Đợt bán ròng khó hiểu

by Michael22/08/2016 22:19

 

Khối ngoại bỗng quay lưng bán ròng liên tục trong hơn 2 tuần vừa qua, giá trị bán ròng tính từ ngày 8/8 đến nay lên đến 1532 tỷ đồng, chỉ riêng 5 phiên giao dịch gần nhất, họ bán ròng 1015.8 tỷ đồng, nếu loại phần bán ròng của VIC, thì giá trị bán ròng đạt 774 tỷ đồng.

Trong lịch sử không hiếm lần khối ngoại quay lưng chống vánh, nhưng đợt này quả là nhanh và nguy hiểm hơn cả.

Tuần qua, US Dollar Index giảm 2%, Yên Nhật tiếp tục là hầm trú ẩn an toàn, khi tang đến 3.43%, EUR cũng tang 2%, đặc biệt là sự quay trở lại vô cùng mạnh mẽ của giá dầu, mức tăng >15%.

Thông thường đồng USD mất giá sẽ khiến dòng tiền luân chuyển về những thị trường khác có đồng tiền mạnh để tận dụng carry trade, kinh doanh chênh lệch giá. Đống JPY, EUR và dầu hỏa tăng giá có thể đã hút 1 lượng lớn tiền về các thị trường này, điều đó, có thể lý giải phần nào động thái nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian qua.

Tuy vậy, họ bán nhưng có thực sự rút tiền ra hay không lại là chuyện khác. Theo các nguồn tin network của chúng tôi, nhà đầu tư nước ngoài không rút tiền ra, họ vẫn để đó, nghĩa là cầu tiềm năng vẫn có sẵn.

P/E thị trường Việt Nam vẫn duy trì ở mức >15x, mức đắt đỏ theo thang đo của chúng tôi.

“Ra đường sợ nhất công nông, lên sàn sợ nhất Tây Lông bán ròng.”

 

Finandlife

Tags:

Psychology | StockAdvisory | Stocks

Warrant Buffett_20/8/2016

by Michael20/08/2016 10:28

Buy company which is excellent business economics and an outstanding manager.

“be fearful when others are greedy, and be greedy when others are fearful.”

W.Buffett

Tags:

Psychology

RỦI RO QUÁ LỚN KHI YÊN NHẬT TĂNG GIÁ

by Michael20/08/2016 09:55

Nền kinh tế Nhật Bản bất ngờ cho thấy không có sự tăng trưởng trong quý 2 ở 0%, sau khi mở rộng được mức tăng trưởng khả quan 0,5% trong quý đầu tiên của năm 2016. Nó chỉ đạt mức cao nhất mọi thời gian trong quý thứ hai của năm 1990 là ở mức 3,20 %, và rơi xuống đáy mức thấp nhất của nó âm tiêu cực -4,10% trong quý đầu tiên của năm 2009.

Đối với kinh tế Nhật -- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của xứ Nhật Bản này trong năm 2015 chỉ đạt mức 4123,26 tỷ $, đó là thấp hơn cả 9 năm trước, khi GDP của Nhật vào quãng những năm 2006 đã đạt 4.356,85 tỷ $. Tức là sau 9 năm, GDP của Nhật không tăng mà còn giảm đến 233,59 tỷ $. Thực tế nền kinh tế của Nhật Bản là lớn thứ ba trên thế giới, sau khi nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, nhưng về phẩm chất và hiệu năng đầu tư và tài sản của dân Nhật, cũng như doanh nghiệp của họ là rất lớn, đó là lớn hơn nhiều so với TQ.

Hãy nhớ rằng, dù tình trạng của đất nước Nhật nợ nần lớn nhất thế giới, nhưng Nhật lại là chủ nợ lớn cũng lớn nhất thế giới đi từ tư doanh và người dân Nhật chứ không phải chính phủ Nhật, điều này dẫn đến đồng yên Nhật Bản, ký hiệu hối đoái là JPY nó trở thành đồng tiền giao dịch nhiều thứ ba trên thị trường ngoại hối, và chỉ xếp sau đồng USD, đồng EUR.

Đối với các nước Âu châu, và các nước dùng chung giấy bạc đồng EUR đang rơi vào khủng hoảng nợ nần chồng chất không lối thoát, điều này dẫn đến đồng JPY được đánh giá cao và còn ít lựa chọn cho giới đầu tư vào các loại tiền tệ làm hầm trú ẩn trú ẩn an toàn để bảo vệ tài sản của họ khỏi mất giá và nhằm kiếm lời.

Đồng JPY cũng đang được hỗ trợ bởi sau ngày 15/09/2015 -- Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) họ đã chính thức từ bỏ tỷ giá tối thiểu là 1,20 Franc Thụy Sĩ (CHF) đổi ra 1 EUR, và hạ lãi suất đồng Franc xuống mức âm tiêu cực đến -0,75%, vì đồng CHF tăng giá trong khi đồng EUR giảm giá so với đồng USD. Vì trước đây trong tháng 8/2011 kể cả khi đồng EUR có giá thì chỉ cần 0,72 CHF là mua được 1 USD, nhưng bây giờ nó phải tới 1 USD = 0,96 CHF, thực chất trong quá khứ vào tháng 4/1972 thì đồng CHF không có giá khi phải tới 3,88 CHF mới mua được 1 $.

Trở lại hồ sơ đồng JPY của Nhật, kể từ giai đọan Bong bóng Dot-com bị vỡ vào ngày 10/3/2000 trên sàn giao dịch của các công ty kỹ nghệ cao NASDAQ. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) khi đó hại lãi suất đồng JPY xuống mức thấp kỷ lục còn 0,25% vào tháng 8/2000, và đến ngày 20/3/2001 lãi suất ấy đã về mức 0.00%. Trong khi lãi suất bằng đồng USD, tức là lãi suất Fed Funds Rate mà ta hay theo dõi của Mỹ mà FED duy trì vào giữa năm 2000 nó treo trên cao ở mức 6,6%. Đối cuối năm 2001 thì nó còn 1,75% và nó còn tăng đến cuối năm 2007 thì ở mức 4,25%, trong khi lãi suất mà BoJ duy trì cao lắm cũng vào 2006 - 2007 thì cũng chỉ ở mức 0,25% - 0,50%.

Điều này khiến các nhà đầu tư đã đi vay yên Nhật (JPY) với lãi suất thấp để đầu tư vào đồng tiền khác có lãi suất cao, đến năm 2007 thì ước đoán có thể đã có 1.090 tỷ $ (hết năm 2015 con số này có thể lên đến 2.700 tỷ $) theo khí cụ như việc thực hiện giao dịch "carry trade" là giao dịch tiền tệ được thiết kế để tận dụng sự khác biệt giữa lãi suất ở hai nước. Theo đó chiến lược, các nhà đầu tư bán một đồng tiền với lãi suất thấp và sử dụng các quỹ để mua một loại tiền tệ khác nhau với mức lãi suất cao hơn. Các chuyên gia phân tích tài chính gọi cho dễ hiểu nhất đó kiếm lời nhờ chênh lệch lãi suất.

Chẳng hạn phân tích ngắn gọn đơn giản nhất, thí dụ nếu một nhà đầu tư, hay các ngân hàng trung ương, kể cả các chính phủ các nước vay 1 triệu JPY từ một ngân hàng nào đó, và họ chuyển đồng JPY sang đồng USD của Mỹ và mua một trái phiếu với số tiền tương đương. Nếu lãi suất của Nhật Bản đã được thiết lập ở mức 0% hay âm tiêu cực -0,10%, và lãi suất của trái phiếu đồng tiền kia, như đồng EUR, USD chẳng hạn đã được thiết lập ở mức 1,90%, thì nhà đầu tư đó có thể tạo ra lợi nhuận 1,90%, với điều kiện là miễn là tỷ giá hối đoái giữa các nước đó là không thay đổi,...

Nhiều nhà đầu tư chết kệt cho trò đầu tư thiếu kinh nghiệm này của họ và chắc chắn họ sẽ bị lỗ nặng nếu đồng JPY duy trì ở mức 100 - 90 JPY mua được 1 $ thì cái giá phải trả cho sự lỗ lã rất lớn khi VN đi vay JPY và chuyển ra USD để đầu tư và tài trợ. VN hiện nay mắc nợ niêm yết bằng đồng JPY là nhiều nhất rồi mới đến đồng USD.

Thậm chí các nghiệp vụ đầu tư vào các khí cụ tiền tệ khác như: CurrencyShares Dollar Úc (FXA), CurrencyShare Bảng Anh (FXB), CurrencyShares dollar Canada (FXC), CurrencyShares Renminbi Trung Quốc (FXCH), CurrencyShares Euro (FXE), CurrencyShares Dollar Singapore (FXSG), CurrencyShares Krona Thụy Điển (FXS), và CurrencyShares Franc Thụy Sĩ (FXF),...

(*) Tỷ giá U.S. Dollar/Japanese Yen có lúc gần như 100 JPY là mua được 1 $, thay vì trong ngày 5/6/2015 có lúc phải đến gần 126 JPY mới mua nổi 1 $.

 

Ms Phương Thơ, fb

Tags:

Economics

Dòng tiền tháng 7

by Michael09/08/2016 08:15

Tính đến ngày 20/7, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,84% so với tháng 12/2015, huy động vốn tăng 10,17% trong khi tín dụng chỉ tăng 8,02%. Đồng thời, diễn biến trên thị trường liên ngân hàng cho thấy tình hình thanh khoản của hệ thống tương đối ổn định với mặt bằng lãi suất qua đêm tiếp tục ở mức thấp, xoay quanh mức 1%.

Kênh đầu tư trái phiếu chững lại trong khi NHNN vẫn tiếp tục tích lũy USD cho dự trữ ngoại hối (~900 triệu USD).

Kênh tín phiếu được kích hoạt trở lại vào cuối tháng 5/2016 và tổng lượng tiền được hút ròng đạt khoảng 46.000 tỷ đồng tính đến cuối tháng 07/2016.

Sự sụt giảm về số giao dịch BĐS trong quý 2 có ảnh hưởng tâm lý từ việc Dự thảo Thông tư 06.

----------

Năng suất sản xuất, chu kỳ tín dụng ngắn hạn, chu kỳ tín dụng dài hạn chi phối tính chu kỳ của nền sản xuất và cả doanh nghiệp. Người ta vẫn hay ưu thích đầu tư vào cổ phiếu chu kỳ, vì khi vào chu kỳ tăng trưởng, lợi nhuận và doanh số cảm giác dễ dàng hơn cả. Thế mà Buffett lại bảo “đầu tư vào cp nào mà 10 năm sau vẫn biết nó bán sản phẩm gì, bia Budweiser, Coke, Chewing gum chẳng hạn.”

 

Finandlife

Tags:

Economics

[CAV] Technical Analysis Target 130, updated 12 Jul 2016

by Michael12/07/2016 09:03

Nguồn: finandlife

Tags:

Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu