Đọc giúp bạn|Triết lý kinh doanh phớt lờ cổ đông của tu sĩ tỷ phú Nhật Bản

by finandlife10/11/2015 08:35

Nếu những gì vị tỷ phú 83 tuổi này nói là đúng thì một trong những bài học quan trọng nhất được giảng dạy tại các trường kinh doanh đang mắc một sai lầm không hề nhỏ.

“Challenging the basic premise of corp finance: "Maximization of shareholder wealth". But this is not quite stakeholder theory either.

 “Tập trung hoàn toàn vào các cổ đông? Quên việc đó đi,” ông Kazou Inamori- doanh nhân, chuyên gia quản trị và đồng thời là một tu sĩ đã nói. Thay vào đó, bạn nên dành thời gian để khiến cho nhân viên của bạn cảm thấy hạnh phúc. Inamori đã sử dụng triết lý này để gây dựng nên công ty điện tử khổng lồ Kyocera Corp, điều hành nhà mạng trị giá 64 tỷ USD KDDI Corp., đồng thời cứu thoát Japan Airlines khỏi cảnh phá sản vào năm 2010.

Từ trụ sở nhìn ra những ngọn đồi và các ngôi đền cổ của cố đô Kyoto, Inamori bày tỏ sự nghi ngờ về cách vận hành của chủ nghĩa tư bản ở Phương Tây. Quan điểm của ông là một lời nhắc nhở rằng rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản không đặt lòng tin vào kế hoạch khiến doanh nghiệp cống hiến nhiều hơn cho cổ đông của Thủ tướng Shinzo Abe.

“Nếu bạn muốn có trứng hãy chăm sóc cho những con gà mái”, “Nếu bạn hành hạ hay giết nó thì điều đó sẽ chẳng thể thực hiện được”, ông đã phát biểu như vậy trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 10.

Đây là 1 quan điểm rất có trọng lượng bởi nó được tạo dựng trên nền tảng từ sự thành công của Inamori. Hiện KDDI và Kyocera có tổng giá trị thị trường ước tính lên tới 82 tỷ USD. Khi được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành của Japan Airlines năm 2010, ông đã ở tuổi 77 và không có bất cứ kinh nghiệm trong ngành hàng không. Nhưng trong năm tiếp theo, ông đã giúp cho hãng có lợi nhuận và thoát khỏi tình trạng phá sản. Không chỉ vậy, 2012 còn là năm đánh dấu cho việc ông đưa hãng trở lại sàn chứng khoán Tokyo.

Thay đổi tâm tính

Theo ông bí mật nằm ở cách thay đổi tâm tính của nhân viên. Sau khi nhậm chức CEO không lương, ông đã in ra những cuốn sách nhỏ về triết lý của ông cho mọi nhân viên, trong đó khẳng định rằng công ty luôn hướng tới họ. Đồng thời giải thích ý nghĩa xã hội mà công việc của họ mang lại, không chỉ vậy còn vạch ra những tư tưởng Phật giáo giúp nhân viên biết sống thiện lương. Những điều này khiến họ cảm thấy tự hào về công ty và sẵn sàng cống hiến hết sức cho thành công của hãng.

Dẫu vậy, có thể thấy rằng không phải mọi chiến thuật của Inamori đều mang tính tâm linh. Quan điểm quản lý của Inamori thành công một phần là vì ranh giới công và tư trong công việc của ở Nhật Bản không được rõ ràng như tại Mỹ.

Hệ thống quản trị của ông phân chia đội ngũ nhân viên thành các đơn vị nhỏ, các nhóm này tự lên kế hoạch và theo dõi năng suất làm việc hiệu quả dựa trên hệ thống kế toán đã có. Sự thay đổi này cũng dẫn đến việc ông quyết định cắt giảm hơn một phần ba số nhân công (vào khoảng 16,000 người) của Japan Airlines.

Theo ông “Những người điều hành công ty cần khiến cho nhân viên hạnh phúc cả về tinh thần và thể chất”, “Đó là mục đích của họ. Chứ không nên là việc cống hiến cho các cổ đông”.

Ông tự đánh giá không có bất cứ xung đột nào trong cách thức hoạt động của hệ thống này. Nếu nhân viên cảm thấy hạnh phúc, họ sẽ làm việc tốt hơn và thu nhập sẽ cải thiện. Các doanh nghiệp không nên cảm thấy e ngại tạo ra lợi nhuận nếu họ theo đuổi phương thức giúp mang lại lợi ích cho xã hội. Có thể những suy nghĩ của mang tinh thần chiến binh này của ông được khởi tạo từ quê hương Kagoshima- nơi nổ ra cuộc nổi loạn samurai cuối cùng của Nhật Bản.

Bảo tàng Inamori

Nếu bài giảng của Inamori luôn tuân theo những bài học quản trị điển hình, sẽ chẳng tồn tại những con người muốn học hỏi. Hơn 4.500 chủ doanh nghiệp đã tham gia vào hội nghị thường niên của ông tại trường Seiwajyuku vào quý trước ở Yokohama. Inamori muốn dành thời gian để nói chuyện với người tham dự như là một phần của hoạt động từ thiện để đóng góp cho Kyoto Prize- giải thưởng được coi là giải Nobel của Nhật Bản. Trong trụ sở chính của Kyocera tại Kyoto đã xây dựng một bảo tàng 5 tầng dành để trưng bày về cuộc sống và các triết lý của ông dành cho khách tham quan.

Các công ty do Inamori lãnh đạo được kết nối không chỉ bằng cách tiếp cận quản lý. Tính đến 30/9, Kyocera là cổ đông lớn nhất trong KDDI, với 13,7% quyền bỏ phiếu. Số cổ phần này có giá trị 8,2 tỷ USD, gần bằng một nửa giá trị thị trường của Kyocera. Kyocera sở hữu 2,2% cổ phần của Japan Airlines.

Theo tờ Forbes, Inamori cùng gia đình có giá trị tài sản ròng lên tới 1,1 tỷ USD, đứng thứ 32 trên danh sách 50 người giàu nhất Nhật Bản.

Inamori nói chung về các cổ đông như sau: “Các nhà đầu tư luôn muốn có được doanh thu cao nhất có thể. Tôi hoàn toàn hiểu được điều này,”. Ông cho biết thêm các nhà đầu tư nắm giữ KDDI đã được trả cổ tức hậu hĩnh và sở hữu cổ phần đối với họ như một khoản phòng vệ khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ khó khăn. Nhưng "Có những thời điểm công ty quản lý phải nói không với yêu cầu cá nhân của cổ đông.", ông chia sẻ.

Dù Inamori luôn chú trọng việc giúp nhân viên hạnh phúc, không có nghĩa họ được thư giãn. Hạnh phúc theo ông được tạo ra từ chăm chỉ làm việc, điều này được lấy ra từ “shojin”- thăng hoa tâm hồn thông qua sự tận tâm với công việc. Trong cuốn sách triết học của ông xuất bản năm 2004, ông đã đặt câu hỏi về xu hướng ngày càng tăng của người dân Nhật Bản để đánh giá giá trị giải trí.

Chủ nghĩa tư bản ít cực đoan của Inamori chính là một sản phẩm của xã hội Nhật Bản - xã hội mà ông cho là ít sẵn sàng chấp nhận khoảng cách giàu nghèo hơn các nền kinh tế phương Tây. Theo ông, các lãnh đạo doanh nghiệp phải khắc cốt ghi tâm điều này.

"Đúng là các công ty thuộc về các cổ đông, nhưng hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn nhân viên cũng là điều sống còn đối với công ty. "Con gà mái" nên khỏe mạnh", ông nói.

Hà Linh

 

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Tags:

StoriesofLife

Không nên bỏ qua khả năng tăng lãi suất trong 2015 của FED

by finandlife05/11/2015 09:05

Số liệu kinh tế Mỹ cho thấy nền kinh tế nước này hồi phục rất mạnh mẽ. Chỉ số PMI đã vượt xa dự báo trong tháng 10 (54 so với 52.8) cho thấy nền kinh tế đang hanh thông, số liệu việc làm và tình trạng khang hiếm lao động bắt đầu diễn ra. Những tín hiệu này cho thấy kinh tế Mỹ đã bỏ quá xa so với phần còn lại của thế giới, nhìn vào vòng tròn chu kỳ trên trang Markit, ta sẽ dễ dàng nhận thấy Mỹ đang ở vòng màu xanh, trong khi Việt Nam vẫn còn loay hoay ở vòng tròn màu đỏ. Nếu toàn cầu bước đi cùng nhịp với Mỹ, thị trường hàng hóa sẽ bắt đầu quay lại chu kỳ tăng giá rất sớm, nhưng chính vì sự lạc điệu giữa Mỹ và phần còn lại, đặc biệt là Trung Quốc -  quốc gia tiêu thụ nguyên vật liệu lớn của thế giới, sẽ làm cho quá trình dự báo phức tạp và khó hơn.

Quay lại vấn đề chính mà bài viết muốn đề cập, nếu đứng riêng 1 mình kinh tế Mỹ, có lẽ FED đã quyết định nâng lãi suất. Việc nâng lãi suất trong bối cảnh nội tại của Mỹ là rất hợp lý, 1 mặt giúp kìm cương kinh tế, 1 mặt hạn chế lạm phát sớm quay lại. Tuy vậy, đặt trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, lạm phát đang quá thấp, mà nguyên nhân chủ yếu là vì giá nguyên vật liệu và năng lượng giảm mạnh, làm cho quyết định nâng lãi suất trở nên lưỡng lự. Nhưng dù sao đi nữa, quyết định nâng lãi suất vẫn có khả năng xảy ra trong 2015, với xác suất 40%.

Finandlife

---------------------

The possibility of a 2015 rate hike in the US should not be ignored

Futures-implied probability of a 2015 rate hike in the United States remains below 40%. Some market participants have all but dismissed this possibility as they look at weak global growth as well as soft inflation and inflation expectations in the US. Some have even suggested that the next policy move by the Fed should be a rate cut into negative territory.


However global growth and US inflation expectations may not necessarily the main focus at the Fed. For example, numerous economists
continue viewing the energy market crash as having only a transient (nhất thời) impact in inflation. The logic here is that if we freeze crude oil prices at current levels (below $45/bbl), by early 2016 the year-on-year change will be around zero.

And a number of energy analysts expect crude oil prices to begin gradually rising going forward. To many forecasters this would imply that crude oil price weakness will no longer have such a severe impact on the rate of inflation.

Of course some would say that low fuel prices have not yet fully made their way through the economy - suggesting that the disinflationary pressures will persist for some time. Similarly some argue that the full effects of the dollar rally in the first half of 2015 are yet to be fully felt.
Nevertheless many economists view the headline inflation approaching the core measures by early 2016, with the core CPI turning higher as well. Moreover, a slew of recent US economic reports suggests that while the
US economy probably slowed in the second half due to dollar strength and weakness abroad, the effect may be transient.

The housing market for example continues to recover and consumer sentiment and spending does not seem to be impacted by the recent market volatility.

 

Even US manufacturing which has been under pressure recently is showing signs of stabilization. The latest Markit manufacturing PMI report surprised to the upside.


But what about the relatively poor payrolls report for September, which clearly missed expectations? Some economists argue that this is as much about slower hiring as it is about tight labor markets. For example (as we saw in the latest Pulte Homes quarterly report), the homebuilding industry is struggling with acute labor shortages. Of course as the Wall Street Journal recently pointed out, the US housing correction has been so severe that a whole generation of construction workers has permanently exited the industry, creating shortages as the sector recovers. Nevertheless when the Fed hears about labor shortages in an industry such as housing, they take notice.

Signs of tighter labor markets have also appeared in the latest NFIB reports on small business. When speaking with small businesses it becomes clear that there is no shortage of applications for each opening they have. But they can't seem to find people with the right experience and/or skill set (skills gap).

Moreover, the broader unemployment measures continue to improve. Here is the so-called "U-6" for example, which according to some economists is about 1% away from "full employment" (see quote).

Whatever the case, many argue that this is a precursor to acceleration in US wage growth. We haven't seen a great deal of evidence of that so far, but many economists (including those at the Fed) are convinced that it's only a matter of time.

One of the concerns the FOMC had in September was the risk of a rapidly deteriorating economy abroad, particularly in China. It has since become clear that while China's economy continues to slow, the combination of aggressive fiscal and monetary stimulus there is likely to cushion the decline.

Some may remember that in September of 2013 in the wake of the so-called "taper tantrum" the Fed decided to continue with QE. The central bank however started tapering three months later. The "playbook" this time around could be similar.

Are global markets prepared for a December liftoff? It seems that while credit markets remain cautious, there is much less uncertainty priced into US equity markets. A relatively strong employment report next week for example could reignite market volatility.

Many argue that the US economy can withstand a rate hike at this point. Indeed it can. However, given that much of the world is currently in a monetary easing mode, such a move by the Fed would result in a further rally in the US dollar. We saw the Bank of Canada strike a dovish tone recently, the PBoC is in the middle of a major easing cycle, the BoJ is in a perpetual QE, and the ECB is fully expected to expand its stimulus.

A further dollar rally would exacerbate the rout in emerging markets, potentially forcing China to resume the RMB devaluation. Disinflationary pressures in the US could worsen and the manufacturing sector would take another hit. Nevertheless, it seems that many at the Fed are willing to overlook such an outcome and begin the first rate hike cycle in nearly a decade.

 

Nguồn: http://soberlook.com/

Tags:

Economics

Check Out One Teacher's Unconventional List of Summer Homework

by finandlife04/11/2015 15:43

A teacher in Italy wants to keep his students on their toes (idiom: to force someone to continue giving all their attention and energy to what they are doing) during the summer break, but probably not in the way their parents were expecting.

Cesare Cata, who teachers at a secondary school in the central eastern region of Le Marche, listed 15 things for his students to accomplish this summer. The top of the list is to "walk along the seashore alone" in the morning.

1. In the morning, at times, walk along the seashore alone. Look at how the sun reflects off the water, thinking about the things you love most in life and feel happy.

2. Try using all the new words you learned this year: You can say more things, you can think more things and the more you can think, the freer you’ll feel.

3. Read, as much as possible. Not because you have to. Read because the summer inspires (truyền cảm hứng) you adventure and dreams. Reading you’ll feel similar to birds in flight. Read because it is the best form of rebellion.

4. Avoid all things, situations and persons that make you feel negative and empty. Look for stimulating situations and of friends who appreciate and understand you for who you are.

5. If you feel sad or scared, do not worry. The summer, like all great things, puts the soul in harmony (êm đềm). Try keeping a diary where you can write about your feelings.

6. Dance – without feeling ashamed. On the street near your home or in your bedroom. The summer is a dance. It would be a shame not to be a part of it.

7. At least once, got see a sunrise. Stand there in silence and breathe. Close your eyes, grateful.

8. Play a lot of sports.

9. If you see a person near you in life, bestow on them your gratitude (ban cho họ lòng biết ơn của bạn). No matter if he or she understands. If they don’t reciprocate (đáp lại), then he/she was not meant to be part of your destiny (số phận). Otherwise, the summer of 2015 is a great time to walk together.

10. Remember what you learned in school and refer to your notes.

11. Be happy like the sun, untamed like the sea.

12. Don’t utter curse words (đừng nói những lời nguyền rủa). Always be polite and gentle.

13. Watch movies with dialogue that is poignant (sâu sắc), particularly in English. This will help you improve your language skills and your chance to dream. Don’t let the movie end with the credits. Live the experience all summer.

14. During the daylight or at night, dream about what your life may be like. During the summer, summon the strength not to give up and do everything you can to pursue that dream.

15. Be good

------------------------

Một thầy giáo người Ý tên là Chezare Kata từ trường Polo Scolastico Paritario Don Bosco ở thành phố ven biển Fermo đã giao cho học sinh của mình bài tập hè với 15 đề mục. Và, đó chính là những gì tốt nhất ông đã làm cho bọn trẻ!

Trang mạng AdMe.ru đăng lại bài tập về nhà đặc biệt mà người thầy đã đưa lên mạng và đã thu được hàng chục nghìn like. Đây mới thực sự là lòng yêu nghề và quan tâm đến học sinh.

1.       Hãy dạo chơi buổi sáng dọc bờ biểnchỉ một mình thôi, ngắm những ánh mặt trời trên mặt nước và hãy nghĩ về việc cái gì làm cho các em hạnh phúc.

2.       Hãy cố gắng sử dụng những từ mới, mà các em đã học được trong năm nay. Càng nhiều từ các em có thể nói, các em sẽ càng có thể nghĩ thú vị hơn, các em càng có nhiều suy nghĩ hơn thì các em sẽ càng có nhiều tự do hơn.

3.       Hãy đọc!Nhiều nhất có thể. Nhưng không phải là các em miễn cưỡng làm việc này. Hãy đọc, bởi vì mùa hè chắp cánh cho những giấc mơ và những cuộc phiêu lưu, còn việc đọc – nó như chuyến bay vậy. Hãy đọc, bởi vì đó là hình thức nổi loạn tốt nhất. (Để được khuyên nên đọc cái gì hãy đến gặp thầy).

4.       Hãy tránh tất cả những gì mang đến cho các em sự tiêu cực và cảm giác trống rỗng(Các đồ đạc, tình huống và con người). Hãy tìm cảm hứng và những người bạn làm phong phú các em, hiểu các em và quý trọng các em, như các em vốn có. Nếu các em cảm thấy buồn và lo sợ thì đừng lo lắng: mùa hè, cũng như những thứ tuyệt vời khác của cuộc sống, có thể làm cho tâm hồn mềm mại hơn.

5.       Hãy ghi nhật ký, hãy mô tả các em cảm nhận như thế nào(vào tháng 9, nếu các em muốn chúng ta sẽ cùng đọc).

6.       Hãy nhảy mùa và đừng ngượng ngùng gì cả.Khắp nơi, nơi nào tiện: trên sàn nhảy hay trong phòng một mình. Mùa hè đó là một vũ điệu, và thật dại dột nếu không tham gia nó.

7.       Hãy đi dù chỉ một lần đón bình minh.Hãy đứng im lặng và thở thật sâu. Hãy nhắm mắt và hãy cảm nhận sự biết ơn.

8.       Hãy tập thể thao thật nhiều.

9.       Nếu các em gặp ai đó mà các em rất thích hãy nói điều này cho cô ấy hay anh ấy một cách chân thànhvà thuyết phục nhất mà các em có thể làm. Đừng sợ người ta không hiểu. Nếu không thành công – có nghĩa là số phận, còn nếu họ hiểu các em và đáp lại thì mùa hè 2015 các em hãy dành cho nhau và đấy sẽ là những thời gian vàng ngọc. (Trong trường hợp thất bại quay trở về mục thứ 8).

10.     Hãy đọc lại ghi chép những bài học của chúng ta: hãy so sánh tất cả những gì chúng ta đã đọc với những gì diễn ra trong cuộc sống của các em.

11.     Hãy hạnh phúc như ánh mặt trời, tự do và khoáng đạt như biển rộng.

12.     Xin hãy đừng cãi cọ.Hãy là người lịch sự và đôn hậu.

13.     Hãy xem những bộ phim hayvới những mẩu hội thoại tình cảm sâu sắc (nếu có thể bằng tiếng Anh) để cùng lúc vừa nâng cao trình độ tiếng Anh của mình vừa phát triển khả năng cảm nhận và mơ ước. Hãy đừng để bộ phim kết thúc đối với các em cùng với phụ đề cuối cùng, hãy làm bộ phim sống lại một lần nữa và một lần nữa, biến nó thành một trải nghiệm mùa hè này.

14.     Mùa hè – đó là một sự kỳ diệu.Trong ánh mặt trời lấp lánh của buổi sáng và trong những chiều hè nóng bỏng, hãy mơ ước về cuộc sống mai này của mình có thể và cần phải như thế nào. Hãy làm tất cả những gì trong khả năng của các em để không bao giờ bỏ cuộc trên con đường vươn tới ước mơ.

15.     Hãy là những người tốt.

 

Nguồn: Abcnews, Adme.ru

Tags:

StoriesofLife

Đọc giúp bạn|KHỞI NGHIỆP - MỘT PHONG TRÀO NGUY HIỂM

by finandlife03/11/2015 09:11

Mình làm công việc phỏng vấn doanh nhân trên truyền hình và dẫn chương trình các sự kiện doanh nghiệp cũng gần 6 năm nay, và mình tin những gì quan sát và tiếp thu được dù chưa thể phản ánh đầy đủ bức tranh khởi nghiệp của Việt Nam, nhưng chí ít cũng có vài điểm lặp đi lặp lại mang tính chất quy luật. Và một trong số đó là, phong trào khởi nghiệp rất nguy hiểm. Sở dĩ tạm gọi là “phong trào“ vì so với cách đây 5 năm, số lượng các công ty khởi nghiệp xuất hiện rất đông đảo. Một phần cũng bắt nguồn từ làn sóng các du học sinh quay trở về nước. Dù thường xuyên phỏng vấn các bạn khởi nghiệp, tham gia nhiều hội thảo về khởi nghiệp...nhưng nếu hỏi mình có cỗ vũ cho cái gọi là phong trào khởi nghiệp không thì xin thưa là không. Khởi nghiệp ở đây mình xin đề cập chung cả startup (khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ) và SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ). Dù startup và SME là rất khác và nhiều bạn muốn làm startup nhưng thật ra là đang làm SME. Ở đây xin được gọi chung là làm entrepreneur để đề cập đến một vấn đề nhiều bạn gặp phải. Một điều hiển nhiên, làm entrepreneur không dành cho tất cả mọi người.

Một đất nước kém phát triển, đi sau, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào các tập đoàn, tổ chức nhà nước khiến cho thu nhập ở các lĩnh vực ngành nghề không đồng đều, tạo cho các bạn trẻ một tâm lý phổ biến là Phi thương bất phú, tức là muốn kiếm nhiều tiền, có cuộc sống sung túc thì phải làm kinh doanh. Kinh doanh là lĩnh vực có lẽ ít cần chuyên môn riêng biệt nhất. Học gì đi nữa thì cũng có thể làm kinh doanh. Các phương tiên truyền thông thì liên tục dập những câu như "Vietnam là điểm thu hút đầu tư...Vn đang phát triển, cơ hội kinh doanh rất tốt..." Những điều đó là không sai, nhưng không đúng với tất cả mọi người. Nếu theo dõi tin doanh nghiệp, chắc bạn cũng sẽ nghe nhiều những cụm từ như "hàng ngàn doanh nghiệp giải thể" "kinh doanh khó khăn" "doanh nghiệp khó tiếp cận vốn" "năng lực cạnh tranh kém"... Bên cạnh những tác nhân bên ngoài khiến doanh nghiệp thất bại, mình tự hỏi bao nhiêu entrepreneur trong số đó vốn sinh ra không phải để làm entrepreneur?

Một khi năng lực đã kém thì điều kiện khách quan có tốt cách mấy, doanh nghiệp cũng thất bại mà thôi. Mình thề với bạn, có không ít entrepreneur ở Việt Nam còn chưa thật sự hiểu về những điều căn bản của làm kinh doanh, của sales và marketing, nghiên cứu thị trường, của làm truyền thông, của cải tiến sản phẩm, hoặc nhiều khi xin lỗi, chỉ là quy luật cung và cầu. Đồng ý kinh doanh thì không có tuân theo sách vở, nhưng những thứ căn bản thì vẫn là căn bản không thể thiếu. Đã mất căn bản còn làm liều thì hậu quả khó lường.

Nhiều người làm kinh doanh chỉ bởi có quan hệ với các quan lớn, móc nối được những hợp đồng béo bở, bí mật, độc quyền, hoặc hùn hạp bạn bè, hoặc chợt thấy cái gì hay hay tiềm năng...chứ thực tế doanh nghiệp không có một tí gì là lợi thế cạnh tranh hết.

Trông lần làm moderator một hội nghị kinh doanh lớn ở Cần Thơ, mình nghe một đàn chị là người có tiếng trong cộng đồng doanh nghiệp bức xúc "tổ chức hội thảo dành cho doanh nhân nhiều khi chua lắm em ơi. Nhiều người hổng có quan tâm đến việc cải thiện kỹ năng hay kiến thức. Hội thảo có quan chức tham dự thì họ mới đi, không thì thôi. Vì họ kinh doanh dựa vào mối quan hệ mà. Chua lắm"

Bên cạnh đó, rất nhiều entrepreneur thậm chí còn không trả lời được câu hỏi, khác biệt của sản phẩm/dịch vụ của anh là gì? Nói chung là biết lao ra đại dương đỏ nhưng vẫn cứ lao. Vì bản lĩnh người trẻ mà, không ngại khó khăn thử thách mà, kinh doanh thì phải chông gai. Đúng vậy, kinh doanh thì rất chông gai, nhưng đâm đầu vào chỗ khó mà thiếu sự chuẩn bị tốt cả về tâm lý và nguồn lực thì đó là ngu dại. Và khi đã vào guồng rồi thì khó mà rút ra. Và nhiều người dành cả đời cho cái nghiệp kinh doanh cơ cực tại Việt Nam mà lẽ ra nó không dành cho mình. Có người nói, khởi nghiệp nếu thất bại thì cũng là bài học lớn. Đúng, thật sự nếu bạn là một entrepreneur thì khởi nghiệp thất bại bạn cũng chả hề hấn gì. Nhưng nếu không phải thì nó càng tác động tiêu cực đến tâm lý, và làm lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc, cả những mối quan hệ gia đình và xã hội.

Một tinh thần doanh nhân, một nền kinh tế mạnh với những ông chủ giỏi thì rất tuyệt vời, nhưng sẽ tai hại nếu các bạn trẻ bước ra đời với tinh thần...chỉ muốn làm chủ. Làm chủ kiểu gì khi mà những căn bản về kỹ năng, thái độ làm việc chuyên nghiệp còn chưa có? Nhiều bạn tách ra làm chủ chẳng qua vì không đáp ứng được yêu cầu năng lực khi làm thuê, hoặc nhà quá có điều kiện nên tiêu bớt tiền ông bà già, hoặc làm này làm kia hùn hạp với bạn bè mà chẳng hiểu rõ về sản phẩm... Còn mấy bạn khởi nghiệp công nghệ thì đôi khi đọc quá nhiều Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg mà quên rằng những người đó không phát triển ở môi trường Việt Nam! Có bạn sau khi thấy Hà Đông kiếm triệu đô với Flappy Bird thì nghỉ việc, tách ra viết game riêng, sau một thời gian thất bại lại muốn quay lại công ty cũ!

Kinh doanh, khởi nghiệp cũng chỉ là một phần của nền kinh tế. Cái chúng ta đang thiếu ở Việt Nam là giáo dục, văn hoá, và rất nhiều những thứ khác. Các phương tiên truyền thông có vẻ cũng ưu ái những tấm gương kinh doanh giỏi nhiều hơn các lĩnh vực khác nên các bạn trẻ càng ảo tưởng. Đất nước lại trong giai đoạn hội nhập, rõ ràng là cơ hội kinh doanh rất nhiều. Thế là lại sản sinh rất nhiều bạn trẻ có gan làm giàu, sau một thời gian thì ứa gan ứa mật. Nhiều người trong số đó, biết đâu có thể là một nhà giáo ưu tú, một nhà văn hoá xuất chúng, một cán bộ nhà nước mẫn cán, một kỹ sư tài ba, hay một bác sĩ tài năng? Những người vì hoàn cảnh mưu sinh, hoặc vì thế nào đó phải khởi nghiệp kinh doanh thì không nói. Nhưng nếu có thể lựa chọn, xin đừng lựa chọn kinh doanh nếu nó không phải dành cho mình.

Ở Việt Nam, phong trào khởi nghiệp thật sự là một phong trào nguy hiểm mà những thiệt hại và chi phí cơ hội là không thể tính hết. Mình sẽ vẫn tiếp tục gắn bó với những chương trình liên quan đến khởi nghiệp kinh doanh, nhưng mình không cỗ vũ điều đó cho tất cả mọi người. Rất mong Vn tiếp tục xuất hiện những doanh nhân, người làm chủ xuất chúng, và cũng rất mong những người xuất chúng ở các lĩnh vực khác nữa.

P.S: Trong ảnh là hình ảnh mô hình Dreamplex, văn phòng chia sẻ quy mô lớn đầu tiên tại TPHCM sẽ khai trương vào giữa tháng 11, nơi hứa hẹn sẽ tập trung nhiều công ty khởi nghiệp trẻ. Mình dự định sẽ quay hình vài talk-show tại đây, với những chủ đề hướng nghiệp giúp nhiều bạn trẻ thoát khỏi cái phong trào nguy hiểm không dành cho họ!

 

Nguồn: Facebook Trần Quốc Khánh

Tags:

Economics

Nhật ký trading ngày 02/11/2015

by finandlife02/11/2015 17:49

Mở đầu tháng 11, thị trường mang đến một chút phiền muộn cho người nắm giữ cổ phiếu. Lực bán chốt lãi tỏ ra quyết liệt ở những cổ phiếu đã tăng mạnh trong tháng 10 như PLC, NTP, VCS, BMP, PTB… Thời gian qua, thị hiếu đầu tư dịch chuyển sang những cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt và thông tin kết quả kinh doanh quý 3 tích cực, xu hướng này đã được chúng tôi nhìn nhận trong một báo cáo cuối tháng 9. Đứng trước áp lực bán mạnh nhóm cổ phiếu cơ bản, liệu có nên lo ngại thị hiếu đầu tư đã thay đổi? 

Trước tiên phải nhìn nhận một cách khách quan rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi theo xu hướng của thị trường Âu Mỹ vào cuối tuần trước cũng như thị trường Châu Á Thái Bình Dương sáng hôm nay. Số liệu sản xuất không tốt từ Trung Quốc được cho là nguyên nhân chủ yếu làm thị trường thế giới đỏ lửa. Nhưng đây là nguyên nhân mang tính tâm lý và chỉ là thông tin “đi theo”, chúng tôi không cho rằng vì thông tin này mà thị trường chứng khoán Việt Nam chuyển từ bull sang bear.

Số liệu PMI của Việt Nam tháng 10 cũng được công bố vào 9 giờ sáng qua, theo đó, PMI đã tăng từ 49.5 lên 50.1 cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh đang mở rộng. Thống kê sơ bộ kết quả sản xuất kinh doanh của 339 doanh nghiệp niêm yết cũng cho thấy tình hình kinh doanh đang hồi phục tốt, với lợi nhuận tăng 19% so với cùng kỳ. Tuy vậy, xét về cán cân thông tin tốt/xấu trong giai đoạn hiện nay rất có thể bị nghiêng hơn về phía tiêu cực, do nhiều vấn đề quan trọng như nợ xấu, ngân hàng, nợ công, thất thoát đầu tư công,... đang được Quốc Hội mổ xẻ kỹ trong kỳ họp đang diễn ra. 

Về tâm lý giao dịch và hành động thị trường, biểu đồ tâm lý của chúng tôi đang cho thấy nhà đầu tư không tham lam cũng không sợ hãi, tình trạng “rational”. Chỉ số đo sức mạnh tăng giá vẫn ở mức cao hơn khá nhiều so với chỉ số đo sức mạnh giảm giá, xu hướng của sức mạnh tăng giá đang khá tích cực, điều đó cho thấy thị trường vẫn đang nghiêng về kịch bản tăng điểm.

Nhà đầu tư nước ngoài mua bán xen kẽ và xu hướng tổng thể trong vài tuần vừa qua vẫn là mua ròng, các ETF đã quay lại chu kỳ tăng share và không còn discount như trước.

Quay lại câu chuyện “thị hiếu đầu tư liệu có thay đổi?” Áp lực bán mạnh những cổ phiếu cơ bản tốt và kết quả kinh doanh quý 3 tích cực sáng qua mang tính chốt lãi, nhiều người cho rằng những cổ phiếu này đã tăng đủ và muốn tăng tiếp phải có thời kỳ tích lũy đủ dài nữa. Phân tích này logic nhưng chưa đầy đủ, vì giá cổ phiếu không đơn thuần phản ánh sự tăng trưởng của quá khứ mà còn phản ánh cả kỳ vọng vào tương lai. Nếu những cổ phiếu này có một tương lai sáng lạng thì giá cổ phiếu không chỉ dừng lại vì PE đã tăng lên 7-8 lần. Do vậy, chúng tôi cho rằng, làn sóng chốt lãi nhóm FA tốt, kết quả kinh doanh quý 3 tích cực chỉ là làn sóng đầu tiên của những nhà đầu tư nhìn vào con số quá khứ, làn sóng tăng giá mới sẽ đến từ kỳ vọng, làn sóng này có thể được nhiều người phân tích kỹ thuật gọi là sóng extend, sao cũng được, chúng tôi cho rằng cổ phiếu tốt sẽ còn tăng giá. Và chỉ khi xu hướng này hoàn thành, nhà đầu hãy bắt đầu nghĩ đến một “thị hiếu” mới.

Tóm lại: BI ƠI! ĐỪNG SỢ!

Trích nhật ký trading

Tags:

StockAdvisory | Stocks | StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu