Tại sao những người tốt nghiệp đại học hàng đầu vẫn muốn làm việc 90 giờ 1 tuần trên phố Wall?

by finandlife17/01/2014 09:16

90 giờ 1 tuần, tương đương với ngày làm việc 18 tiếng nếu nghỉ thứ 7, chủ nhật, còn nếu chia đều 7 ngày trong tuần, mỗi ngày phải làm việc đến 12.8 tiếng đồng hồ. Một con số kinh khủng khiếp.

Rất nhiều người nghĩ rằng Phố Wall đang mất dần sức hút đối với những sinh viên tốt nghiệp hàng đầu, vì chu kỳ kinh tế bất ổn và sự cạnh tranh khốc liệt với những ngành khác.

Thật tế thì tiền trả cho nhân viên phố Wall đã giảm xuống so với đỉnh trước khủng hoảng, nhưng thu nhập trung bình của dân Phố Wall vẫn đạt 300 ngàn USD 1 năm, theo the New York State Comptroller. Một sinh viên tốt nghiệp Harward đi làm cho lĩnh vực tài chính có mức lưng cơ bản 125 ngàn USD 1 năm. Những người mới tại các ngân hàng hàng đầu vẫn được trả 70 đến 90 ngàn USD, chưa tính thưởng, và tất nhiên, tiền thưởng vẫn là một con số rất lớn.

Chỉ có những kỹ sư ở Thung lũng Silicon mới có thể cạnh tranh với công việc trên phố Wall. Nhưng tất nhiên, công việc của một kỹ sư sẽ không bao giờ kết thức như một chuyên gia phân tích và một nhà giao dịch.

Gần đây, nhiều người tốt nghiệp BMA lại gia nhập vào những công ty công nghệ, vì ở đó có nhiều việc hơn. Công việc trên phố Wall thì có hạn, và thường khan hiếm hơn.

Khi nghĩ đến ngân hàng đầu tư là nghĩ đến nhiều đêm thức làm việc, không biết cuối tuần là gì.  Sau vài năm làm việc điên cuồng, bạn có thể nghỉ để học MBA, và nhận một công việc mới với kinh nghiệm thị trường và chuyên ngành tài chính.

 

Nguồn: finandlife|businessinsider

Tags: ,

Economics

Xếp hạng về quan niệm “thoáng trong ngoại tình”

by finandlife15/01/2014 11:27

Số lượng người cho rằng ngoại tình là không thể chấp nhận ở Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia là cao nhất trong khi đó, Pháp, Đức và Ý có quan niệm thoáng hơn trong vấn đề này.

Điểm đặc biệt là Nhật Bản, một quốc gia Á Đông nhưng lại có quan điểm khá thoáng về vấn đề này. 

Nguồn: finandlife|Businessinsider

Tags:

StoriesofLife

Xu hướng kỹ thuật thị trường chứng khoán ngày 09 tháng 01 năm 2014

by finandlife09/01/2014 17:15

Kể từ bài viết “Phiên trao tay lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam” vào ngày 22 tháng 11 năm 2013 đến nay, tôi chưa có một entry nào mới về phần phân tích và nhận định thị trường dưới góc nhìn của đồ thị giá. Hôm nay tôi sẽ gửi đến độc giả của finandlife góc nhìn tiếp theo những đánh giá mà tôi đã bảo vệ trước đó.

Trong bài viết trước đó, tôi cho rằng phiên trao tay lớn lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam nhiều khả năng là sự gặp nhau của những nhà đầu tư ngắn hạn đạt mục tiêu lợi nhuận bán ra với những nhà đầu tư trung và dài hạn đã nhìn nhận tương lai tươi đẹp của thị trường chứng khoán. Điều đó đã đúng cho đến giờ phút này.

Nếu bạn nào muốn hỏi tôi làm ơn chỉ ra những điểm cơ bản để chứng minh nhận định đó, tôi xin mời các bạn đọc lại bài:

Trong entry này, tôi chỉ tập trung vào góc nhìn kỹ thuật thông qua giá và khối lượng.

Ngắn hạn:

Thị trường vẫn đang diễn biến trong kênh tăng giá từ tháng 10 đến nay. Nhưng hiện nay đường giá đang thách thức đường trên của kênh xu hướng, cùng với RSI bắt đầu đi vào vùng mua quá mức, cho thấy những tín hiệu nên thận trọng trong ngắn hạn.

Hình 1

Lưu ý: ngắn hạn ở đây là 1 vài phiên.

Trung hạn:

VNIndex vừa bức ra đỉnh trên của hộp cho thấy vùng tranh đấu về giá từ tháng 10 đến nay có thể bị phá bỏ. Tôi cho rằng xác suất phá bỏ xu hướng này là cao, khi đó VNIndex sẽ tăng và hướng lên cạnh trên của đường xu hướng trung dài hạn như hình vẽ 2.

Hình 2

Lưu ý: trung hạn ở đây là vài tháng.

Khuyến cáo: Thời của những cổ phiếu lớn đang đến, nhà đầu tư nếu đã tin thị trường hình thành rõ xu hướng tăng trong ít nhất 1 quý đầu 2014 thì nên quan tâm sâu sắc đến những cổ phiếu lớn, có thanh khoản cao, có thông tin tốt hỗ trợ để có thể tôi ưu hóa lợi ích.

Chúc quý bạn đọc kiếm thật nhiều tiền trong ít nhất 1 quý tới. 

Nguồn: finandlife

Tags:

StockAdvisory

Dữ liệu vĩ mô tháng 12 năm 2013

by finandlife07/01/2014 21:44

1.        Chỉ số kinh tế vĩ mô một số nước lớn

Nền kinh tế Mỹ, Châu Âu, Nhật và Trung Quốc tiếp tục cho thấy sự phục hồi.

Mỹ

Niềm tin tiêu dùng

Tháng 12/2013 tăng mạnh so với những tháng trước

PMI

Tháng 12/2013 tiếp tục tăng so với những tháng trước, và duy trì ở mức trên 50, cho thấy tình hình kinh tế đang được cải thiện và mở rộng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Tháng 12/2013 tiếp tục duy trì ở mức cao.

Khu vực Châu Âu

Niềm tin tiêu dùng

Mặc dầu chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 12/2013 tiếp tục âm, nhưng mức độ âm đã giảm so với những tháng trước đó. Cho thấy cái xấu ngày càng bớt đi.

PMI

Tháng 12/2013 tiếp tục tăng so với những tháng trước, và duy trì ở mức trên 50, cho thấy tình hình kinh tế đang được cải thiện và mở rộng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Tháng 12/2013 duy trì tăng trưởng dương tháng thứ 2 liên tiếp.

Nhật Bản

Niềm tin tiêu dùng

Tháng 12/2013 tăng so với tháng 11, nhưng lại thấp hơn so với những tháng giữa năm 2013.

PMI

Tháng 12/2013 tiếp tục tăng so với những tháng trước, và duy trì ở mức trên 50, cho thấy tình hình kinh tế đang được cải thiện và mở rộng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Tháng 12/2013 duy trì tăng trưởng dương tháng thứ 3 liên tiếp. Đây là bước cải thiện rất đáng kể trong sản xuất của Nhật, quốc gia liên tục tăng trưởng âm trong nhiều tháng trước đó.

Trung Quốc

Dữ liệu sản xuất công nghiệp và niêm tin tiêu dùng tháng 12 chưa có, chỉ có dữ liệu PMI. PMI tuy vẫn duy trì trên mức 50, cho thấy nền kinh tế vẫn đang mở rộng, nhưng chỉ số này hiện ở mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua.

2.        Chỉ số kinh tế vĩ mô Việt Nam

Số liệu vĩ mô năm 2013 cho thấy tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam đã từng bước ổn định. Lĩnh vực sản xuất có dấu hiệu đi lên từ cuối Quý 3, lạm phát cơ bản được kiềm chế, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định… Tuy nhiên, tăng trưởng ở mức thấp, tổng cầu yếu vẫn đã và đang là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics | VietnamData | Month

Phân tích và khuyến nghị BMC

by finandlife07/01/2014 18:26

Ngay sau khi SQC, công ty Khoáng sản Sài Gòn-Quy Nhơn, đơn vị lớn nhất trong sản xuất Titan tại Bình Định công bố quyết định “dừng sản xuất vì lý do thiếu nguyên liệu”. Rất nhiều nhà đầu tư đã đặt câu hỏi liệu BMC, công ty Khoáng sản Bình Định, liệu có rơi vào tình trạng tương tự.

Bản thân tôi là một nhà phân tích từng khuyến nghị nhà đầu tư mua vào BMC trước đây, cũng đã có cơ hội đi thăm nhà máy sản xuất xỉ tại Cụm Công nghiệp Cát Nhơn. Tôi có một số cập nhật sau đây, hi vọng sẽ giải quyết những vướn mắc của nhà đầu tư.

  • BMC là một doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch nhất trong lĩnh vực sản xuất titan nói riêng và khoáng sản nói chung.
  • BMC đã bị loại ra khỏi danh mục theo dõi từ quý 1 năm 2013.
  • Bị loại không vì doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả hay bị rủi ro bất thường nào, mà chủ yếu vì xu hướng ngành đang xấu đi.
  • Cụ thể: giá xỉ titan vẫn còn trong xu hướng giảm; sản lượng sản xuất ra không còn tiêu thu tốt như trước; nhà nước đang có xu hướng siết những doanh nghiệp khoáng sản nói chung.
  • Về xu hướng thị trường ngành, một người làm trong ngành lâu năm cho rằng xu hướng khó khăn vẫn còn trong 2014, nếu có chăng từ quý 4 năm 2014 mới có những chuyển biến. Từ 2014, BMC có cái lợi là thuế xuất khẩu Ilmenite đã giảm từ 40% xuống 30%.

Hi vọng cập nhật của finandlife sẽ phần nào giúp nhà đầu tư có câu trả lời về case BMC. 

 

Nguồn: finandlife

Tags:

Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu