Bức thư của Abraham Lincoln gửi thầy giáo của con trai

by finandlife21/06/2013 10:28

 

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ ghét bỏ ta thì ta lại có một người bạn.

Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đô la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố.

§  Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.

§  Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất.

§  Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách, nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ duy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.

§  Xin thầy dạy cho cháu biết rằng thà bị điểm kém vẫn hơn là gian lận trong thi cử.

§  Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm.

§  Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo.

§  Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi biết tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

§  Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp.

§  Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã.

§  Xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.

§  Xin hãy dạy cho cháu biết giúp đỡ những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

§  Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

§  Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào thét, và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng.

§  Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện được một con người cứng rắn.

§  Xin hãy giúp cháu có được sự dũng cảm để không dung thứ sự sai trái, và giúp cho cháu có được sự bền chí để là người dũng cảm. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân mình, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn. (ST)

Tags:

StoriesofLife

Đồng quan điểm với Mutual Fund Elite.

by finandlife20/06/2013 13:45

Đây là một quỹ mới vào VN thời gian gần đây. Điểm nổi bậc và khác biệt của quỹ này là nhắm vào những cổ phiếu hạng trung và hạng nhỏ tại những quốc gia đang phát triển ở Châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Chiến lược đầu tư của quỹ này rất phù hợp với phong cách đầu tư của người viết.

        Đầu tư vào những cổ phiếu đang bị định giá thấp

        Đầu tư vào những cổ phiếu có EPS tăng trưởng, cổ tức okie

      Quỹ cũng chú trọng việc company visit và liên lạc định kỳ với lãnh đạo những doanh nghiệp mà quỹ đầu tư vào.

       Quyết định đầu tư của quỹ là phụ thuộc vào công tác nghiên cứu và phân tích của chính bản thân quỹ

        Và quỹ chỉ đầu tư bằng cách mua cổ phiếu và chờ cổ phiếu đó tăng giá để sinh lời chứ không bán khống…

Quỹ Mutual Fund Elite do PYN Fund Management huy động và Fund Manager là Petri Deryng.

Theo danh sách xếp hạng 20 quỹ có tỷ suất sinh lời cao nhất của Morningstar vào ngày 24/04/2011 thì trong 9300 quỹ, PYN Elite Fund có mức sinh lời cao thứ nhì (18.25%/năm) sau The Nile Growth Company (19.01%).

Nếu nhìn vào biến động của fund và index thì dường như Elite khá rủi ro, khi thị trường giảm sẽ giảm mạnh hơn thị trường và khi thị trường tăng sẽ tăng mạnh hơn thị trường.

 

Nhưng Elite đã chứng minh được chiến lược đầu tư đúng đắn của mình vì từ lúc quỹ được thành lập (1999) đến nay, Elite Fund đã tăng trưởng hơn 11 lần, trong khi đó, thị trường Thái Lan chỉ tăng hơn 200%.

 

Quá tuyệt để gởi gắm tiền bạc của mình vào đó, đúng không ạ?

Vào Việt Nam, Elite Fund chủ yếu đầu tư vào những công ty nhỏ và vừa. Hầu hết những cổ phiếu này đều có nền tảng cơ bản tốt, và là những khuyến nghị đầu tư dài hạn xuyên suốt của nhiều công ty chứng khoán nhiều năm qua.

STT

Mã CK

Mua thêm T5/13

Tỷ lệ SH

Finandlife Rating (star)

1

DQC

 

5.06%

5

2

DVP

 

5.00%

5

3

DXP

 

9.90%

5

4

EBS

 

10.42%

5

5

HTV

 

5.20%

5

6

KDH

445,820

6.05%

2

7

LIX

41,750

5.18%

5

8

SED

80,000

8.08%

5

9

SJD

2,220,300

7.58%

5

10

TCT

 

9.21%

5

11

TTF

 

6.43%

3

12

VPK

 

9.07%

5

Quan điểm của finandlife, chỉ có TTF và KDH là không đồng quan điểm, những cổ phiếu khác đều đáng để đầu tư.

Quyết định vào VN của Elite Fund là vì VN đang bị định giá thấp “PYN Elite fund manager Petri Deryng said: “Having realised substantial gains from our Thai holdings, we have utilised this opportunity to move funds from Thailand into other undervalued markets such as China and Vietnam”.

“As Vietnam's stock exchange is trading below historical average valuations and Thailand above them, it’s clear that the Vietnamese market has a more attractive growth potential."

Hiện tại, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong tổng danh mục của Elite Fund là 29%.

 

Cuối cùng, tôi rất thích chiến lược đầu tư của Elite Fund, nó dường như rất phù hợp với cách suy nghĩ của tôi. Hi vọng, Elite Fund sẽ tiếp tục thắng ở thị trường VN như Thái Lan trước đó.

------------------

Cập nhật quý 1/2015

Tham khảo thêm ở đây

 Nguồn: finandlife

Tags:

Economics | StockAdvisory

ETFs Review 17/06/2013

by finandlife17/06/2013 10:51

Sau bài viết ETFs Training 02/06/2013, khá nhiều bạn bè quan tâm đến kết quả review đợt này. 

Sau khi có được các thông báo chính thức từ các ETFs, finandlife gởi đến các bạn kết quả chi tiết mua bán như sau:

Việc test mua vào ITA giá 7.7 vào ngày 05/06/2013, đến nay coi như đã có lãi (hiện tại giá của ITA là 8.1, tương đương lãi 5.2%). Một con số không thật sự ấn tượng, nhưng dù sao cũng chứng tỏ 1 điều “mô hình phán đoán động thái của ETFs vẫn còn có thể kiếm ăn được".

(Lưu ý: FTSE chính thức mua vào và bán ra cổ phiếu trong 2 tuần sau khi công bố kết quả review, tức từ ngày 10/06/2013 đến ngày 21/06/2013; VNM chính thức mua vào và bán ra cổ phiếu trong 2 tuần sau khi công bố kết quả review, tức từ ngày 17/06/2013 đến ngày 21/06/2013; nhớ động thái và đặc trưng mua bán của 2 quỹ trên như trong bài viết hôm trước nhé!).

Enjoy… 

Nguồn: Đức, Thành, VFS|finandlife

Tags:

StockAdvisory

Kinh nghiệm vượt thu nhập trung bình...

by finandlife15/06/2013 11:10

Nếu xếp hạng các quốc gia dựa trên thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita) thì những quốc gia có thu nhập cao có mức thu nhập bình quân đầu người từ 13k USD/năm trở lên, những quốc gia có thu nhập thấp có thu nhập bình quân đầu người dưới 3k USD/năm, những quốc gia còn lại có thu nhập trung bình.

Bẫy thu nhập trung bình dùng để ám chỉ những quốc gia đã tăng trưởng từ mức thu nhập thấp lên trung bình, nhưng mãi không tài nào lên nổi những quốc gia có thu nhập cao.

Trên biểu đồ ta thấy, Hàn Quốc Và Đài Loan vượt qua giai đoạn thu nhập trung bình để điền tên mình vào những quốc gia có thu nhập cao vì họ đã chuyển sang sản xuất các hàng hóa tinh vi thay vì chỉ đơn giản là gia công cho nước ngoài. Trong khi đó, các anh bạn Mỹ Latin mãi không thoát ra được, vì nền giáo dục nghèo nàn và phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu hàng hóa.

Để hiểu thêm về cơ chế hoạt động của Bẫy thu nhập trung bình, xem hình bên dưới:

VN vẫn còn là nước thu nhập thấp, theo IMF, GDP per capita VN năm 2012 chỉ là 1,528 USD, còn nếu tinh theo PPP thì được 3,434.97 USD.

 

Thật thảm nhỉ? Nói gì thì nói cũng phải lạc quan 1 tí, cố gắng vực dậy tăng trưởng kinh tế, để lên thu nhập trung bình, rồi tính toán cách vượt middle income trap, để lên thu nhập cao nhé?

Nhìn lại thì thấy VN vẫn chủ yếu là gia công, tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ, xuất khẩu tài nguyên... mà có tăng trưởng kinh tế. Hàng hóa quốc gia không có mấy thương hiệu mạnh, kiểu này cũng căng! Đợi tới lúc VN thành nước thu nhập cao chắc bạc tóc mất. Vậy có cách nào để cá nhân vượt lên, không phải “nước nổi thuyền nổi” không? Những quốc gia thành công khi vượt thu nhập trung bình nhờ họ phát triển công nghệ, nâng cao tính chuyên biệt, và cạnh tranh của sản phẩm, cá nhân con người chắc cũng phải vậy mới hi vọng được J. 

Nguồn: finandlife|businessweek|IMF|Worldbank

Tags:

Economics

Câu chuyện chính sách và thực trạng kinh tế

by finandlife13/06/2013 16:11

(Một version khác trên thời báo kinh tế Sài Gòn sáng 13/06/2013). Quốc hội đang thảo luận về tính cấp bách của các chương trình giải cứu doanh nghiệp và kích cầu, nhưng bằng những cách nào và tác động của những biện pháp này ra sao, là Câu chuyện chính sách và thực trạng kinh tế.

 

 

Rất nhiều đại biểu quốc hội phân tích tính cấp bách của chương trình giải cứu doanh nghiệp, kích cầu kinh tế. Điều này hợp lý thôi, nhưng làm bằng cách nào? Hiện, chính sách tiền tệ không còn nhiều dư địa, khi lãi suất đã được giảm về mức rất thấp nhưng tín dụng vẫn bí lối ra, kinh tế vẫn chưa thể đi lên. Do vậy, để vực dậy kinh tế, Chính phủ buộc phải trông đợi vào chính sách tài khóa. Theo đó, hoạt động đầu tư công sẽ được đẩy mạnh, đồng thời, các biện pháp cắt giảm thuế sẽ được xem xét.

Hiện, Chính phủ cũng đã có những hành động cụ thể cho chương trình mở rộng tài khóa như thành lập công ty xử lý nợ xấu VAMC, tung ra gói tín dụng 30 ngàn tỷ đồng hỗ trợ mua nhà cho người thu nhập thấp. Ngoài ra, một số dự án hạ tầng trọng điểm cũng khởi động trở lại. Bên cạnh đó, động thái giảm thuế cũng đã được bàn luận và theo Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 nhiều khả năng sẽ được giảm thấp hơn mức 25% hiện tại.

Với các biện pháp nới lỏng tài khóa này, kinh tế Việt Nam sẽ diễn biến thế nào?

Theo lý thiết, việc tăng cường chi tiêu chính phủ và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ làm tổng cầu nền kinh tế xã hội tăng lên (đường tổng cầu dịch chuyển sang phải). Và do vậy, nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế sẽ được cải thiện.

Nhưng tiền ở đâu ra để Chính phủ có thể thực hiện các giải pháp nởi rộng tài khóa của mình? Với Việt Nam hiện nay, 2 khả năng cao nhất là in thêm tiền và phát hành trái phiếu chính phủ. Việc in tiền rất cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, bài học năm 2009 vẫn còn đó, do vậy nếu có sử dụng biện pháp này thì mức độ sẽ không quá lớn. Phát hành trái phiếu chính phủ thực chất là việc vay nợ trong dân, ưu điểm của giải pháp này là không tạo áp lực lớn lên lạm phát, do vậy khả năng này là cao nhất.

Hiện mặt bằng lãi suất đang khá thấp, việc phát hành trái phiếu tương đối thuận lợi, nhưng nếu lạm dụng phương pháp này có thể sẽ đẩy mặt bằng lãi suất tăng lên.

Mặt bằng lãi suất hiện nay thấp là vì đâu? Lãi suất thấp là nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng thời gian qua cùng với sức cầu yếu dẫn đến khả năng hấp thụ vốn trong nền kinh tế không tốt. Trong năm 2012, tăng trưởng huy động và tổng phương tiện thanh toán đạt đến 20%, trong khi đó tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 6.5%; bốn tháng đầu năm 2013, tăng trưởng huy động đạt 5.34%, trong khi đó tăng trưởng tín dụng cũng chỉ đạt 1.4%. Dường như có một nghịch lý ở đây. Lãi suất cao dẫn đến cầu đầu tư suy giảm là hợp lý, nhưng tại sao lãi suất đang thấp mà cầu đầu tư vẫn không tăng? Đây là hệ quả của thời kỳ lãi suất cao trước đó, và khi lãi suất quay lại mức thấp thì doanh nghiệp chưa chuẩn bị kịp phương án sản xuất, tư liệu sản xuất, thêm vào đó, tổng cầu kinh tế đang yếu (đơn hàng xuất khẩu theo báo cáo PMI của HSBC có xu hướng giảm thời gian qua, mà theo tổ chức này, đến năm 2014, xuất khẩu đóng góp 90% GDP của Việt Nam) nên dẫn đến cầu đầu tư không theo kịp. Ngoài ra, một hướng giải thích khác cũng cần lưu ý. Đóng góp của lĩnh vực bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng vào nền kinh tế quá lớn, theo thống kê trên 2 sàn niêm yết, các công ty trong lĩnh vực này chiếm đến 40% tổng tài sản của toàn bộ doanh nghiệp niêm yết, một tỷ trọng khá lớn. Tình trạng đóng băng bất động sản thời gian qua rất có thể dẫn đến sự đình trệ của cả nền kinh tế, do vậy, lãi suất hiện nay tuy có giảm xuống so với trước kia nhưng quá trình “devalue” giá bất động sản chưa diễn ra xong dẫn đến cầu đầu tư vẫn chưa thể tăng lên ngay được.

Nếu đã xác định ảnh hưởng của lĩnh vực bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng là lớn trong nền kinh tế thì con đường “ưu tiên giải cứu bất động sản” của Chính phủ dường như rất có lý. Việc tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Chính phủ và gói hỗ trợ thị trường bất động sản kỳ vọng sẽ phần nào giúp các doanh nghiệp giải phóng hàng tồn, kích thích sản xuất trở lại. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tăng trưởng hàng tồn kho tháng 5/2013 chỉ ở mức 13% so với cùng kỳ năm trước (thời điểm này năm trước, con số này lớn hơn 30%). Do vậy, bài toán tồn kho sẽ không quá nan giải nếu Chính phủ “bung vốn” đúng lúc và đúng chỗ.

Nhưng làm như vậy liệu có xảy ra hiệu ứng lấn át (crowding out effect)?

Theo ADB, đến cuối tháng 03/2013, Việt Nam là quốc gia trong khu vực có tốc độ tăng trưởng của thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp nhà nước cao nhất (64.6%) trong khi đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp lại giảm 47.2%. Điều này cho thấy, hoạt động mở rộng vay nợ của Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu có xu hướng ngày càng lớn, trong khi đó, nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân lại suy giảm nghiêm trọng. Đây là biểu hiện của hiệu ứng lấn át đầu tư khu vực công đối với khu vực tư nhân.

Hiệu ứng lấn át thường là hệ quả của chính sách mà chính phủ áp dụng để vượt qua thời kỳ suy thoái. Để vực dậy tăng trưởng, chính phủ tăng cường sử dụng tài khóa bằng cách tăng chi tiêu công, giảm thuế cho doanh nghiệp. Chi tiêu công tăng trong khi đó nguồn thu ngân sách lại giảm đi do tiền thu thuế giảm, dẫn đến việc phát hành trái phiếu để tài trợ. Nhu cầu chi tiêu quá lớn của chính phủ dẫn đến nhu cầu vay cao đẩy lãi suất tăng lên. Lãi suất tăng lên, quay trở lại tác động đến nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp tư nhân, buộc họ giảm đầu tư, dẫn đến động lực tăng trưởng từ khối tư nhân trong tương lai sẽ giảm. Hệ quả là gì? Lãi suất tăng cao, doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn, tổng cầu suy giảm làm cho tăng trưởng GDP không ổn định về mặt dài hạn.

Nếu xác định có sự tồn tại của hiệu ứng lấn át, và hiệu ứng này có thể làm tốc độ tăng trưởng trong tương lai không ổn định, Chính phủ nên có hành động gì để làm giảm tác động tiêu cực không mong muốn?

Theo lý thiết, cần thiết phải gia tăng đầu tư công có kiểm soát và chọn lọc, trong khi đó vẫn phải ưu đãi và kích thích đầu tư với khối tư. Nói đến đầu tư công có hiệu quả, thì lại phải nói đến tiến trình tái cơ cấu thành phần kinh tế nhà nước, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn (ICOR), đây là bài toán tương đối lớn, và cần nhiều thời gian. Ngoài ra, Chính phủ có thể vừa gia tăng chi tiêu công, vừa kết hợp với in tiền. Đây là cách giúp tăng cung tiền để trung hòa nhu cầu vốn vay lớn thông qua trái phiếu chính phủ, nhằm giảm áp lực gia tăng lãi suất giúp doanh nghiệp tư nhân có điều kiện tiếp cận nguồn vốn giá rẻ để tăng cầu đầu tư, cải thiện tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn. Tuy vậy, việc làm này, rất dễ tạo điều kiện cho lạm phát quay trở lại. Và nếu không khéo, chúng ta sẽ tiếp tục rơi vào vòng lẩn quẩn “lạm phát, suy thoái”.

Chính sách Chính phủ hiện nay dường như kết hợp cả 2 hướng được trình bày ở trên. Nếu xác định công cuộc phục hồi là gian nan, cần thời gian và xem thời điểm này là cơ hội để “đổi mới” thì chính sách đầu tư công hiệu quả, chọn lọc kết hợp với kích thích đầu tư tư nhân được ưu tiên. Còn nếu xác định kinh tế phải phục hồi nhanh, phải cứu lấy tăng trưởng ngay thì chi tiêu công kết hợp với in tiền sẽ được ưu tiên. Về dài hạn, dù chính sách có đi theo hướng nào đi nữa, nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ phải trải qua một quá trình khá dài nữa để vượt qua chính mình, và lấy lại đà tăng trưởng nhanh bền vững. Và động thái tài khóa sẽ là liều thuốc tốt trong trung hạn giúp giữ lửa thị trường, giữ lửa kinh tế, tạo không gian và thời gian để các thành phần kinh tế nhận ra giá trị thật trong đóng góp vào nền kinh tế, từ đó có sự chuyển đổi thích hợp nhằm tạo ra sự cân đối (giảm tỷ trọng ngành có liên quan đến bất động sản đến nền kinh tế), hướng đến sản xuất, nâng tính cạnh tranh hàng Việt trên trường thế giới. 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu