TPP và ngành đường Việt Nam

by finandlife20/12/2015 11:21

(TBKTSG) - Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không những không quá ảnh hưởng đến ngành đường Việt Nam mà còn mở ra cơ hội thâm nhập và xuất khẩu sang các nước có nền kinh tế phát triển với giá trị gia tăng cao hơn nhiều lần tại thị trường nội địa.

Một số ý kiến cho rằng ngành mía đường Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trước sản phẩm đường nhập khẩu từ Úc khi gia nhập TPP.

Biết mình biết người - tổng quan ngành đường Úc

Úc hiện là quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ ba thế giới với giá trị ngành công nghiệp sản xuất mía đường trị giá khoảng 2 tỉ đô la Mỹ/năm, mỗi năm chế biến bình quân khoảng 30-35 triệu tấn mía, tương đương sản xuất 4,3 đến 4,8 triệu tấn đường. Năm 2014, 70% sản lượng đường của Úc được xuất khẩu dưới dạng đường thô với kim ngạch 1,4 tỉ đô la Mỹ, trong đó khoảng 510 triệu đô la Mỹ đến các quốc gia thuộc TPP. Vụ mùa 2015-2016 sắp tới, Úc dự kiến sản xuất 4,8 triệu tấn đường và cung cấp cho thị trường thế giới 3,6 triệu tấn đường thô xuất khẩu.

Mặc dù là quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ ba thế giới với năng suất mía bình quân 84 tấn/héc ta (vụ 2014/2015) nhưng ngành mía đường Úc cũng đã và đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức rất lớn bởi sự sụt giảm mạnh về diện tích mía từ 531.000 héc ta (2001) đến nay chỉ còn 385.000 héc ta (2014/2015) và tình trạng thiếu hụt nguồn nước tưới ngày càng tăng. Bên cạnh đó, mức tiêu thụ đường bình quân đầu người đang sụt giảm từ mức 47,5 ki lô gam/người/năm xuống chỉ còn 42 ki lô gam/người/năm bởi sự gia tăng của các chất làm ngọt nhân tạo (HFS).

Nhu cầu đường nhập khẩu từ các quốc gia thành viên TPP xấp xỉ 9 triệu tấn/năm, hàng rào thuế quan sẽ từng bước được dỡ bỏ sẽ là cơ hội cho ngành đường Việt Nam, đặc biệt là đối với phân khúc sản phẩm đường phục vụ trực tiếp đến người tiêu dùng hoặc phân khúc thị trường ngách như đường hữu cơ sạch...

Trong bối cảnh giá đường liên tục sụt giảm trong năm năm qua, các nhà máy sản xuất đường Úc đang phải trải qua giai đoạn khó khăn khi biên lợi nhuận trước thuế (EBT) liên tục sụt giảm và chỉ ở mức khoảng 3-7%/năm; trong khi giá thu mua mía ngày càng có xu hướng tăng cao, bình quân khoảng 35-40 đô la Mỹ/tấn (Wilmar, 2015), làm suy giảm năng lực cạnh tranh ngành đường Úc.

Việt Nam không phải là thị trường mục tiêu của Úc

Theo cam kết trong TPP, Úc sẽ được bổ sung thêm hạn ngạch 65.000 tấn đường, đồng thời được phân bổ bổ sung 23% hạn ngạch nhập khẩu dự kiến hàng năm của thị trường Mỹ, tăng gấp hai lần so với năm 2014. Điều này giúp nâng tổng sản lượng có thể nhập vào thị trường Mỹ từ mức khoảng 107.000 tấn/năm hiện nay lên mức xấp xỉ 207.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, mức thuế suất 14 đô la Mỹ/tấn (TRQ) cũng sẽ được bãi bỏ, giúp ngành mía đường Úc gia tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu sang thị trường Mỹ với các đối thủ thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển như Brazil, Thái Lan hay Mexico. Dự kiến đến năm 2019, tổng sản lượng đường Úc có thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 400.000 tấn.

Hiện nay, mỗi năm thị trường Mỹ cần nhập khẩu khoảng bốn triệu tấn đường. Do đó, đây là một trong những thị trường tiềm năng đặc biệt lớn mà ngành đường Úc nhắm tới khi tham gia TPP, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ đang áp dụng các biện pháp rất chặt chẽ và tinh vi dưới nhiều hình thức trợ cấp khác nhau để bảo hộ ngành đường nội địa.

Ngoài ra, TPP mở ra những cơ hội rất lớn cho ngành đường Úc trong việc thâm nhập thị trường toàn cầu. Cụ thể: Nhật Bản, quốc gia nhập khẩu đường lớn thứ hai của Úc, cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp Úc đẩy mạnh lượng đường xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản so với giá trị 200 triệu đô la Mỹ trong năm 2014. Canada cam kết xóa bỏ thuế quan đối với đường tinh luyện (hiện 30,86 đô la Úc/tấn) trong vòng năm năm có hiệu lực của TPP, đồng thời xóa bỏ thuế đường thô nhập khẩu từ Úc. Peru loại bỏ thuế đối với sản phẩm đường thô nhập khẩu. Thị trường Chile mỗi năm nhập khẩu khoảng 500.000 tấn. Malaysia đồng ý tự do hóa cấp giấy phép cho các nhà bán sỉ cung cấp đường cho ngành thực phẩm và nước giải khát với nhu cầu mỗi năm nhập khẩu khoảng 1,3 triệu tấn đường thô để tinh luyện. New Zealand sẽ ngay lập tức xóa bỏ thuế quan, hiện ở mức 5%, đối với tất cả các sản phẩm đường và hầu hết các sản phẩm chứa đường (loại bỏ hoàn toàn trong năm năm).

TPP... tạo cơ hội cho ngành đường Việt Nam

Mặc dù là quốc gia xuất khẩu đường lớn nhất trong cộng đồng TPP, song so sánh với Thái Lan thì ngành mía đường Úc gần như không có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu sang thị trường Việt Nam. Thái Lan hoàn toàn có lợi thế về vị trí địa lý và giá mía nguyên liệu tại Thái Lan chỉ từ 30-35 đô la Mỹ/tấn trong khi tại Úc là 35-40 đô la Mỹ/tấn (và đang có xu hướng gia tăng, gây ảnh hưởng đến giá thành sản xuất).

Bên cạnh đó, theo cam kết TPP, sản lượng áp dụng tỷ lệ giảm dần thuế suất vẫn phải tuân thủ theo hạn ngạch tại WTO (VN22), theo đó đường nhập khẩu từ Úc vẫn phải chịu mức thuế suất:

Mức thuế suất này chỉ giảm dần về 0% trong vòng 11 năm (B11) từ khi TPP chính thức có hiệu lực.

Hơn nữa, theo cam kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Úc-New Zealand (tháng 3-2009), thuế nhập khẩu đường trong hạn mức từ Úc cũng chỉ giảm từ 40% (đường tinh luyện) và 30% (đường thô) về 0% từ năm 2020. Trong khi đó, theo cam kết của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) - bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2016, thuế suất nhập khẩu đường từ Thái Lan (trong hạn ngạch) chỉ 5% và giảm về mức 0% vào năm 2018 với sản lượng nhập khẩu không giới hạn.

Từ các phân tích trên cho thấy, Việt Nam không phải là thị trường tiềm năng mà ngành đường Úc nhắm đến khi gia nhập TPP và sản phẩm đường nhập khẩu từ Úc không phải nguy cơ đối với ngành mía đường Việt Nam. Mối lo ngại lớn nhất đối với ngành đường Việt Nam được xác định đến từ Thái Lan sau năm 2018.

Nhìn ở khía cạnh khác, các quốc gia thành viên TPP sẽ từng bước dỡ bỏ hàng rào thuế quan để sản phẩm đường từng bước được tự do lưu thông và đồng thời mở ra cơ hội cho các quốc gia xuất khẩu thâm nhập các thị trường cấp cao như Mỹ, Nhật Bản, Canada...

Theo cam kết TPP, Chính phủ Mỹ sẽ thiết lập hạn mức (TRQs) 86.300 tấn đối với sản phẩm đường và các sản phẩm chứa đường từ các quốc gia Úc, Canada, Việt Nam, Malaysia và Nhật Bản. Nhật Bản cũng sẽ giảm mức thuế cao áp dụng cho sản phẩm có độ ngọt cao (high polarity sugar), sẽ ngay lập tức loại bỏ thuế quan 9% đối với một số dòng sản phẩm và thuế quan còn lại sẽ dần được loại bỏ trong vòng 11 năm, đồng thời hầu hết các loại mật rỉ từ mía sẽ được loại bỏ ngay lập tức.

Việc nhu cầu đường nhập khẩu từ các quốc gia thành viên TPP lên đến xấp xỉ 9 triệu tấn/năm, cùng với việc hàng rào thuế quan sẽ từng bước được dỡ bỏ (mặc dù sẽ còn một số vướng mắc về tiêu chuẩn kỹ thuật tại các quốc gia) sẽ là cơ hội cho ngành đường Việt Nam thâm nhập thị trường các quốc gia phát triển theo các chế độ ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển. Đặc biệt là đối với phân khúc sản phẩm đường phục vụ trực tiếp đến người tiêu dùng, bởi hầu hết giá đường tiêu thụ nội địa tại các quốc gia hiện đang được trợ giá dưới nhiều hình thức và duy trì ở mức bình quân rất cao như: Mỹ 1,5 đô la Mỹ/ki lô gam, Nhật Bản 1,8 đô la Mỹ/ ki lô gam, Canada 1,4 đô la Mỹ/ki lô gam...

Đồng thời, cần xúc tiến công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm tìm kiếm phân khúc thị trường ngách mà ngành đường Việt Nam có lợi thế riêng để thâm nhập thị trường các nước. Ví dụ, sản phẩm đường hữu cơ sạch (organic sugar) hiện có giá trị gia tăng rất cao so với sản phẩm đường truyền thống (tại Mỹ có giá 5.5 đô la Mỹ/ki lô gam) hay như các sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị ngành đường: bio-plastic, hóa chất mỹ phẩm, men vi sinh chiết xuất từ mật rỉ...

 

Nguồn: Mr Fin, Nguyễn Quốc Huân, TBKTSG

Tags:

Economics

Câu chuyện cổ phiếu mía đường

by finandlife24/11/2015 16:12

Hiện có 8 doanh nghiệp kinh doanh mía đường đang niêm yết trên 2 sàn Hồ Chí Minh và sàn Hà Nội là BHS, SBT, NHS, LSS, SLS, SEC, KTS, HAG và 1 doanh nghiệp niêm yết trên sàn UPCOM là S33. Trong đó, nhà máy Mía Đường Gia Lai - SEC đã thuộc quyền sở hữu của Mía đường Thành Thành Công - SBT vào tháng 9/2015 và Mía đường Ninh hòa được sát nhập với Đường Biên Hòa vào cuối tháng10 vừa qua.

Tuy cùng hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh, nhưng các doanh nghiệp khác nhau sẽ có những câu chuyện khác nhau. Nếu như NHS và SEC có câu chuyện đẹp về kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán thì SBT, BHS, LSS là câu chuyện đường tinh luyện. Ngoài ra, các câu chuyện về đầu tư ngoài ngành, câu chuyện chi phí khấu hao ngất ngưỡng tại LSS, câu chuyện phân phối sản phẩm, câu chuyện pha loãng… góp phần tạo nên bức tranh đa chiều, qua đó, chúng tôi hi vọng cung cấp thêm thông tin phong phú và thú vị cho quyết định đầu tư của quý khách hàng.

Quy mô doanh nghiệp và suất đầu tư khác biệt

 

*Tổng tài sản đã được loại trừ các khoản đầu tư tài chính  

Trong các nhà máy hoạt động sản xuất  đường tại Việt Nam, LSS có vùng nguyên liệu lớn nhất cả nước, hơn 16,000 ha, trong khi SBT và BHS  là doanh nghiệp sản xuất đường lớn nhất khu vực trọng điểm Đông Nam Bộ với diện mía mùa vụ 2015/14 lần lượt là và 11,546 ha và 10,687 ha, đặc biệt là vùng nguyên liệu của 2 doanh nghiệp này sẽ được gia tăng trong mùa vùa vụ 2015/16 sau khi đã sát nhập với SEC (9,500 ha) và NHS ( 13,500 ha), nhỏ nhất là SLS và KTS với diện tích trồng mía chỉ đạt  4,500ha và 2,950ha. Riêng HAG, có nhà máy sản xuất đặt tại Lào, diện tích vùng nguyên liệu mùa vụ 2014/15 đạt được là 8000 ha.

Tuy nhiên, xét về hiệu quả sản xuất, các nhà máy có quy mô nhỏ lại hoạt động hiệu quả hơn. Theo tính toán, các nhà máy có diện tích vùng nguyên liệu lớn như BHS, SBT, LSS, NHS, gấp 2-3 lần diện tích của S33, SLS, KTS lại chỉ sản xuất được 200-500 tấn mía/tỷ đồng tài sản/năm, thấp hơn khoảng 2-4 lần sản lượng mía mà các nhà máy S33, SLS, KTS tạo ra.

Mở rộng đầu tư ngoài ngành

Hầu hết, các doanh nghiệp mía đường ở Việt Nam có doanh thu từ  kinh doanh đường chiếm từ 85%-90% tổng doanh thu, còn lại 10%-15% là doanh thu bán các phụ phẩm từ đường như mật rỉ, phân bón, sản xuất điện từ bã mía hay chế biến ethanol thực phẩm từ mật rỉ. Tuy nhiên, một vài doanh nghiệp bắt đầu có những hướng đi mới trong hoạt động kinh doanh, tiêu biểu là công ty Mía đường Thành Thành Công - SBT, lấn sân qua lĩnh vực bất động sản với dự án xây dựng Trung tâm thương mại Thành Thành Công Plaza (trước đây là Escape Bourbon Tây Ninh) với tổng diện tích sàn xây dựng 13,631 m2 bao gồm 1 hầm và 4 tầng, công trình có tổng vốn đầu tư được duyệt là 143 tỷ đồng hiện đã và đang hoàn thành giai đoạn 1 với giá trị đầu tư ước tính khoảng 108 tỷ đồng. Trong đó, tòa nhà công trình Sacombank đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, còn khu trung tâm thương mại sẽ được đưa vào khai thác và cho thuê từ tháng 5/2016. Bên cạnh đó, công ty Mía đường Lam Sơn đã đầu tư 21 tỷ đồng cho Dự án khu văn phòng làm việc tại Hà Nội, tuy nhiên dự án này đã dừng triển khai từ cuối năm 2014. Hiện nay, công ty đang đầu tư vào Dự án nhà máy gạch Tuynel Lam Sơn – Bá Thước và Dự án khu nông nghiệp ứng dụng công nhệ cao Lam Sơn, tới nay đã giải ngân lần lượt 38.8 tỷ đồng và 86,19 tỷ đồng. Khu nông nghiệp công nghệ cao trong tương lai sẽ là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất giống mía và một số cây lương thực, cây thực phẩm như rau, hoa, cây ăn quả, từ đó nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của Lam Sơn trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Khá nhiều dự án đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp mía đường chưa có đóng góp đáng kể vào kết quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, nhưng giá trị đầu tư và chi phí đã bỏ ra đang khá lớn.

Hiệu quả quản lý giá vốn hàng bán không giống nhau

NHS và SEC có chi phí giá vốn hàng bán trên doanh thu thấp nhất, chỉ 85% và 87% trong khi đó chỉ tiêu trung bình ngành khoảng 89%. Trong giá vốn hàng bán, ngoài thành phần chính là chi phí mua nguyên vật liệu thì những chi phí khác mang tính chất kế toán cũng chiếm phần quan trọng, đặc biệt là chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng và tài sản khác… Để bức tranh biên lãi gộp chân thật hơn, chúng tôi đã tách riêng khấu hao để xem xét.

Trong những doanh nghiệp có cơ cấu doanh thu từ mía đường chiếm chủ yếu, LSS có chi phí khấu hao lớn nhất, và liên tục gia tăng. Năm 2014, khấu hao tại LSS lên đến 150 tỷ đồng, gần gấp đôi so với doanh nghiệp đứng thứ nhì (SBT). Nhìn về con số tương đối, riêng chi phí khấu hao đã chiếm đến 10% giá vốn của LSS, trong khi đó, tỷ lệ trung bình của các doanh nghiệp đường khác chỉ là 5.2%. Trong năm 2014, LSS đã đầu tư thêm 70 tỷ đồng cho dự án đường tinh luyện, 42 tỷ cho dự án nông nghiệp công nghệ cao, 24 tỷ cho nhà máy gạch Tuynel… 

Hiệu quả quản lý chi phí vận hành

BHS, LSS, S33 có tỷ lệ các chi phí hoạt động trên doanh thu khá cao nên mặc dù có biên lợi nhuận gộp trên 10% nhưng biên lợi ròng chỉ từ 3%-5%. Đặc biệt là NHS, trong năm 2014, NHS phát sinh chi phí tài chính khá lớn, chiếm đến 12% tổng doanh thu, tỷ lệ CPQLDN cũng cao hơn so với các doanh nghiệp khác nhưng nhờ có biên lợi nhuận gộp cao cộng thêm phần bù đắp từ doanh thu tài chính nên biên lợi nhuận ròng vẫn ở mức cao so với doanh nghiệp cùng ngành hoạt động trong nước. Đáng chú ý có KTS, không những lợi nhuận gộp thấp mà còn vận hành quản lý doanh nghiệp kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ trong năm 2014.

Cơ cấu sản phẩm khác biệt, chỉ một vài doanh nghiệp sản xuất đường tinh luyện

BHS

SBT

LSS

NHS

SEC

S33

SLS

KTS

HAG

RE

RE

80% RE – 20% RS

RS

RS

RS

RS

RS

RS


Hiện nay trên thị trường có 2 loại đường chủ yếu là đường RE và đường RS. Đường RE có chất lượng tốt hơn, trắng hơn, và hàm lượng tạp chất ít hơn so với đường RS nên thường được dùng làm nguyên liệu chế biến các thực phẩm cao cấp như sữa, nước giải khát và thực phẩm. Theo đó, giá đường nguyên liệu RE thường cao hơn giá đường RS từ 1000 -2000 đồng/kg, tức cao hơn 8.3%. Theo số liệu tổng hợp,  Đường RE tháng 10 có mức giá trung bình là 15,000 đồng/kg trong khi đường RS chỉ được bán với mức giá khoảng 13,500 đồng/kg, thấp hơn 7.9%. Do vậy, kinh doanh đường RE thường sẽ cho biên lợi nhuận tốt hơn. Tuy nhiên, hiện chỉ có rất ít nhà máy đường ở Việt Nam có thể sản xuất đường RE, xét trong các doanh nghiệp mía đường đang niêm yết thì chỉ có nhà máy đường của BHS, SBT và LSS là có đầu tư dây chuyền tinh luyện đường RE. Thực tế theo ước tính của Bộ NN&PTNN, sản lượng đường cho mùa vụ 2014/15 đạt 1.4 triệu tấn nhưng trong đó đường RE chỉ chiếm khoảng 30%. Như vậy, những doanh nghiệp có thể sản xuất đường tinh luyện sẽ ít bị canh tranh so với các doanh nghiệp chỉ sản xuất đường thô trong bối cảnh nhu cầu sử dụng đường tinh luyện trong công nghiệp chế biến vẫn còn rất lớn trong khi nguồn cung trên thị trường lại hạn chế.

Chiến lược phân phối sản phẩm

Các doanh nghiệp mía đường hiện chủ yếu phát triển kênh phân phối bán sỉ đến các khách hàng doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu, chỉ có BHS là phát triển kênh bán lẻ (B2C) đến người tiêu dùng, với thương hiệu Đường Biên Hòa đã được khẳng định qua nhiều năm. Ngoài ra, trong năm 2015, SBT và LSS cũng đã dành 10% sản lượng đường đóng túi, đóng hộp để bán lẻ với thương hiệu Đường TSU và đường Lasuco. Mỗi chiến lược bán hàng đều có những ưu nhược điểm. Đối với các doanh nghiệp lựa chọn theo hướng phân phối đường nguyên liệu đến các công ty chế biến thực phẩm, nước giải khát, sữa…hoặc bán cho các nhà máy đường lớn khác sẽ được đảm bảo đầu ra ổn định, nhờ đó doanh thu của công ty cũng ít bị phụ thuộc quá nhiều vào sự biến động trên thị trường. Trong khi, các doanh nghiệp phát triển bán lẻ lại có lợi thế trong phát triển thương hiệu đến người tiêu dùng cuối cùng. Theo thống kê của Bộ NN&PTNN, giá đường bán lẻ trên thị trường hiện khoảng 19,500 đồng, cao hơn giá đường bán buôn từ 2,000 -3,000 đồng/kg, nên biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp bán lẻ sẽ tốt hơn.

Mức độ pha loãng cổ phiếu

 

Các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay, có nhiều cách để mở rộng đầu tư như phát hành cổ phiếu hay mua bán, sát nhập với một doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp phát hành tăng vốn quá nhanh trong khi tốc độ tăng lợi nhuận không theo kịp, sẽ dẫn đến suy giảm lãi trên cổ phần của 1 cổ phiếu (EPS), điều đó khiến cho cổ phiếu trở nên kém hấp dẫn một cách tương đối so với các cổ phiếu khác trên thị trường. Trong những doanh nghiệp mía đường, BHS có tốc độ pha loãng nhanh nhất, SLCPLH năm 2015 tăng gấp 3.9 lần so với năm 2013, nếu loại bỏ ảnh hưởng của hoạt động sát nhập, cổ phiếu này đã pha loãng 100% trong vòng 3 năm qua, trong khi các doanh nghiệp có quy mô nhỏ như S33, SLS lại có SLCPLH lại khá cô đặc.

 

Kính chúc Quý khách hàng đầu tư thành công. 

Trân trọng.

VFS Research

Tags: , ,

Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu