BMP – Ước KQKD Q3.2015

by finandlife10/11/2015 15:18

Chúng tôi tiếp tục cho rằng đầu ra sẽ vẫn thuận lợi cho cty trong Q3 này, cùng với đó là việc gia tăng năng suất của các nhà máy hiện tại khi mà giai đoạn 1 của dự án nhà máy Long An đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu Q3. Theo đó sản lượng sẽ đạt hơn 17.5 nghìn tấn (+15% yoy), tăng nhẹ hơn 1% so với quý trước.

Giá bán ra không có thay đổi nhiều, vẫn duy trì ở mức 41.6 triệu đồng/tấn và như vậy DTT riêng Q3 sẽ đạt 737 tỷ đồng (+15% yoy). Trong khi đó, giá nguyên liệu PVC đầu vào trung bình của Q2 chúng tôi ghi nhận mức tăng hơn 9% so với Q1, điều này khiến chúng tôi lo ngại biên lãi gộp (BLG) trong Q3 (32%) cũng sẽ giảm so với quý Q2 trước đó (35.5%).

Cty cũng sẽ tăng cường công tác chống hàng giả đồng thời phát triển thêm các điểm bán hàng trong các quý cuối năm và do đó chi phí bán hàng sẽ tăng mạnh (+70%) so với quý trước, trong khi đó chi phí quản lý vẫn giữ mức ổn định. Và như vậy LNST riêng Q3 sẽ đạt khoảng 125 tỷ đồng (+57% yoy).

Lũy kế 9 tháng, DTT đạt 2050 tỷ đồng (+16% yoy), hoàn thành 79% kế hoạch năm; LNST đạt 400 tỷ đồng (+48% yoy), hoàn thành 83% kế hoạch năm 2015. Chúng tôi vẫn giữ nguyên dự báo trước đó cho cả năm 2015 với DTT là 2,780 tỷ đồng, LNST là 488 tỷ đồng. Và tất nhiên sẽ có điều chỉnh sau khi chúng tôi có được số liệu chính thức về KQKD Q3 của cty vào cuối tuần này. Chúng tôi sẽ cập nhật trong các bản tin sau ngay khi có thông tin mới từ công ty.

 

Analyst Nguyễn Ngọc Thành, VFS Research

Tags:

Stocks

Nhựa Bình Minh (BMP) đang phải đối mặt với một vấn đề lớn.

by finandlife24/07/2015 10:08

BMP là một trong những cổ phiếu hiếm hoi trên thị trường chứng khoán Việt Nam đáp ứng hầu như đầy đủ tiêu chí mua và nắm giữ lâu dài.

BMP không những là doanh nghiệp đầu ngành về ống nhựa mà còn hưởng lợi quá lớn từ việc đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, BMP còn là một doanh nghiệp có chất lượng sản phẩm tốt và được người tiêu dùng rất tin yêu.

Trong buổi tiếp xúc nhà đầu tư mới đây của Nhựa Bình Minh, chúng tôi nhận thấy công ty đang phải đối mặt với một vấn đề lớn, tình trạng quá tải đang ngày càng trầm trọng tại nhà máy chính ở Sóng Thần, Bình Dương, tình trạng này làm nảy sinh việc rồng rắn xếp hàng để mong nhận được hàng của hàng trăm xe tải, tình trạng này bắt đầu rất sớm, từ lúc 2 giờ sáng và 24/7.

Công ty rất cầu thị để giải quyết vấn đề này khi nhà máy mới ở Long An đã triển khai và dự kiến đưa vào khai thác vào quý 3 này. Nhưng rất có thể trong bối cảnh đó công ty sẽ phải đối diện với một vấn đề lớn không kém khác, việc quá tải trong kiểm đếm tiền khi một lượng doanh số mới đổ về từ 2016.

"Chứng khoán khô khan, tự tìm niềm vui trong công việc". Hehe J

Finandlife

--------------------

BMP – Cập nhật KQKD Q2.2015: Thật không thể tin nổi

Ngày 23/7/2015 vừa qua, VFS Research đã tham gia cuộc gặp gỡ trao đổi thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2015 của BMP tổ chức với các Quỹ đầu tư và Nhà đầu tư. Chúng tôi thật sự bất ngờ với KQKD Q2 bởi các con số từ phía đại diện công ty cung cấp nằm ngoài dự báo trước đó của chúng tôi.Và có lẽ sự thận trọng trong việc đánh giá về: (i) nhu cầu thị trường và (ii) tác động giảm của giá nguyên liệu đầu vào chính là sai lầm của chúng tôi.

-               Nhu cầu thị trường: sự hồi phục của nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng đã đẩy nhanh nhu cầu xây dựng hạ tầng trong nước. Theo đó nhu cầu về ống nhựa xây dựng cũng tăng mạnh mẽ và thực tế BMP vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2015, sản lượng bán ra của BMP đạt 31,000 tấn, tăng trưởng hơn 16% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, DTT riêng Q2 đạt hơn 736 tỷ đồng (+19% yoy) và cũng là mức cao nhất trong lịch sử từ trước tới nay của công ty. Lũy kế 6 tháng, DTT đạt 1,318 tỷ đồng (+18% yoy), hoàn thành 50% kế hoạch năm.

 

-               Giá nguyên liệu: như chúng tôi đã phân tích trong các báo cáo trước đó về mức độ ảnh hưởng có độ trễ từ việc giá nguyên liệu đầu vào PVC giảm trong những tháng cuối năm 2014 đến KQKD của 2 quí đầu năm nay. Tuy vậy, sự ảnh hưởng tích cực này mới thật sự mạnh mẽ đến KQKD Q2 khi Biên lãi gộp theo chúng tôi ước tính đã lên tới 35% (giá nguyên liệu vẫn thấp hơn 15% so với cùng kỳ trong khi giá bán không giảm do cung vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu) . Đây là nguyên nhân chính giúp LNTT riêng Q2 đạt hơn 210 tỷ đồng (+54% yoy), lũy kế 6 tháng đạt 348 tỷ đồng (+41.5% yoy), hoàn thành 72% kế hoạch năm. EPS ttm đạt hơn 10,000đ, P/E 8.8 – ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi.

 

Về dự án tại Long An công ty cho biết đã hoàn thành 70% giai đoạn 1 và bắt đầu đi vào hoạt động từ Q3 năm nay theo đúng kế hoạch. Qua đó sẽ cung cấp ra thị trường thêm 5,000 tấn sản phẩm phụ tùng, đồng thời nhà máy mới sẽ giúp gia tăng năng suất cho các nhà máy hiện tại nhờ vào việc giải phóng bớt không gian lưu kho thành phẩm vốn đã quá tải như hiện nay. Dự kiến tới Q2 năm sau công ty cũng sẽ giải quyết xong tình trạng thiếu sản phẩm ống cung ứng cho các đại lý.

Về việc nới room cho Nhà đầu tư nước ngoài, đại diện công ty chưa có thông tin cụ thể mà phải chờ xin ý kiến cổ đông ở các cuộc họp sau.

Quay trở lại với đánh giá kết quả 6 tháng còn lại của năm 2015, công ty sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn trong mặt trận cạnh tranh và đặc biệt là nạn hàng giả tràn lan trên thị trường. Thêm nữa chúng tôi nhận thấy giá PVC đã tăng trở lại từ đầu Q2 và vẫn đang tăng đều đặn có thể sẽ ảnh hưởng giảm cho BLG của công ty.

Cho dù vậy, chúng tôi vẫn đánh giá cao khả năng tăng trưởng trong tương lai của công ty nhờ vào việc mở rộng sản xuất. Qua đó chúng tôi cũng nâng dự báo DTT năm 2015 lên 2,780 tỷ đồng (dự báo trước là 2,609 tỷ đồng) vượt 7% kế hoạch năm. Và đặc biệt nhờ BLG của Q2 tăng mạnh sẽ giúp BLG trung bình của cả năm tăng theo (31.2%), nhờ vậy LNTT sẽ khoảng 625 tỷ đồng, tăng 30% so với kế hoạch, LNST gần 488 tỷ đồng (dự báo trước là 434.6 tỷ đồng). Như vậy, EPS năm 2015 sẽ khoảng 10,700đ tăng 29% so với năm 2014. Chúng tôi lặp lại đánh giá NẮM GIỮ trong dài hạn đối với cổ phiếu này.

------------------

English version

BMP – Q2.2015 Update: It’s Unbelievable

On 23/7/2015 the past, VFS Research participated in the meeting exchanged information on the situation of production and business activities in the first 6 months 2015 of BMP held with investment funds and investors. We were really surprised with Q2 earnings by the numbers from company representatives provide beyond our previous forecast before. And perhaps cautions in the evaluation of: (i) real market demand and (ii) the reduce effects of raw material prices is our mistake.

-               Market demand: the recovery of the economy in general and real estate in particular has accelerated demand for infrastructure construction in the country. Accordingly, demand for plastic pipe construction also increased strongly and the fact BMP still not enough to meet the needs of customers. In the first 6 months of 2015, sales volume reached 31,000 tons, growing more than 16% over the same period last year. Thereby, Q2 net sales reached more than 736 bil (+19% yoy) and also the highest level in history ever made by the company. Accumulation of 6 months, net sales reached 1,318 bil (+18% yoy), completing 50% of the year plan. 

-               Raw material prices: as we discussed in the previous report on the degree of influence the latency from input PVC prices decreased in the final months of 2014 to the Q2 earnings earlier this year. However, the positive influence of this truly powerful effect on Q2 earnings when Gross profit (GP) in our range was estimated to have amounted to 35% (The raw material prices are still lower 15% yoy while the price not reduced due to supply wouldn’t meet demand). This is the main reason help Q2 EBT  reached over 210 bil (+54% yoy), cumulative 6 months reached 348 bil (+41.5% yoy), completing 72% of the year plan. EPS ttm over 10,000; P/E is 8.8 – beyond our imagination. 

About project in Long An, the company said it has completed 70% of phase 1 and began to go into operation in Q3 of this year as planned. Thereby will provide additional market 5,000 tons of spare parts, and the new plant will help increase productivity for existing plants thanks to free up storage space into the already overloaded as today. Expected to Q2 next year, the company will also resolved shortage supply pipe products for resellers.

Regarding the expansion of room for foreign investors, company representatives have not yet specific information that must wait for comments at the meeting of shareholders later.

Return to assess the results of the remaining 6 months of 2015, the company will continue to face the difficulties inherent in competitive battle and especially spread counterfeiting market. Furthermore, we found that PVC prices have rebounded from early Q2 and still rising steadily might affect fell to GP company.

Even so, we still appreciate the ability to grow in the future of the company due to the expansion of production. Thereby, we also increased the net sales forecast to 2,780 bil in 2015 (previous forecast was 2,609 bil), exceeding 7% of the year plan. And special thanks to strong Q2 GP will help GP’s average whole year increases (GP is around 31.2%). So that EBT will 625 bil, up 30% compared to the plan, EAT nearly 488 bil (previous forecast was 434.6 bil). Thus, EPS ttm 2015 will be approximately 10,700, up 29% compared with 2014. We repeat assess HOLD for the long term on this stock.

 

Source: Analyst Nguyen Ngoc Thanh, VFS Research

-----------------------

Dưới đây là báo cáo phân tích đầy đủ về BMP và những bài quan trọng có liên quan:

Báo cáo phân tích BMP (Cty nhựa Bình Minh)

BMP - Đánh giá vụ truy thu thuế

 

Nguồn: finandlife|VFS Research

Tags:

Stocks

Báo cáo phân tích BMP (Cty nhựa Bình Minh)

by finandlife10/03/2015 08:52

Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP) là một trong những thương hiệu hàng đầu với hơn 35 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất nhựa xây dựng của cả nước. Các sản phẩm của BMP đã trở nên thân thuộc, đi vào lòng người tiêu dùng miền Nam nhiều năm qua nhờ chất lượng và sự ổn định của sản phẩm.

Quy mô mạng lưới phân phối liên tục được mở rộng giúp sản lượng bán hàng tăng trưởng qua từng năm. BMP ngày càng củng cố thêm vị thế đầu ngành của mình.

Với dự án đang được triển khai nhằm tiến tới tăng quy mô sản xuất, cùng với đó là khả năng áp đặt giá bán và duy trì biên lợi nhuận, hứa hẹn sẽ giúp công ty tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong tương lai.

BMP được chúng tôi định giá ở mức 94,000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 15% so với giá đóng cửa ngày 06/03/2015, EPS F 2015 sẽ là 9,550 đồng/cổ phiếu, P/E F tương đương 9.8x.

-----------------------------

VỊ THẾ ĐẦU NGÀNH SẢN XUẤT ỐNG NHỰA

Với hơn 35 năm kinh nghiệm, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh luôn là một thương hiệu lớn trong ngành. Công ty hiện có 3 nhà máy sản xuất  với năng lực sản xuất khoảng 80,000 tấn mỗi năm.Hoạt động chính của công ty là sản xuất các sản phẩm ống nhựa như u.PVC, ống HDPE, ống nhựa PPR và các sản phẩm phụ tùng u.PVC, HDPE, PPR phục vụ cho ngành xây dựng, cấp thoát nước. Bên cạnh đó dòng sản phẩm nón bảo hộ lao động và bình phun thuốc trừ sâu được thị trường đón nhận.

Theo VPA năm 2012, BMP chỉ chiếm khoảng 20% thị phần cả nước, 50% thị phần miền Nam so với 30% thị phần cả nước và 70% thị phần miền Bắc của NTP. Nhờ chiến lược tập trung phát triển nhanh và mạnh kênh phân phối, kể từ năm 2013 BMP đã chính thức vượt qua NTP để chiếm lĩnh vị thế dẫn đầu cả nước về sản lượng tiêu thụ.

Hiện tại mạng lưới phân phối tiếp tục được mở rộng khắp cả nước với hơn 1,500 cửa hàng và hệ thống phân phối (năm 2013 khoảng 900 cửa hàng) và hơn 90% cửa hàng kinh doanh ống nhựa trên toàn quốc có sản phẩm của Nhựa Bình Minh. Hứa hẹn BMP sẽ tiếp tục duy trì được vị thế dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ của mình.

TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG  BỀN VỮNG

Nhờ lợi thế về quy mô, sản lượng nhựa tiêu thụ của BMP tăng mạnh trong giai đoạn 2008 – 2014 với tốc độ tăng trưởng bình quân CAGR gần 12%/năm. Sản lượng nhựa tiêu thụ của công ty chỉ sụt giảm nhẹ 1.1% vào năm 2012 do suy thoái kinh tế.

Năm 2012 và 2013, trong bối cảnh thị trường bất động sản và xây dựng tiếp tục đóng băng, thị trường tiêu thụ của các công ty trong ngành gần như bão hoà, thì sản lượng tiêu thụ của công ty đạt được mức tăng trưởng xấp xi 10% trong năm 2013 (trong khi NTP chỉ đạt được mức tăng chưa tới 2%) và nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu ngành từ NTP.

Chiến lược đầu tư mở rộng mạng lưới phân phối tiếp tục giúp BMP gặt hái thành công trong năm 2014 với sản lượng bán ra tăng lên theo từng quý. Đến hết năm 2014, tổng sản lượng bán ra đạt 58,000 tấn sản phẩm tăng 15% so với năm 2013.

Công ty vẫn đang từng bước đầu tư dự án di dời nhà máy tại TP. HCM về khu công nghiệp Đồng An – Long An với tổng giá trị đầu tư khoảng 1,200 tỷ đồng, chậm nhất đến năm 2025 hoàn thành, nâng công suất lên gấp 3 lần hiện tại. Mặc dù tiến độ dự án triển khai khá chậm, tuy nhiên theo đại diện công ty cho biết, đầu Q4.2014 đã động thổ giai đoạn 1 nhà máy tại Long An và dự kiến tới cuối Q3.2015 sẽ đi vào hoạt động và đóng góp thêm khoảng 5,000 tấn sản phẩm.

DOANH THU TĂNG TRƯỞNG ẤN TƯỢNG,  LỢI NHUẬN CÓ DẤU HIỆU CHỮNG LẠI

Trong giai đoạn 2008 đến nay, doanh thu thuần và lợi nhuận của công ty tăng trưởng ấn tượng cùng với tốc dộ tăng trưởng sản lượng năm sau cao hơn năm trước. CAGR trung bình của doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 20% và 26%/năm.

Năm 2012 tưởng chừng như là năm khó khăn nhất mà công ty nói riêng và ngành nhựa nói chung phải đối mặt. Cầu sụt giảm kéo theo sản lượng bán ra giảm. Tuy nhiên với lợi thế của 1 doanh nghiệp lớn, có thể áp đặt giá bán nên doanh thu tăng trưởng nhẹ. Hơn nữa giá PVC đầu vào giảm giúp cải thiện mạnh biên lãi gộp từ đó lợi nhuận vẫn tăng trưởng trên 22%.

Mặc dù doanh số có mức tăng trưởng khá ấn tượng tuy nhiên lợi nhuận lại có mức tăng thấp hơn hẳn và có dấu hiệu giảm dần từ năm 2012 đến nay. Có thể thấy mức độ cạnh tranh trong ngành đang ngày càng khốc liệt khiến công ty buộc phải tăng các chi phí chiết khấu, bán hàng… nhằm duy trì doanh số.

Kết quả năm 2014, doanh thu thuần toàn công ty đạt 2,416 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với năm 2013, vượt gần 10% kế hoạch năm chủ yếu do sản lượng bán ra tăng trong khi giá bán không thay đổi nhiều, giá đầu vào cả năm 2014 cao hơn khoảng 4.8% so với năm 2013 kéo biên lãi gộp giảm, cộng thêm sự gia tăng của chi phí bán hàng khiến lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 481 tỷ đồng, giảm 3.7% so với cùng kỳ và chỉ đạt 95% kế hoạch năm.

CẠNH TRANH NHỜ SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG

Nhờ sử dụng công nghệ tiên tiến, các sản phẩm của BMP có chất lượng khá tốt, được khách hàng tin tưởng. Ống nhựa BMP trở thành sản phẩm thân thuộc với người tiêu dùng nhiều năm qua. Đây chính là điểm mấu chốt cho thành công của công ty mà không nhiều doanh nghiệp trong nước làm được.

Sản phẩm chủ lực của công ty là ống PVC và phụ tùng, chiếm tới gần 90% trong cơ cấu doanh thu và tăng dần ti trọng qua các năm. Trong khi đó, tỉ trọng ống HDPE lại có dấu hiệu thu hẹp, nguyên nhân do nhà máy phía Bắc gặp phải sự cạnh tranh khá quyết liệt dẫn tới sản lượng tiêu thụ kém.

Mặc dù vậy trong năm 2014, thị trường miền Bắc đã có dấu hiệu tích cực hơn khi doanh thu tăng trưởng mạnh hơn 55% cùng kỳ, đóng góp 276 tỷ đồng và đóng góp hơn 16 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế so với chỉ hơn 8 tỷ đồng của cùng kỳ. Không đối đầu trực tiếp với NTP ở các phân khúc sản phẩm thế mạnh ngay thị trường chính của đơn vị này, BMP khôn khéo chọn dòng sản phẩm ống HDPE cỡ lớn vốn còn khá tiềm năng ở thị trường miền Bắc để cạnh tranh. Hướng đi này đang dần đem lại hiệu quả cho BMP khi được khách hàng tại đây đón nhận.

Nhưng không phải tất cả thuận lợi đều đến với BMP, kế hoạch đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường miền Trung bằng cách mua lại cổ phần và đi tới sáp nhập, tái cơ cấu lại Nhựa Đà Nẵng gần như thất bại. BMP giậm chân tại chỗ ở đây và chấp nhận nhường lại thị trường tiềm năng này cho NTP và các doanh nghiệp địa phương khai thác.

KHẢ NĂNG DUY TRÌ BIÊN LÃI GỘP

Chi phí nguyên liệu bột nhựa thường chiếm 70-80% giá thành phẩm và BMP không phải nhập khẩu mà chủ yếu mua trong nước (2 nhà cung cấp chính là TPC Vina và PMPC). Đây cũng là 1 lợi thế của BMP bởi sự ổn định của đầu vào, hơn nữa tránh được sự biến động của tỷ giá bởi toàn bộ nguyên liệu được thanh toán bằng VNĐ.

Tuy vậy, giá nguyên liệu PVC trong nước biến động theo sát biến động giá thế giới và ảnh hưởng trực tiếp đến biên lãi gộp của công ty. Nếu như năm 2012 giá PVC rớt mạnh giúp biên gộp của công ty tăng nhanh thì chỉ 1 năm sau đó giá PVC tăng trở lại kéo biên gộp giảm trong năm 2013.

Năm 2014, giá bột PVC chỉ giảm vào thời điểm cuối năm, trong khi công ty vẫn phải sử dụng nguyên liệu giá cao trước đó dẫn đến việc biên lãi gộp tiếp tục giảm trong năm này.

Tuy nhiên, với lợi thế thị phần chi phối, khả năng áp đặt giá bán của BMP là tương đối cao. Nhờ đó công ty luôn duy trì biên lãi gộp ở mức cao và ổn định (25% - 31%) ngay cả khi giá thành sản phẩm tăng mạnh.

So với NTP, BMP dường như có mức biên gộp thấp hơn nhưng chủ yếu là do cách hạch toán doanh thu khác nhau. Doanh thu của NTP luôn cao hơn so với BMP do tính thêm phần chiết khấu cho các đại lý vào, trong khi BMP chỉ đơn thuần ghi nhận phần doanh thu bán ra.

GIÁ CẢ NGUYÊN VẬT LIỆU CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC, CÓ ĐỘ TRỄ SO VỚI GIÁ DẦU MỎ

Mặc dù có đầu vào từ dầu mỏ nhưng giá PVC lại chịu ảnh hưởng khá chậm từ giá nguyên liệu này. Như năm 2014 là năm giá dầu mỏ có mức giảm mạnh hơn 40% so với năm 2013 tuy nhiên giá PVC trung bình chỉ giảm khoảng 6%? Điều này có thể được lý giải bởi quy trình tương đối phức tạp để tạo ra PVC và các thành phần chính của nó:

- Polyvinylclorua (PVC) là một loại nhựa tổng hợp được bằng cách trùng hợp vinylclorua monomer (MVC). Trong mỗi phân tử monomer VMC có tới gần 60% khối lượng là từ Clo được hình thành từ quá trình điện phân muối ăn. Do đó có thể nói rằng, PVC được hình thành từ 60% muối ăn.

- Theo Vinachem với sản lượng nhựa hiện nay, để sản xuất PVC chi cần 0.5% tổng sản lượng dầu tiêu thụ. Nhờ các đặc tính trên mà PVC ít phụ thuộc vào sự biến đổi của dầu mỏ hơn so với những loại polymer được tông hợp từ 100% đầu mỏ. Đó cũng là lý do giải thích tại mọi thời điểm, giá PVC bao giờ cũng thấp hơn 20 – 30% so với các loại chất dẻo cùng được ứng dụng rộng rãi khác như HDPE, LDPE, PP…

Nhìn chung xu hướng giá nguyên liệu PVC vẫn đang chuyển biến theo hướng tích cực. Tính đến hết tháng 2/2015, giá bột PVC ghi nhận thêm mức giảm 13% so với tháng 12/2014 và giảm 17% so với trung bình cả năm 2014.

 

GIA TĂNG CHI PHÍ BÁN HÀNG, MỞ RỘNG THỊ PHẦN

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các đối thủ, BMP đã thể hiện rõ quyết tâm mở rộng thị trường sẵn có tại miền Nam và dần củng cố thêm thị phần tại miền Bắc. Chính vì thế, BMP đã đẩy mạnh chi phí bán hàng trong năm 2014 nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của mình. Tỉ lệ chi phí bán hàng đã tăng mạnh lên 57% từ 44.5% của năm 2013 trong cơ cấu chi phí hoạt động. Và theo đó cũng nâng tỉ trọng so với doanh thu thuần lên hơn 5% so với 3.3% của năm trước đó.

Tuy nhiên nếu so với NTP, chi phí bán hàng của BMP lại thấp hơn hẳn. Chi phí bán hàng của NTP chiếm trung bình hơn 70% cơ cấu chi phí các năm gần đây và chiếm trung bình 14% doanh thu thuần.  Có thể thấy, chiến lược của NTP là đầu tư quảng bá và bỏ chiết khấu cao cho các đại lý của mình. Trong khi BMP lại chú trọng hơn vào việc phát triển mạnh mạng lưới phân phối nhằm đi vào khai thác sâu hơn thị trường sẵn có. Tính tới thời điểm hiện tại mạng lưới phân phối của công ty đã có trên 1,500 cửa hàng, tăng 600 cửa hàng và đại lý so với năm 2013.

Với áp lực cạnh tranh gay gắt từ NTP, HSG như hiện tại, chúng tôi cho rằng chi phí bán hàng của BMP sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

TÀI CHÍNH LÀNH MẠNH

BMP không vay nợ ngân hàng nên gần như các chỉ số thanh toán đều ở mức khá an toàn. Nhờ lượng tiền mặt dồi dào nên chỉ số thanh toán tiền mặt đạt 1.9 lần giúp rủi ro thanh toán gần như không có.

Điểm sáng của công ty là dòng tiền thuần đều dương qua các năm. Mặc dù dòng tiền thuần năm 2014 giảm mạnh so với năm 2013 do hoạt động đầu tư tăng ở công ty mẹ và trả cổ tức cho cổ đông trong năm, tuy nhiên dòng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh vẫn đủ sức tài trợ.

Tiền mặt được duy trì khá cao và có xu hướng tăng qua các năm, trung bình chiếm 33% tài sản ngắn hạn và 25% tổng tài sản của công ty. Phần lớn tiền mặt được công ty gửi ngân hàng lấy lãi cho thấy công ty khá thụ động trong việc quay vòng vốn. Công ty chỉ bắt đầu tái đầu tư lại từ năm 2013 vào dự án nhà máy tại Long An, tuy nhiên tốc độ triển khai nhìn chung khá chậm.

ROE của BMP và NTP có xu hướng giảm dần qua các năm do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của vốn chủ. Trong khi đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả giúp chỉ số này của NTP năm 2014 (24.2%) bắt đầu vượt nhẹ BMP (23.5%) sau khi luôn thấp hơn BMP ở các năm trước đó. Cho dù vậy, ROE của cả BMP và NTP luôn giữ ở mức cao so với mặt bằng ngành nhựa nói riêng và thị trường nói chung.

 

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH GIẢM DẦN

Và vì chỉ giữ tiền, không tái đầu tư dẫn tới giá trị còn lại của tài sản cố định giảm dần. Trái ngược hoàn toàn với NTP khi giá trị tài sản của công ty này liên tục tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Tuy nhiên bù lại, hiệu suất sử dụng tài sản của BMP lại tăng dần do nhiều tài sản đã được khấu hao hết nhưng vẫn tạo ra giá trị kinh tế, trong khi các tài sản mới của NTP vẫn chưa đem lại giá trị tương xứng.

KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2015 THẬN TRỌNG

Quý 3.2015 dự kiến nhà máy mới bắt đầu cho ra 5 nghìn sản phẩm đầu tiên, vừa bù đắp lượng thiếu hụt để đi tới chạy hết công suất ở các nhà máy. Trên cơ sở đó kế hoạch sơ bộ về doanh thu trong năm 2015 đại diện công ty cho biết khoảng 2,600 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với năm 2014.

Cũng theo đại diện công ty cho biết giá nguyên liệu tháng 2.2015 đã được các nhà cung cấp báo tăng trở lại và công ty cũng dự báo dựa trên cơ sở giá nguyên liệu trong năm 2015 sẽ tăng nhẹ 3% so với năm 2014. Cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn do vậy chi phí hoạt động cũng sẽ tiếp tục tăng (chính sách giữ khách hàng, khỏi động lại chương trình chống hàng giả …)

Công ty sẽ đầu tư 300 tỷ đồng cho nhà máy mới tại Long An (160 tỷ cho nhà máy, 140 tỷ cho máy móc) và chi phí cho nhân công sẽ tăng thêm khoảng 10% trong khi giá trị đầu tư chưa sinh lợi. Do vậy, lợi nhuận trước thuế kế hoạch công ty chỉ đặt ra khoảng 480 tỷ đồng, xấp xỉ thực hiện của năm 2014.

Cổ tức bằng tiền mặt năm 2014 sẽ tăng thêm 15% lên 35% (kế hoạch 20%), trong năm công ty đã chia 10% như vậy cổ tức còn lại là 25% cho năm 2014.

Về vấn đề truy thu thuế, đại diện công ty cho biết công ty đã nhanh chóng nộp vào kho bạc gần 80 tỷ đồng cuối quý 4. Và cục thuế đã tới công ty làm việc với đề nghị trả lại khoản tiền tương ứng mức cổ tức của SCIC đã chi trong năm 2009 – 2010? (khoảng 29 tỷ đồng). Tuy nhiên BMP chưa đồng ý với cách giải quyết trên vì mong muốn lấy lại tối thiểu 50% số tiền đã nộp. Sự việc vẫn chưa ngã ngũ và có lẽ sẽ tiếp tục kéo dài.

Khoản nợ khó đòi 35 tỷ đồng từ Nhựa  Đức Thành đã được công ty trích lập dự phòng toàn bộ trong năm 2014.

DỰ PHÓNG KQKD NĂM 2015

Chúng tôi đánh giá năm 2015 giá nguyên vật liệu sẽ tiếp tục có những chuyển biến tích cực nhờ ảnh hưởng trễ từ việc giá dầu giảm, qua đó biên lãi gộp của công ty sẽ có những cải thiện tốt hơn.

Tuy nhiên, khó khăn cũng sẽ luôn hiện hữu bởi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn từ các doanh nghiệp cùng ngành. Từ đó chúng tôi cho rằng sản lượng bán ra sẽ chỉ tăng thêm khoảng 3,500 tấn, giá bán cũng sẽ được công ty duy trì để giữ khách hàng, chi phí hoạt động sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là chi phí bán hàng.

Qua đó chúng tôi dự phóng doanh thu thuần cả năm 2015 sẽ khoảng 2,609 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 434.6 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 8% và 15.3% so với cùng kỳ. EPS forward cho 2015 đạt 9,550 đồng, tăng trưởng 15.3% so với năm 2014.

 

ĐỊNH GIÁ

Sử dụng phương pháp định giá FCFF, với giả định tăng trưởng trong vô hạn là 5%/năm, tỷ suất lãi gộp vô hạn 25%, WACC 14.5%… giá trị của BMP sẽ là 94,000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 15% so với giá đóng của ngày 06/03/2015.

Nếu so sánh tương quan định giá với các doanh nghiệp trong khu vực, BMP có mức định giá P/E tương đối hấp dẫn, khi P/E hiện tại chỉ là 9.65 lần, khá thấp so với các công ty khác.

 

Bài liên quan:

 

 

Nguồn: Nguyễn Ngọc Thành, Analyst, VFS Research

Tags:

Stocks

BMP Họp nhà đầu tư định kỳ quý 4/2014

by finandlife11/02/2015 16:41

Tổng quan

Năm 2014, BMP trải qua sự cạnh tranh gay gắt cả về giá bán và thị trường đối với các đối thủ trong ngành. Trước những diễn biến tích cực hơn trong sức mua những tháng cuối năm cùng với thương hiệu uy tín, BMP đã có mức tăng trưởng doanh thu khá 22.2% trong Q4 và 15.7% trong cả năm 2014. Tuy nhiên năm 2014, giả cả nguyên vật liệu đầu vào của BMP không hưởng lợi nhiều từ việc giá dầu giảm, trong khi chi phí tăng cao, nộp khoản truy thu thuế, cạnh tranh vẫn gay gắt, lợi nhuận BMP ước tính chỉ tăng 2% trong năm 2014 với EPS vào khoảng 8,290 đồng/cp. Dự kiến kế hoạch 2015 trình ĐHCĐ sắp tới, lợi nhuận mục tiêu vẫn tương đương 2014.

Kết quả kinh doanh Q4 và 2014

Bảng uớc tính KQKD Q4/2014 và hợp nhất năm 2014 (Nguồn: BMP)

Đơn vị: tỷ đồng

Q4/2014

+/- yoy

2014

+/- yoy

% KH

Doanh thu thuần

655

+22.2%

2,416

+15.7%

110%

Lợi nhuận trước thuế

137

+13.8%

481

-3.6%

96%

Lợi nhuận sau thuế

106

+17.1%

377

+1.9%

 

§  Lĩnh vực xây dựng và BĐS có dấu hiệu phục hồi, sức mua cải thiện thời điểm cuối năm giúp doanh thu đạt mức tăng 22.2% trong Q4 và 15.7% cho cả năm. Sản lượng bán ra đạt 58,000 tấn (tăng khoảng 27% so với 2013).

§  Giá nguyên vật liệu đầu vào chưa hưởng lợi nhiều trước sự sụt giảm mạnh của giá xăng dầu. Đầu Q4, giá PVC & HDPE thế giới bắt đầu giảm mạnh (giảm lần lượt 21% và 17% trong Q4). Trữ lượng nguyên vật liệu trong kho của BMP từ 1 đến 2 tháng nên nguyên liệu sản xuất trong tháng 10 và 11 vẫn còn là nguyên liệu mua từ tháng 9 nên không giảm nhiều. Tính chung cả năm 2014, giá nguyên vật liệu đã tăng 4.8% so với năm trước.

§  Giá bán đầu ra của BMP trong Q4 không thay đổi nhiều đối với hầu hết các loại sản phẩm.

§  LNTT 2014 giảm 3.6% so với cùng kỳ do (1) chi phí nguyên vật liệu tăng 4.8%; (2) gia tăng doanh thu từ phân khúc dự án (phân khúc này chiếm 10% doanh thu với biên lợi nhuận thấp hơn do mức chiết khấu cao gần gấp đôi so với dân dụng); (3) chi phí bán hàng tăng do đẩy mạnh công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng; (4) tăng chi phí quản lý doanh nghiệp khi phải trích lập dự phòng khoản nợ khó đòi đối với Nhựa Đức Thành lên đến 35 tỷ; (5) thu nhập tài chính giảm do lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm.

§  Tuy nhiên LNST 2014 tăng 1.9% so với cùng kỳ nhờ chính sách thuế TNDN giảm từ 25% xuống 22% trong năm. Biên LNST vào khoảng 15.6% (năm 2013 là 17.7%).

Năm 2015 vẫn nhiều thách thức

BMP nhận định năm 2015 vẫn còn nhiều khó khăn, theo đó mục tiêu doanh thu tăng 8% nhưng lợi nhuận không tăng trưởng, tương ứng doanh thu đạt 2,600 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 480 tỷ đồng. EPS 2015 ở mức 8,290 đồng/cp. Nguyên nhân:

§  Nhà cung ứng đang tăng giá nguyên vật liệu trở lại. Trong Q1/2015, BMP được hưởng lợi giá nguyên vật liệu giảm khoảng 10% từ trữ lượng nguyên vật liệu giá rẻ trước đó. Tuy nhiên đơn đặt hàng mua nguyên vật liệu sử dụng cho Q2 giá đã tăng trở lại (nguyên liệu sản xuất ống PVC tăng 3%, nguyên liệu sản xuất phụ tùng tăng 6%). Theo đó, BMP giả định kế hoạch lợi nhuận với giá nguên vật liệu tăng 3% trong năm 2015

§  Tăng chi phí lương cho công nhân do phải hoạt động tăng ca dịp Tết để khuyến khích khách hàng mua thời điểm này, giảm thiểu việc thiếu hàng do phần lớn khách mua hàng trong thời gian này.

§  Tăng chi đầu tư cho nhà máy 04 Long An và mua sắm thêm 9 máy móc thiết bị mới, tăng chi phí hoạt động do tuyển thêm nhân công (tăng khoảng 10%).

Nhà máy 4 tại Long An dự kiến hoạt động cuối Q3/2015, đầu tư giai đoạn 1 với tổng chi phí đầu tư nhà xưởng và mua sắm máy móc thiết bị khoảng 300 tỷ đồng. Công suất ban đầu có thể đạt 5,000 tấn/năm.

Về việc kiến nghị thu hồi khoản thuế truy thu đã nộp 75 tỷ đồng, ngày 20/11 Tổng cục thuế đã làm việc với BMP đề xuất phương án SCIC trả lại khoảng 29 tỷ tiền cổ tức đã nhận trong năm 2009-2010. Tuy nhiên BMP vẫn chưa quyết định và tiếp tục kiến nghị tiếp phương án hợp lý hơn.

Về cổ tức: Trước việc dòng tiền vẫn tương đối dồi dào, lãnh đạo BMP đề xuất tăng mức cổ tức năm 2014 lên 35% (kế hoạch là 25%) và sẽ trình ĐHCĐ thời gian sắp tới.

Khuyến nghị

Nhựa Bình Minh là một trong những doanh nghiệp nhựa hàng đầu Việt Nam và chiếm giữ uy tín lớn trong lòng khách hàng. Trước những sức ép trong năm 2015 đến từ sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các đối thủ truyền thống cũng như đối thủ mới gia nhập như HSG (tham gia thị trường ống nhựa với lợi thế tận dụng hệ thống đại lý sẵn có từ mảng thép), việc lựa chọn giải pháp nâng tầm thương hiệu, cải thiện chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng sẽ là bước đi giúp BMP có thể giữ vững và gia tăng thị phần. Tuy nhiên sẽ là nhiều thách thức cho BMP khi chi phí gia tăng cao, trong khi giá trị đầu tư chưa sinh lợi như kỳ vọng.... Với mức giá hiện tại của BMP vào khoảng 80,000 đồng/cp, chúng tôi cho rằng không còn quá hấp dẫn. NĐT dài hạn có thể tận dụng những biến động trên thị trường để tích lũy cổ phiếu ở mặt bằng giá thấp, có biên an toàn cao hơn.

Analyst Thủy, VFS Research.

Tags:

Stocks

BMP|Buổi họp mặt các quỹ đầu tư định kỳ quý 2/2014

by finandlife05/09/2014 14:15

Thời gian: 2h08 ngày 25/07/2014

Thông thường: 20-25/7

BMP thành lập phòng mới Ban Quan Hệ cổ đông

Người công bố thông tin:

Thành viên hội đồng quản trị, Công bố thông tin, Phó TGĐ Kinh doanh Nguyễn Thị Kim Yến.

--------------------------------------

Kết quả kinh doanh quý 2:

Chưa có kết quả quyết toán quý 2.

Theo Bà Yến:

Doanh thu tăng 9.2% so với cùng kỳ.

Doanh thu thuần tăng 8.6% so với cùng kỳ.

Xấp xỉ đạt 52% kế hoạch năm (1142-1148 tỷ đồng).

Sản lượng tiêu thụ tăng nhẹ 3%

          Sản lượng tăng chậm, doanh thu tăng nhanh do giá nguyên liệu tăng.

          Chưa đạt được kế hoạch 50%, sáu tháng đầu năm vướng tết tây và tết ta.

Cập nhật KQKD quý 2 (Mr Thành): Doanh thu thuần (DTT) riêng Q2/2014 đạt 618.5 tỷ đồng, tăng trưởng 4.1% so với cùng kỳ năm trước cho thấy triển vọng bán hàng của cty vẫn tiếp tục khả quan. Mặc dù vậy, giá hàng bán không theo kịp với tốc độ tăng của giá  nguyên liệu đầu vào khiến biên lãi gộp giảm nhẹ. Thêm vào đó là các chi phí khác  đều tăng khiến lợi nhuận sau thuế (LNST) chỉ đạt 107.2 tỷ đồng, giảm 7.7% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, DTT đạt gần 1,120 tỷ đồng, tăng trưởng 8.8% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành hơn 50% kế hoạch năm. LNST đạt 190.7 tỷ đồng giảm 2.7% so với cùng kỳ, hoàn thành hơn 50% kế hoạch năm.

Lợi nhuận kế hoạch 500 tỷ, hết tháng 6 chỉ đạt 245 tỷ.

          Kém hơn năm ngoái là 249 tỷ cùng kỳ.

          Đây là vấn đề đáng lo ngại vì 6 tháng cuối năm kết toán nhiều chi phí hơn,

          Sản lượng tiêu thu sáu tháng đầu năm chưa đạt mục tiêu.

Kinh nghiệm: Sáu tháng cuối năm bán nhiều hàng hơn nhưng có rất nhiều chi phí bao gồm: Chăm sóc cho khách hàng, những chí phí giải ngân về đầu tư trang thiết bị.

Giá nguyên liệu 6 tháng đầu năm tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

          Do giá xăng, dầu tăng

          Chính sách tải trọng, trạm cân. Nhà xe đình công không chạy.

ð  Giá tăng 10-15% trên giá vận chuyển.

          Gần 20 ngày không chở hàng được vào miền trung.

ð  Thành lập đội xe 15-20 xe tải, tài xế không phải điều khó với Bình Minh.

Hoàn toàn chủ động chở hàng đi. Ngày 24/7 họp tổng giám đốc đã được nêu lên.

Cũng có thể là hiện thực trong tương lai.

Vấn đề cạnh tranh

          Chính sách đại hội cổ đông thông qua 6 tháng đầu năm của Nhựa Tiền Phong là chính sách bán phá giá. Ảnh hưởng hầu hết các doanh nghiệp ở phía Bắc.

          Nhựa Tiền Phong tăng chiết khấu lên gần gấp đôi ở cả Bắc và Nam => nhựa BMP ở Miền Bắc có một khoảng thời gian trùm mền đóng cửa lại. Không chạy đua.

          SCIC thông qua kế hoạch nhựa Tiền Phong thấp hơn, trong khi nhựa Bình Minh kế hoạch phải cao hơn vì lý lẻ giá Bình Minh cao hơn, cần duy trì điều đó trong mắt của nhà đầu tư. Theo bà Yến là rất cảm tính.

          Quan điểm về cạnh tranh của Bình Minh xuyên suốt: Không bán bằng bất cứ giá nào!

          Bình Minh tiết kiệm từng đồng chi phí, mời họp, trụ sở …vv

Năm nay lợi nhuận dự kiến đạt khoảng 300 tỷ.

Cơ cấu doanh thu:

          Không có cơ cấu rạch ròi, chỉ có phân loại theo hình thức bán hàng

                   Hệ thống phân phối (90%)

                   Công ty, công trình mà BMP tham gia. Chủ yếu các đơn vị cấp thoát nước. (10%)

                   Bán lẻ (hiện nay hầu như không)

Thông tin thêm:

Hiện nay cả nước có gần 1300 của hàng. Trong đó 60% - 70% lượng hàng từ phân phối tập trung vào 15 cửa hàng lớn.

BMP không dựa vào một vài cửa hàng lớn. Trong quá khứ kiểm tra thử một trường hợp cửa hàng lớn nhất vỡ nợ 35 tỷ (2013), các cửa hàng khác đã nhanh chống lấp đầy thị phần cũ.

Hệ thống phân phối của BMP được đánh giá là chất, lượng và trung thành. Đó cũng là chính sách công ty hướng tới.

Doanh thu dự án trong cơ cấu năm nay cao hơn năm trước vì HTPP không thâm nhập được các dự án với ông PVC > 500, PVE > 700 trở lên. BMP trực tiếp thâm nhập.

Do lãnh đạo BMP nằm trong các hiệp hội cung cấp nước, tiếp cận các dự án dễ dàng hơn. Và các dự án cũng muốn lấy hàng trực tiếp.

Cơ cấu các chi phí

          Nguyên liệu chiếm 80% chi phí.

          Cơ cấu nguyên liệu ổn định qua khác năm.

Chi phí tổ chức hội nghị với hơn 1100 hệ thống đại lý tại Singapor sẽ được quyết toán vào chi phí bán hàng quý 3/2014.

          Phương thức nguyên liệu là giao ngay, hợp đồng tháng này thì giao hàng vào tháng sau.

Hiện giá nguyên liệu đang có tín hiệu giảm, giá nguyên vật liệu tháng 7 (giao hàng trong tháng 8) đã được ký và giá giảm 0.x %.

Quý 1 có một khoản vay 40 tỷ, trước không có. Đó không phải khoản vay mà là tiền ứng trước của cửa hàng. Công ty trả lãi theo lãi suất bằng 1.1 x lãi suất NH Công Thương Việt Nam.

Tình hình phía bắc

            Cán bộ:

            Đến cuối năm 2014 rút hết cán bộ biệt phái. Hiện đang đào tạo 1 giám đốc tập sự.

Sắp điều bà Yến ra Bắc với hi vọng đóng góp được kinh nghiệm kinh doanh tích lũy bao năm ở phía Nam. Tổng giám đốc quay về để phụ trách dự án tại Long An.

Từ trưởng phòng trở xuống là người phía Bắc.

Kinh doanh:

Có nhiều khó khăn và khác biệt về văn hóa khách hàng, văn hóa trong phân phối.

BMP phía bắc hiện có 300 cửa hàng, nhưng chủ yếu doanh thu từ dự án.

Vấn đề về thuế:

            Đã đạt được thỏa thuận về số tiền phạt giữa hai bên.

BMP đang giữ công văn của cục thuế chứng minh BMP đã tuân theo cục thuế, do đó BMP vẫn tiếp tục kiến nghị.

          Năm nay vẫn treo hoạch toán.

Tình hình sản xuất hiện tại:

            Công suất:

                      Dây chuyền 1: UPVC đường kính 21-90                 300 kg/giờ

                   Dây chuyền 2: UPVC đường kính 60 - 114   500 kg/giờ

                   Dây chuyền 3: UPVC đường kính 110 – 125 800 kg/giờ

                   Dây chuyền 4: PE     đường kính 20 – 63    250 kg/giờ

          Đã và đang chạy hết công suất, 24/24h.

          30/4 và 1/5 vẫn sản xuất bình thường.

          Tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm là cung không đủ cầu. Lãnh đạo đã phải xin lỗi hệ thống phân phối tại hội nghị BMP và hệ thống phân phối.

          Xướng hết chỗ đặt máy, một máy mới thì phải đẩy một máy cũ.
          Dự trữ thành phẩm chỉ đạt 2 ngày, trong khi mục tiêu 2 tháng.

          Chậm trễ 4 máy, kế hoạch về cuối quý 1/2014 tuy nhiên không về được. Hiện nay đang rải rác về, còn 1 máy cuối đang trên đường về. Theo kế hoạch nếu 4 máy về kịp thì không có thiếu hàng 6 tháng đầu năm.

Tiến độ nhà máy ở Long An:

            Hiện nay mới thành lập Ban quản lý dự án Long An.

Toàn bộ vốn tự có.

          Tổng diện tích là 160.000 mét vuông. Tiến độ dự án sắp tới là 20.000 mét vuông.

Trước mắt sẽ làm nhà kho, lắp đặt dần máy sản xuất với tiêu chí: xây dựng lên, hoạt động, và bán được hàng và thu hồi liền. Không tăng công suất đột biến.

Mục tiêu tăng từ 5-7% công suất mỗi năm và đảm bảo được 20% công suất dự trữ.

Dự kiến tháng 6/2015 hoàn thành.

          Xây dựng nhà máy trong tình hình hiện tại vì:

Sáu tháng đầu năm, doanh thu tăng 9% trong khi sản lượng tiêu thụ chỉ tăng 3%. BMP đang thiếu hàng.

Hiện tại cung không đủ cầu, để không còn chỗ cho những doanh nghiệp khác nhảy vào. BMP phải tăng công suất.

Bài liên quan:

BMP - Đánh giá vụ truy thu thuế

 

Nguồn: Mr Khánh, VFS Research

Tags:

Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu