Nhiều tín hiệu tốt cho một năm mới 2014 suôn sẻ.

by finandlife02/01/2014 10:25

Theo bài viết Rising Vietnam:
Foreign Ownership Limits, stability, economic growth and markets của Jon Springer trên Forbes thì dường như Việt Nam là một điểm đến của dòng tiền ngoại trong 2014.

Theo đó, Dragon Capital dự phóng PER 2014 của Việt Nam thuộc TOP 3 quốc gia thấp nhất trong khu vực gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Chỉ số này cho thấy mức độ định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của chúng ta là rẻ hơn so với tương quan những quốc gia khác. Báo cáo cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp của Việt Nam trong năm 2014 cao thứ 2 trong khu vực sau Hàn Quốc.

Như vậy, nếu xét trên khía cạnh định giá và tăng trưởng thì Việt Nam sẽ là quốc gia hấp dẫn thứ 2 khu vực Châu Á, sau Hàn Quốc.

Theo thông tin vừa cập nhật của HSBC, chỉ số PMI-chỉ số quản trị mua hàng ngành sản xuất của Việt Nam tăng mạnh và duy trì trên mốc 50 tháng thứ 4 liên tiếp. Theo đó, lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh, và nhu cầu tăng là những tín hiệu được chờ đợi và rất đáng mừng.

 

Nguồn: finandlife

Tags: ,

Economics

Bao nhiêu là đủ?

by finandlife31/12/2013 09:13

“Sao lại buồn thế, mr CC?” Tôi hỏi một người bạn khi anh ấy ghé thăm nhà vào cuối tuần nhân dịp giáng sinh.

“Hiz… Ông nên nhìn danh mục cổ phiếu của tôi, Finandlife ạ”

“Sao thế, có chuyện gì à?”

“Oh, nó chỉ tăng 30% trong năm nay”

“30%! Thế mà Ông còn buồn à?”

“Yeah, bởi vì nó có thể tăng tốt hơn 30% rất nhiều, tôi đã bỏ qua vài cổ phiếu tuyệt vời như…”

“Như cái gì?”

“Như API, cổ phiếu đã tăng 326%; SCL đã tăng 273%; TCM đã tăng 265%… Hay như DQC đã tăng 50% trong quý 4 này… hiz. Mà chưa hết đâu, Ông nhìn FLC kìa, cổ phiếu của công ty này đã tăng hơn 100% trong 1 tháng từ giữa tháng 11. Nếu tôi có 1 trong những cổ phiếu này trong danh mục thì lợi nhuận năm nay của tôi phải lớn hơn 50% rồi.”

“Đợi đã mr CC, tài khoản của Ông sẽ thế nào nếu trong danh mục của Ông có cổ phiếu GBS, cổ phiếu giảm 67% trong 2013, THV giảm 60%, PVF giảm 52%... Có lẽ Ông không thể có lãi 30% được, có khi Ông còn bị lỗ đấy chứ!”

“Ý Ông là gì, Finandlife? Nói rõ hơn đi!”

“Tất cả điều tôi muốn nói là Ông hãy dừng ngay cái sự đau đớn đó lại đi!”

“Đau khổ à? Tôi đâu có”

“Ông có đấy, tôi nhìn thấy trên gương mặt và những lời Ông nói, mr CC ạ! Ông cảm thấy bực bội vì đã bỏ lỡ những cổ phiếu tăng TOP trong 2013 và điều đó làm Ông cảm thấy mình thật kém vì đã không phát hiện sớm những cổ phiếu đó.”

Những bạn khác của Finandlife có cảm giác “đau khổ” đó không? 

Nguồn: finandlife

Tags:

Psychology

So sánh 8 điểm chung của người thành công và 8 thói quen tinh thần của người thất bại

by finandlife30/12/2013 17:15

 

Thành công

Thất bại

1.   Không ngừng làm việc

1.    Nhúc nhát

2.   Nói “Không” với hầu hết mọi thứ

2.    Lười biếng

3.   Hiểu rõ bản thân

3.    Tự mãn, dễ bằng lòng

4.   Xây dựng nhiều mạng lưới quan hệ

4.    Xao lãng

5.   Tạo ra may mắn

5.    Nghi ngờ

6.   Kiên trì, bền bỉ

6.    Không có mối quan hệ

7.   Không ngừng thử nghiệm và thất bại

7.    Không thành thật

8.   Tìm kiếm người thầy thông thái

8.    Vô ơn

 

Nguồn: finandlife|businessinsider

Tags:

StoriesofLife

Góc nhìn về hạnh phúc và thu nhập

by finandlife30/12/2013 09:36

Dưới đây là một bài viết trên Blog Alan Phan, một góc nhìn khá thú vị về “Hạnh phúc và Thu nhập”. Trong bài viết có đưa ra một khảo sát về người Osin và Ông chủ. 92% người Osin trả lời họ hạnh phúc, cao hơn rất nhiều so với Ông chủ, nhưng hầu hết Osin lại trả lời “đồng ý” chuyển đổi vị trí sang Ông chủ, và ngược lại hầu hết Ông chủ đều không đồng ý chuyển đổi vị trí thành Osin.

Khảo sát này tất nhiên cũng cung cấp 1 lượng thông tin nào đó, nhưng rõ ràng chưa đủ thuyết phục và khoa học. Mong muốn chuyển đổi của người Osin thành Ông chủ không chỉ phụ thuộc vào thu nhập, tiền bạc khi được làm Ông chủ, mà có thể còn phụ thuộc vào quyền lực, uy quyền và nhiều biến khác nữa.

Finandlife

-----------------------------------------

Phần lớn những người nghèo thường dùng một biện giải là chúng tôi có đói khổ thiếu kém nhưng chắc chắn là dân nghèo thường có “đạo đức và hạnh phúc” hơn các người giàu. Nguyên lý này có thể đúng dù rằng rất khó định lượng và các chuẩn giá trị để kiểm nhận lại là một vấn đề lớn khác. Tuy nhiên, nó cũng đã giúp cho rất nhiều chánh quyền xây và giữ quyền lực trên lý thuyết mơ hồ này. Một lợi điểm khác là số lượng người nghèo thường đông hơn người giàu và lòng ghen tị là một động lực hàng đầu cho nhiều cuộc cải tổ biến động.

Nghe qua thì nguyên lý cũng khá hợp lý. Phần lớn người nghèo phải tất bật từ sáng sớm đến tối mịt để mưu sinh cho gia đình. Họ không có phương tiện hay thì giờ rảnh rỗi để phát huy những thói hư tật xấu gọi là tứ đổ tường như người giàu. Vì có ít thì giờ trong ngày nên họ chăm sóc gia đình chu đáo hơn vì đây có lẽ là tài sản lớn lao nhất của họ. Trên khía cạnh hạnh phúc, vì ít học và cũng không nhiều tham vọng, người nghèo bằng lòng với cuộc sống, an phận với hàng xóm bạn bè và chỉ cần vài lon bia cùng một show vớ vẩn trên TV, họ cũng thoả mãn về một đêm thú vị.

Cùng nhãn quan này, những quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thường là các nước nghèo mạt rệp từ Á sang Phi Châu. Các tổ chức xếp hạng lại nằm ở những nước giàu, dùng các tiêu chí của những anh chị thừa cơm rỉnh mỡ. Ngoài ra, các chánh trị gia thưởng tuyên dương rầm rộ cho những xếp hạng này để khoe thành tích vĩ đại (về nghèo kém) và để dân quên đi những thực tế khó nuốt.

Đây là bức tranh khá trung thực vẫn tìm thấy ở các xóm nghèo đông đúc tại Mỹ hay các quốc gia phát triển. Ở những nước nghèo, nhất là Việt nam thì hoàn cảnh khác nhiều do tỷ lệ thất nghiệp, sự ỷ lại vào tiền “xin-cho”, nợ nần phức tạp, tính ham ăn nhậu, tật sĩ diện hảo….

Một khảo sát do Đại Học Polytechnic ở Hong Kong hoàn tất khoảng 10 năm trước (tác giả đọc trên tạp chí City Life nhưng không lưu lại bài viết) xác nhận nhiều điều nói trên. Họ phỏng vấn hơn 2,000 người giúp việc Phi Luật Tân ở Hong Kong và khoảng 300 người chủ của các chị osin này. Tôi còn nhớ vài kết luận sau đây:

Gần như 99% người được khảo hạch đều đồng ý là theo tiêu chuẩn đặt ra bởi các nghiên cứu viên về chất lượng và tinh thần an sinh trong cuộc sống thì hơn 92% người giúp việc Phi “hạnh phúc” hơn các ông bà chủ.

Tuy nhiên, khi hỏi nếu được hoán đổi vị trí xã hội để trở thành người chủ họ đang làm việc cho, thì 100% các chị giúp việc đồng ý làm liền. Dù họ biết rất rõ là người chủ họ hàng ngày phải đối phó với bao nhiêu là vấn nạn: áp lực công việc, nhu cầu tiền bạc, thời giờ cho mình và gia đình, ganh đua trong xã hội….

Ngược lại, khi hỏi họ có muốn hoán đổi vị trí với các osin, thì 100% các ông bà chủ dứt khoát là không, dù họ vừa công nhận là những bạn giúp việc “hạnh phúc” hơn họ nhiều.

Nhà bình luận trong bài viết cho rằng, giữa hạnh phúc và thu nhập, ngay cả tại những quốc gia giàu và công bằng nhất, cán cân lựa chọn của người dân thường nghiêng về thu nhập.

Dù không khoa học khi chỉ trưng ra một khảo sát, nhưng chúng ta có thể suy luận là mặc dù ai cũng nói phải đi tìm hạnh phúc cho đời sống, phần lớn có thể vẫn quan tâm đến những mục tiêu khác hơn. Cái bản ngã quá lớn của nhiều người xua đẩy họ chạy vào những con đường tắt, không những đầy cạm bẫy và thủ đoạn, mà còn tha hoá con người trong tham ô, trì trệ, mất nhân tính và đạp tranh nhau từng mẩu bánh mì vụn.

Tệ hại hơn cả là ở Việt Nam, một thành phần rất lớn những người nghèo, dù không phương tiện hay quyền lực, đang bầy đàn và học đòi theo những lớp người trên đỉnh giàu sang. Ăn nhậu, cờ bạc, trai gái, khoe mẽ, bạo lực, vô cảm, hôi của…đang chiếm lĩnh lần hồi các vùng quê, vùng xa, vùng sâu…nghèo đói nhất. Để chi trả, họ sẵn sàng nhận nợ nần từ xã hội đen, chơi trò bịp bợm với hàng xóm bà con, hy sinh tương lai của những đứa trẻ vô tội sinh nhầm nơi chốn. Kết quả là một văn hoá quái thai, tạo nên một hệ thống y tế tàn nhẫn và một nền giáo dục càng ngày ngày càng làm thấp dân trí.

Alan Phan

Tags: ,

StoriesofLife

Những hậu quả ngoài ý muốn của triết lý điều hành Abe (Thủ tướng Nhật)

by finandlife26/12/2013 08:56

Nhật Bản tiếp tục tranh đấu trong nỗ lực (endeavor) đẩy lạm phát lên từ phía cầu (demand-driven inflation). Sự gia tăng trong giá cả là kết quả của chính sách đồng Yen yếu làm chi phí hàng nhập khẩu cao hơn, đặc biệt là các hạng mục liên quan đến thực phẩm và năng lượng. Ngoài 2 loại hàng hóa này, giá những hàng hóa khác chỉ thay đổi ít.

Nguy hiểm của triết lý điều hành Abe là kết quả nhận được trái ngược hoàn toàn so với dự định ban đầu (originally intended). Với tiền lương trì trệ (stagnant), việc tăng lên của giá cả hàng nhập khẩu đang tác động nặng nề đến những người tiêu dùng Nhật. Và kết quả là chi tiêu cho những hàng hóa và dịch vụ nội địa giảm xuống làm giá cả trong nước giảm xuống thay vì tăng.

CPI tăng nhưng CPI loại trừ thực phẩm và năng lượng lại đi ngang, cho thấy sự méo mó của chính sách lạm phát mục tiêu của Abeconomics* sau một thời gian vận hành.

*Mong muốn đẩy lạm phát nội địa lên cao sau mấy chục năm trì trệ.

Bài liên quan:

Nguồn: finandlife|soberlook

Tags: , ,

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu