Phiên trao tay lớn nhất lịch sử 11/02/2014

by finandlife12/02/2014 10:17

Trên thị trường chứng khoán, người ta hay bảo nhau “không thể nào đo lường độ điên khùng của con người”. Một khi thị trường đã được dẫn dắt bởi những con tim nóng bỏng của lòng tham thì giá nào vẫn là rẻ, nhưng khi thị trường đã rơi vào băng giá của sự sợ hãi thì bao nhiêu cũng là đắc.


Nguồn: World Index

Tính từ đầu năm 2014 đến nay, chứng khoán Việt Nam đã tăng gần 10%, đứng thứ 4 toàn cầu. Thị trường tăng điểm, mọi con mắt đều hướng về nó, dòng tiền vì thế cũng liên tục chảy vào thị trường. Dòng tiền này không chỉ từ nhà đầu tư trong nước mà còn cả nhà đầu tư nước ngoài. Các ETFs liên tục thu hút được tiền mới và liên tục giải ngân vào các thị trường cận biên (frontier market), trong đó có Việt Nam. “Khi thị trường lạc quan, mọi kỷ lục đều có thể bị phá”. Trong bài viết Phiên trao tay lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam, vào ngày 22/11/2013 trên chính Blog này, tôi đã miêu tả một phiên kỷ lục về khối lượng giao dịch, sàn thành phố Hồ Chí Minh đã lên đến 169 triệu cổ phiếu trao tay. Nhưng kỷ lục đó đã nhanh chóng bị phá bỏ trong phiên hôm qua, phiên ngày 11/02/2014, với >170 triệu cổ phiếu.

Bao giờ cũng vậy, đứng trước những phiên có khối lượng giao dịch lớn, nhà đầu tư sẽ có những thắc mắc, liệu thị trường có đang phân phối (phân phối: nghĩa là nhà đầu tư chốt lãi và rời bỏ thị trường, sau đó thị trường sẽ là chuỗi ngày giảm điểm) hay thị trường đã thay máu (thay máu: lớp nhà đầu tư cũ đã hài lòng với lợi nhuận có được của mình và bán ra cổ phiếu, những nhà đầu tư mới sẽ tiếp tục giữ lửa cho thị trường). Đã là người đầu tư lâu dài trên thị trường, chúng ta mong muốn kịch bản thứ 2 hơn thứ 1. Trong kỷ lục vào ngày 21/11/2013, tôi đã cho rằng đây chỉ là phiên trao tay, và thật may mắn điều đó đã đúng cho đến hôm nay. Vậy phiên hôm qua được hiểu thế nào mới phải?

Đây luôn là câu hỏi khó, vì bản chất của thị trường chứng khoán là biến động (volatility) và bất ổn (uncertainty). Nhưng như thường lệ, tôi sẽ cố đưa ra khuyến nghị theo quan điểm của tôi. Rõ ràng thị trường đã tăng quá nhanh từ đầu năm đến nay, trong bài viết “Thị trường đã tăng nhanh hơn những gì tôi tưởng” vào ngày 22/01/2014, tôi đã nhận xét như vậy. Do vậy, sự điều chỉnh đi ngang hoặc giảm điểm ngắn hạn sẽ là cần thiết cho một cuộc đua còn dài phía trước.

Nhìn hình 1, chúng ta thấy rất rõ điều đó, VNIndex tăng với độ dốc khá cao, RSI (chỉ số đo sức mạnh tương đối) tăng mạnh lên mức 90, một con số mà dân phân tích kỹ thuật rất ngại, và có thế phải bán ra để chốt lãi.

Hình 1, Biểu đồ VNIndex theo ngày

Nhìn hình 2, VNIndex đã tăng và đụng kênh xu hướng dài hạn. Thông thường, thị trường sẽ phải điều chỉnh khi đụng kênh này. Do vậy, thị trường có những nhịp điều chỉnh hoặc đi ngang vài tuần là hết sức bình thường.

Hình 2, Biểu đồ VNIndex theo tuần

Khuyến nghị: Đối với những nhà đầu tư ngắn hạn, nên quan sát thật kỹ mối quan hệ giữa VNIndex với đường MA9 ngày (đường màu xanh sáng trên hình 1). Nếu VNIndex rơi xuống dưới đường này 2 phiên liên tiếp, nhà đầu tư nên bán ra để bảo vệ lợi nhuận ngắn hạn, còn nếu đường này làm tốt vai trò chốt chặn trong ngắn hạn, nhà đầu tư nên giải ngân thêm khi VNIndex vượt qua đỉnh hộp màu xanh. Đối với những nhà đầu tư trung và dài hạn, tôi vẫn bảo lưu quan điểm thị trường sẽ rất tốt trong 2014, do vậy, những nhịp điều chỉnh sâu sẽ là cơ hội mua hàng với giá rẻ.

Mọi phản hồi, mời các bạn gửi email về hộp thư: finandlife@gmail.com

Nguồn: finandlife

Tags: ,

StockAdvisory

Lý giải sự dịch chuyển các dòng FDI vào Việt Nam

by finandlife27/01/2014 09:47

Dưới đây là một số điểm đáng lưu ý nhất dưới góc nhìn của TS Alan Phan

Nguyên nhân FDI dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam:

Hàn Quốc và Nhật Bản, hiện họ cũng xem xét trong mối tương quan chung giữa quan hệ chính trị, kinh tế của nước họ với Trung Quốc

Giá cả sản xuất ở Trung Quốc bắt đầu lên cao, lạm phát cũng bước vào thời kỳ cao và lương ở Trung Quốc cũng bắt đầu tăng lên

Việt Nam có những triển vọng phát triển hơn nên đã đầu tư sang Việt Nam.

Việt Nam đang có chính sách khuyến mại để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bù vào phần suy thoái kinh tế. 

Samsung, lợi nhuận của họ có thể đạt được 6 tỷ USD theo phép tính, nhưng đóng thuế của họ chỉ mất 50 triệu USD. 

Nhà đầu tư nước ngoài họ nhìn thấy được tiềm năng ở thị trường Việt Nam.

Chi phí cho nhân công không chiếm nhiều trong chi phí sản xuất của các doanh nghiệp nên nhân công giá rẻ không phải là yếu tố quan trọng. Quan trọng là vấn đề thị trường, thuế quan ưu đãi.

Nhưng cú hích mạnh nhất là từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…với chủ trương đón đầu các lợi điểm về thuế quan do TPP mang lại. Riêng Trung Quốc, có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ núp bóng qua các thoả hiệp ngầm với những công ty nội. 

Nguồn: finandlife|gocnhinalan

Tags:

Economics

Thị trường đã tăng nhanh hơn những gì tôi tưởng.

by finandlife22/01/2014 10:42

Đến hẹn lại lên, cứ bắt đầu năm mới là hàng loạt thứ dường như được refresh. Trên thị trường chứng khoán, điều đó càng được thể hiện rõ, 2 năm liền trước, thị trường cũng tạo ra những hưng phấn 5 tháng đầu năm vô cùng ấn tượng. Thị trường liên tục tăng điểm, tăng tới mức, cả thế giới đều nhìn vào Việt Nam như một cơ hội đầu tư không thể bỏ qua. Năm nay cũng vậy, chỉ chưa đầy 1 tháng, mà thị trường đã tăng 10.95%, dẫn đầu thế giới về mức tăng điểm year to date (từ đầu năm đến nay).

Biểu đồ 1, Tốc độ tăng trưởng thị trường chứng khoán Việt Nam so với thế giới

Nguồn: world market index

Sự hưng phấn đó thể hiện rất rõ dưới góc độ của truyền thông. Cả thế giới và trong nước liên tục đưa tin về thị trường chứng khoán. Mọi góc nhìn đều xoáy vào việc tăng giá, và hả hê với nó.

Ví dụ sáng nay có 2 bài mới trên trang nước ngoài nói về thị trường chứng khoán Việt Nam:

·         Want cheap stocks? Think frontier markets

·         Vietnam stock head for best week in year on foreign limet bets

Có một điểm rất chung trong những diễn biến mang tính chu kỳ này, là dòng vốn nước ngoài. Theo thống kê, dòng vốn ngoại có xu hướng đổ mạnh vào 5 tháng đầu và rút dần ra 7 tháng cuối mỗi năm. Vì thị trường chúng ta quá nhỏ bé so với túi tiền của Ông Tây mà sự ra vào của khối ngoại lại có ảnh hưởng gần như quyết định đến sự tăng giảm của thị trường. Do vậy, sự hưng phấn dường như được cộng hưởng.

Chỉ tinh riêng, tuần 13-17 tháng 1, khối ngoại đã mua ròng 738 tỷ trên sàn thành phố Hồ Chí Minh.

Trong nhiều phân tích trước, tôi vẫn thừa nhận nền kinh tế Việt Nam đang tạo đáy và bắt đầu phục hồi, tuy quá trình phục hồi là chậm. Nhưng bao giờ cũng vậy, thị trường chứng khoán sẽ đi trước nền kinh tế, do vậy chứng khoán tăng điểm trong thời gian qua là bình thường. Nhưng việc tăng điểm quá nhanh của thị trường trong 1 tháng qua là ngoài sức tưởng tượng của tôi. Nếu việc tăng nhanh đó tiếp diễn sẽ làm mặt bằng định giá cổ phiếu của chúng ta chả mấy chốc mà trở nên đắc đỏ. Tôi vẫn thích cách diễn biến chậm rãi và chắc nịch hơn là diễn biến nóng hổi nhưng bất ổn.

Vậy chiến lược sắp tới là gì?

Trong cập nhật gần nhất của tôi về góc nhìn kỹ thuật, tôi đã khuyến nghị nhà đầu tư nên quan tâm đến nhóm cổ phiếu lớn, có yếu tố dẫn dắt thị trường, và điều đó đã đúng, khi những “cổ phiếu hạng nặng” như MSN, VIC, PVD, GAS… đã tăng rất tốt trong gần 1 tháng qua. Nhưng khi những cổ phiếu này lên mặt bằng giá mới, chắc chắn sẽ chững lại và nhường chỗ cho những cổ phiếu hạng vừa hơn. Để tối ưu hóa đầu tư, nhà đầu tư nên bắt đầu quan tâm những cổ phiếu như vậy trong thời gian tới.

Những cổ phiếu hạng trung đã ra kết quả kinh doanh năm 2013 tích cực như CSM, LAS… vẫn sẽ là hàng chạy từ tốn và bền vững. Dù có biến động gì, những cổ phiếu này vẫn nên giữ 1 tỷ trọng nào đó trong danh mục đầu tư của năm 2014.

Kính chúc các bạn thành công.

PS: Những bạn đọc nào cần tư vấn chi tiết, hãy chủ động gửi mail vào hộp thư finandlife@gmail.com. Chúng tôi sẽ cố gắng trả lời.

 

Nguồn: finandlife

Tags:

StockAdvisory

Đọc giúp bạn|Một cái nhìn đa chiều về TPP

by finandlife20/01/2014 08:43

Bài viết khá hữu ích trên Diễn Đàn Doanh Nhân về TPP. Bài viết của ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam.

Cuối năm 2005, các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký một hiệp định thương mại tự do (FTA) với tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là Hiệp định TPP. Tháng 9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP, nhưng không phải “gia nhập” vào TPP cũ mà sẽ cùng các bên đàm phán một hiệp định FTA hoàn toàn mới, tuy nhiên, vẫn lấy tên gọi là Hiệp định TPP. Sau đó, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico và Nhật Bản lần lượt tham gia vào TPP, đưa tổng số thành viên TPP hiện nay lên thành 12.

Đối với Việt Nam, việc tham gia vào TPP có thể đem lại một số tác động tích cực như sau:

§  Đầu tiên, TPP sẽ giúp Việt Nam cân bằng được quan hệ thương mại với các khu vực thị trường trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định. Số liệu thống kê cho thấy, khu vực Đông Á, bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, thường xuyên ở mức trên 60%, nếu tính riêng nhập khẩu thì lên tới trên 75%. Đàm phán và ký kết FTA với một số thị trường trọng điểm như Mỹ, EU có thể giúp chúng ta khắc phục tình trạng mất cân đối này.

§  Thứ hai, quan hệ thương mại tự do với các thị trường lớn như Mỹ, Canada và việc Nhật Bản xóa bỏ thuế nhập khẩu cho hàng nông sản trong TPP, sẽ là cú hích thực sự cho xuất khẩu của Việt Nam. Cơ hội cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực khác như thủy sản, đồ gỗ và nông sản cũng rất lớn.

§  Lợi ích thứ ba là Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm.

§  Cuối cùng nhưng rất quan trọng, với các cam kết sâu và rộng hơn WTO, TPP sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phân bổ lại nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ tích cực cho quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Thách thức lớn nhất: Sức ép cạnh tranh?

§  Trong thực tế, thách thức về sức ép cạnh tranh do giảm thuế nhập khẩu về 0% là có nhưng không lớn, bởi trong số 11 đối tác TPP hiện tại, nước ta đã có quan hệ FTA với 7 nước, bao gồm: Brunei, Malaysia, Singapore, Australia, Chile, New Zealand, Nhật Bản. Trong tương lai gần, dù có tham gia hay không tham gia TPP, thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa của những nước này vẫn được hạ về 0%, nên tác động tăng thêm của việc tham gia vào TPP, nếu có cũng không lớn.

§  Ngành sản xuất của Việt Nam thực sự gặp khó khăn sẽ là ôtô, thịt lợn, thịt bò và đường. Các ngành bị tác động tương đối mạnh bao gồm thực phẩm chế biến, rượu và hóa phẩm tiêu dùng. Các mặt hàng vốn vẫn được bảo hộ cao như muối, lá thuốc lá, trứng gia cầm, thép, giấy… có thể không đáng ngại, lý do là các nước TPP hoặc không xuất khẩu hoặc hướng đến phân khúc thị trường khác so với sản xuất trong nước. Riêng với xăng dầu, nếu xóa bỏ thuế nhập khẩu Việt Nam sẽ mất đi một trong các công cụ điều hành giá quan trọng. Đây là tác động mà các cơ quan quản lý nhà nước sẽ phải tính đến một cách cẩn trọng. Trong lĩnh vực dịch vụ, ngân hàng, phân phối và phần nào đó là viễn thông giá trị gia tăng.

 

Nguồn: finandlife|DDDN

Tags:

Economics

Bộ ảnh quá đẹp của mẹ Elena Shumilova chụp con trai mình

by finandlife17/01/2014 17:00

Bộ ảnh cho thấy cuộc sống an bình của đứa con nít tại một vùng quê Châu Âu. Bộ ảnh cho thấy cái đẹp vừa yên bình, vừa mộc mạc, cũng như tình cảm và cảm nhận về góc đẹp của người mẹ đối với con của mình.

Rất tuyệt vời! Những bà mẹ thử thực hành 1 bộ ảnh như thế với con của mình nhé.

 

Nguồn: finandlife|Dantri

 

Tags:

StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu