Tỷ giá căng, đằng sau đó và tiếp theo là gì?

by finandlife12/03/2024 17:51

Nguồn: Nguyễn Đức Hùng Linh

Tỷ giá VND tự do hiện đã lên tới 25.600 VND/USD, tăng 3.4% so với đầu năm. Cả năm 2023, tỷ giá tự do tăng 4.2%.

Lý do chính làm tỷ giá tăng là lãi suất. Lãi suất VND đang rất thấp. Lãi suất huy động VND hiện giờ còn thấp hơn thời điểm covid năm 2020 2021.  Lãi suất liên ngân hàng USD -VND thì đã ở trạng thái dương kể từ đầu năm 2023. Lãi suất thấp làm giảm sự hấp dẫn của đồng VND, tăng hấp dẫn của nắm giữ USD. Kết hợp với 2 cú bồi của 2024 là chênh lệch giá vàng và nhập khẩu tăng đã làm tăng áp lực tỷ giá.

Để kiểm soát tỷ giá thì có 2 lựa chọn, 1 là bán USD trong dự trữ và 2 là tăng lãi suất VND. Bài học quý 3/2022 vẫn còn đó, bán USD từ dự trữ thì như gió vào nhà trống, không thể giữ được mà hao tổn dự trữ rất nguy hiểm. Chỉ còn 1 cách là tăng lãi suất, trước tiên là ở thị trường liên ngân hàng.

Thế nên NHNN thứ 2 hôm qua đã quay lại phát hành tín phiếu. Đây là công cụ hút tiền “dư thừa” khỏi hệ thống ngân hàng. Mục tiêu rất rõ, giảm thanh khoản để tăng lãi suất VND, tăng độ hấp dẫn của VND để neo tỷ giá. Tháng 9/2023 khi tỷ giá tăng thì NHNN cũng làm động tác tương tự, phát hành 360 nghìn tỷ tín phiếu trong 7 tuần liên tục để hút tiền. Tỷ giá khi đó đã tăng chậm lại rồi giảm vào tháng 11. Tháng 11 NHNN cũng ngưng phát hành tín phiếu cho đến ngày hôm qua.

Người trong ngành đều đã dự đoán được việc phải can thiệp bằng lãi suất để giữ tỷ giá. Lãi suất trúng thầu trái phiếu kho bạc và lợi tức trái phiếu trên thị trường thứ cấp đều đã tăng từ tuần trước.

Có điều thời điểm này khác với tháng 9/2023. Kinh tế 2023 tăng trưởng chậm, nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất và hàng hóa tiêu dùng giảm làm tăng xuất siêu, tức là tăng nguồn cung USD. Dự báo các hoạt động kinh tế và tiêu dùng 2024 sẽ sôi động hơn, kéo theo nhu cầu nhập khẩu tăng và xuất siêu giảm. Thế nên nếu chỉ dùng tín phiếu và công cụ trên thị trường liên ngân hàng trong năm 2024 thì khả năng cao là không đủ.

Thị trường 2 không đủ thì phải dùng đến thị trường 1, tức là tăng lãi suất “tiết kiệm dân cư” như hồi quý 3 2022. Tăng lãi suất tiết kiệm dù vướng định hướng hạ lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng nhưng chúng ta không có lựa chọn nào khác.

Thứ nhất, phải ưu tiên ổn định tỷ giá trước.

Thứ hai, tăng lãi suất tiết kiệm không có nghĩa tăng lãi suất cho vay. Để hỗ trợ tăng trưởng thì mấu chốt nằm ở lãi suất cho vay. Năm 2020, 2021 ngành ngân hàng đã lãi đậm vì giảm nhanh lãi suất huy động mà giảm chậm lãi suất cho vay. Năm nay tình hình chắc sẽ khác.

Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu 1 vài tháng tới lãi suất tiết kiệm tăng và NIM của ngành ngân hàng giảm.

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu