Giá hàng hóa thế giới tiếp tục cho thấy chu kỳ khó

by finandlife01/06/2019 11:38

Tags: ,

Economics

Vietnam welcome hot money

by finandlife15/09/2017 08:46

Tính từ đỉnh 1 năm, Đồng USD đã giảm 12% so với rổ tiền tệ. Trong khi đó, đồng CNY chỉ tăng 7.9% và VND chỉ tăng 0.53%. Điều đó hàm ý sự lên giá của đồng CNY và VND không hẳn đến từ sự gia tăng uy tín của một đồng tiền hay sự gia tăng sức mạnh của đồng tiền đó mà phần nhiều vì yếu tố bên ngoài, yếu tố tương quan vì đồng USD mất giá quá mạnh.

Chính nhờ diễn biến thuận lợi của đồng USD, SBV được mùa cung tiền mà không lo nội tệ bị mất giá yoy. Sự thuận lợi này còn mang ý nghĩa chuyển dịch dòng vốn đầu tư toàn cầu, khi các quỹ đầu tư tại các thị trường niêm yết đồng Mỹ chuyển dịch sang các thị trường khác để tìm kiểm cơ hội đầu tư mà khi quy đổi ngược lại USD sau đó sẽ không bị thiệt, nhiều khi còn được lợi.

Vietnam welcome hot money.

FINANDLIFE

Tags: , ,

Economics

VND CNY USD at the late Nov 2016

by finandlife23/11/2016 08:44

What are the main segman pressure on VND depreciation?

US Dollar rise

CNY plunge 

Net out flow 

FINANDLIFE

Tags: , ,

Economics

Chênh lệch đồng nhân dân tệ nội địa và quốc tế lên mức cao kỷ lục

by finandlife07/01/2016 09:17

Khoảng cách giữa đồng nhân dân tệ nội địa (Onshore) và đồng nhân dân tệ giao dịch tại thị trường Hong Kong (Offshore) leo lên mức kỷ lục trong 5 năm qua, điều đó cho thấy cộng đồng đầu tư quốc tế ngày càng mất lòng tin vào CNY cũng như triển vọng kinh tế Trung Quốc.

Kể từ sau quyết định thay đổi chính sách tỷ giá mới của ngân hàng trung ương Trung Quốc, hòng đáp ứng tiêu chí thanh khoản, linh hoạt của rổ tiền tệ dự trữ IMF, CNY liên tục bị mất giá, và xu hướng này chưa thấy dấu hiệu dừng lại, trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia này ngày càng gặp vấn đề, chỉ số quản trị mua hàng PMI liên tục sụt giảm dưới 50.

Onshore vs Offshore:

Giới chức Trung Quốc sử dụng chính sách kiểm soát chặt chẽ dòng tiền, theo đó, đồng nhân dân tệ chủ yếu giao dịch trong thị trường nội địa, nơi nhà chức trách dễ dàng tạo ảnh hưởng lên tỷ giá.

Năm 2010, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu giao dịch offshore tại Hồng Kông, nơi tỷ giá được quyết định bởi cung cầu trên thị trường, nhằm thúc đẩy quá trình đưa nhân dân tệ thành đồng tiền quốc tế. Mục tiêu cuối cùng là thống nhất 2 thị trường để đồng nhân dân tệ có thể trở thành đồng tiền hoàn toàn thả nổi.

Đồng nhân dân tệ tại thị trường hải ngoại (thường được viết tắt là CNH) sẽ được tự do trao đổi theo biến động thị trường, mặc dù nó thường có xu hướng bám sát tỷ giá nội địa (còn được gọi là CNY).

Trong ngày 12/8, tỷ giá CNH giảm 2,6% so với CNY, đây là khoảng cách lớn nhất kể từ khi thị trường offshore bắt đầu hoạt động cách đây 5 năm.

 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics

Lại sốc tỷ giá

by finandlife14/12/2015 23:43

Lịch sử liệu có lặp lại? Nửa cuối tháng 8 thị trường chứng kiến những phiên đổ lửa khi VND chịu áp lực giảm giá quá mạnh theo Nhân Dân Tệ (CNY). 

Tuy vẫn còn rất lâu nữa CNY mới chính thức có hiệu lực trong việc thêm vào SDR của IMF, nhưng đồng tiền này đã tạo sóng. Nếu như đợt tăng sốc vào đầu tháng 8 là vì ngân hàng trung ương thay đổi chính sách tỷ giá từ cột chặt với USD sang thả nổi trong biên độ, tỷ giá tham chiếu của ngày hôm sau sẽ cộng trừ một biên độ % so với tỷ giá đóng cửa ngày hôm trước, nhằm đáp ứng luật chơi mới nếu muốn vào rổ tiền tệ dự trữ quốc tế của IMF. Thì đợt mất giá lần này mang hơi hướng của việc đánh giá lại tương quan định giá của các đồng tiền, đặc biệt là sau khi CNY đã chính thực được chấp thuận vào SDR và thời điểm tăng lãi suất của FED đến gần.

 

“Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”, nhớ lại đợt CNY mất giá mạnh giữa tháng 8, thị trường hàng hóa thế giới đã mất giá mạnh, đồng tiền của hàng loạt các quốc gia có quan hệ thương mại với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam cũng buộc phải phá giá đối ứng, thị trường chứng khoán đỏ lửa không kém. Xét mức độ giảm giá, hiện tại CNY đã rẻ hơn khá nhiều so với đợt giảm sốc giữa tháng 8, giá dầu hỏa và phong biểu của nhiều thị trường chứng khoán đang dò đáy ở vùng tương đương, VNIndex cũng đồng cảnh ngộ.

CDS của Việt Nam tăng mạnh trở lại, cho thấy rủi ro đang lớn, áp lực tỷ giá là thực sự.

Đối với nhiều nhà đầu tư chứng khoán, vấn đề quan tâm nhất hiện nay là khi nào thị trường ngừng rơi? Thật không dễ để đảm bảo chính xác timing, chỉ biết quá trình xác lập vùng cân bằng đang diễn ra, và ngay khi xác suất mua vào trung hạn có rủi ro thấp nhất, tôi sẽ sharing trước cho các bạn có comments email bên dưới bài viết này.

 

Nguồn: finandlife

Tags: ,

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu