Bất bình đẳng giới

by finandlife10/03/2019 10:30

 

Ngày lên 7 tuổi, tôi xin bố cho đi dã ngoại với lớp, bố nói: "Hỏi mẹ mày ấy. Bả cho thì đi".

Khi lên 8 tuổi, lớp tôi tổ chức cắm trại, cho tất cả học sinh ngủ lại. Tôi xin mẹ, mẹ bảo: "Đi đi, nhưng sáng dậy nhớ đánh răng". Tôi hỏi: "Ơ thế mẹ không hỏi ý bố à?". Mẹ bảo: "Tao chịu là bố mày chịu".

Đấy là lần đầu tiên trong đời, tôi có ý niệm về bất bình đẳng giới.

Lịch sử loài người khởi đi từ loài vượn. Từ ấy đã có bất bình đẳng giới. Phụ nữ thì hái lượm, nam giới thì săn bắn. Ngành thống kê chưa ra đời, nhưng xác suất chết vì hái lượm rất thấp, trừ khi đi hái sầu riêng hay hái dừa. Tai nạn lao động bằng không.

Ngược lại, nam giới phải đi săn voi ma mút, săn cọp răng kiếm, săn tê giác, heo rừng. Nhẹ thì lủng bụng lòi phèo, nặng thì chết queo. Phụ nữ ở nhà rống lên: "Ôi làng nước ơi, con quỷ cọp răng kiếm nó lụi chồng tôi". Khóc ba ngày ba đêm xong bèn đi lấy chồng khác.

Đàn ông Mông Cổ uy dũng sống trên lưng ngựa. Đến tối về làm con ngựa cho phụ nữ cởi. Trong Game of Thrones, anh thủ lĩnh Dothraki thần uy lẫm lẫm, bất khả chiến bại, làm vua cả một vùng thảo nguyên. Ngu dại cưới mẹ Rồng về, ra trận ăn một nhát chém, nhiễm trùng chết queo. Mẹ Rồng lập tức có trai mới.

Khi có chiến tranh, đàn ông bị lôi ra trận, không hẹn ngày về. Trong Trân Châu Cảng, nhỏ vai chính đơm luôn anh bạn thân của anh lính ngỡ như đã chết trận. Tôi nghĩ phong trào khởi nghiệp xuất phát từ việc các anh muốn có tiền cho vợ đi shopping mà ra. Việt Nam có ngày 8/3 ngày 20/10 chứ làm gì có ngày đàn ông.

Cách đánh giá của đàn ông và phụ nữ cũng cực kỳ bất công. Nếu nói: "Con ấy đàn ông" tức là khen cô nàng độc lập, nhưng bảo: "Thằng ấy đàn bà" tức là chửi mười tám đời tổ tông nhà nó. Đàn bà mặc quần jean đẹp tuyệt, tôn lên đường cong. Đàn ông đi uống bia chỉ muốn có cái váy để đi toalet cho tiện, nhưng mấy ông nào dám mặc. Đàn ông Scotland, các anh mới thực sự là nam nhi chi chí. 

Hai người phụ nữ nắm tay nhau đi ngoài đường, người ta thấy dễ thương. Chứ hai trai mà nắm tay đi kiểu gì cũng bị dị nghị. Phụ nữ chỉ thật sự hạnh phúc sau khi lấy chồng. Còn đàn ông lấy vợ rồi mới biết mình đã từng hạnh phúc. Sáng nay, vợ nhét 500 nghìn vào ví, nhìn mặt Bác Hồ trong cái tờ màu xanh ấy tôi chỉ cơ hồ bật khóc, chỉ kịp nói: "Cháu nhớ Bác" rồi đi ra ngoài ăn tô canh bún.

Lương của phụ nữ từng thấp hơn lương đàn ông. Bởi vì công việc họ chỉ là kiếm thêm, còn tiền chính đã lấy hết của chồng rồi. Câu đố ấy đã đi vào huyền thoại: "Con gì ăn ít nói nhiều, chóng già lâu chết miệng kêu tiền tiền". Đấy là con vợ. Nhưng nói vui thế thôi, dám gọi vợ là con thì sẽ bị đánh như con chứ chả chơi.

Lại nói chuyện tình dục. Rất ít ai chê phụ nữ kém chuyện chăn gối, nhưng đàn ông thì đủ thứ nỗi ám ảnh trên đời. Mỗi lần họ cởi đồ ra, ánh mắt dò xét của nữ nhân lướt qua một lượt. Người tinh tế sẽ nói: "Nhìn cưng ha", người sỗ sàng sẽ hô: "Bé thế". Ôi, tàn một đời trai.

Phụ nữ có thể lên đỉnh 7 lần 7 bốn mươi chín lần trong một hiệp. Đàn ông làm một hiệp đã như lội ba quãng đồng. Đã vậy còn phải có trách nhiệm kéo dài. Câu "nhanh thế" với vận động viên điền kinh là tán dương, với đàn ông trên giường là cả một sự xúc phạm.

Bạn thấy đấy, nữ Việt lấy trai tây rất nhiều. Nhưng trai Việt nào dám lấy gái ngoại. Vì họ mặc cảm thân phận thấp hèn, chưa tu tập đủ nên không dám giao lưu quốc tế, sợ nhục quốc thể. Đàn ông Việt khổ lắm.

Bố và con trai nói chuyện.

Con trai: Con muốn lấy vợ.

Bố: Xin lỗi đi

Con trai: Sao lại xin lỗi ạ

Bố: Xin lỗi đi

Con trai: Nhưng con có làm gì đâu

Bố: Xin lỗi đi

Con trai: Ơ kìa bố, sao lạ thế

Bố: Xin lỗi đi

Con trai: Xin lỗi ạ.

Bố: Con đã trưởng thành. Nếu con có thể xin lỗi ngay khi không biết mình có lỗi gì thì con đã có thể lấy vợ rồi đó.

Vâng, phụ nữ đã thống trị đàn ông hàng nghìn năm lịch sử. Và họ không chỉ muốn ta tâm phục, họ còn muốn ta khẩu phục. Thế nên còn đẻ ra thêm ngày 8/3. Đau đớn xiết bao.

Biên tút xong bèn đi đấm lưng cho vợ.

Nguồn: Trước đọc bài này của bác Minh Chiết, nay bác ngưng viết đã lâu, ... nhớ bác.

Tags:

StoriesofLife

Ký ức ám ảnh của một bác sỹ nhi khoa Sài gòn chẩn đoán sai làm chết một đứa bé gây bão MXH

by life01/03/2019 14:46

"Ám ảnh về cái-chết-đầu-tiên không ồ ạt như sóng biển, lúc mình ít ngờ tới nhất lại cứa vào người sắc buốt, để nỗi đau lây lan chầm chậm như một thứ ung thư quái gở. Anh có gửi một bức thư cho người nhà bệnh nhân sau đó và thừa nhận sai lầm của mình...".

Hình ảnh nữ bác sĩ sản khoa bị ngất nằm truyền nước trên sàn nhà ngay sau ca mổ và câu chuyện cảm động phía sau

Chuyện cảm động đêm giao thừa: Người phụ nữ mang thai nguy kịch không có tiền mổ, bác sĩ "cứu trước tính sau"

Trải lòng của bác sĩ chuyên “nói chuyện” với người đã khuất khó tìm... truyền nhân

"Tiêm thuốc không thấy phản ứng gì, anh lao vào nhồi tim và hô hấp nhân tạo. Anh không nhớ gì hết nhưng khi được một bác sỹ nhắc anh là đã hơn 1 tiếng trôi qua kể từ khi tim bé ngừng đập rồi anh mới dừng lại. Tím tái…".

Đó là đoạn đầu trong ký ức bi kịch đầu tiên trong suốt những năm tháng làm nghề y của Hoàng Quốc Tưởng (Dr. Chuột) - bác sĩ Nhi khoa nổi tiếng trong cộng đồng những bà mẹ bỉm sữa tại Sài Gòn. Mới ngày hôm qua, nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam, anh đã chia sẻ toàn bộ sự cố buồn thảm khó quên ấy của mình cho trang Facebook It's Happened to be Vietnam. Câu chuyện đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng người dùng mạng.

Toàn bộ câu chuyện kể về sự day dứt và bất lực của anh khi để cho một bệnh nhân nhỏ tuổi của mình phải qua đời do chẩn bệnh sai, trong khi vốn dĩ bản thân anh là một người cẩn trọng, yêu nghề và được đánh giá là tài năng, luôn đứng top thành tích từ lúc còn ngồi trên ghế giảng đường đại học Y dược cho đến khi chính thức trở thành một bác sĩ khoác áo blouse trắng, trị bệnh cho trẻ con.

Sự cố năm ấy chôn vùi anh vào hố sâu tội lỗi, anh đối diện với lương tâm mình mỗi ngày vậy mà vẫn không tìm được lối thoát. Anh muốn bỏ nghề, muốn xóa đi tất cả những gì mình đã đạt được để quên đi ký ức buồn đau ấy, xong anh không làm được. Anh nói nỗi ám ảnh về cái-chết-đầu-tiên không ồ ạt như sóng biển, nó cứ chầm chậm như một thứ ung thư quái gở và khiến anh đau khi nghĩ về.

"Tiêm thuốc không thấy phản ứng gì, anh lao vào nhồi tim và hô hấp nhân tạo. Anh không nhớ gì hết nhưng khi được một bác sỹ nhắc anh là đã hơn 1 tiếng trôi qua kể từ khi tim bé ngừng đập rồi anh mới dừng lại.

Tím tái. Bước ra báo tử cho gia đình mà anh không biết mình đang ở đâu, làm gì. Anh chỉ nhớ người nhà bệnh nhân lúc đó rất lạ, họ không gào lên như anh vẫn thường thấy, họ bước lùi lại rồi nhìn thẳng vào mắt anh. Không khóc. Nó gần như một sự bất nhẫn.

Anh lấy xe ra về và mọi thứ hoàn toàn tối thui dù là 7h sáng. Đi được một đoạn anh phải dừng lại để khóc. Chưa bao giờ anh thấy mình bại trận tới như vậy. Anh quyết định luôn là bỏ học và không làm nghề này nữa. Anh không thấy mình đủ giỏi và nếu có giỏi anh cũng không cảm thấy mình đủ mạnh mẽ? Đủ dũng cảm? Đủ tỉnh táo? Để tiếp tục.

Không. Không làm nữa.

Trong suốt một tháng anh nhốt mình trong nhà, tất cả mọi sự kiện trong đời anh tua đi tua lại trước mặt anh. Anh là con trai cả của gia đình. Anh luôn đứng trong top đầu của trường và cả cuộc đời không có nhiều biến động nào dữ dội hết. Cấp 3 luôn xếp đầu lớp. Thi một phát ăn ngay vô đại học y dược. Tốt nghiệp thì được vào Nội Trú với tỷ lệ chọi rất cao. Anh thích làm bánh khi rảnh rỗi và…

Và anh vẫn chẩn đoán sai và để em ra đi.

Viêm phổi và phù phổi đều có những dấu hiệu giống nhau, nhưng nếu anh nhận ra phổi em bị phù do thận đã hư hoàn toàn trước đó để thay đổi phác đồ điều trị thì với sức đề kháng yếu đuối của đứa trẻ 1 tuổi, em đã ở trên thế giới này thêm vài ngày. Điều anh biết, cũng là điều đau đớn nhất, là nếu anh làm tốt hơn, em sẽ không ra đi ngày hôm đó.

Như một người dò bước trong bóng tối ở một căn phòng căng đầy những sợi chỉ đỏ. Ám ảnh về cái-chết-đầu-tiên không ồ ạt như sóng biển, lúc mình ít ngờ tới nhất lại cứa vào người sắc buốt, để nỗi đau lây lan chầm chậm như một thứ ung thư quái gở. Anh có gửi một bức thư cho người nhà bệnh nhân sau đó và thừa nhận sai lầm của mình. Người nhà cũng đã chấp nhận tha thứ cho anh.

Nhưng cho dù có làm trong nghề bao lâu, cứu được triệu người, nhận được tán dương của công chúng, anh vẫn luôn thấy em bé tím tái đó, luôn thấy ánh mắt căm phẫn của người bố, đợi nhìn anh trong góc tối lương tâm". (kenh14.vn)

Tags:

StoriesofLife

Bà mẹ không bao giờ nói ' bình tĩnh đi' khi con cáu giận

by life24/01/2019 08:41

Là một biên tập viên, niềm đam mê của Rebecca Brown còn dành cho con. Trong quá trình chăm sóc, tương tác và giáo dục con, Rebecca rút ra được nhiều bài học. Cô chia sẻ lại trong các bài viết của mình để cùng mọi người "làm bạn với con". Bài viết gần đây của Rebecca đăng trên Popsugar về điều cô không bao giờ nói với con khi con đang buồn đã nhận được sự quan tâm đặc biệt. 

Dưới đây là bài viết của Rebecca Brown

Là một người trưởng thành từng phải đối mặt với các cơn hoảng loạn và lo lắng, tôi có thể khẳng định rằng một trong những cách kém hiệu quả nhất mà mọi người thường nói với tôi là: "Bình tĩnh lại". Mặc dù nó đến với một ý tốt/người tốt, tôi vẫn thấy nó vô dụng. Nó giống như một dấu hiệu cho thấy rằng có điều gì đó không ổn và tôi chẳng những đang gặp rắc rối mà ai đó còn nhận ra được. Và tôi cảm thấy xấu hổ về hành vi của mình. 

Vì thế, khi tôi biết Tiến sĩ Erina White, một nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Boston, đưa ra quan điểm về việc tránh sử dụng từ "bình tĩnh" với trẻ, tôi đã ngay lập tức quan tâm. Tôi tìm đến cô để tìm hiểu lý do tại sao việc nói như vậy với trẻ có thể không hiệu quả và thay vào đó cha mẹ nên làm gì .

"Thông thường, ai đó nói 'bình tĩnh lại' là một tín hiệu SOS, giống như: 'Làm ơn dừng lại, tôi không thể chịu đựng được nữa'. Nó trở thành một sự thừa nhận rằng bất cứ điều gì người khác cảm thấy hoặc đang làm là thái quá và đó có thể là một thông điệp khó tiếp nhận với trẻ", White giải thích.

Làm gì khi trẻ buồn bã, cáu giận?

Tiến sĩ White khuyên cha mẹ đưa ra những câu hỏi để hiểu hơn về cảm xúc của con. Chẳng hạn: "Con đang cảm thấy như thế nào?", "Chuyện gì đang xảy ra vậy?", "Chúng ta có thể làm gì để mọi chuyện tốt hơn" hoặc "Bố/mẹ có thể làm gì bây giờ, hãy cho bố/mẹ biết khi nào con sẵn sàng vui vẻ trở lại?".

Bố mẹ nên cố gắng giúp con điều tiết cảm xúc

Cảm xúc là những thứ khó xử lý ở mọi lứa tuổi, nhưng nếu cha mẹ có thể thành công trong việc giúp con hiểu được cảm xúc của mình, đó là một thành tựu lớn. "Điều tiết cảm xúc là học cách điều hướng cảm xúc của bạn để chúng được thể hiện hiệu quả vào đúng thời điểm", White giải thích. "Chúng ta cùng nói về ví dụ một em bé bị em trai giành mất đồ chơi. Cô bé thể hiện sự giận dữ bằng cách đánh lại em hoặc yêu cầu bố mẹ giúp đỡ. Kết quả của việc đầu tiên là cảm xúc khó chịu. Giúp con lấy lại đồ chơi và một cây kem để xử lý tình huống là cách hiệu quả".

Tương tự, có thể áp dụng cách này cho một đứa trẻ đang trải qua lo lắng. "Một em bé lo lắng về việc đi học có thể bị khủng hoảng, từ chối đến trường và trở nên sợ hãi hơn vì bé cho phép nỗi sợ chiến thắng. Hãy cho trẻ đi học với số thời gian tăng dần mỗi ngày", White nói. Đó là cách mà cha mẹ có thể thừa nhận cảm xúc của con.

Khi nào bạn nên bắt đầu làm theo những lời khuyên trên?

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu khám phá cảm xúc của con bạn. "Tôi khuyên các bậc cha mẹ nên thừa nhận cảm xúc của con thường xuyên nhất có thể", White gợi ý. Hãy thử nói những câu như: "Có vẻ điều này khiến con bị tổn thương", "Ở đây con có vẻ buồn" và "Việc em đẩy con khiến con thực sự tức giận"...

Có rất nhiều cơ hội để trẻ thực hành các hành vi mới. "Những đứa trẻ đang hành động để khám phá cảm xúc của chúng và khiến chúng hoạt động hiệu quả. Một số trẻ sẽ tự nhiên tiếp thu những kỹ năng này hơn người khác", tiến sĩ nhấn mạnh. Và vì thế, chúng ta không cần phải cảm thấy tồi tệ khi con đang cố gắng phát triển khả năng này. Tiến sĩ kết thúc những chia sẻ của mình bằng câu nói hài hước: "Và nhân tiện, hầu hết người lớn đều không làm chủ được việc điều tiết cảm xúc". (st ngoisao.net)

Tags:

StoriesofLife

Fear & Greed Index are at 33, many investors are fear in Vietnam stock market

by finandlife25/12/2018 22:03

 

Fear & Greed Index keep going down. It is 33 on 25 Dec 2018, many investors are fear in Vietnam stock market. It is driven by fundamentals factor and breadth factor.

FINANDLIFE

Tags:

StoriesofLife

Chúc mừng đội tuyển VN và người hâm mộ VN

by finandlife15/12/2018 22:19

Tags:

StoriesofLife

AUTOFEED

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu