“Mua cổ phiếu nào bây giờ con? Haizzz… Mẹ ơi, đừng hỏi con thế nữa!”

by finandlife24/05/2013 10:41

Đây rõ ràng là câu hỏi mà cả dân học thuật về kinh tế lẫn những người làm việc trong ngành chứng khoán hay gặp nhất. Thật khó để có câu trả lời thỏa đáng… Thử xem G.S Mankiw – G.S kinh tế hàng đầu thế giới nhìn nhận vấn đề này thế nào nhé!

 

 

Một vài tuần sau khi chứng khoán leo lên đỉnh cao mới, mẹ tôi cũng đã lên 85 tuổi.

Bà ấy thường hỏi tôi, “mẹ nên mua cổ phiếu nao bây giờ?”

Lần đầu tiên bà hỏi tôi câu đó là khi tôi còn chưa tốt nghiệp Princeton, chuyên ngành kinh tế học. Bà ấy đã hỏi lại câu đó khi tôi tốt nghiệp M.I.T, rồi nhận bằng tiến sĩ kinh tế. Và bà ấy cứ lập lại câu đó trong suốt 3 thập kỷ qua khi tôi trở thành giáo sư kinh tế của Harvard.

Không may, bà ấy không bao giờ thỏa mãn với câu trả lời của tôi, hầu hết câu trả lời đều là sự lãng tránh (evasive). Không có bất cứ công cụ kinh tế học nào của nhà kinh tế học giúp chúng tôi lựa chọn cổ phiếu tốt.

Tuy nhiên, những nhà kinh tế học như chúng tôi đã viết vô vàn những nghiên cứu về thị trường chứng khoán. Và bên dưới là những tóm tắt mà tôi biết:

THỊ TRƯỜNG HẤP THỤ THÔNG TIN RẤT NHANH Một lý thuyết nổi bật trên thị trường chứng khoán là thị trường hiệu quả, giải thích tại sao lại khó trả lời những câu hỏi của mẹ tôi. Nếu tôi đã biết bất kỳ thông tin tốt nào về công ty, thông tin đó đã được phản ảnh vào giá trước khi tôi có hành động. Trừ khi bạn có thông tin nội gián, bạn sẽ khó biết cổ phiếu nào nên mua hơn cổ phiếu nào.

Lý thuyết này được công bố vào năm 1973 với đề tài “A Random Walk Down Wall Street”, bởi Burton G.Malkiel, chuyên gia kinh tế của Princeton. Ông ấy đã đề nghị rằng nhà đầu tư nên mua những quỹ đầu tư chi phí thấp (low-cost index funds). Hầu hết những nhà kinh tế tôi biết đều làm theo lời khuyên này.

GIÁ BIẾN ĐỘNG THƯỜNG KHÔNG THỂ GIẢI THÍCH Thập chí thay đổi của giá là không thể nào dự báo, theo lý thuyết thị trường hiệu quả, chúng ta có thể giải thích những thay đổi này sau khi nó đã diễn ra. Chúng ta có thể xác định những thông tin có thể làm cho cổ phiếu tăng và giảm. Đôi lúc chúng ta có thể làm được điều đó, nhưng thường thì không thể.

Vào năm 1981, Robert J. Shiller, nhà sáng lập của tờ báo này (nytimes) và là giáo sư kinh tế tại Yale, đã công bố một nghiên cứu về kinh tế Mỹ với tựa “Do Stock Prices Move Too Much to be Justified by Subsequent Changes in Dividends?” Ông ấy đã tranh luận rằng giá cổ phiếu thì rất biến động. Đặc biệt, chúng biên động còn mạnh hơn những định giá hợp lý về cơ bản.

Nghiên cứu của Mr. Shiller đã tạo ra một cơn bão tranh luận. Bài đọc của tôi về những kết luận của bài giảng (mặc dù không phải tất cả kỹ thuật của ông ấy đều sống sót qua đợt tranh luận), giá cổ phiếu dường như có một cuộc đời riêng của chúng.

Nhiều người hiện nay cho rằng giá cổ phiếu biến động theo sự thay đổi của phần bù rủi ro, nhưng không ai giải thích được tại sao phần bù rủi ro lại biến động như thế. Một số khác cho rằng thị trường thay đổi theo những con sóng vô định của sự lạc quan và bi quan, điều đó được Hohn Maynard Keynes gọi là “animal spirits” của nhà đầu tư. Cả 2 cách tiếp cận này thật chất cho thấy sự khó khăn để trả lời câu hỏi biến động của thị trường mà các nhà kinh tế đối diện.

NẮM GIỮ CỔ PHIẾU LÀ MỘT CÁ CƯỢC HIỆU QUẢ Phần lớn, việc không thể lý giải biến động giá cổ phiếu đã ngăn nhà đầu tư mua cổ phiếu ngay từ đầu. Nhiều người Mỹ, thập chí né tránh cổ phiếu hoàn toàn. Nhưng làm vậy là sai lầm, bởi vì rủi ro của việc nắm giữ cổ phiếu lại là món quà tuyệt vời.

Năm 1985, Rajinish Mehra và Edward C.Prescott, đã công bố nghiên cứu trên Journal of Monetary Economics với tựa “The Equity Primium: A Puzzle”. Họ đã liệt kê ra trung bình việc nắm giữ cổ phiếu lâu dài có suất sinh lời cao hơn 6% nắm giữ tài sản an toàn khác như Trái phiếu chính phủ. Với phần bù lớn vậy, họ cho rằng, khó để giải thích bằng những mô hình kinh tế chuẩn tắc. Chắc chắn, cổ phiếu rủi ro hơn, vì vậy bạn phải được bù đắp.

Kể từ nghiên cứu đó được xuất bản, những nhà kinh tế học đã bắt đầu có những tiếp cận nào đó trong lý giải về phần bù rủi ro. Trong bất kỳ sự kiện nào, phần bù lớn đã thuyết phục hầu hết chúng ta rằng cổ phiếu nên chiếm 1 phần trong kế hoạch tài chính của mọi người. Với tôi, 60% tài sản tài chính là cổ phiếu.

Cổ phiếu có thể là một thương vụ tốt hôm nay. Theo nghiên cứu gần đây của 2 nhà kinh tế học tại Federal Reserve Bank of New York, cho thấy lãi suất thấp, phần bù vốn cổ phần hiện cao nhất trong 50 năm.

ĐA DẠNG HÓA LÀ RẤT CẦN THIẾT Một công ty kinh nghiệm rồi cũng phải suy giảm – xem trường hợp của Enron hay Lehman Brothers – báo cáo về những nhân viên những người nắm giữ hầu hết tài sản trong cổ phiếu của công ty. Những câu chuyện này để lại những ấn tượng không tốt trong đầu của nhà kinh tế học. Nếu có một thứ gì đó chúng ta biết chắc, đó là quản lý tài chính yêu cầu phải đa dạng hóa.

Vì vậy, nếu bạn có hơn 5% tài sản vào bất kỳ công ty nào, hãy gọi cho môi giới và bảo họ bán bớt đi.

NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH SUY NGHĨ MỘT CÁCH TOÀN DIỆN (TOÀN CẦU) Thất bại phổ biến của đa dạng hóa là những gì được giới kinh tế gọi là “home bias”. Người ta có xu hướng đầu tư không cân xưng vào chính quốc gia của họ.

Hầu hết các nhà kinh học có cái nhìn toàn cầu hơn. Nước Mỹ chiếm ít hơn 1 chút danh mục cổ phiếu toàn cầu. Bởi vì, Châu Âu, Nhật Bản và nước đang phát triển không bước đi cùng nhịp với Mỹ, điều đó cũng cho thấy đầu tư ra bên ngoài khá là thú vị.

Quay lại câu chuyện về câu hỏi của mẹ tôi: Nếu tôi có thể chọn cổ phiếu cho ai đó mua, đó sẽ là gì? Tôi sẽ đề nghị một thứ gì đó kiểu như trade fund. Đây là gói đầu tư mà bạn chỉ chịu chi phí thấp mà lại đa dạng hóa tôi đa. Điều đó có thể không thú vị bằng việc cố tìm ra những Apple, Google, nhưng bạn sẽ ngủ yên giấc.

N. Gregory Mankiw is a professor of economics at Harvard.

By N. Gregory Mankiw

Published 18/05/2013

Nguồn: finandlife dịch

Tags:

Economics | Psychology

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu