chỉ phát triển đối với trẻ em nên ngành hàng sữa nước vẫn là mục tiêu của phần lớn các doanh nghiệp.

Theo thống kê của Euromonitor, hiện có hơn 10 doanh nghiệp tham gia cuộc chơi dành thị phần sữa nước gồm: Vinamilk, FrieslandCampina, Hanoi Milk, Đường Quảng Ngãi, Sữa Ba Vì, Sữa Mộc Châu,… Tuy nhiên Vinamilk và FrieslandCampina Việt Nam dành phần lớn sân chơi, các doanh nghiệp khác chỉ chiếm được một góc nhỏ bên cạnh hai người khổng lồ. Năm 2012, hai ông lớn này chiếm gần 66% thị phần toàn ngành.

Thị trường sữa nước Việt Nam: Những kẻ tí hon đối đầu Vinamilk, Cô gái Hà Lan (1)

Thị phần các doanh nghiệp sữa năm 2012 (Nguồn: Euromonitor)

Vinamilk hiện có 5 thương hiệu sữa nước trong đó dòng sản phẩm Vinamilk chiếm 35,6% thị phần toàn ngành.

FrieslandCampina Việt Nam là công ty liên doanh thành lập từ năm 1995 tại Việt Nam giữa công ty xuất khẩu tỉnh Bình Dương (Protrade) và Royal FrieslandCampina-tập đoàn sữa lớn của Hà Lan.

FrieslandCampina Việt Nam hiện có 4 dòng sản phẩm sữa nước trong đó Dutch Lady (Sữa Cô gái Hà Lan) chiếm vị trí chủ lực với 15,8% thị phần năm 2012.

Vinamilk dành phần thắng trong cuộc đua thị phần

Cuộc đua dành thị phần giữa hai ông lớn ngành hàng sữa nước đã diễn ra từ lâu và phần thắng dần nghiêng về Vinamilk. Nếu như năm 2009, khoảng cách chênh lệch thị phần giữa hai công ty này chỉ hơn 13% thì đến năm 2012 đã nâng lên gần gấp đôi với con số 25,1%. Vinamilk liên tục gặt hái được thành tựu khi doanh thu năm 2012 đạt 27.300 tỷ đồng, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt gần 180 triệu USD.

Thị trường sữa nước Việt Nam: Những kẻ tí hon đối đầu Vinamilk, Cô gái Hà Lan (2)

Chạy đua thị phần giữa Vinamilk và Friesland Campina Việt Nam

Với lợi thế về vốn, Vinamilk không ngừng mở rộng quy mô sản xuất khi có 1 nhà máy sản xuất sữa ở New Zealand và 11 nhà máy sản xuất sữa từ Bắc vào Nam đã chạy hết 100% công suất. Với mục tiêu lọt vào top 50 công ty sản xuất sữa lớn nhất thế giới năm 2017, Vinamilk sẽ khánh thành 2 nhà máy chế biến sữa hiện đại bậc nhất Thế giới vào đầu quý II năm 2013.

Ngoài ra Vinamilk còn đẩy mạnh hoạt động sản xuất sang các mảng kinh doanh khác gồm sữa bột, sữa đậu nành và nước uống đóng chai. Mới đây Vinamilk cho ra mắt nhãn hiệu nước uống ICY.

Thị trường nước uống không cồn đang được nhiều ông lớn ngành hàng tiêu dùng quan tâm.

Khác với Vinamilk đẩy mạnh sang mảng nước uống và sữa đậu nành, FrieslandCampina Việt Nam lại tập trung hơn đến các sản phẩm sữa bột. Mới đây công ty này tung ra nhãn hiệu mới trong mảng sữa bột là Dutchlady Complete và đẩy mạnh quảng cáo cho nhãn hàng Friso.

Theo Euromontor, người tiêu dùng Việt Nam có thói quen lựa chọn sữa theo nhãn hiệu lâu năm, ít khi mua các nhãn hiệu tư nhân. Chính vì vậy chiến lược tung ra nhãn hàng mới tận dụng thương hiệu Dutchlady của FrieslandCampina Việt Nam khá khôn ngoan.

Thị trường sữa nước Việt Nam: Những kẻ tí hon đối đầu Vinamilk, Cô gái Hà Lan (3)

Sữa đậu nành- đường đua riêng giữa Vinamilk và Đường Quảng Ngãi

Đường Quảng Ngãi manh nha lấn sân sang ngành sữa từ năm 1997 với sự thành lập Vinasoy thuộc nhà máy sữa Trường Xuân. Ban đầu mặt hàng chủ lực của nhà máy là sữa tiệt trùng, sữa chua và kem, nhãn hiệu sữa đậu nành Fami chỉ là mặt hàng phụ. Tuy nhiên việc chen chân cạnh tranh với những ông lớn như Vinamilk, FrieslandCampina rõ ràng không hiệu quả trong khi sữa Fami lại tăng trưởng tốt.

Đường Quảng Ngãi nhanh chóng chuyển hướng chiến lược sang kinh doanh sữa đậu nành- mảng sản phẩm mà hai ông lớn còn bỏ ngỏ. Từ năm 2009, công ty này liên tục đầu tư cho hoạt động sản xuất sữa đậu nành.

Ước tính mỗi năm Vinasoy đầu tư 5-7% doanh thu cho việc quảng bá thương hiệu. Chiến lược kinh doanh lựa chọn sản phẩm mới tỏ ra khá hiệu quả khi doanh thu từ sữa của Đường Quảng Ngãi liên tục tăng trưởng. Đây có thể xem là đối thủ đáng gờm của Vinamilk đối với mảng kinh doanh sữa đậu nành hiện nay.

Thị trường sữa nước Việt Nam: Những kẻ tí hon đối đầu Vinamilk, Cô gái Hà Lan (4)

Tăng trưởng doanh thu từ sữa của đường Quảng Ngãi

Cửa nào cho doanh nghiệp bé?

Đứng cạnh hai ông lớn là Vinamilk và FrieslandCampina Việt Nam, những doanh nghiệp nhỏ hơn như sữa Long Thành, TH Milk Tân Hiệp Phát, Casmilk,… liệu làm sao để tăng trưởng, tăng thị phần? Đây là câu hỏi khó cho các nhà quản lý của các doanh nghiệp này.

Các giải pháp mà các doanh nghiệp nhỏ nước ngoài thường sử dụng bao gồm: tăng cường hoạt động Marketing, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, đầu tư nghiên cứu các sản phẩm mới, tăng thị phần qua các thương vụ M&A….

Việc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, quảng cáo đã được doanh nghiệp có thị phần bé như Sữa Ba Vì hướng tới. Điển hình là việc “săn” phù thủy Trần Bảo Minh về làm giám đốc điều hành và ra mắt thương hiệu Love’ in Farm với mục tiêu phát triển nông nghiệp chăn nuôi bò sữa, bảo vệ quyền lợi người nông dân và người tiêu dùng Việt Nam.

Còn những doanh nghiệp sữa không đủ tiềm lực tài chính làm thương hiệu sẽ dùng cách gì để tăng trưởng? Liệu trong tương lai có ông lớn sản xuất sữa nước ngoài nào khác đặt chân vào Việt Nam và thực hiện các thương vụ M&A với các doanh nghiệp này? Đó cũng là một giả thiết có thể đặt ra.

Báo cáo công ty sữa VNM của BVSC

Báo cáo nghiên cứu thói quen tiêu dùng sữa thanh/tiệt trùng

Báo cáo triển vọng ngành bán lẻ 2013

 

Kim Thủy | Trí Thức Trẻ

 

Tags:

Stocks

Chính sách cổ tức

by finandlife07/06/2013 14:41

Nguồn: Đức | VFS

Tags:

StockAdvisory

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu