Paul Krugman Declares Personal Bankruptcy, joke :)

by finandlife05/06/2013 11:18

Với rất nhiều người học kinh tế và kinh doanh, Paul Krugman là một thần tượng. Ông vừa là nhà kinh tế học lỗi lạc, từng đạt giải Nobel về kinh tế, vừa là một nhà bình luận nổi tiếng của tờ nytimes. Vừa qua trên mạng xuất hiện một bài báo có tựa “Paul Krugman phá sản cá nhân vì theo đuổi bong bóng”. Mới đọc xong tôi hơi sốc với thông tin này. Chưa có thời gian để kiểm chứng, thì nhà báo NVP đã cho biết trên blog của mình rằng đây là “trò đùa của trang chuyên sản xuất tin vịt The Daily Currant…”. Và con tim đã vui trở lại. J

 

 

Giới thiệu bài dịch với tựa “Paul Krugman Declares Personal Bankruptcy” do Sue Smiley tổng hợp, theo nguồn phiatruoc.info.

Nhà kinh tế học và cũng là nhà bình luận có tiếng trên tờ New York Times, Paul Krugman, đã chính thức tuyên bố phá sản cá nhân  vào ngày 06/03/2013, sau mọi nỗ lực để thoát khỏi cảnh nợ nần của ông đã thất bại.

Trong bản khai theo điều khoản của Chương 13 gửi cho Tòa án Phá sản Mỹ (United States Bankruptcy Court) ở hạt miền Nam New York, các luật sư của Krugman đã kê khai khoản nợ 7,346,000 đô la Mỹ đối trọng với tổng giá trị tài sản ông sở hữu 33,000 đô la Mỹ.

Danh sách trên cho biết, khoản nợ chính của ông đến từ khoản vay mua nhà – mortgage financing (một hình thức vay nợ ngân hàng để mua nhà, được trả chậm hàng tháng) để mua một căn hộ 8.7 triệu đô ở khu Lower Manhattan, cùng với 621,537 đô la Mỹ nợ thẻ tín dụng và nợ công ty trang sức Tiffanys and Co. danh tiếng tổng cộng 33,642 đô bằng dịch vụ “in store financing” (một dịch vụ cho phép người mua hàng được mua trước hàng hóa mà không phải trả bất kỳ một khoản gốc hay lãi nào trong môt thời gian nhất định, có thể từ 12 đến 24 tháng. Quá thời hạn này, lãi suất có thể rất cao).

Bản khai cũng tiết lộ rằng, Krugman đã bắt đầu vướng mắc vào vấn đề nợ nần bằng thẻ tín dụng từ năm 2004, sau khi tiêu tán hết 84,000 đô trong thẻ American Express black trong vòng một tháng cho việc săn lùng những chai rượu Bồ Đào Nha quý hiếm và hàng dệt của Anh từ thế kỷ 19.

Nhưng thay vì việc thắt chặt hầu bao và trả các khoản nợ, nhà kinh tế học theo trường phái kinh tế học Keynes mới, lại quyết định “kích thích” để phục hồi tình hình tài chính cá nhân bằng cách tiếp tục đầu tư vào các khoản chi phí của mình, với hi vọng một ngày nào đó, việc làm này sẽ làm tăng cao thu nhập của ông.

Con gián và chủ nợ

Giữa những năm 2004 và 2007, Krugman phô trương phong cách mới của mình bên những chiếc xe hơi đắt tiền, quần áo hàng hiệu và những chuyến chu du đó đây, với hi vọng lối sống xa hoa này sẽ thuyết phục được những ông chủ của tờ New York Times, chấp nhận đề bạt ông lên một vị trí thật cao. Krugman lý giải rằng “Họ đã luôn luôn nói là phải luôn ăn mặc cho xứng với vị trí công việc mà anh mong muốn. Nên tôi đã nghĩ là nếu tôi có thể trưng diện trong bộ đồ vest 70,000 đô của thương hiệu Alexander Amosu, họ sẽ cho tôi cơ hội sở hữu một phần công ty. Chỉ cần tôi được giao cho một phần của New York Times thôi, tôi đã có thể trả được hết nợ rồi”.

Ngay cả khi Krugman đã nhận ra rằng sẽ không có một cuộc chia chác cổ phần nào diễn ra, ông vẫn tiếp tục hi vọng một cách mù quáng rằng hình ảnh long lanh của mình, cùng với sự xuất hiện trên phương tiện truyền thông sẽ làm tăng nhu cầu cho tên tuổi của ông và khiến sách của ông bán chạy.

Ông đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng nhất vào năm 2007 – vào thời điểm được cho là đỉnh cao của những màn vỡ bong bóng tài chính, khi ông quyết định đầu tư vào một bất động sản cao cấp tại thành phố New York. Căn hộ hàng triệu đô của ông đã mất giá tới 40% ngay vài tháng sau đó và nó đã trượt giá xuống mức thấp nhất chưa từng có.

Herman Minsky – một quan chức cấp cao của đài truyền hình đã nghỉ hưu – người đã mua được nhà của Krugman với một khoản hời lớn, nói rằng: “Bạn có bao giờ nghĩ là một nhà kinh tế học từng được trao giải Nobel về kinh tế có thể nhận định được về bong bóng nhà đất”. Và ông còn nói thêm “Nhưng này, tôi chẳng có gì để kêu ca phàn nàn cả”.

Lương tri của một kẻ lừa bịp

Krugman, một nhà kinh tế học nổi tiếng với các lý thuyết về thương mại, đã gia nhập tờ New York Times từ năm 2000 với tư cách là một nhà bình luận. Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu diễn ra, ông đã tận dụng nền tảng này để lớn tiếng tranh cãi cho khái niệm mà ông gọi là “Keynesian deficit spending” – thâm hụt ngân sách theo trường phái Keynes.

Tuy nhiên, Keynes không hề ủng hộ việc vay nợ để kích thích nền kinh tế. Hơn thế nữa, ông còn bảo vệ quan điểm Chính phủ nên tiết kiệm trong thời kỳ hưng thịnh và chi tiêu trong thời kỳ đi xuống của nền kinh tế.

Krugman, thông qua vị luật sư của ông là Bertil Ohlin, đưa ra lời giải thích rằng mặc dù ông đang gặp khó khăn về những vấn đề tài chính cá nhân với những khoản chi tiêu và nợ nần, nhưng ông vẫn bảo vệ những chính sách theo trường phái Keynes mới của ông.

“Tôi vẫn bảo vệ những phân tích của mình ở mức độ vĩ mô, rằng Chính phủ hoàn toàn có thể cải thiện những khủng hoảng nợ công bằng cách tăng cường vay nợ để dịch chuyển đường tổng cầu. Tuy nhiên, tôi thừa nhận, ở mức độ vi mô thì chiến lược này đã thất bại thảm hại”.

 

Nguồn: Sue Smiley tổng hợp | phiatruoc.info.

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu