Ben Bernanke (FED) và lãi suất.

by finandlife22/06/2013 11:52

Trong một entry mới của GS Damodaran, Ông có những góc nhìn rất thú vị về cách mà thị trường phản ứng với diễn văn phát biểu của Ben Bernanke vào thứ 4 (19/06/2013) vừa rồi.

Thị trường Mỹ và toàn cầu giảm mạnh sau phát biểu của người đứng đầu FED vì Ben Bernanke truyền đi thông điệp “FED có thể sẽ phải giảm chương trình mua vào trái phiếu Mỹ trong thời gian tới”. Với GS Damodaran, thị trường phản ứng như vậy là vì nhà đầu tư đang định giá cổ phiếu dựa vào kịch bản nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới sẽ phục hồi và lãi suất vẫn được duy trì ở mức thấp. Ngoài ra, nhà đầu tư có vẻ tin tưởng thái quá vào khả năng và quyền lực của FED trong điều hành lãi suất và cả nền kinh tế.

GS cho rằng, thực tế quyền năng của FED trong điều hành lãi suất đang là rất thấp, vì lãi suất đang ở mức quá gần 0, trong khi đó, thị trường trái phiếu cũng như bất cứ thị trường nào khác, nó cũng phải lệ thuộc vào quy luật cung cầu. Ông khuyên nhà đầu tư không nên quá đặt niềm tin vào FED trong duy trì lãi suất dài hạn của nền kinh tế nữa, mà nên xem xét những biến khác có ảnh hưởng lên lãi suất như tăng trưởng nền kinh tế và lạm phát kỳ vọng. Nếu nền kinh tế trong thời gian tới có sự cải thiện thực tế trong tăng trưởng GDP thì lãi suất dài hạn cũng sẽ tăng lên mà không phụ thuộc vào chương trình mua trái phiếu của FED…

Ngoài ra, Ông khuyên nhà đầu tư nên đặt ra những kịch bản diễn biến tăng trưởng và lạm phát trong thời gian tới để có hướng cơ cấu danh mục đầu tư hợp lý. Theo đó, ông đưa ra hành động cho từng phương án cụ thể từ lạm phát cao đến giảm phát, từ tăng trưởng kinh tế tới suy giảm kinh tế. Trong những kịch bản này, Ông cũng như nhiều nhà kinh tế đánh giá cao khả năng nền kinh tế phục hồi vừa phải kết hợp với diễn biến lạm phát thấp. Nếu kịch bản này diễn ra, đồng nghĩa với thị trường trái phiếu sẽ bất lợi, và thị trường cổ phiếu sẽ hưởng lợi ở mức vừa phải. Hành động của GS là Ông mua một ETF để bán khống trái phiếu dài hạn Mỹ và xem đó như một động thái bảo vệ danh mục đầu tư của mình.

Cuối cùng ông nhấn mạnh, “không ai có thể có sức mạnh hơn thị trường, kể cả người đứng đầu FED, Ben Bernanke”.

Các bạn tham khảo bài dịch của finandlife cụ thể sau:

Trong entry cuối cùng của tôi về risk premiums và the market, tôi đã tranh luận rằng thị trường cổ phiếu đã được phản ánh vào giá của viễn cảnh FED sẽ nghiêm túc điều chỉnh lãi suất trong một vài năm tới. Trong bài phát biểu vào thứ 4 của Ben Bernanke đã cho thấy một ví dụ hoàn hảo cách mà FED trở thành trung tâm của thị trường cổ phiếu và cách mà những tín hiệu (cố ý, ngụ ý hay chỉ là tưởng tượng) của FED về kế hoạch sẽ làm ở tương lai có thể làm xoay chuyển (gyrations) một thị trường rộng lớn.

FED phát biểu và phản ứng của thị trường.

Bài phát biểu của Ben Bernanke vào cuối buổi họp của FOMC (Federal Open Markets Coomitee) và nó đã cung cấp một cơ hội cho thị trường để theo dõi góc nhìn của FED về nền kinh tế Liên Ban và kế hoạch trong tương lai gần. Sự lạc quan của FED về nền kinh tế và báo cáo của Bernanke rằng FED có thể bắt đầu giảm chương trình mua trái phiếu (và mở rộng, chính sách giữ lãi suất ở mức thấp) đã không được xem xét như những tin tức tốt cho thị trường. Phản ứng của thị trường đã rất nhanh chóng, thị trường đã giảm mạnh sau đó, và phạm vi ảnh hưởng là toàn cầu.

Sâu xa của phản ứng này là vì nhà đầu tư đã tin tưởng quyền lực của FED có thể giữ lãi suất ở thấp nếu họ muốn. Do vậy, thị trường sụt giảm mạnh phải được đỗ lỗi cho những nhà đầu tư đã giúp giá cổ phiếu tăng vì kỳ vọng quyền lực của FED tiếp tục giữ lãi suất ở mức thấp, chứ FED không hẳn khuyến khích họ làm thế.

Cơ bản và lịch sử

Như bất kỳ tài sản nào, thị trường trái phiếu chính phủ xác lập giá và yields dựa trên nhu cầu và nguồn cung, với nhận thức, kỳ vọng và nhân tố hành vi giữ gần như tất cả vai trò trong mức giá và lãi suất cuối cùng. Giữ tất cả yếu tố khác cố định, dường như chương trình mua trái phiếu của FED có thể thay đổi động năng của thị trường, giá trái phiếu tăng và lãi suất dài hạn thấp.

Lãi suất phi rủi ro có thể xác định bởi 2 nhân tố đó là kỳ vọng lạm phát và lãi suất thực kỳ vọng:

Risk free rate = expected inflation + expected real interest rate

Lãi suất thực bản thân nó là công thức của cầu và cung vốn trong nền kinh tế, cái được xác định bởi kỳ vọng tăng trưởng kinh tế thực. Khi nền kinh tế trở nên mạnh hơn và tăng trưởng kinh tế thực tăng lên, lãi suất thực cũng sẽ tăng theo. Nếu chúng ta giả định rằng lạm phát thực tế trong thời gian gần đây được tính bằng kỳ vọng lạm phát và tăng trưởng kinh tế thực tế thời gian gần đây được xác định bằng kỳ vọng lãi suất thực, bạn có một cách xác định cho những gì tôi gọi là lãi suất phi rủi ro cơ bản (fundamental risk free interest rate):

Fundamental interest rate = actual inflation rate + real growth rate

Với giả định thế, phương trình trên có thể có nhiều ý kiến trái chiều (lạm phát quá khứ không phải luôn là nhân tố để dự báo kỳ vọng lạm phát tương lai và tăng trưởng kinh tế thực tế có thể không phải là đại diện cho tăng trưởng kinh tế kỳ vọng), chúng ta có thể sử dụng dữ liệu quá khứ để kiểm tra cách lãi suất thực tế cho trái phiếu chính phủ dài hạn (10 year T.Bond) so sánh với lãi suất cơ bản được thiết lập ở trên.

Lưu ý rằng, lạm phát và tăng trưởng GDP thực tế thực tế hàng năm là 2 nhân tố chính tác động lên lãi suất cơ bản. Vì vậy, trong năm 2006, lãi suất và tăng trưởng thực lần lượt là 2.52% và 2.38%, do vậy lãi suất cơ bản là 4.9%. So sánh với lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm lúc đó là 4.56%, như vậy chênh lệch giữa 2 loại lãi suất này là -0.34%. Có 2 kết luận tôi  sẽ chỉ ra từ chart này như sau:

1.    Suốt giai đoạn 1954-2012, lãi suất T.Bond thực tế đã biến động, cho mỗi giai đoạn, lãi suất cơ bản đã tăng trong những năm 1970s khi lạm phát bùng nổ và giảm lại trong những năm 1980s khi lạm phát giảm trở lại. Có 1 khoảng chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu chính phủ và lãi suất cơ bản nhưng dường như chúng đồng hành với nhau trong suốt thời gian đó. Thực tế, khi lãi suất trái phiếu chính phủ tăng hoặc giảm thì nó sẽ liên đới làm cho lãi suất cơ bản tăng hoặc giảm theo.

2.    Trong thời kỳ 1954-2012, lãi suất trái  phiếu 10 năm của Chính phủ trung bình là 6.11% và lãi suất cơ bản trung bình là 6.83%, xem chi tiết ở bảng sau:

Vào tháng 1 năm 2013, lãi suất trái phiếu chính phủ là 1.72%, chỉ bằng một nửa so với lãi suất cơ bản 3.43% (inflation in 2013 of 1.76% + Real GDP growth of 1.67%). Không chỉ chênh lệch 1.71% cao hơn mức trung bình mà chỉ số lãi suất trái phiếu chính phủ/lãi suất cơ bản đã đóng cửa ở mức thấp trong lịch sử (mức thấp nhất vào 2011, khi lãi suất trái phiếu chỉnh phủ chỉ là 40% so với lãi suất cơ bản). Nếu bạn quan tâm, bạn có thể download dữ liệu thô về lãi suất, lạm phát, GDP thực ở đây). Vậy chúng ta có thể kết luận được gì?

Ảnh hưởng của FED

Liệu FED có gặp vấn đề? Nhìn vào dữ liệu lãi suất và cơ bản thời gian qua, câu trả lời là CÓ. Để xác định mối quan hệ giữa chính sách của FED và sự sai khác lãi suất trái phiếu chính phủ/ lãi suất cơ bản, tôi tập trung vào lãi suất FED Funds, xem đó như một chỉ báo cho sự nới rộng hay thắt chặt chính sách tiền tệ.

Biểu đồ sau:

Nhìn vào chart, thì dường như có sự di chuyển cùng chiều giữa FED Fund rate và gap (T.Bond rate – Fundamental interest rate). Và nếu chạy hồi quy, ta sẽ có:

Thay đổi trong gap ở năm t = -0.0001% + 0.5333 (thay đổi trong Fed Fund năm t-1)

R squared =14.33%

Điều này có nghĩa là, nếu FED cắt lãi suất FED Fund 1% sẽ dẫn đến sự giảm xuống trong gap 0.53%. Hiện tại, Fed Fund rate sát với mức 0 và do vậy quyền lực chính sách trong sử dụng lãi suất của FED để tác động vào T.Bond rate so với lãi suất cơ bản là rất giới hạn. Thứ nữa, FED thực sự không còn nhiều quyền lực để thiết lập mức lãi suất như nhiều nhà đầu tư nghĩ. Chỉ 14.33% biến trong gap có thể được lý giải FED Funds rate và thay đổi trong tăng trưởng và lạm phát thực mới thực sự là nhân tố có tác động mạnh hơn.

Vậy có thể nào FED vẫn có thể điều hành lãi suất và giữ lãi suất dài hạn khỏi sự tăng trưởng? Tôi nghĩ rằng sức mạnh của FED là từ suy nghĩ FED có sức mạnh để điều hành lãi suất. FED được xem là trọng tài của lãi suất và người bảo vệ cho thị trường tăng giá, nhưng tôi nghĩ một khi lãi suất dài hạn tăng lên, FED sẽ khó lòng mà dừng lại nó. Thực tế, khi tôi xem nhà đầu tư xem Ben Bernanke cứu họ, trong đầu tôi xuất hiện những suy nghĩ trong bộ nhạc phim Wizard of Oz ((1939) a very popular US musical (=a film that uses singing and dancing to tell a story) , based on a children's book by L. Frank Baum. In the film Judy Garland appears as a girl called Dorothy who, with her dog Toto, is carried by a very powerful storm from the farm where she lives in Kansas to the magic land of Oz. There they travel along the Yellow Brick Road, meet the Scarecrow, the Cowardly Lion, and the Tin Man, and have many adventures before they meet the Wizard of Oz himself and finally get home. The film contains many well-known songs, including 'Over the Rainbow').

Nếu lãi suất trái phiếu chính phủ tăng trong năm tới so với lãi suất cơ bản, nó sẽ chắc chắn làm nhà đầu tư có sức mạnh hơn cả FED. Với tôi, nếu nền kinh tế hồi phụ, lãi suất sẽ tăng mà không phụ thuộc vào chương trình mua trái phiếu của FED còn nếu nền kinh tế vẫn vậy thì lãi suất sẽ vẫn thấp mà không phụ thuộc vào chương trình mua trái phiếu.

Con đường phía trước.

Trong 2 entries gần nhất của tôi, vấn đề lớn nhất của thị trường hiện nay là nhà đầu tư đang định giá dựa theo những giả định của môi trường kinh tế vĩ mô. Hay nói cách khác, nhà đầu tư định giá cổ phiếu trên giả định nền kinh tế Mỹ sẽ quay trở lại tăng trưởng, trong khi đó lãi suất vẫn giữ ở mức thấp.

Nếu là nhà đầu tư, chúng ta phải nghĩ những viễn cảnh có thể diễn ra và điều chỉnh danh mục theo. Ví dụ như bên dưới:

Có 2 thứ cần phải lưu ý về những kịch bản này. Thứ nhất, một số kịch bản dường như có khả năng xảy ra cao hơn những kịch bản khác. Hầu hết các nhà kinh tế học hiện nay đều mong muốn kịch bản hạ cách mềm, với tăng trưởng kinh tế vừa phải và lạm phát vừa phải (thấp). Điều này sẽ làm cho thị trường trái phiếu tiêu cực vì lãi suất sẽ tăng trở lại so với lãi suất cơ bản trong khi đó thị trường cổ phiếu sẽ tích cực ở mức vừa phải. Kịch bản giảm phát và tăng trưởng kinh tế cao sẽ không thể xảy ra, kịch bản tăng trưởng thực âm và giảm phát khó có cơ hội xảy ra. Thứ 2, là với những người nắm giữ trái phiếu, tương lai có vẻ sẽ tiêu cực hơn vì lãi suất đang ở mức quá thấp so với lịch sử, xu hướng sắp tới chỉ có thể tăng.

Cá nhân tôi, một vài tuần trước, tôi đã đầu tư vào ProShares UltraShort 20+ year, một ETF bán khống trái phiếu dài hạn.  Có thể cách làm của tôi không giống với các bạn, các bạn có thể tìm thấy những cơ hội bảo vệ khác từ vàng, thị trường mới nổi…

Cuối cùng, tôi muốn nói rằng “không ai lớn hơn thị trường, kể cả Ben Bernanke”. 

Nguồn: finandlife|Blog GS Damodaran

Tags:

Economics

Đồng quan điểm với Mutual Fund Elite.

by finandlife20/06/2013 13:45

Đây là một quỹ mới vào VN thời gian gần đây. Điểm nổi bậc và khác biệt của quỹ này là nhắm vào những cổ phiếu hạng trung và hạng nhỏ tại những quốc gia đang phát triển ở Châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Chiến lược đầu tư của quỹ này rất phù hợp với phong cách đầu tư của người viết.

        Đầu tư vào những cổ phiếu đang bị định giá thấp

        Đầu tư vào những cổ phiếu có EPS tăng trưởng, cổ tức okie

      Quỹ cũng chú trọng việc company visit và liên lạc định kỳ với lãnh đạo những doanh nghiệp mà quỹ đầu tư vào.

       Quyết định đầu tư của quỹ là phụ thuộc vào công tác nghiên cứu và phân tích của chính bản thân quỹ

        Và quỹ chỉ đầu tư bằng cách mua cổ phiếu và chờ cổ phiếu đó tăng giá để sinh lời chứ không bán khống…

Quỹ Mutual Fund Elite do PYN Fund Management huy động và Fund Manager là Petri Deryng.

Theo danh sách xếp hạng 20 quỹ có tỷ suất sinh lời cao nhất của Morningstar vào ngày 24/04/2011 thì trong 9300 quỹ, PYN Elite Fund có mức sinh lời cao thứ nhì (18.25%/năm) sau The Nile Growth Company (19.01%).

Nếu nhìn vào biến động của fund và index thì dường như Elite khá rủi ro, khi thị trường giảm sẽ giảm mạnh hơn thị trường và khi thị trường tăng sẽ tăng mạnh hơn thị trường.

 

Nhưng Elite đã chứng minh được chiến lược đầu tư đúng đắn của mình vì từ lúc quỹ được thành lập (1999) đến nay, Elite Fund đã tăng trưởng hơn 11 lần, trong khi đó, thị trường Thái Lan chỉ tăng hơn 200%.

 

Quá tuyệt để gởi gắm tiền bạc của mình vào đó, đúng không ạ?

Vào Việt Nam, Elite Fund chủ yếu đầu tư vào những công ty nhỏ và vừa. Hầu hết những cổ phiếu này đều có nền tảng cơ bản tốt, và là những khuyến nghị đầu tư dài hạn xuyên suốt của nhiều công ty chứng khoán nhiều năm qua.

STT

Mã CK

Mua thêm T5/13

Tỷ lệ SH

Finandlife Rating (star)

1

DQC

 

5.06%

5

2

DVP

 

5.00%

5

3

DXP

 

9.90%

5

4

EBS

 

10.42%

5

5

HTV

 

5.20%

5

6

KDH

445,820

6.05%

2

7

LIX

41,750

5.18%

5

8

SED

80,000

8.08%

5

9

SJD

2,220,300

7.58%

5

10

TCT

 

9.21%

5

11

TTF

 

6.43%

3

12

VPK

 

9.07%

5

Quan điểm của finandlife, chỉ có TTF và KDH là không đồng quan điểm, những cổ phiếu khác đều đáng để đầu tư.

Quyết định vào VN của Elite Fund là vì VN đang bị định giá thấp “PYN Elite fund manager Petri Deryng said: “Having realised substantial gains from our Thai holdings, we have utilised this opportunity to move funds from Thailand into other undervalued markets such as China and Vietnam”.

“As Vietnam's stock exchange is trading below historical average valuations and Thailand above them, it’s clear that the Vietnamese market has a more attractive growth potential."

Hiện tại, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong tổng danh mục của Elite Fund là 29%.

 

Cuối cùng, tôi rất thích chiến lược đầu tư của Elite Fund, nó dường như rất phù hợp với cách suy nghĩ của tôi. Hi vọng, Elite Fund sẽ tiếp tục thắng ở thị trường VN như Thái Lan trước đó.

------------------

Cập nhật quý 1/2015

Tham khảo thêm ở đây

 Nguồn: finandlife

Tags:

Economics | StockAdvisory

Kinh nghiệm vượt thu nhập trung bình...

by finandlife15/06/2013 11:10

Nếu xếp hạng các quốc gia dựa trên thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita) thì những quốc gia có thu nhập cao có mức thu nhập bình quân đầu người từ 13k USD/năm trở lên, những quốc gia có thu nhập thấp có thu nhập bình quân đầu người dưới 3k USD/năm, những quốc gia còn lại có thu nhập trung bình.

Bẫy thu nhập trung bình dùng để ám chỉ những quốc gia đã tăng trưởng từ mức thu nhập thấp lên trung bình, nhưng mãi không tài nào lên nổi những quốc gia có thu nhập cao.

Trên biểu đồ ta thấy, Hàn Quốc Và Đài Loan vượt qua giai đoạn thu nhập trung bình để điền tên mình vào những quốc gia có thu nhập cao vì họ đã chuyển sang sản xuất các hàng hóa tinh vi thay vì chỉ đơn giản là gia công cho nước ngoài. Trong khi đó, các anh bạn Mỹ Latin mãi không thoát ra được, vì nền giáo dục nghèo nàn và phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu hàng hóa.

Để hiểu thêm về cơ chế hoạt động của Bẫy thu nhập trung bình, xem hình bên dưới:

VN vẫn còn là nước thu nhập thấp, theo IMF, GDP per capita VN năm 2012 chỉ là 1,528 USD, còn nếu tinh theo PPP thì được 3,434.97 USD.

 

Thật thảm nhỉ? Nói gì thì nói cũng phải lạc quan 1 tí, cố gắng vực dậy tăng trưởng kinh tế, để lên thu nhập trung bình, rồi tính toán cách vượt middle income trap, để lên thu nhập cao nhé?

Nhìn lại thì thấy VN vẫn chủ yếu là gia công, tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ, xuất khẩu tài nguyên... mà có tăng trưởng kinh tế. Hàng hóa quốc gia không có mấy thương hiệu mạnh, kiểu này cũng căng! Đợi tới lúc VN thành nước thu nhập cao chắc bạc tóc mất. Vậy có cách nào để cá nhân vượt lên, không phải “nước nổi thuyền nổi” không? Những quốc gia thành công khi vượt thu nhập trung bình nhờ họ phát triển công nghệ, nâng cao tính chuyên biệt, và cạnh tranh của sản phẩm, cá nhân con người chắc cũng phải vậy mới hi vọng được J. 

Nguồn: finandlife|businessweek|IMF|Worldbank

Tags:

Economics

Câu chuyện chính sách và thực trạng kinh tế

by finandlife13/06/2013 16:11

(Một version khác trên thời báo kinh tế Sài Gòn sáng 13/06/2013). Quốc hội đang thảo luận về tính cấp bách của các chương trình giải cứu doanh nghiệp và kích cầu, nhưng bằng những cách nào và tác động của những biện pháp này ra sao, là Câu chuyện chính sách và thực trạng kinh tế.

 

 

Rất nhiều đại biểu quốc hội phân tích tính cấp bách của chương trình giải cứu doanh nghiệp, kích cầu kinh tế. Điều này hợp lý thôi, nhưng làm bằng cách nào? Hiện, chính sách tiền tệ không còn nhiều dư địa, khi lãi suất đã được giảm về mức rất thấp nhưng tín dụng vẫn bí lối ra, kinh tế vẫn chưa thể đi lên. Do vậy, để vực dậy kinh tế, Chính phủ buộc phải trông đợi vào chính sách tài khóa. Theo đó, hoạt động đầu tư công sẽ được đẩy mạnh, đồng thời, các biện pháp cắt giảm thuế sẽ được xem xét.

Hiện, Chính phủ cũng đã có những hành động cụ thể cho chương trình mở rộng tài khóa như thành lập công ty xử lý nợ xấu VAMC, tung ra gói tín dụng 30 ngàn tỷ đồng hỗ trợ mua nhà cho người thu nhập thấp. Ngoài ra, một số dự án hạ tầng trọng điểm cũng khởi động trở lại. Bên cạnh đó, động thái giảm thuế cũng đã được bàn luận và theo Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 nhiều khả năng sẽ được giảm thấp hơn mức 25% hiện tại.

Với các biện pháp nới lỏng tài khóa này, kinh tế Việt Nam sẽ diễn biến thế nào?

Theo lý thiết, việc tăng cường chi tiêu chính phủ và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ làm tổng cầu nền kinh tế xã hội tăng lên (đường tổng cầu dịch chuyển sang phải). Và do vậy, nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế sẽ được cải thiện.

Nhưng tiền ở đâu ra để Chính phủ có thể thực hiện các giải pháp nởi rộng tài khóa của mình? Với Việt Nam hiện nay, 2 khả năng cao nhất là in thêm tiền và phát hành trái phiếu chính phủ. Việc in tiền rất cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, bài học năm 2009 vẫn còn đó, do vậy nếu có sử dụng biện pháp này thì mức độ sẽ không quá lớn. Phát hành trái phiếu chính phủ thực chất là việc vay nợ trong dân, ưu điểm của giải pháp này là không tạo áp lực lớn lên lạm phát, do vậy khả năng này là cao nhất.

Hiện mặt bằng lãi suất đang khá thấp, việc phát hành trái phiếu tương đối thuận lợi, nhưng nếu lạm dụng phương pháp này có thể sẽ đẩy mặt bằng lãi suất tăng lên.

Mặt bằng lãi suất hiện nay thấp là vì đâu? Lãi suất thấp là nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng thời gian qua cùng với sức cầu yếu dẫn đến khả năng hấp thụ vốn trong nền kinh tế không tốt. Trong năm 2012, tăng trưởng huy động và tổng phương tiện thanh toán đạt đến 20%, trong khi đó tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 6.5%; bốn tháng đầu năm 2013, tăng trưởng huy động đạt 5.34%, trong khi đó tăng trưởng tín dụng cũng chỉ đạt 1.4%. Dường như có một nghịch lý ở đây. Lãi suất cao dẫn đến cầu đầu tư suy giảm là hợp lý, nhưng tại sao lãi suất đang thấp mà cầu đầu tư vẫn không tăng? Đây là hệ quả của thời kỳ lãi suất cao trước đó, và khi lãi suất quay lại mức thấp thì doanh nghiệp chưa chuẩn bị kịp phương án sản xuất, tư liệu sản xuất, thêm vào đó, tổng cầu kinh tế đang yếu (đơn hàng xuất khẩu theo báo cáo PMI của HSBC có xu hướng giảm thời gian qua, mà theo tổ chức này, đến năm 2014, xuất khẩu đóng góp 90% GDP của Việt Nam) nên dẫn đến cầu đầu tư không theo kịp. Ngoài ra, một hướng giải thích khác cũng cần lưu ý. Đóng góp của lĩnh vực bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng vào nền kinh tế quá lớn, theo thống kê trên 2 sàn niêm yết, các công ty trong lĩnh vực này chiếm đến 40% tổng tài sản của toàn bộ doanh nghiệp niêm yết, một tỷ trọng khá lớn. Tình trạng đóng băng bất động sản thời gian qua rất có thể dẫn đến sự đình trệ của cả nền kinh tế, do vậy, lãi suất hiện nay tuy có giảm xuống so với trước kia nhưng quá trình “devalue” giá bất động sản chưa diễn ra xong dẫn đến cầu đầu tư vẫn chưa thể tăng lên ngay được.

Nếu đã xác định ảnh hưởng của lĩnh vực bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng là lớn trong nền kinh tế thì con đường “ưu tiên giải cứu bất động sản” của Chính phủ dường như rất có lý. Việc tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Chính phủ và gói hỗ trợ thị trường bất động sản kỳ vọng sẽ phần nào giúp các doanh nghiệp giải phóng hàng tồn, kích thích sản xuất trở lại. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tăng trưởng hàng tồn kho tháng 5/2013 chỉ ở mức 13% so với cùng kỳ năm trước (thời điểm này năm trước, con số này lớn hơn 30%). Do vậy, bài toán tồn kho sẽ không quá nan giải nếu Chính phủ “bung vốn” đúng lúc và đúng chỗ.

Nhưng làm như vậy liệu có xảy ra hiệu ứng lấn át (crowding out effect)?

Theo ADB, đến cuối tháng 03/2013, Việt Nam là quốc gia trong khu vực có tốc độ tăng trưởng của thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp nhà nước cao nhất (64.6%) trong khi đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp lại giảm 47.2%. Điều này cho thấy, hoạt động mở rộng vay nợ của Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu có xu hướng ngày càng lớn, trong khi đó, nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân lại suy giảm nghiêm trọng. Đây là biểu hiện của hiệu ứng lấn át đầu tư khu vực công đối với khu vực tư nhân.

Hiệu ứng lấn át thường là hệ quả của chính sách mà chính phủ áp dụng để vượt qua thời kỳ suy thoái. Để vực dậy tăng trưởng, chính phủ tăng cường sử dụng tài khóa bằng cách tăng chi tiêu công, giảm thuế cho doanh nghiệp. Chi tiêu công tăng trong khi đó nguồn thu ngân sách lại giảm đi do tiền thu thuế giảm, dẫn đến việc phát hành trái phiếu để tài trợ. Nhu cầu chi tiêu quá lớn của chính phủ dẫn đến nhu cầu vay cao đẩy lãi suất tăng lên. Lãi suất tăng lên, quay trở lại tác động đến nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp tư nhân, buộc họ giảm đầu tư, dẫn đến động lực tăng trưởng từ khối tư nhân trong tương lai sẽ giảm. Hệ quả là gì? Lãi suất tăng cao, doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn, tổng cầu suy giảm làm cho tăng trưởng GDP không ổn định về mặt dài hạn.

Nếu xác định có sự tồn tại của hiệu ứng lấn át, và hiệu ứng này có thể làm tốc độ tăng trưởng trong tương lai không ổn định, Chính phủ nên có hành động gì để làm giảm tác động tiêu cực không mong muốn?

Theo lý thiết, cần thiết phải gia tăng đầu tư công có kiểm soát và chọn lọc, trong khi đó vẫn phải ưu đãi và kích thích đầu tư với khối tư. Nói đến đầu tư công có hiệu quả, thì lại phải nói đến tiến trình tái cơ cấu thành phần kinh tế nhà nước, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn (ICOR), đây là bài toán tương đối lớn, và cần nhiều thời gian. Ngoài ra, Chính phủ có thể vừa gia tăng chi tiêu công, vừa kết hợp với in tiền. Đây là cách giúp tăng cung tiền để trung hòa nhu cầu vốn vay lớn thông qua trái phiếu chính phủ, nhằm giảm áp lực gia tăng lãi suất giúp doanh nghiệp tư nhân có điều kiện tiếp cận nguồn vốn giá rẻ để tăng cầu đầu tư, cải thiện tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn. Tuy vậy, việc làm này, rất dễ tạo điều kiện cho lạm phát quay trở lại. Và nếu không khéo, chúng ta sẽ tiếp tục rơi vào vòng lẩn quẩn “lạm phát, suy thoái”.

Chính sách Chính phủ hiện nay dường như kết hợp cả 2 hướng được trình bày ở trên. Nếu xác định công cuộc phục hồi là gian nan, cần thời gian và xem thời điểm này là cơ hội để “đổi mới” thì chính sách đầu tư công hiệu quả, chọn lọc kết hợp với kích thích đầu tư tư nhân được ưu tiên. Còn nếu xác định kinh tế phải phục hồi nhanh, phải cứu lấy tăng trưởng ngay thì chi tiêu công kết hợp với in tiền sẽ được ưu tiên. Về dài hạn, dù chính sách có đi theo hướng nào đi nữa, nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ phải trải qua một quá trình khá dài nữa để vượt qua chính mình, và lấy lại đà tăng trưởng nhanh bền vững. Và động thái tài khóa sẽ là liều thuốc tốt trong trung hạn giúp giữ lửa thị trường, giữ lửa kinh tế, tạo không gian và thời gian để các thành phần kinh tế nhận ra giá trị thật trong đóng góp vào nền kinh tế, từ đó có sự chuyển đổi thích hợp nhằm tạo ra sự cân đối (giảm tỷ trọng ngành có liên quan đến bất động sản đến nền kinh tế), hướng đến sản xuất, nâng tính cạnh tranh hàng Việt trên trường thế giới. 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics

Paul Krugman Declares Personal Bankruptcy, joke :)

by finandlife05/06/2013 11:18

Với rất nhiều người học kinh tế và kinh doanh, Paul Krugman là một thần tượng. Ông vừa là nhà kinh tế học lỗi lạc, từng đạt giải Nobel về kinh tế, vừa là một nhà bình luận nổi tiếng của tờ nytimes. Vừa qua trên mạng xuất hiện một bài báo có tựa “Paul Krugman phá sản cá nhân vì theo đuổi bong bóng”. Mới đọc xong tôi hơi sốc với thông tin này. Chưa có thời gian để kiểm chứng, thì nhà báo NVP đã cho biết trên blog của mình rằng đây là “trò đùa của trang chuyên sản xuất tin vịt The Daily Currant…”. Và con tim đã vui trở lại. J

 

 

Giới thiệu bài dịch với tựa “Paul Krugman Declares Personal Bankruptcy” do Sue Smiley tổng hợp, theo nguồn phiatruoc.info.

Nhà kinh tế học và cũng là nhà bình luận có tiếng trên tờ New York Times, Paul Krugman, đã chính thức tuyên bố phá sản cá nhân  vào ngày 06/03/2013, sau mọi nỗ lực để thoát khỏi cảnh nợ nần của ông đã thất bại.

Trong bản khai theo điều khoản của Chương 13 gửi cho Tòa án Phá sản Mỹ (United States Bankruptcy Court) ở hạt miền Nam New York, các luật sư của Krugman đã kê khai khoản nợ 7,346,000 đô la Mỹ đối trọng với tổng giá trị tài sản ông sở hữu 33,000 đô la Mỹ.

Danh sách trên cho biết, khoản nợ chính của ông đến từ khoản vay mua nhà – mortgage financing (một hình thức vay nợ ngân hàng để mua nhà, được trả chậm hàng tháng) để mua một căn hộ 8.7 triệu đô ở khu Lower Manhattan, cùng với 621,537 đô la Mỹ nợ thẻ tín dụng và nợ công ty trang sức Tiffanys and Co. danh tiếng tổng cộng 33,642 đô bằng dịch vụ “in store financing” (một dịch vụ cho phép người mua hàng được mua trước hàng hóa mà không phải trả bất kỳ một khoản gốc hay lãi nào trong môt thời gian nhất định, có thể từ 12 đến 24 tháng. Quá thời hạn này, lãi suất có thể rất cao).

Bản khai cũng tiết lộ rằng, Krugman đã bắt đầu vướng mắc vào vấn đề nợ nần bằng thẻ tín dụng từ năm 2004, sau khi tiêu tán hết 84,000 đô trong thẻ American Express black trong vòng một tháng cho việc săn lùng những chai rượu Bồ Đào Nha quý hiếm và hàng dệt của Anh từ thế kỷ 19.

Nhưng thay vì việc thắt chặt hầu bao và trả các khoản nợ, nhà kinh tế học theo trường phái kinh tế học Keynes mới, lại quyết định “kích thích” để phục hồi tình hình tài chính cá nhân bằng cách tiếp tục đầu tư vào các khoản chi phí của mình, với hi vọng một ngày nào đó, việc làm này sẽ làm tăng cao thu nhập của ông.

Con gián và chủ nợ

Giữa những năm 2004 và 2007, Krugman phô trương phong cách mới của mình bên những chiếc xe hơi đắt tiền, quần áo hàng hiệu và những chuyến chu du đó đây, với hi vọng lối sống xa hoa này sẽ thuyết phục được những ông chủ của tờ New York Times, chấp nhận đề bạt ông lên một vị trí thật cao. Krugman lý giải rằng “Họ đã luôn luôn nói là phải luôn ăn mặc cho xứng với vị trí công việc mà anh mong muốn. Nên tôi đã nghĩ là nếu tôi có thể trưng diện trong bộ đồ vest 70,000 đô của thương hiệu Alexander Amosu, họ sẽ cho tôi cơ hội sở hữu một phần công ty. Chỉ cần tôi được giao cho một phần của New York Times thôi, tôi đã có thể trả được hết nợ rồi”.

Ngay cả khi Krugman đã nhận ra rằng sẽ không có một cuộc chia chác cổ phần nào diễn ra, ông vẫn tiếp tục hi vọng một cách mù quáng rằng hình ảnh long lanh của mình, cùng với sự xuất hiện trên phương tiện truyền thông sẽ làm tăng nhu cầu cho tên tuổi của ông và khiến sách của ông bán chạy.

Ông đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng nhất vào năm 2007 – vào thời điểm được cho là đỉnh cao của những màn vỡ bong bóng tài chính, khi ông quyết định đầu tư vào một bất động sản cao cấp tại thành phố New York. Căn hộ hàng triệu đô của ông đã mất giá tới 40% ngay vài tháng sau đó và nó đã trượt giá xuống mức thấp nhất chưa từng có.

Herman Minsky – một quan chức cấp cao của đài truyền hình đã nghỉ hưu – người đã mua được nhà của Krugman với một khoản hời lớn, nói rằng: “Bạn có bao giờ nghĩ là một nhà kinh tế học từng được trao giải Nobel về kinh tế có thể nhận định được về bong bóng nhà đất”. Và ông còn nói thêm “Nhưng này, tôi chẳng có gì để kêu ca phàn nàn cả”.

Lương tri của một kẻ lừa bịp

Krugman, một nhà kinh tế học nổi tiếng với các lý thuyết về thương mại, đã gia nhập tờ New York Times từ năm 2000 với tư cách là một nhà bình luận. Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu diễn ra, ông đã tận dụng nền tảng này để lớn tiếng tranh cãi cho khái niệm mà ông gọi là “Keynesian deficit spending” – thâm hụt ngân sách theo trường phái Keynes.

Tuy nhiên, Keynes không hề ủng hộ việc vay nợ để kích thích nền kinh tế. Hơn thế nữa, ông còn bảo vệ quan điểm Chính phủ nên tiết kiệm trong thời kỳ hưng thịnh và chi tiêu trong thời kỳ đi xuống của nền kinh tế.

Krugman, thông qua vị luật sư của ông là Bertil Ohlin, đưa ra lời giải thích rằng mặc dù ông đang gặp khó khăn về những vấn đề tài chính cá nhân với những khoản chi tiêu và nợ nần, nhưng ông vẫn bảo vệ những chính sách theo trường phái Keynes mới của ông.

“Tôi vẫn bảo vệ những phân tích của mình ở mức độ vĩ mô, rằng Chính phủ hoàn toàn có thể cải thiện những khủng hoảng nợ công bằng cách tăng cường vay nợ để dịch chuyển đường tổng cầu. Tuy nhiên, tôi thừa nhận, ở mức độ vi mô thì chiến lược này đã thất bại thảm hại”.

 

Nguồn: Sue Smiley tổng hợp | phiatruoc.info.

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu